Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở thành phố hồ chí minh giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.34 KB, 120 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ đầu đã
rất quan tâm đến công tác tư tưởng, coi đó là một trong những lĩnh vực hoạt
động quan trọng nhất của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Công tác tư
tưởng (CTTT) của Đảng là hoạt động nhằm xây dựng, xác lập, phát triển hệ
tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm tin, định hướng giá trị đúng đắn,
góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, thúc
đẩy con người và xã hội hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi
lý tưởng và mục tiêu của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cơng việc
thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm
việc, do đó “tồn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đồn kết
nhất trí mới làm trịn nhiệm vụ của Đảng”.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, nhờ nhận thức được tầm
quan trọng của công tác tư tưởng, Đảng ta đã tạo lập được sự đoàn kết, thống
nhất trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân. CTTT đã góp
phần quan trọng vào việc hình thành cương lĩnh, chủ trương, chính sách của
Đảng; đề ra được những khẩu hiệu và phương châm hành động đúng đắn và
sát hợp với thực tế khách quan trong từng giai đoạn; biến tư tưởng, lý luận
thành hành động tự giác của hàng triệu quần chúng đưa cách mạng đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.
Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo cơng cuộc đổi mới trong điều kiện và
tình hình quốc tế có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Đảng và nhân
dân ta ngoài những thời cơ và vận hội lớn cũng đang phải đối mặt với những
nguy cơ và thách thức lớn. Trong tình hình đó, CTTT của Đảng phải chủ động
sáng tạo, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động,
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.


2


Thực hiện phương hướng và nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng
CTTT theo tinh thần Nghị quyết các Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung
ương đề ra, trong những năm qua, CTTT của Đảng đã được quan tâm và đạt
được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, CTTT hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa khắc phục
được sự suy thóai về nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; CTTT còn
thiếu sắc bén, tính chiến đấu khơng cao; phương pháp tiến hành chưa linh
hoạt; chưa thật sự kiên quyết đấu tranh với những quan điểm mơ hồ, sai trái
và nhiều hiện tượng tiêu cực xã hội khác…
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước, đồng thời cũng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam, là đầu mối
giao lưu văn hóa tư tưởng của nhiều cộng đồng dân cư trong cả nước và quốc
tế với những vị thế địa chính trị rất quan trọng. Một trong những nhiệm vụ
chiến lược được xác định trong Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/01/2002 của
Bộ Chính trị là “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành một thành phố xã hội chủ
nghĩa, văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn với khu vực phía Nam và
cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học
công nghệ của khu vực Đông Nam Á ” [1]. Để thực hiện chủ trương này,
trong những năm qua TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong phát triển
kinh tế - xã hội song bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng bộc lộ nhiều
vấn đề bất cập trong các lĩnh vực dân sinh, đời sống làm phát sinh nhiều vấn
đề tư tưởng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí
Minh) các Đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm và
làm tốt CTTT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định
chính trị, củng cố niềm tin vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên,



3
trước những yêu cầu của thời kỳ mới và những vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn, CTTT của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh đã bộc lộ nhiều bất cập,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH,HĐH), thậm chí có lúc, có nơi diễn biến tư tưởng của cán bộ, nhân
dân trở thành những vấn đề phức tạp, bức xúc, có nguy cơ gây mất ổn định ở
một số địa bàn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và đời sống xã hội.
Tình hình đó cần được kịp thời giải quyết, chấn chỉnh trên nhiều mặt, trong
đó có vấn đề về nâng cao chất lượng, hiệu quả của CTTT. Đổi mới, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của CTTT ở các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí
Minh vừa là yêu cầu bức thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài.
Từ những lý do trên, với việc chọn đề tài "Chất lượng công tác tư tưởng
của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay" làm luận văn
tốt nghiệp, tác giả luận văn hy vọng góp phần cùng đảng bộ các quận ở TP. Hồ
Chí Minh đổi mới và nâng cao chất lượng CTTT, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu thực tiễn của
CTTT; Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương đã ban
hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về CTTT, gần đây là: Nghị quyết Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khóa IX về nhiệm vụ
chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa X về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở đã quan
tâm, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn về CTTT. Đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án đề cập dưới nhiều góc độ, phạm vi
khác nhau về CTTT như:
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1999), Tiếp tục đổi mới và nâng
cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới, Nhà
xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội;



4
- Đào Duy Tùng (1999), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb
CTQG, Hà Nội 1999;
- Trần Trọng Tân (1999), Về cơng tác tư tưởng - văn hóa, Nxb TP. Hồ
Chí Minh;
- Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng
và văn hóa, Nxb CTQG, Hà Nội;
- Đào Duy Quát (chủ biên, 2002), Một số vấn đề về công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội;
- Lê Khả Phiêu (2000), Nội dung hàng đầu của công tác tư tưởng là
làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành chủ đạo
trong xã hội, Tạp chí Thơng tin Cơng tác tư tưởng, số 9;
- Nông Đức Mạnh (2001), Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác tư
tưởng, Tạp chí Thơng tin Cơng tác tư tưởng, số 6;
- Nguyễn Khắc Bộ (2002), Kết hợp hai chiều trong cơng tác tư tưởng ở
cơ sở, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 1;
- Phạm Gia Khiêm (2003), Để cơng tác tư tưởng - văn hóa trở thành
động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Cộng sản, số 8;
- Nguyễn Phú Trọng (2005), Về cuộc đấu tranh tư tưởng trong tình hình
hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 774, tháng 11;
- Nguyễn Thanh Tâm (2004), Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng
bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;
- Nguyễn Ngọc Thuần (2001), Chất lượng cơng tác tư tưởng của Đảng
bộ quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
Thạc sĩ; Hà Nội;
- Nguyễn Quốc Minh (2002), Công tác tư tưởng của Đảng bộ xã, phường
ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;
- Nguyễn Minh Tân (2003), Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của

