Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Quản lý nhà nước về thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.73 KB, 32 trang )

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XUẤT KHẨU GẠO
Mục Lục
Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu...................2
1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nước về thương mại............................2
1.1.1. Khái niệm về quản lý............................................................................2
1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước...........................................................2
1.1.3. Quản lý nhà nước về thương mại........................................................2
1.1.4. Quản lý nhà nước về thương mại đối với xuất khẩu gạo..................3
1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo.....................3
1.3. Nội dung quản lí Nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất
khẩu ở Việt Nam..................................................................................................6
1.3.1. Quản lý, kiểm sốt hàng hóa gạo xuất khẩu trên thị trường............6
1.3.2. Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu trên thị trường...........................7
1.3.3. Quản lý và kiểm soát giá gạo xuất khẩu.............................................8
1.3.4. Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương
mại của các chủ thể kinh doanh xuất khẩu gạo............................................9
1.3.5. Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại..........................10
1.3.7. Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh
hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi
ích của Nhà nước và người tiêu dùng..........................................................11
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam. .12
1.4.1. Nhân tố bên trong quốc gia...................................................................12


1.4.2. Nhân tố bên ngoài...............................................................................13
Chương II: Thực trạng về vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo............14
2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam..............................14
2.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh................................20


2.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp
trong xuất khẩu gạo.......................................................................................22
2.2.4. Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại.........25
2.2.5. Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp chính sách
quản lý thương mại.......................................................................................27


Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nước về thương mại
1.1.1. Khái niệm về quản lý
Có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý, nhưng phổ biến
có 2 cách tiếp cận sau:
Tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều
hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật vào đối tượng
quản lý nhằm đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các
phương pháp và cơng cụ quản lý thích hợp.
Tiếp cận thứ hai: Quản lý được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành tố: đầu
vào, đầu ra, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trường và mục tiêu của quản lý.
Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những
vấn đề quản lý phải giải quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của
quản lý.
1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát
triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn phát triển của đất
nước.
1.1.3. Quản lý nhà nước về thương mại
Quản lý nhà nước về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước
về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước

về thương mại đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ thể kinh tế khác cùng với
hoạt động trao đổi mua bán của họ thơng qua việc sử dụng các cơng cụ, chính sách,


nguyên tắc và phương pháp quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong từng giai đoạn phát
triển.
1.1.4. Quản lý nhà nước về thương mại đối với xuất khẩu gạo
Quản lý nhà nước về thương mại đối với xuất khẩu gạo là một bộ phận hợp thành
của quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản
lý, sử dụng bộ máy quản lý này để hoạch định các chiến lược ,quy hoạch các ,chính
sách,các văn bản pháp quy khác về quản lý xuất khẩu lúa gạo, là sự tác động có hướng
đích, có tổ chức của các cơ quan quản lý đến các đối tượng quản lý là thương nhân và chủ
thể kinh tế khác trong hoạt động mua bán, trao đổi, xuất khẩu lúa gạo.
1.2.

Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo
Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi:
Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi nhất

với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa gạo cũng
có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động liên tục.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài chính như: hỗ trợ lãi suất cho các doanh
nghiệp thu mua lúa gạo, hỗ trợ về vốn cho thu mua tạm trữ để bình ổn giá đảm bảo cho
người nơng dân có lãi, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch... Tuy nhiên, các giải
pháp này vẫn cịn nhiều bất cập, tồn tại…
Về cơng cụ Thuế quan: Liên quan tới việc như nhà nước giảm mức thuế xuất khẩu
cho mặt hàng gạo xuống mức tối thiểu. Nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu gạo.
Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người dân có lợi cịn hơn thế
nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng gạo xuất khẩu thì mọi người
có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận nhiều hơn.

Về hạn ngạch: Hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng hàng hóa được phép
nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kì. Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch


để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm sốt được giá gạo trong
nước khơng q leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh
Nhà nước đã và đang tiến hành cải cách mạnh mẽ để giảm bớt chi phí, nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong đó, việc tạo mơi mơi trường kinh doanh
lành mạnh sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhà nước cam kết sẽ luôn đồng hành, sát cánh
cùng doanh nghiệp, lắng nghe và giải quyết thấu đáo những kiến nghị, đề xuất chính đáng
từ phía doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn
và lành mạnh cho cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư kinh doanh trên cả nước.
Bên cạnh đó, nhà nước cơng khai, minh bạch lên quan đến việc làm thủ tục hải quan và
đăng ký mở tờ khai hải quan khi xuất khẩu gạo để bảo đảm quyền lợi công bằng cho các
doanh nghiệp, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đối với mặt hàng gạo.
Nếu nhà nước khơng có các biện pháp triệt để thì sẽ xảy ra tình trạng như việc Tổng cục
Hải quan mở cổng tiếp nhận tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lúc 0 giờ, ngày 12-4 mà
không thông báo trước, khiến nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay để đăng ký tờ khai
lên hệ thống hải quan, trong khi hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 chỉ
400.000 tấn, quá ít so với nhu cầu của doanh nghiệp. Cho nên nhà nước phải tích cực làm
rõ vấn đề minh bạch trong xuất khẩu gạo.
Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại
Nhà nước bằng quyền lực, trách nhiệm và khả năng của mình hỗ trợ cho các doanh
nghiệp phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ. Nhà nước có thể hỗ trợ cho
mọi người dân và doanh nghiệp về ý chí làm giàu, hỗ trợ về tri thức, về vốn, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, công nghệ và thông tin, các hỗ trợ về xúc tiến thương mại, đầu tư, các thủ
tục hành chính để giúp doanh nghiệp ở những giai đoạn, hoàn cảnh và trường hợp khác
nhau trong q trình hoạt động. Ví dụ, Bộ Cơng Thương đã, đang và sẽ chủ trì, phối hợp
cùng các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai và hướng dẫn các doanh

nghiệp thực hiện hiệu quả các FTA đã ký kết để tận dụng tối đa cơ hội thị trường.