Đảng bộ tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;


5
- Trịnh Thanh Tâm (2005), Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của
các Đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;
- Hồng Quốc Đạt (2005), Cơng tác tư tưởng của Đảng bộ TP. Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội;
- Huỳnh Thanh Hải (2005), Chất lượng công tác tư tưởng của các
Đảng bộ phường ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận
văn Thạc sĩ, Hà Nội; v.v..
Luận văn gồm 2 chương 5 tiết. Nội dung luận văn đã trình bày các vấn
đề về lý luận, thực tiễn của công tác tư tưởng của các Đảng bộ phường ở TP.
Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2005. Trong luận văn tác giả cũng đã đề ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ
phường ở TP. Hồ Chí Minh.
- Trịnh Ngọc Thắng (2008), Chất lượng công tác tư tưởng của các
Đảng bộ huyện đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội; v.v..
- Cao Thị Mai (2008), Công tác tuyên giáo của các Đảng bộ phường
tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội; v.v..
- Ngô Huy Tiếp (2010), Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư
tưởng ở cơ sở, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội.
Cuốn sách gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về CTTT.
Chương 2: CTTT ở cơ sở, thực trạng và giải pháp. Chương 3: Một số nghiệp
vụ chủ yếu của CTTT ở cơ sở.
Cuốn sách đã nêu lên những vấn đề lý luận về chất lượng và hiệu quả
CTTT ở cơ sở; thực trạng công tác tư tưởng và hệ thống các mục tiêu, phương
hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTTT ở cơ

sở trong giai đoạn hiện nay.
Những cơng trình, bài viết, luận văn nêu trên đã đề cập đến vấn đề
chung của toàn ngành hoặc riêng của một số địa phương, nhưng đến nay chưa


6
có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng CTTT của
đảng bộ các quận ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Luận văn kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học để phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng, nguyên nhân, làm rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp khả
thi góp phần nâng cao chất lượng CTTT của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí
Minh, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CTTT liên quan đến chủ đề
luận văn.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng CTTT của các
đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội X của
Đảng (2006) đến nay, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân của thực trạng
và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu có tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng CTTT của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn hiện nay

4.2. Phạm vi nghiên cứu
TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 19 quận và 5 huyện. Luận văn tập trung
nghiên cứu CTTT của Đảng bộ 19 quận ở TP. Hồ Chí Minh là Quận 1, 2, 3,
4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gị Vấp, Thủ Đức, Bình


7
Tân, Tân Phú, Tân Bình trong đó tập trung chủ yếu khảo sát một số quận có
đặc điểm tương đối khác nhau như Quận 2, Quận 3, Quận 8, Quận 10, Quận
11, Quận Thủ Đức, Bình Thạnh...
Thời gian khảo sát: từ năm 2005 đến 2010; các giải pháp đề ra đến năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường
lối, nghị quyết của Đảng ta về công tác tư tưởng. Đồng thời, luận văn kế thừa
kết quả của các cơng trình khoa học, bài báo, bài viết và tài liệu có liên quan
đến nội dung của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Lơgíc- lịch sử;
thống kê số liệu; khảo sát thực tế; phương pháp phân tích - tổng hợp; so sánh,
điều tra xã hội học; khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn, coi trọng tổng kết
thực tiễn; phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm rõ quan niệm về chất lượng cơng tác tư tưởng và hình
thành tiêu chí đánh giá về chất lượng cơng tác tư tưởng của các đảng bộ quận ở
TP. Hồ Chí Minh.
- Luận văn góp phần đánh giá đúng tình hình tư tưởng và thực trạng
chất lượng CTTT của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn hiện

nay, đề xuất những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm góp phần đổi mới
và nâng cao chất lượng CTTT của các đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh .
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTT của các đảng bộ
quận ở TP. Hồ Chí Minh và sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công


8
tác, nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Cán bộ Thành phố và trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp quận, huyện; làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc
sơ, tổng kết về công tác tư tưởng những năm tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 03 chương, 07 tiết.


9
Chương 1
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ
QUẬN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CÁC QUẬN VÀ ĐẢNG BỘ CÁC QUẬN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.1. Tình hình, đặc điểm và vai trò các quận ở TP. Hồ Chí Minh
- Điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số:
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất, đồng thời cũng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.093.7 km² , chiếm 0,67% diện
tích của cả nước; có toạ độ 10°10' - 10°38' Bắc và 106°22' - 106°54' Đơng,
phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông

Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây
Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, TP. Hồ
Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ
biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực
Đơng Nam Á, TP. Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả
đường bộ, đường thủy và đường khơng, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là
một cửa ngõ quốc tế.
- Về địa lý khí hậu, thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng
Nai - Sài Gịn, TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa
dạng. Sơng Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi
nhiều sông khác, có lưu vực lớn trở thành nguồn nước ngọt chính của thành
phố. Sơng Sài Gịn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, với chiều dài 200 km và
chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Một con sông nữa của TP. Hồ
Chí Minh là sơng Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và
Sài Gịn, chảy ra biển Đơng bởi hai ngả chính Sồi Rạp và Gành Rái; trong
đó, Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gịn.