Hay là nhà nước giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong
mua và bán; trong nhập khẩu và xuất khẩu; giữa kinh doanh đúng đắn, trung thực và kinh
doanh gian lận, trốn thuế; giữa kinh doanh hàng thật, hàng hóa pháp luật khơng cấm với
kinh doanh hàng giả, hàng cấm. Ví dụ, TAND tỉnh Ninh Thuận xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự liên quan việc cấp gạo kém chất lượng cho nhân dân địa phương bị ảnh hưởng hạn hán
hồi tháng 4-2005.
Điều tiết các quan hệ thị trường, các hoạt động thương mại
Nhà nước một mặt hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo định
hướng thông qua chiến lược, quy hoạch, các chương trình dự án và kế hoạch vĩ mơ đã
vạch ra. Mặt khác, nhà nước phải điều tiết thị trường khi cần thiết để đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mơ, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo
đảm lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Ví dụ, để đảm bảo được người trồng
lúa không bị lỗ thì nhà nước đã đưa ra quy định về giá sàn gạo xuất khẩu. Giá gạo xuất
khẩu lại ảnh hưởng rất lớn đến giá lúa gạo trong nước. Khi nó tăng, giá lúa gạo trong
nước cũng tăng theo và ngược lại, khi nó giảm cũng kéo giá lúa gạo trong nước giảm.
Chẳng hạn, khi giá gạo xuất khẩu năm 2011 tăng tới 64 USD/tấn so với năm 2010
(14,5%) thì giá lương thực trong nước cũng tăng phi mã 22,8%. Vì vậy, giá gạo của
người nông dân sẽ không xuống thấp. Đảm bảo cho việc sản xuất lúa luôn liên tục

Nhà nước có thể sử dụng nhiều cơng cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết thị trường và
thương mại, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi. Những biện pháp
khuyến khích hay hạn chế thương mại thường được sử dụng là thuế quan và các biện
pháp phi thuế quan. Để điều tiết thị trường, trong nhiều trường hợp nhà nước phải sử
dụng thực lực kinh tế nhà nước để điều hoà cung cầu, ổn định giá cả thị trường, nâng cao
sức mua xã hội. Nhà nước cịn sử dụng các biện pháp hành chính, các cơng cụ mang tính
kỹ thuật khác để tác động vào thị trường và các quan hệ trao đổi thương mại.



Giám sát thực hiện, xử lý và điều chỉnh các giải pháp chính sách quản lý
thương mại
Nhà nước ban hàng những chính sách, điều luật để đảm bảo an ninh lương thực và
quyền lợi cho người nông dân, chấn chỉnh những lệch lạc vừa qua, xử lý nghiêm sai
phạm; mua đủ dự trữ và đảm bảo quyền lợi của người nơng dân sản xuất lúa. Để đảm bảo
tính khách quan, minh bạch và tổng thể trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến xuất
khẩu gạo, nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, làm rõ
các nội dung nêu trên. Điều này nhằm xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật của
các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất khẩu gạo cũng như xử lý trách nhiệm các tổ
chức, cá nhân trong trường hợp đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật.Ví dụ ở thời điểm
tháng 4 năm 2020, một số phương tiện thơng tin báo chí và mạng xã hội cũng như một số
doanh nghiệp xuất khẩu gạo đặt nhiều câu hỏi nghi vấn về tính minh bạch trong việc mở
tờ khai hải quan xuất khẩu gạo lúc 0 giờ ngày 12-4. Nội dung nghi vấn là có hay không
sự tác động tiêu cực của công chức hải quan, cơ quan hải quan. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Tài
chính yêu cầu tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẩn trương tổ chức thanh tra, kiểm
tra, xác minh, làm rõ nội dung thơng tin báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp phản ánh
và xử lý nghiêm sai phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1.3.

Nội dung quản lí Nhà nước về thương mại đối với mặt hàng gạo xuất khẩu ở
Việt Nam

1.3.1. Quản lý, kiểm sốt hàng hóa gạo xuất khẩu trên thị trường
Nhà nước cấp phép kinh doanh, kiểm tra thủ tục, quy trình, số lượng cấp phép,
thanh tra, kiểm sốt sai phạm cho mặt hàng gạo. Khi muốn kinh doanh xuất khẩu gạo
phải đáp ứng các điều kiện mà nhà nước đặt ra. Ví dụ như, có ít nhất 01 kho chun dùng
để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc,
gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật;…thì mới được kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhà nước sẽ tiến hành quản lý, kiểm

tra những điều kiện này để xem doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh
khơng, hay là phải thu hồi lại giấy phép


Nhà nước cịn đưa ra các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo như hỗ trợ cho vay với mức lãi suất thấp nhất, cho phép xuất khẩu với hạn
ngạch lớn hơn,…Tùy vào điều kiện trong nước, Nhà nước còn đề ra chủ trương xuất khẩu
gạo có kiểm sốt. Bởi, một số nước xuất khẩu gạo lớn gặp khó khăn trong khi một số
nước gia tăng nhu cầu nhập khẩu gạo. Do đó, nếu khơng có sự quản lý, để cho thị trường
tự do thì dẫn tới tình trạng tư thương mua vét, xuất khẩu vì quyền lợi trước mắt. Nhắc lại
câu chuyện người dân từng đổ xơ đi mua tích trữ gạo (sau khi công bố ca nhiễm Covid19 số 17), nếu không có số dự trữ gạo trong nước thì khơng thể ổn định tình hình làm ảnh
hưởng tới cung – cầu và mặt bằng giá cả trong nước. Do đó, cần có biện pháp quản lý giá
lương thực trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của nông dân trồng lúa, bảo đảm an ninh lương
thực, khơng để xảy ra tình trạng khan hiếm lương thực.
1.3.2. Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu trên thị trường
Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy
xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có u
cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu các mặt hàng
gạo theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này có trách nhiệm thực hiện quy trình,
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Tiến hành kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chất lượng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ được cấp, thẩm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông hoặc
cung ứng trên thị trường theo các tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã công bố
Nhà nước phải xây dựng các hàng rào kỹ thuật và có biện pháp ngăn chặn việc
mặt hàng gạo xuất khẩu đạt chất lượng thấp. Ví dụ, về nguy cơ gian lận xuất xứ gạo Việt
Nam để xuất khẩu, cụ thể gạo “Ấn độ” đội lốt xuất xứ Việt Nam hồi 2020. Ơng Phan Văn
Có, Giám đốc Marketing Cơng ty trách nhiệm hữu hạn VRICE, cho biết thời gian qua,