10
Ngồi các con sơng chính, TP. Hồ Chí Minh cịn có một hệ thống kênh
rạch chằng chịt như: Láng The, An Hạ, Tham Lương, Nhiêu Lộc-Thị Nghè,
Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Kênh Ðơi... đã giúp cho TP. Hồ Chí Minh
trong việc tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP. Hồ Chí Minh có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt
đầu từ tháng 5 tới tháng 11, cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Trung bình, TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới
40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt
1.949 mm/năm nhưng trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân
bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Các

quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực cịn
lại.
Về mặt hành chính, sau những biến động về lịch sử và thay đổi về quy
hoạch kinh tế xã hội, hiện TP. Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện. Khu
vực nội thành gồm 19 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gị Vấp, Tân
Bình, (nội thành cũ) và các quận: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú, (nội
thành mở rộng) với diện tích 494,95 km² và bao gồm 259 phường.
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1
tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân
số Việt Nam), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ mật độ trung
bình 3.419 người/km². Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm
47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Dân số của 19 quận chiếm
82,25 % dân số của thành phố.
Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực
tế của thành phố vượt trên 8,3 triệu người. Trong đó, 82,25% dân cư sống
trong khu vực thành thị và TP. Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là
dân nhập cư từ các tỉnh khác.


11
Quận Bình Tân có dân số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với
dân số một số tỉnh như: Quảng Trị, Ninh Thuận;
Sự phân bố dân cư ở TP. Hồ Chí Minh khơng đồng đều, ngay cả các
quận nội thành. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên
40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km².
Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng
cơ học lên tới 1,9%.
Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gịn – TP. Hồ Chí
Minh đã có nhiều biến động, thay đổi lớn lao. Từ một địa danh hành chính
thời phong kiến rồi thành phố Sài Gịn được thành lập dưới chế độ thuộc địa

đến TP. Hồ Chí Minh - một đô thị lớn nhất nước ta hiện nay, là cả một quá
trình đấu tranh xây dựng và phát triển khơng ngừng.
- Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội:
Về lịch sử: Hơn 300 năm trước, TP. Hồ Chí Minh là những bãi sình lầy,
hoang vu; ban đầu được gọi là Prey Nokor, một làng chài và hải cảng quan
trọng của người Khmer, trước khi người Việt sáp nhập vào thế kỷ 17. Với hệ
thống sông rạch khá thuận tiện cho việc di chuyển, những lưu dân người Việt
đầu tiên đã vượt biển tìm đến mưu sinh ở miền đất này. Thành phố sau đó
hình thành nhờ cơng cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Bằng bàn tay
và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, họ đã biến miền đất
hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc...
Suốt chiều dài lịch sử, TP. Hồ Chí Minh nhiều lần thay đổi tổ chức, địa
giới hành chính và tên gọi. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa
Nguyễn vào Nam kinh lược, đặt cơ sở hành chính đầu tiên và việc xác định
Sài Gịn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất phương Nam thể hiện xu thế phát
triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền tảng văn hiến ngàn
đời. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ cơng cuộc khai thác thuộc
địa, thành phố Sài Gịn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành


12
một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hịn ngọc
Viễn Đơng hay Paris Phương Đơng.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Sài Gòn - Gia Định
cùng miền Nam “Thành đồng Tổ quốc” là nơi đầu sóng ngọn gió, nơi “đi trước
về sau”, là nơi mở màn và cũng là nơi kết thúc cuộc kháng chiến, liên tục
đấu tranh kiên cường, bất khuất. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, cán bộ,
chiến sĩ và đồng bào thành phố chiến đấu không tiếc máu xương ngay giữa
hang ổ quân thù. Thực hiện tư tưởng chiến lược của Đảng và Bác Hồ kính
yêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, quân dân Sài gòn - Gia Định

đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và đấu tranh trên địa bàn đô
thị. Những trận tấn công như vũ bão của các lực lượng võ trang, của chiến
sĩ biệt động “xuất qủy nhập thần”, giáng đòn phủ đầu vào những mục tiêu
hiểm yếu, đầu não của địch, khiến cho kẻ thù ln khiếp vía kinh hồng.
Các cuộc tiến cơng hồ nhịp với các phong trào đấu tranh quyết liệt của các
đội hùng binh “tay không đánh giặc” của đồng bào các giới, các tầng lớp,
các dân tộc, các tơn giáo,… đã góp phần làm lung lay tận gốc ý chí xâm
lược của đế quốc Mỹ, làm sụp đổ chính quyền tay sai. Quân và dân Sài
Gòn - Gia Định tiến hành cuộc chiến đấu anh dũng trên cả ba mặt trận
chính trị, quân sự và binh vận, đã làm nên những chiến công vang dội,
những sự tích diệu kỳ, góp phần lần lượt đánh bại các chiến lược chiến
tranh của đế quốc Mỹ xâm lược, tiến tới trận quyết chiến chiến lược mùa
Xuân 1975.
Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 là thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc,
hoàn thành trọn vẹn cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra thời kỳ
phát triển mới của nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hồ bình, xây dựng
chủ nghĩa xã hội vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân Thành phố bắt đầu hoạt
động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống


13
nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
đồng thời đổi tên Sài Gòn thành "TP. Hồ Chí Minh", theo tên cuối cùng của
chủ tịch nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.
Về kinh tế: với vị trí địa lý thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh - nơi một thời
được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" nay là nơi hoạt động kinh tế năng
động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, kinh tế trên địa bàn thành phố liên tục tăng
trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được

phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển, góp phần cùng vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và cả nước duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thóai kinh tế toàn cầu.
Trong 2 năm 2006 - 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 12,4%; từ cuối
năm 2007, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thóai kinh tế
toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố giảm còn 10,3% nên đã ảnh
hưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm chỉ đạt 11%. Tuy thấp hơn
chỉ tiêu đề ra (là 12%) nhưng là mức tăng cao so với bối cảnh chung. Quy mô
kinh tế thành phố năm 2010 bằng 1,7 lần năm 2005, GDP bình quân đầu
người năm 2010 ước 2.843 USD, bằng 1,68 lần năm 2005 [12, tr.13]
Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP
lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế bước đầu đạt kết quả
tích cực, từng bước tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu kinh tế theo hướng
tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - cơng
nghệ cao. Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 12%/năm, cao hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung; trong đó, các ngành dịch vụ có lợi thế cạnh tranh,
chất lượng cao, giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du
lịch, bưu chính - viễn thông, vận tải - cảng - kho bãi, khoa học - công nghệ,
giáo dục và y tế chất lượng cao tiếp tục phát triển mạnh; giá trị sản xuất công


14
nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bằng 1,85 lần giai đoạn 2001 - 2005; 4 ngành
công nghiệp trọng yếu: cơ khí chế tạo, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa chất,
chế biến tinh lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá
trị sản xuất công nghiệp.
Nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng khẳng định sức sống mạnh mẽ.
Qua sắp xếp, đổi mới, tuy số lượng và tỷ trọng đóng góp của các doanh
nghiệp nhà nước trong cơ cấu kinh tế thành phố giảm, nhưng quy mơ và hiệu

quả tăng lên; phát huy được vai trị dẫn dắt thị trường trong việc ổn định sản
xuất, phát triển thị trường nội địa, bình ổn thị trường, đặc biệt là trong giai
đoạn khó khăn do suy thóai kinh tế tồn cầu.
Mơi trường kinh doanh và đầu tư tiếp tục được cải thiện qua những tiến
bộ trong cải cách hành chính và các chính sách ưu đãi đầu tư lĩnh vực công
nghệ cao, kết cấu hạ tầng, bảo vệ mơi trường,… từng bước tạo lập mơi trường
cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; mở rộng quan hệ hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành phố; vị trí, vai trị của thành phố
đối với khu vực và cả nước theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị
về phương hướng nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết số 53NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng
an ninh vùng Đơng Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 ngày càng được khẳng định trên nhiều lĩnh vực:
đóng góp vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu ngân sách Nhà nước;
kim ngạch xuất khẩu; tổng mức luân chuyển hàng hóa; huy động vốn đầu tư;
dịch vụ, du lịch, khoa học - công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.
Tại các quận trung tâm thành phố (quận 1, 3, 4, 5..), công tác chỉnh
trang đô thị tiếp tục thực hiện và thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật (giao thơng,
điện, nước, bưu chính viễn thơng)...và xây dựng các khu thương mại, dịch vụ,
cao ốc văn phịng với quy mơ hiện đại. Việc phát triển các khu vực đô thị vệ
tinh gồm các quận mới thành lập, huyện ngoại thành (Thủ Đức, quận 9, quận


15
12) được tiến hành đồng thời với chỉnh trang đô thị hiện hữu; từng bước điều
chỉnh tập quán cư trú nhà phố sang các chung cư cao tầng, tái bố trí dân cư và
mở rộng khơng gian đơ thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đưa vào sử dụng
nhiều công trình giao thơng, cấp nước, thóat nước, cải tạo mơi trường. Các
chương trình sửa chữa, nâng cấp chung cư cũ và xây dựng các chung cư mới,
chương trình nhà ở xã hội, chương trình xây dựng một triệu m² nhà lưu trú
của cơng nhân, chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên, gắn với đầu tư

phát triển dịch vụ đô thị (cấp điện, nước sạch, viễn thông, xử lý rác,...) đã góp
phần giải quyết nhu cầu nhà ở của nhân dân, công nhân, sinh viên; khẩn
trương chuẩn bị khởi công các dự án xây dựng hệ thống đường sắt đơ thị
(tuyến Metro số 1, Tramway, Monorail,...).
Về văn hóa, xã hội: Song song với phát triển kinh tế, dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, các đảng bộ quận luôn chú trọng quan tâm
phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Ngành giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực như : Tiếp tục đầu tư
cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục phổ thông, dạy nghề, giáo dục thường
xuyên, tăng cường các giải pháp chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, chú trọng biểu dương, nhân
rộng các điển hình về đổi mới phương pháp dạy và học; đẩy mạnh xã hội hóa
đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; phát huy vai trò của hội khuyến
học trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; phổ
cập ngoại ngữ, tin học cho học sinh phổ thông. Quy mô đào tạo các cấp học
(mầm non, phổ thông) tăng lên; giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề được mở rộng; chất lượng dạy và học từng bước được nâng
lên, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông khá cao và ổn định (94,7%); hồn
thành phổ cập bậc trung học, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí thành phố.
Hệ thống y tế được đầu tư phát triển (năm 2006 có 80 bệnh viện, đến
năm 2010 là 100 bệnh viện/ toàn thành phố); mạng lưới y tế cơ sở được củng