nhiều doanh nghiệp đã nhập gạo trắng Ấn Độ về đánh bóng, rồi pha trộn thêm gạo trắng
Việt Nam sau đó xuất khẩu ra nước ngồi với xuất xứ Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín và thương hiệu gạo của Việt Nam. Đã có khách hàng tại Trung Đông
phản ánh về việc một số lô gạo trắng nhập từ Việt Nam rất xấu, cũ, chất lượng thấp chỉ ở
mức tương đương với gạo Ấn Độ. Trước tình trạng đó, các khách hàng này đã ngưng mua
gạo của Việt Nam vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam. Đại diện
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để ngăn chặn các hành vi gian lận xuất
xứ, bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, các chi cục hải quan trên địa bàn đã tăng
cường thu thập, phân tích thơng tin các doanh nghiệp có cả hoạt động nhập khẩu và xuất
khẩu mặt hàng gạo để kịp thời phát hiện các lơ hàng có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất
xứ. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị Tổng cục Hải quan trao đổi với
Bộ Công Thương hỗ trợ các thông tin về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đi các
thị trường, những cảnh báo gian lận (nếu có) để đơn vị có thêm các giải pháp kiểm soát
ngay tại cửa khẩu; đồng thời kiến nghị Bộ Công thương xây dựng thêm các quy định
nhằm đáp ứng tiêu chí xuất xứ, tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của Việt Nam.
1.3.3. Quản lý và kiểm soát giá gạo xuất khẩu
- Nguyên tắc điều tiết giá: Thực hiện cơ chế điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất
khẩu trên thị trường trên cơ sở giá thóc định hướng bình qn từng vụ sản xuất được xác
định và cơng bố theo quy định. Điều này nhằm góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người
trồng lúa theo chính sách hiện hành (dưới đây gọi là giá thóc định hướng).
- Xác định, cơng bố giá định hướng:
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành quy định, hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất và tính giá
thành sản xuất lúa hàng hóa để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
làm căn cứ xác định và cơng bố giá thành sản xuất lúa bình qn dự tính trong tồn tỉnh,
thành phố ngay từ đầu vụ đối với từng vụ sản xuất trong năm.



+ Trên cơ sở giá thành sản xuất lúa bình quân dự tính từng vụ sản xuất do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp và xác định giá thành sản
xuất lúa bình qn dự tính cho từng vụ sản xuất của toàn khu vực sản xuất.
+ Trên cơ sở giá thành sản xuất bình quân dự tính từng vụ, Bộ Tài chính xác định,
cơng bố giá thóc định hướng ngay từ đầu vụ để làm cơ sở điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa
trên thị trường, góp phần bảo đảm mức lợi nhuận bình qn cho người trồng lúa theo
chính sách hiện hành.
- Cơ chế điều tiết:
+ Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường bằng hoặc cao hơn giá thóc định
hướng, Nhà nước khơng can thiệp.
+ Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng, Bộ
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Cơng
thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp điều tiết cụ thể để duy trì giá
thóc, gạo hàng hóa trên thị trường khơng thấp hơn giá thóc định hướng, đồng thời bảo
đảm hoạt động xuất khẩu gạo hiệu quả.
1.3.4. Quản lý thương nhân, kiểm soát hoạt động và giao dịch thương mại của các
chủ thể kinh doanh xuất khẩu gạo
Giống như các loại hình kinh doanh khác, nhà nước ra quy định về các điều kiện
cấp phép hoạt động hoặc chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các thương nhân trong
lĩnh vực xuất khẩu gạo; quy định các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi thương
mại của thương nhân và các chủ thể khác liên quan đến xuất khẩu gạo
. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của thương nhân, các chủ thể kinh doanh
khác về thương mại và cạnh tranh hợp pháp trước pháp luật. Ví dụ, tối ngày 11/4, nhiều
doanh nghiệp ln trực sẵn để được mở tờ khai cho những lô hàng xuất khẩu gạo dang dở


từ ngày 24/3 nhưng phần mềm này vẫn không mở hoặc khơng có thơng tin tiếp nhận tờ
khai từ khi nào. Ấy thế mà đến sáng 12/4, hệ thống lại công bố “đã tiếp nhận đủ tờ khai