16
cố, nâng cấp, với sự hỗ trợ chuyên môn của bệnh viện tuyến trên và các cơ sở
đông y; các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa được đầu tư, nâng cao chất lượng
điều trị; các loại hình dịch vụ y tế phát triển đa dạng, nhiều công nghệ y học
mới được nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả; cơ bản đáp ứng việc khám, chữa
bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được
mở rộng; các dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi. Trình độ chun

mơn của đội ngũ cán bộ y tế được nâng lên, từng bước thực hiện các kỹ thuật
cao trong điều trị ngang tầm các nước trong khu vực; số lượng bác sĩ năm
2006 là 5.788 đến năm 2010 có 7.655 bác sĩ; số giường bệnh ở các bệnh viện
hàng năm đều tăng (năm 2006: 25.033 giường, năm 2009: 29.937giường).
Cơng tác thanh tra, giám sát an tồn thực phẩm được tăng cường. Các chính
sách dân số, gia đình và trẻ em được chú trọng thực hiện đạt kết quả thiết
thực. Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm, đạt chỉ tiêu đề ra. Chủ trương xã hội
hóa các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển y tế đã góp
phần nâng cao quy mơ, hiệu quả cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Các chương trình an sinh xã hội đạt kết quả tích cực, đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện. Mục tiêu tạo việc làm mới hàng năm vượt chỉ tiêu
đề ra, góp phần kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp; giải quyết việc làm mới cho hơn
80% lao động mất việc do suy giảm kinh tế. Chương trình giảm nghèo theo
tiêu chí 6 triệu đồng/người/năm đã hoàn thành vào năm 2008, theo tiêu chí
dưới 12 triệu đồng/người/năm đến cuối tháng 6 năm 2010 giảm còn 7,12%.
Trong hơn 2 năm qua, bên cạnh việc giữ ổn định giá dịch vụ cơng, các quận
có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo bị khó khăn do tác động của lạm phát;
phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách với người có cơng và gia
đình, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương tiếp tục được nhân rộng.
Nhìn chung, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của các
quận ở TP. Hồ Chí Minh đã có sự phát triển đồng đều và toàn diện ở các
ngành, các lĩnh vực. Sự phát triển đó tạo được sự ổn định về chính trị, đời


17
sống người dân ngày càng được cải thiện…Tuy nhiên, các quận nội thành
đang phải đối diện với những vấn đề của một đơ thị lớn có dân số tăng q
nhanh, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc; hệ thống giao thông
công cộng kém hiệu quả. Môi trường cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện
giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất. Cơ sở hạ tầng

của thành phố lạc hậu, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức
tạp và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh
tế thị trường cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.
- Đặc điểm con người, văn hóa, tập qn, tơn giáo:
Vào năm 1975, TP. Hồ Chí Minh có khoảng 3 triệu dân, đến nay thành
phố đã hơn 8 triệu người; tại 19 quận của thành phố có 5.891.658 người,
trung bình khoảng 300.000 dân/quận; trong đó, 6 quận đơng dân nhất có trên
400.000 người, 7 quận có dưới 200.000 dân (tập trung ở các quận trung tâm
thành phố như quận 1, 3, 4, 5, Phú Nhuận). Xu hướng dân số sẽ còn tăng
nhanh do phát triển và mức độ nhập cư rất cao, hiện có hơn 1,3 triệu người
dân từ các tỉnh đến tạm trú trong những năm gần đây.
Sau 35 năm miền Nam hồn tồn giải phóng, đảng bộ các quận và nhân
dân Thành phố mang tên Bác Hồ vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành
phố với trách nhiệm “cùng cả nước, vì cả nước” đã luôn vững vàng, bền bỉ
phấn đấu, nêu cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, bằng ý
chí tự lực, tự cường, đã vượt qua những khó khăn chồng chất. Các Đảng bộ
quận đã giữ vững ổn định chính trị, khơi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh; với tư duy đổi mới, cách làm mới đã có bước đột phá,
tháo gỡ vướng mắc, trở lực của cơ chế quản lý cũ, thúc đẩy kinh tế - xã hội
liên tục phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Đến nay, đời sống văn hóa của nhân dân ngày được nâng lên, những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người thành phố mang
tên Hồ Chí Minh được tiếp tục khơi dậy, phát huy. Các thiết chế, cơng trình


18
văn hóa được tăng cường đầu tư, nâng cấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước được nâng cao. Gắn Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" với Cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư", "nếp sống văn minh đô thị", tạo chuyển biến khá

tích cực trong nhận thức và hành động của tồn xã hội trong thực hiện nếp sống
văn minh, từng bước đẩy lùi hủ tục, mê tín dị đoan trong cộng đồng. Phong trào
thể dục - thể thao cộng đồng thông qua Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thể chất
của nhân dân và xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.
Hoạt động kỷ niệm các sự kiện chính trị quan trọng, các phong trào thi
đua yêu nước đã góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, tạo
động lực để nhân dân tích cực thực hiện mục tiêu xây dựng, bảo vệ, phát triển
thành phố nói chung và từng quận nói riêng.
Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa chưa tương xứng với vị trí và tiềm
năng của vùng trung tâm thành phố, chưa thể hiện tốt vai trị nền tảng tinh
thần xã hội; có lĩnh vực chưa vững chắc; môi trường xã hội bị ô nhiễm bởi sự
xâm nhập của các sản phẩm phi văn hóa; biểu hiện xuống cấp về đạo đức,
hiện tượng bạo lực trong xã hội gây lo ngại trong nhân dân; hiệu quả thực
hiện phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa cao; sự chênh lệch
đời sống và mức hưởng thụ văn hóa giữa nhân dân nội thành và ngoại thành
cịn lớn.
Về tập qn, dân tộc, tơn giáo: TP. Hồ Chí Minh có 8 tơn giáo gồm:
Phật giáo (hơn 1, 6 triệu người), Công giáo (645.238 người), Tin lành (27.016
người), Cao đài (31.633 người), Phật giáo Hoà Hảo, Hồi giáo (6.580 người),
Ấn giáo, Bahati… với gần 2,4 triệu người (chiếm tỷ lệ 1/3 dân số thành phố).
Về cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới
người Hoa với 5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người
Hoa ở TP. Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều


19
nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11… quanh khu vực Chợ lớn cũ. Họ thuộc nhóm ngơn
ngữ Quảng Đơng, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Tuyệt đại bộ phận
người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay vốn là những cư dân nơng nghiệp có

ngườn gốc từ vùng Nam Hoa, Trung Quốc. Ngày nay, người Hoa ở khu vực Chợ
Lớn sinh sống bằng nhiều nghề. Họ sản xuất, kinh doanh trong các ngành thực
phẩm, ăn uống, da giầy, cơ khí, hoạt động vận tải, thuốc bắc, dệt may, nhựa, điện
tử, thủy tinh… Người Hoa có nhiều điểm giống người Việt về phong tục thờ
cúng và lễ hội, Tết Nguyên đán, thờ tổ tiên, Tết thanh minh, Đoan ngọ nên họ rất
gần gũi và thường hồ mình vào cộng đồng người Việt.
Người Chăm cư trú chủ yếu ở các quận 1, 3, 8, Phú Nhuận, Bình
Thạnh. Tuyệt đại người Chăm ở TP. Hồ Chí Minh là tín đồ Hồi giáo có gốc
An Giang. Họ thường là những người buôn bán nhỏ. Họ tuân thủ nghiêm ngặt
các điều răn và có quan hệ mật thiết với người Chăm ở Châu Đốc-An Giang.
Con cái họ theo học tiếng Việt ở trường phổ thông, một số theo học kinh
Coran tại các tiểu Thánh đường.
Người Khme sống tại các quận có khoảng hơn 5.000 người, cư trú chủ
yếu ở quận 3, quận 8, quận Tân Bình, quận Thủ Đức; cùng một cộng đồng
người Khme Nam Bộ. Họ chủ yếu theo Phật giáo tiểu thừa và đây là tơn giáo
chính của cộng đồng. Đa số người Khme đều vào chùa tu một thời gian, khi
qua đời thiêu xác gửi tro tại các chùa tháp. Trong các ngày lễ hội hầu hết
người Khme đều tham gia nghi lễ cùng các hoạt động văn nghệ và các hình
thức vui chơi tập trung ở các chùa, kéo dài nhiều ngày theo nghi lễ Phật giáo.
Như vậy, tại các quận ở TP. Hồ Chí Minh, ngồi người Việt cịn có các
dân tộc Hoa, Khme, Chăm sinh sống từ lâu đời. Họ có mối quan hệ làm ăn,
bn bán, thương nhân, cưới hỏi gia đình với bà con người Việt. Tất cả đều
đồn kết gắn bó lẫn nhau với tình thương thân, tương ái. Song, trong quá trình
lịch sử và tuỳ điều kiện và trình độ phát triển của mỗi dân tộc có những chênh
lệch nhất định về đời sống.


20
Qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt thành phố
từ đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội đến con người đều có sự biến đổi sâu sắc;

đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được nâng lên rõ rệt. TP. Hồ Chí
Minh là nơi khởi thủy các phong trào: đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình
nghĩa, nhà tình thương, xố đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống mới trên địa
bàn dân cư… và đem lại những kết quả to lớn. Bên cạnh những thành tựu to
lớn đó, cơng tác tư tưởng cũng đã có những chuyển biến nhất định góp phần
đưa Thành phố phát triển đi lên nhằm “xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành một
thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn với khu
vực phía Nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch
vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á” [1] như Nghị quyết 20NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị đã xác định.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và vai trò của các Đảng bộ quận
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các đảng bộ quận
Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh có 24 Đảng bộ quận, huyện trực thuộc, trong
đó có 19 đảng bộ quận và 5 đảng bộ huyện. 19 đảng bộ quận của TP. Hồ Chí
Minh bao gồm: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Quận Bình Tân, Quận
Bình Thạnh, Quận Gị Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú,
Quận Thủ Đức.
Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Thành ủy đến ngày 31/12/
2010, Đảng bộ TP.HCM có 2.751 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc. Trong đó có
1.028 đảng bộ cơ sở và 1.723 chi bộ cơ sở. Tổng số đảng viên là 160.736.
trong đó, đảng viên từ 30 đến 80 tuổi đảng là 32.532 (chiếm 20,23%); đảng
viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm 38,5%, đảng viên có trình độ cao
cấp, cử nhân chính trị chiếm 9,7%; đảng viên đang làm việc và công tác
chiếm 70,9%, và đảng viên đã nghỉ hưu, mất sức là 29.822 (chiếm tỉ lệ
33,51%) và 7.935 đảng viên miễn sinh hoạt. 19 Đảng bộ quận của Thành phố
có 1.108 Chi, Đảng bộ cơ sở (trong đó có 259 Đảng bộ phường) chiếm tỉ lệ


21
40,28% số Chi, Đảng bộ của thành phố. Tổng số đảng viên là 88.992 đảng
viên, chiếm tỉ lệ 55,36 % số đảng viên toàn đảng bộ [2].