với số lượng 400.000 tấn gạo xuất khẩu như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
cho phép trước đó. Câu hỏi đặt ra là, những thương nhân nào đã kịp hoàn thành tờ khai
hải quan xuất khẩu gạo lúc nửa đêm? Vì vụ việc này các bộ ban ngành đã vào việc thanh
tra, kiểm tra để tìm ra những sai phạm để đảm bảo quyền bình đẳng giữa những người
kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nhà nước cịn có các chính sách khuyết khích thương nhân tham gia vào hoạt
động xuất khẩu gạo như loại bỏ quy định về địa bàn đầu tư xây dựng, quy mơ kho chứa,
cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo
tăng cường vi chất dinh dưỡng được xuất khẩu các loại gạo này khơng cần có Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, khuyến khích thương nhân đầu tư sản xuất,
xuất khẩu các mặt hàng gạo có chất lượng, giá trị cao; thương nhân có thể thuê kho chứa,
cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh
1.3.5. Quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
Đầu tư nâng cấp, hồn thiện hệ thống giao thơng đường thủy, đường bộ, đường
sắt; quy hoạch phát triển xây dựng hệ thống cảng sơng, cảng biển để vận chuyển thóc,
gạo hàng hóa và xuất khẩu trực tiếp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics, áp dụng công nghệ hiện đại về kỹ
thuật và quản lý để giảm thời gian lưu tàu, giảm chi phí bốc dỡ.
Xã hội hóa hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics phục vụ xuất
khẩu gạo. Nghĩa là vận động thêm vốn từ tư nhân để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước. Vận động thên đầu tư tư nhân sẽ khiến cho việc phát triển cơ sở hạ tầng thêm
hiệu quả hơn. Ví dụ, tập đoàn SunGroup làm sân bay ở Quảng Ninh trong vịng 18 tháng,
cịn nếu để Nhà nước làm có thể sẽ mất 15 đến 20 năm. Và không chỉ Quảng Ninh, tại
Phú Quốc, TP. Hồ Chí Minh, hiện nay đóng góp tư nhân mang tính quyết định. Vì thế, để
phát huy nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng nói chung, theo


ông Thiên, “cần đổi mới về thể chế, cơ chế rất quan trọng, sẽ tạo niềm tin cho năm 2018
và các năm sau
Nhà nước quản lý, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng thương mại theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường
kiểm tra, thẩm định năng lực các đơn vị tư vấn, giám sát và thi công các cơng trình dự án
để đảm bảo phát triển hạ tầng thương mại có chất lượng và mang lại hiệu quả. Sau đó,
nhà nước cịn quản lý, kiểm sốt sự vận hành của hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại
sau đầu tư.
1.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy định chính sách, pháp luật về
thương mại đối với các chủ thể kinh doanh xuất khẩu gạo
Hoạt động thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác
quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo được tổ chức định kì hàng năm. Bên cạnh đó, những
cuộc thanh tra đột xuất có thể diễn ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo theo Nghị định số 107/2018 của
Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn
bản số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 và số 2827/VPCP -KTTH ngày 10/4/2020 của Văn
phịng Chính phủ.
Thời gian diễn ra cuộc thanh tra tùy thuộc vào nội dung thanh tra và mức độ cần
thiết của những nội dung thanh tra.
1.3.7. Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng
cấm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà kinh doanh, lợi ích của Nhà nước và
người tiêu dùng
Cũng như các mặt hàng khác, mặt hàng xuất khẩu gạo cũng được kiểm sốt sát sao
việc kinh doanh khơng lành mạnh. Ví dụ như, Trước nguy cơ gạo Ấn Độ "đội lốt" xuất
xứ Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối


với gạo nhập khẩu để tránh tình trạng "nhập nhèm" về xuất xứ gây mất uy tín ở các thị
trường xuất khẩu. Đại diện Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để ngăn chặn
các hành vi gian lận xuất xứ, bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam, các chi cục hải
quan trên địa bàn đã tăng cường thu thập, phân tích thơng tin các doanh nghiệp có cả hoạt
động nhập khẩu và xuất khẩu mặt hàng gạo để kịp thời phát hiện các lơ hàng có dấu hiệu

gian lận, giả mạo xuất xứ. Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị Tổng cục
Hải quan trao đổi với Bộ Công Thương hỗ trợ các thông tin về chủng loại gạo xuất khẩu
của Việt Nam đi các thị trường, những cảnh báo gian lận (nếu có) để đơn vị có thêm các
giải pháp kiểm sốt ngay tại cửa khẩu; đồng thời kiến nghị Bộ Công thương xây dựng
thêm các quy định nhằm đáp ứng tiêu chí xuất xứ, tiêu chuẩn gạo xuất khẩu của Việt
Nam
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam
1.4.1. Nhân tố bên trong quốc gia
Nhân tố về cơ sở vất chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm.
Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến
bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này bảo đảm việc lưu thơng nhanh chóng kịp
thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí
lưu thơng.
Các nhân tố về kỹ thuật, cơng nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong
việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với
công nghệ dây truyền hiện đại sẽ làm tăng chất lượng và giá trị của gạo
Năng lực cung cấp gạo của người dân:
Người dân sản xuất ra với sản lượng lớn, sẽ dẫn đến gia tăng xuất khẩu gạo. Nếu
sản xuất ra với sản lượng ít, chỉ đủ phục vụ thị trường trong nước thì việc xuất khẩu sẽ
giảm


Nhu cầu sử dụng gạo trong nước
Khi nhu cầu sử dụng gạo trong nước mà tăng cao thì sẽ dẫn đến việc xuất khẩu gạo sẽ ít
hơn và ngược lại.
Chính sách của nhà nước:
Hiện nay, xuất khẩu gạo gọp phần rất lớn vào phát triển nền kinh tế nhưng đời
sống của người nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn u cầu nhà nước cần có sự điều tiết
lợi ích giữa nhà nước – doanh nghiệp – người nông dân sao cho thoả đáng và hợp lý nhất.

Giá trị đồng nội tệ
Nếu đồng nội tệ bị mất giá sẽ kích thích hoạt động xuất khẩu gạo và ngược lại
1.4.2. Nhân tố bên ngồi
Nhu cầu ở nước ngồi:
Gạo là hàng hố thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hố khác nó cũng phụ
thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu… Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo
giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát
triển: Nhật, Châu âu, ..) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ
trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng.
Giá cả, số lượng, chất lượng xuất khẩu gạo của các quốc gia khác trên thế giới
Nếu các quốc gia như Thái Lan, Ấn độ,… xuất khẩu gạo với mức giá thấp hơn gạo
Việt Nam mà chất lượng thì như nhau thì sẽ dẫn đến cầu về gạo VN giảm. Dẫn đến doanh
nghiệp phải giảm giá xuất khẩu. Tương tự, nếu số lượng xuất khẩu gạo của các quốc gia
khác cao sẽ khiến cho cung gạo trong thị trường quốc tế tăng, điều này cũng làm giảm giá
gạo,…
Giá trị đồng ngoại tệ.


Nếu đồng ngoại tệ bị giảm giá trị sẽ làm giảm nhu cầu xuất khẩu của các quốc gia và
ngược lại
Các mặt hàng thay thế:
Nếu mặt hàng lúa mì và các mặt hàng thay thế gạo khác có sẵn cao và giá rẻ thì nhu cầu
về gạo sẽ giảm. Dẫn đến xuất khẩu gạo giảm.

Chương II: Thực trạng về vấn đề quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo
2.1.

Tổng quan về hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Về thị phần
Xuất khẩu gạo có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt


Nam. Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được
nhiều kết quả. Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng
lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 160 nước và vùng lãnh
thổ. Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là hai thị
trường chính của xuất khẩu gạo.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam và của Trung tâm Thương mại quốc
tế ( ITC), xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 2001. Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6.249,114
nghìn tấn gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt 3.120,163 triệu đôla, chiếm 12,75% thị phần
xuất khẩu gạo thế giới, đứng sau Ấn Độ (35,61%) và Thái Lan (15,1%).
Năng lực cung ứng của Việt nam
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, năm 2021 sản xuất lúa đạt sản lượng
đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn, mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39


nghìn ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020, đáp ứng đầy đủ nhu cầu
tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.
Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên
77%. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá
gạo xuất khẩu bình quân từ 499,3 USD/tấn năm 2020 lên trên 526,9 USD/tấn năm 2021.
Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT), khối lượng
gạo xuất khẩu năm 2021 đạt 6,23 triệu tấn với giá trị mang về trên dưới 3,27 tỷ USD,
giảm 0,3 về lượng nhưng tăng 4,8% về trị giá so với năm 2020, với giá xuất khẩu bình
quân cả năm đạt khoảng 499 USD/tấn, tăng 13,3%, tương đương mức tăng 59 USD/ tấn
so với năm 2019. Diễn biến này cho thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đi đúng
hướng giảm khối lượng, tăng giá trị xuất khẩu nhờ nâng cao chất lượng.



Ngoài ra, cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch sang các loại
gạo thơm, gạo chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao hơn. Cụ thể, trong nửa
đầu năm 2021, lượng gạo thơm xuất khẩu (Jasmine, DT8, KDM…) đã tăng khoảng 6,2%
so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 1,16 triệu tấn và chiếm gần 39% tổng khối lượng gạo
xuất khẩu (3,03 triệu tấn) của cả nước. Đặc biệt có khoảng 38,3 nghìn tấn gạo ST24 và
2,7 nghìn tấn gạo ST25 đã được xuất khẩu trong nửa đầu năm nay, tăng vọt 11,5 lần và
154,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, gần 90% lượng gạo ST 24 (khoảng 34
nghìn tấn) được xuất khẩu sang Trung Quốc và 95% (2,5 nghìn tấn) gạo ST25 xuất khẩu
sang thị trường Mỹ.
Về thị trường xuất khẩu
Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương: Châu Á vẫn
là khu vực nhập khẩu nhiều gạo của Việt Nam nhất, đạt khoảng 3,68 triệu tấn, chiếm
66,16% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Trong đó, một số thị trường xuất khẩu
chính là: (i) Philippines: 2,17 triệu tấn, chiếm 35,54%; (ii) Trung Quốc: 810,1 nghìn tấn,
chiếm 13,25%; (iii) Malaysia: 681,8 nghìn tấn, chiếm 11,15%; (iv) Indonesia: 92,5 nghìn
tấn, chiếm 1,51%.
Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, đạt khoảng 1,13
triệu tấn, chiếm 18,54%. Tiếp theo là châu Mỹ: 392,7 nghìn tấn, chiếm 6,42%, châu Đại
Dương: 260,8 nghìn tấn, chiếm 4,27%, Trung Đơng: 189,5 nghìn tấn, chiếm 3,1%, châu
Âu: 87,2 nghìn tấn, chiếm 1,43%.
Về chủng loại gạo xuất khẩu:
Xuất khẩu gạo trắng các loại chiếm 45,19% tổng lượng gạo xuất khẩu, đạt 2,76
triệu tấn. Xếp thứ hai là gạo thơm, chiếm 26,84%, đạt 1,64 triệu tấn. Tiếp theo là gạo
tấm: 834,4 nghìn tấn, chiếm 13,65%, tăng 31,24%; gạo nếp: 547,9 nghìn tấn, chiếm
8,96%.
Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành


Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá gạo châu Á có diễn biến

tăng mạnh và theo xu hướng chung của khu vực, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên
mức cao nhất kể từ tháng 12/2021, là 410-415 USD/tấn vào ngày 10/3, so với mức tương
ứng 400 USD/tấn vào tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu tăng và xung đột UkraineNga khiến các khách hàng từ những nước khác thuộc châu Á chuyển sang mua gạo Việt
Nam
Hiện nay, chi phí vận chuyển bằng đường thủy tăng cao do căng thẳng Nga –
Ukraine. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả cơ hội để tăng giá trị xuất
khẩu. Có thể doanh nghiệp ngành xuất khẩu gạo đang ăn nên làm ra. Cụ thể năm 2021,
lợi nhuận rịng của Cơng ty cổ phần Tập đồn Lộc Trời (mã chứng khốn: LTG) đạt hơn
421 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7
năm trở lại đây của doanh nghiệp gạo này.
Cơng ty cổ phần Tập đồn Lộc Trời hiện vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu và
liên kết trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long với năng lực sấy gần 26.000 tấn/ngày, xay
xát hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa 1 triệu tấn đáp ứng được nhu cầu khối lượng
lớn từ các thị thường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
Tiếp đến, Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang-Angimex (mã chứng khốn:
AGM) có doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 3.903 tỷ đồng và 47,36 tỷ
đồng, lần lượt tăng 80% và 35% so với kế hoạch đề ra trước đó.
Tính riêng q 4 năm 2021, doanh thu của Angimex đạt 1.570 tỷ đồng, tăng gấp
3,5 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 24,86 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm
2020, còn số này chỉ là 5,8 tỷ đồng.
Trước kết quả kinh doanh khả quan này, Angimex đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2022
đạt 8.004 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng 70 tỷ đồng; lần lượt tăng gấp đôi và tăng
48% so với ước thực hiện năm 2021.


Cơng ty cổ phần Tập đồn Giống cây trồng Việt Nam-Vinaseed (mã chứng khốn:
NSC) cũng báo cáo có doanh thu 1.931 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 18,1% so với năm
trước đó. Lợi nhuận trước thuế đạt 249 tỷ đồng, hồn thành 94% kế hoạch.
2.2.


Phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về thương mại đối với mặt
hàng gạo xuất khẩu.

2.2.1. Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trong xuất khẩu gạo.
Với quan điểm chiến lược của nước ta là phát triển thị trường xuất khẩu gạo theo
hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định phù hợp
với xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế và hợp tác quốc tế về đầu tư sản xuất, chế biến,
xuất khẩu gạo; khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các
cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhà nước đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu gạo vào Liên minh
châu Âu (EU) tận dụng lợi thế, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA theo chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối
hợp với các bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân xuất
khẩu gạo phát triển thị phần, quảng bá gạo Việt Nam tại thị trường EU cũng như tìm
kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ. Hiệp định EVFTA là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt
Nam đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và đặc sản.
Dù vậy, để xuất khẩu có hiệu quả, tận dụng tốt lợi thế từ 80.000 tấn gạo này thì khơng
phải dễ dàng, đặc biệt là khi EU là thị trường có yêu cầu cao và khác so với các thị
trường truyền thống mà gạo Việt Nam đang xuất khẩu
Đối với việc triển khai các cam kết đã có trong Hiệp định, trong thời gian qua, Bộ
Công Thương và các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam đã và đang tích cực triển khai
các các nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch cụ thể của
từng Bộ ngành. Cụ thể, kể từ sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Chính phủ đã ban
hành 02 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã ban
hành 02 Thông tư để triển khai Hiệp định này. Đây là một nỗ lực rất lớn trong công tác


hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn thực thi Hiệp định vì thơng
thường, quy trình xây dựng văn bản Nghị định cấp Chính phủ kéo dài từ 06 đến 12 tháng
hoặc lâu hơn. Về công tác tuyên truyền, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy

mạnh hơn cơng tác này theo hướng đa dạng hóa về hình thức tun truyền và chun
mơn hóa về nội dung, hướng tới từng đối tượng cụ thể và đặc biệt tập trung vào công tác
đào tạo, xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia có kiến thức
sâu về các FTA và EVFTA thơng qua các khóa tập huấn chun sâu. Bộ Cơng Thương
cũng đã phối hợp với các sở công thương của nhiều địa phương trong cả nước tổ chức
chuỗi những sự kiện tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định dưới các hình thức như tổ chức
hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn chuyên sâu cả dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các bên liên quan xây dựng các
chương trình truyền hình, phóng sự định kỳ về Hiệp định. Đồng thời, Bộ Công Thương
cũng đã vận hành Cổng thông tin điện tử về FTA (FTA Portal) trong đó có EVFTA,
CPTPP, là một kênh thơng tin mang tính tương tác, hỗ trợ tối đa nhu cầu tìm hiểu về cam
kết, thơng tin thị trường của doanh nghiệp
Để triển khai thực hiện quy định tại Hiệp định EVFTA, trong thời gian qua, Bộ
Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn- cơ quan
được Chính phủ giao chủ trì trong xây dựng Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký
chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU.
Đến ngày 4 tháng 9 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP
quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu
mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA được hưởng miễn thuế nhập khẩu trong
hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU
Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, tới đây Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các
đơn vị chức năng và Thương vụ Việt Nam tại khu vực tiếp tục rà soát, cập nhật, theo dõi
sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng và cơ chế, chính sách nhập khẩu của thị trường EU nói
chung và của từng thị trường thành viên.


Bên cạnh đó, kịp thời cập nhật, thơng tin cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các
thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để phục vụ cho định hướng kinh doanh, xuất khẩu
cũng như chủ động phối hợp, ngăn ngừa, giải quyết sớm các vụ việc phát sinh tại các thị
trường.