Tương ứng với 19 quận, Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh có 19 Quận ủy.
Theo qui định của Điều lệ Đảng, cấp ủy các cấp là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ
đại hội. BCH (Ban Chấp hành) Đảng bộ quận có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Là tổ chức đảng có chức năng lãnh đạo và thực hiện các nhiệm vụ
chính trị của nghị quyết đại hội đảng bộ; tổ chức thực hiện thắng lợi các mục
tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đảng, an ninh quốc
phòng, đối ngoại…Để thực hiện chức năng trên quận ủy có trách nhiệm thực
hiện tốt các công việc giữa 2 kỳ đại hội như sau:
- Quyết định chương trình hoạt động tồn khóa của BCH Đảng bộ
quận, quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BTV) Quận ủy
và quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Quận ủy.
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm và cho ý kiến một số vấn đề cụ thể quan trọng khác về
an ninh quốc phòng, xây dựng đảng, chính quyền, đồn thể…do BTV Quận ủy,
các cơ quan, đơn vị hoặc ủy viên BCH Đảng bộ quận đề nghị.
- Quyết định về tổ chức hệ thống chính trị; về chủ trương thành lập, sát
nhập, chia tách, giải thể các cơ quan, đơn vị của quận theo chủ trương của Trung
ương Đảng, Chính phủ; cho ý kiến về điều chỉnh địa giới hành chính phường.
- Quyết định giới thiệu nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức
danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
- Quyết định việc xin rút khỏi BCH Đảng bộ quận và các chức danh do
BCH Đảng bộ quận bầu ra.
- Quyết định kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo qui định
của Điều lệ Đảng.
- Kết luận một số vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng về lịch sử
Đảng bộ quận.


22
- Xem xét cơng tác tài chính của Đảng bộ.

- Tại hội nghị thường lệ BCH Đảng bộ quận xem xét báo cáo của Ban
Thường vụ Quận ủy về việc lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội, nghị quyết
của BCH Đảng bộ quận; những quyết định quan trọng của Ban Thường vụ
Quận ủy giữa 2 kỳ hội nghị BCH Đảng bộ quận; xem xét các báo cáo định kỳ
hàng năm và bất thường của ủy ban Kiểm tra Quận ủy.
- Chuẩn bị và triệu tập Đại hội Đảng bộ quận, thảo luận và thơng qua
các văn kiện trình đại hội; giới thiệu với đại hội nhân sự ứng cử, đề cử bầu cử
vào BCH Đảng bộ quận và đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ thành phố, xác
định phương hướng chỉ đạo đại hội các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng
bộ quận.
Với các chức năng và nhiệm vụ đã được quy định, sau nhiều năm xây
dựng và phát triển các Đảng bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh có những đặc điểm
cơ bản như sau:
Thứ nhất, có bề dày truyền thống cách mạng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập, trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong hồ bình xây
dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh sớm ra đời từ
tháng 3 năm 1930 và đã trải qua 81 năm hoạt động lãnh đạo cách mạng vô
cùng phong phú với 45 năm chiến đấu và chiến thắng trong gian lao ác liệt
giữa sào huyệt đầu não của quân thù, 36 năm trăn trở tìm cách vượt qua khó
khăn chồng chất để dựng xây và bảo vệ thành phố. Sau khi Đảng ta ra đời, Sài
Gòn - Gia Định đã trở thành căn cứ địa cách mạng với “Vùng vành đai đỏ” tại
khu vực Mười tám thôn vườn trầu nổi tiếng. Các đồng chí Tổng Bí thư Trần
Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn và biết bao
đồng chí lãnh đạo khác của Đảng như Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn
Thị Minh Khai… đã từng bám trụ ở đây, cùng với đồng chí, đồng bào anh
dũng chiến đấu, không ngại hy sinh, ra sức xây dựng, dẫn dắt thế hệ kế tiếp,
những đảng viên ưu tú, quần chúng trung kiên đi đầu trong các phong trào


23

cách mạng. Vượt qua chặng đường máu lửa của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vào
mùa thu năm 1940, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gịn - Gia Định
trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thành công nhanh chóng bằng sức
mạnh của hàng triệu nhân dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, góp
phần quyết định vào thắng lợi của tổng khởi nghĩa cả nước. Độc lập chỉ được
29 ngày ngắn ngủi, Sài Gòn - Gia Định lại quật khởi, thay mặt nhân dân cả
nước nổ phát súng đầu tiên, giữ trọn lời thề độc lập, tiến hành cuộc kháng
chiến thần thánh, chia lửa, góp sức, đánh sập chủ nghĩa thực dân cũ trên đất
nước ta. Sài Gòn - Gia Định với 21 năm ròng chiến đấu anh dũng, không tiếc
máu xương làm nên những chiến cơng thần kỳ, vang danh “Đất thép thành
đồng”, góp phần to lớn, làm nên Đại thắng mùa xuân 1975; là nơi kết thúc
tồn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cùng cả nước vững bước tiến
vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ TP. HCM, Đảng bộ các quận đã
huy động ra chiến trường hàng vạn cán bộ, chiến sĩ; hàng vạn người tham
gia dân cơng hoả tuyến và hàng nghìn thanh niên xung phong, cơng nhân
viên quốc phịng...
Chặng đường 35 năm qua với đầy gian nan, thử thách, song Đảng bộ và
nhân dân các quận đã nỗ lực vượt qua; luôn bám sát thực tiễn, tháo gỡ vướng
mắc, có những bước đột phá và đã vượt qua những trở lực của cơ chế cũ, làm
sáng tỏ dần con đường đi và cách làm mới, tư duy mới, góp phần tích cực vào
việc hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng ta. Gần một phần tư
thế kỷ thực hiện công cuộc đổi mới, các quận cùng thành phố đã giành được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; tiếp tục giữ vững vai trò động lực
phát triển kinh tế của thành phố và khu vực phía Nam, làm trịn trách nhiệm
“vì cả nước, cùng cả nước” và quyết tâm xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành
thành phố xã hội chủ nghĩa (XHCN), văn minh, hiện đại.