Mặt khác, Bộ sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, Hiệp hội
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, hàng rào
kỹ thuật và thương mại của khu vực đối với mặt hàng gạo để ứng phó kịp thời.
Đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hướng dẫn,
triển khai thực thi Nghị định số 103/2020/NĐ-CP.
Ngồi ra, Bộ Cơng Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để rà soát, đàm phán ký kết hiệp định, thỏa thuận về sự phù hợp và công nhận lẫn
nhau về chất lượng sản phẩm, về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với các thị trường
tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam và làm cơ sở định hướng sản xuất và
xuất khẩu.
Nhờ nổ lực định hướng và hướng dẫn của nhà nước mà trong 9 tháng năm 2021,
Việt Nam đứng thứ 10 về cung cấp gạo cho EU với khối lượng đạt 43,57 nghìn tấn, giảm
5,9% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu gạo của EU
đã tăng nhẹ lên mức 1,7% từ 1,6% của 9 tháng năm 2020. Con số này nhìn chung vẫn
cịn khá khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam; đồng thời thấp hơn nhiều so với các
nước khác trong cùng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong số 10 nguồn cung gạo
ngoại khối lớn cho EU trong 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU
đạt mức tăng mạnh nhất, tăng 20,3%. Mặt khác, lượng gạo nhập khẩu của EU từ Việt
Nam cũng giảm thấp hơn so với mức giảm nhập khẩu của EU từ các nước ASEAN khác
như: Myanmar giảm 48,2%; Thái Lan giảm 23,9%; Campuchia giảm 33,8%. Nguyên
nhân nhập khẩu gạo của EU từ khu vực ASEAN giảm mạnh trong năm nay do các nước
trong khu vực phải đối mặt với các đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng khiến hoạt
động thương mại bị gián đoạn.


2.2.2. Tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh
Nhà nước đã nổ lực cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp qua các
hoạt động như:
Sau tết Nguyên đán, tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía bắc
vẫn chưa giải quyết được dứt điểm và có chiều hướng gia tăng do các cửa khẩu biên giới

Trung Quốc chưa bố trí được phương tiện vận tải, công nhân bốc xếp dẫn đến ở nhiều
cửa khẩu, điểm thơng quan hàng hóa chỉ hoạt động cầm chừng hoặc khơng hoạt động
được.
Trước tình hình này, về phía mình, Tổng cục Hải quan đã tạo điều kiện tối đa và
thực hiện thơng quan nhanh chóng trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu tại địa bàn (kể
cả ngồi giờ hành chính); giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông
tin với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho DN.
Trong trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất khẩu, thay đổi phương thức vận chuyển
hàng hóa hoặc khơng có nhu cầu xuất khẩu thì cơ quan hải quan hướng dẫn DN thực hiện
khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy tờ khai hải quan (đối với các trường hợp đã đăng ký tờ
khai), đăng ký tờ khai hải quan mới theo quy định để tiếp tục xuất khẩu hoặc đưa trở lại
nội địa để tiêu thụ. Hải quan bố trí cán bộ cơng chức giải quyết thủ tục thơng quan và
giám sát hàng hóa xuất khẩu là nơng sản qua cửa khẩu ngồi giờ hành chính; ưu tiên, bố
trí, sắp xếp các xe đã hồn thành thủ tục thơng quan hàng hóa trước được đi qua cửa khẩu
sớm.
Cơ quan hải quan cũng phối hợp với các lực lượng biên phịng, cơng an và các cơ
quan chức năng khác để điều tiết giao thông cho xe ra vào, khơng bị ùn tắc, đảm bảo
cơng tác phịng, chống dịch cũng như hạn chế chi phí phát sinh cho DN…
Có thể nói, để đưa ra các giải pháp hiệu quả về tình hình xuất khẩu gạo thì tổng
cục Hải Quan đã phối hợp và gửi Bộ Công Thương báo cáo định kỳ hàng tháng và đột


xuất về yêu cầu xuất khẩu gạo của VN. Tuy nhiên, báo cáo của Tổng cục Hải Quan tại
nhiều kỳ báo cáo định kỳ cịn chậm, số liệu cịn thơ gây khó khăn cho cơng tác theo dõi,
tổng hợp, báo cáo số liệu, tình hình thực thi. Cho nên, các vấn đề mà doanh nghiệp gặp
gặp phải thường sau một thời gian mới được giải quyết
Với thị trường Philippines: Bộ Công Thương đã chỉ đạo VFA phối hợp với các
thương nhân đầu mối tham gia đấu thầu nhập khẩu của Philippines; có các biện pháp, ứng
phó kịp thời, phù hợp sau khi Philipines có các động thái chính sách bất lợi với xuất khẩu

gạo của Việt Nam như tự khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với gạo nhập
khẩu (để tăng thuế và hạn chế nhập khẩu gạo), tiến hành “đánh giá lại hệ thống quản lý
an toàn thực phẩm đối với gạo nhập khẩu vào phillipines”
Với thị trường Trung Quốc: Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên
quan trong và ngoài nước thực hiện hoạt động kết nối giao thương và tham gia các hoạt
động xúc tiến thương mại gạo trong năm 2019. Bộ NN và PTNT khôi phục được tư cách
xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của 3 thương nhân bị dừng xuất khẩu từ 2018
Mở rộng, phát triển xuất khẩu tại các thị trường tiềm năng thông qua công tác
đàm phán song phương, đa phương: Bên cạnh việc tiếp tục xuất khẩu đến hơn 150 quốc
gia, vùng lãnh thổ. Bộ Cơng Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, Hiệp hội
lương thực Việt Nam tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán, mở cửa thị trường như giành
được hạn ngạch 80.000 tấn gạo với thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu gạo vào EU theo hiệp
định EVFTA, hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường gạo của Hàn Quốc
2.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong xuất
khẩu gạo
Trong thời gian dịch bệnh, việc xuất khẩu gạo gặp nhiêu khó khăn. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét và chỉ đạo khối
ngân hàng thương mại cho thương nhân xuất khẩu gạo vay thêm một phần tín chấp để thu
mua dự trữ lúa gạo vụ hè thu; đồng thời, giảm lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay
lên 9 tháng hoặc 1 năm để thương nhân có đủ thời gian quay vịng vốn hoàn nợ. Ngoài ra,


nhà nước cịn rất tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tận dụng các lợi thế
khi xuất khẩu sang thị trường EU,… Liên quan đến vấn đề cước phí vận tải tăng cao, Bộ
Cơng Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này và sẽ tiếp tục phối hợp
chặt chẽ với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các hiệp hội ngành
hàng xuất khẩu để phối hợp sử dụng hợp lý, tận dụng tối đa luân chuyển container hai
chiều.
Trong vấn đề giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại trong xuất khẩu
gạo, rõ ràng có những vấn đề chỉ nhà nước mới có quyền hạn giải quyết, để mang lại sự

bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh. Như vụ việc, “1 đơn vị, 3 lần mâu thuẫn số
liệu.” Theo số liệu cập nhật mới nhất vào sáng 22/04 của VFA thì lượng gạo đang chờ
xuất khẩu và đóng tại kho doanh nghiệp sẵn sàng xuất là 146.000 tấn. Trong khi đó, theo
thống kê của Hải quan chỉ có 49.024 tấn.
Ngay sáng nay, Bộ Cơng thương đã có cơng văn gửi Bộ Tài chính phối hợp với
Tổng cục Hải quan thống kê số lượng gạo của các thương nhân đã mở tờ khai hải quan
xuất khẩu nhưng có dấu hiệu khai khống để giữ chỗ. Nếu xác định được lượng gạo nào
khai khống sẽ bị thu hồi để phân bổ lại trong tổng hạn ngạch xuất khẩu tháng 04/2020, ưu
tiên giải quyết cho các lơ hàng đóng tại cảng trước ngày 24/03.
Hay như vụ việc, “suốt từ sáng đến tối 11/4, doanh nghiệp không thể truy cập hệ
thống làm tờ khai hải quan nhưng đến sáng 12/4 thì hạn ngạch đã được đăng ký hết. Bất
cập trong việc mở cổng khai hải quan vào nửa đêm, rạng sáng khiến nhiều doanh nghiệp
mất cơ hội xuất khẩu và sẽ tiếp tục gặp khó khăn vì hàng cịn ùn ứ ngồi cảng rất lớn”.
Cụ thể, khi nhận được tin thông báo mở cửa xuất khẩu gạo trờ lại. Doanh nghiệp đã rất
vui mừng. Cử người thức suốt đếm ngày 11/4 để túc trực. Nhưng không thể đăng nhập
vào hệ thống để đăng ký tờ khai hải quan. Đến sáng sớm ngày 12/4 khi đăng nhập vào hệ
thống này thì thấy thơng tin 399.989 tấn gạo đã được đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu
trên tổng số 400.000 tấn gạo được cho phép xuất khẩu trong thángTư. Điều này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp không thể xuất được đơn hàng nào trong tháng Tư, kể các
đơn hàng đã ký trước đó, gạo đã vận chuyển đến cảng chờ làm tờ khai hải quan.


Với việc xuất khẩu 400.000 tấn gạo, Lãnh đạo Tổng cục Hải Quan cho biết Tổng
cục Hải quan đã kiến nghị sau khi xuất khẩu (XK), đảm bảo cân đối an ninh lương thực
cần đấu thầu hạn ngạch XK, đồng thời khống chế một DN đăng ký tờ khai không quá bao
nhiêu tấn để đảm bảo công bằng cho mọi DN. Tiếc thay, theo vị lãnh đạo Tổng cục Hải
quan, Bộ Công thương không nghe kiến nghị này. Theo nguồn tin của Tiền phong, số DN
đã đăng ký mở tờ khai hải quan thành công để XK gạo trong tháng 4 có nhiều tên tuổi lớn
trong lĩnh vực này. Theo đó, DN đăng ký “trúng” số lượng lớn nhất là Cơng ty CP Tập
đồn Intimex với trên 96.200 tấn. Trả lời câu hỏi vậy có thể hay khơng có việc các DN

này "thân" với lãnh đạo Tổng cục Hải quan hoặc các Cục, Chi cục Hải quan địa phương
nào đó nên được “phím” trước thơng tin, Ơng Cẩn khẳng định khơng thể có chuyện đó.
Bởi theo vị này, sau khi có lệnh tạm dừng XK gạo, Hải quan đã dừng ln. Cịn trả lời
câu hỏi, tại sao xuất khẩu khơng ưu tiên hàng tồn (hàng tồn ở cảng do lệnh dừng từ 24/3).
Thì lãnh đạo Tổng cục Hải Quan đã trả lời: “Trong chỉ đạo của Bộ Công thương ngày
10/4 khơng nói cần ưu tiên cho số lượng gạo trên. Chúng tôi chỉ hướng dẫn thực hiện
theo chỉ đạo. Hơn nữa, theo Luật Hải quan, tờ khai đăng ký chỉ có hiệu lực 15 ngày, hết
hạn phải hủy để mở tờ khai khác. DN làm bao năm phải biết việc đó”
Với vụ việc khác, đó là “ gạo Việt Nam bị nhái tràn lan”. Sau khi giành ngôi vị
vinh quang tại cuộc thi toàn cầu lúa gạo về cũng là thời điểm sản phẩm gạo ST25 của
Doanh nghiệp Tư nhân Hồ Quang Trí phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến giả
mạo nhãn hiệu tại thị trường nội địa. Theo gia đình ơng Hồ Quang Cua, trên bao bì của
một số sản phẩm trên thị trường có sử dụng dòng chữ mang ý nghĩa “The World’s Best
Rice” (Gạo ngon nhất Thế giới) mà tổ chức thương nhân lúa gạo toàn cầu (TRT) đã cấp
cho sản phẩm gạo của gia đình ơng. Đây cũng là cụm từ gia đình ông đã đăng ký độc
quyền tại Mỹ. Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam cụm từ này không thể được bảo hộ
độc quyền trong nước dẫn đến khó khăn cho lực lượng Quản lý thị trường trong việc xử
lý các đối tượng mà gia đình ơng Cua cho là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản
phẩm của gia đình ơng.


×