24
Thứ hai, có số lượng đảng viên đơng (chiếm tỉ lệ 55,36% số đảng viên
tồn đảng bộ TP.Hồ Chí Minh). Quy mô đảng viên ở các quận không đều, 2
đảng bộ có dưới 3.000 đảng viên; 7 đảng bộ có từ 3.000 đến 4.000 đảng viên,
4 đảng bộ có từ 4.000 đến 5.000 đảng viên, 8 đảng bộ có từ 5.000 đến hơn
7.000 đảng viên, cao nhất có 8.429 đảng viên (đảng bộ quận Tân Bình), thấp
nhất có 2.621 đảng viên (Đảng bộ quận 2).
Số lượng đảng viên đông thể hiện sự giác ngộ về chính trị, tư tưởng của
quần chúng nhân dân và công tác phát triển đảng viên trong những năm qua
của Đảng bộ các quận, số lượng đảng viên cũng là một thế mạnh để các Đảng
bộ quận phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, xã hội ở các địa phương.
Thứ ba, đội ngũ đảng viên của các quận được hình thành từ nhiều
nguồn, trình độ học vấn, chun mơn, lý luận chính trị nói chung tương đối
đồng đều giữa các đảng bộ, chi bộ. Ở các đảng bộ, chi bộ các cơ quan đảng,
nhà nước, quân đội, cơng an, trường học, bệnh viện, đảng viên có tuổi đời trẻ,
trình độ học vấn cao, cịn ở các quận mới thành lập sau này thì đảng viên có
trình độ văn hóa thấp hơn, tuổi đời bình qn tương đối cao.
Theo số liệu thống kê đảng viên và tổ chức cơ sở đảng của Ban Tổ
chức Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đến ngày 31/12/2010, trong đội ngũ đảng
viên của các Đảng bộ quận hiện nay có 32.495 đảng viên là nữ (chiếm tỉ lệ
36,51 %); 3.543 đảng viên dự bị (chiếm tỉ lệ 2,15%); 29.822 đảng viên nghỉ
hưu, mất sức (chiếm tỉ lệ 33,51%) [2]. Trong cơ cấu đảng viên của các Đảng
bộ quận ở TP. Hồ Chí Minh đa số đảng viên có trình độ đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và trình độ trung, cao cấp chính trị. Đội ngũ này làm
nịng cốt trong các TCCSĐ, tạo cho các TCCSĐ có bản lĩnh chính trị và tính
chiến đấu cao.
Ở nhiều cơ sở đảng trên địa bàn dân cư, đặc biệt là các phường của các
quận mới thành lập, đảng viên chủ yếu là cán bộ hưu trí, việc phát triển đảng



25
viên trẻ gặp nhiều khó khăn. Các đảng viên hưu trí có trình độ nhận thức tốt,
nhưng có phần máy móc, cứng nhắc, khơng trực tiếp tham gia thực hiện các
hoạt động tại địa phương nên khó tạo được sự thống nhất về tư tưởng và hành
động. Vấn đề đặt ra cho các đảng bộ cơ sở này là phải tập hợp và khai thác tốt
trí tuệ và kinh nghiệm của lực lượng đảng viên cao tuổi, đồng thời phải phát
triển đảng viên trẻ, động viên đội ngũ này xung kích đi đầu, dám nghĩ, dám
làm, tạo được sự thống nhất, xoá được rào cản về tuổi tác, giữ vững nguyên
tắc trong tổ chức và sinh hoạt đảng, đặc biệt là sự đồn kết, thống nhất vì mục
tiêu phát triển ổn định của địa phương.
Thứ tư, trong tổ chức, hoạt động và sinh hoạt của các đảng bộ cơ sở, đa
số đều chấp hành tốt nguyên tắc tổ chức sinh hoạt chi, đảng bộ theo quy định,
tỉ lệ đảng viên tham dự sinh hoạt tại chi bộ đạt từ 85% - 100%. Việc nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng có chuyển biến tích cực,
vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị, nhất là
tại phường được phát huy; công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở các
lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn được chú trọng hơn. Việc phân tích
chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hàng năm được cải tiến theo
hướng nâng cao chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ từng loại hình
tổ chức cơ sở đảng; kịp thời đề ra biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém, kéo
giảm số cơ sở đảng yếu kém, số đảng viên vi phạm tư cách, nâng tỉ lệ đảng
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm; chất lượng sinh hoạt chi bộ, ý thức
trách nhiệm xây dựng đảng, tinh thần tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng
viên được nâng lên. Công tác đảng viên được quan tâm chỉ đạo trên cả 3 mặt :
phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng; số lượng đảng viên mới kết nạp hàng
năm đều tăng; xây dựng tổ chức đảng, kết nạp đảng viên trong các doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bước đầu đạt một số kết quả
thiết thực.



×