Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của mỹ và trung quốc lên các quốc gia trong khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC BÍCH VÂN

TÁC ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI CỦA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỸ VÀ TRUNG
QUỐC LÊN CÁC QUỐC GIA TRONG KHU
VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TIEU LUAN MOI download :


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC BÍCH VÂN

TÁC ĐỘNG TƯƠNG ĐỐI CỦA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỸ VÀ TRUNG
QUỐC LÊN CÁC QUỐC GIA TRONG KHU
VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Hải Lý

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của Mỹ
và Trung Quốc lên các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương” là
cơng trình nghiên cứu của chính tác giả. Số liệu và nội dung là hoàn toàn trung
thực. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Thị
Hải Lý.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2016.
Tác giả

VŨ NGỌC BÍCH VÂN

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................... 2
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 4
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................... 4
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................... 6
1.5 Kết cấu của đề tài ................................................................................ 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................... 7
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 16
3.1.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 16

3.1.1 Mơ hình hệ phương trình đồng thời trên dữ liệu bảng PVAR ....... 17
3.1.2 Các dạng mơ hình PVAR ............................................................... 18
3.1.2.1

Mơ hình PVAR dạng cấu trúc ................................................. 18

3.1.2.2 Mơ hình PVAR dạng rút rọn hay dạng tiêu chuẩn................... 18
3.1.3 Phân rã Cholesky............................................................................ 19
3.1.4 Ứng dụng của mơ hình VAR .......................................................... 19
3.2 Ưu điểm của tiếp cận nghiên cứu trên dữ liệu bảng ......................... 20
3.3 Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm bài nghiên cúu ............................ 22
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 23
3.5 Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................... 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................ 37
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................. 37

TIEU LUAN MOI download :


4.2 Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Fisher (Choi 2001)..................... 39
4.3 Độ trễ tối đa cho mơ hình PSVAR ................................................... 40
4.4 Kiểm định nhân quả Granger test ..................................................... 43
4.5 Kiểm định tính ổn định mơ hình ....................................................... 49
4.6 Kết quả ước lượng mơ hình SVAR................................................... 49

4.6.1 Hàm phản ứng xung (impulse response) ........................................ 56
4.6.2 Phân rã phương sai (Variance decomposition) .............................. 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................... 65
5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu ........................................................ 65
5.2. Gợi ý chính sách............................................................................... 65
5.3. Hạn chế đề tài:.................................................................................. 66
5.4. Hướng mở rộng đề tài: .............................................................................. 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐỊNH LƯỢNG

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
OLS

Phương pháp hồi quy tổng bình phương nhỏ nhất

VAR

Hệ phương trình đồng thời
(vector autoregression)

PVAR

Hệ phương trình đồng thời trên dữ liệu bảng
(Panel vector autoregression)

PSVAR


Hệ phương trình đồng thời có cấu trúc
(Panel structural vector autoregression)

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn dữ liệu ........................................................................... 24
Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ ......................... 25
Biểu đồ 2: Tỷ trọng nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ ........................ 26
Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn 1991 – 2015 .................... 28
Biểu đồ 4: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1991 – 2015.............. 32
Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mơ hình .......................................... 38
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Fisher theo tiếp cận ADF ............. 40
Bảng 4.3: Độ trễ tối đa cho mơ hình VAR ............................................................... 42
Bảng 4.4: Kiểm định nhân quả GRANGER............................................................. 44
Bảng 4.5: Kiểm định tính ổn định mơ hình .............................................................. 49
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng PSVAR...................................................................... 51
Biểu đồ 5: Hàm phản ứng đẩy IRF của GDP US .................................................... 57
Biểu đồ 6: Hàm phản ứng đẩy IRF của GDP CHINA ............................................. 58
Bảng 4.7 Kết quả phân rã phương sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi
của GDP .................................................................................................................... 61
Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi
của INFLATION ....................................................................................................... 62
Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi
của T_Bill .................................................................................................................. 63
Bảng 4.10: Kết quả phân rã phương sai mức giải thích của các biến đến sự thay đổi
của REX .................................................................................................................... 64

TIEU LUAN MOI download :



1

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu với mục tiêu so sánh tác động của tăng trưởng kinh tế của
Mỹ và Trung Quốc lên các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sử
dụng phương pháp hệ phương trình đồng thời có cấu trúc trên dữ liệu bảng (Panel
structural vector autoregression) với khối đại diện nền kinh tế toàn cầu là ngoại
sinh bao gồm tăng trưởng GDP của hai nền kinh tế quốc tế là Mỹ và Trung Quốc
và lạm phát giá cả hàng hóa thế giới; trong khi các yếu tố vĩ mô đại diện cho khối
nền kinh tế nội địa bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát, lãi suất và tỷ giá
hối đoái thực. Sử dụng mẫu trong thời kỳ 1991-2015 theo quý, tác giả thấy rằng,
tác động từ biến động nền kinh tế Mỹ lan tỏa đến tăng trưởng đến GDP, lạm phát
của các quốc gia nghiên cứu là cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Bên cạnh đó,
tăng trưởng nền kinh tế của Mỹ càng biến động mạnh, lãi suất tại các quốc gia này
càng tăng. Phản ứng đối với cú sốc Trung Quốc có vẻ như ngược lại, khơng rõ ràng
trong thời gian đầu và âm trong những thời kỳ còn lại. Cuối cùng, tỷ giá hối đối
phản ứng khơng rõ ràng trước tác động của hai cú sốc từ hai nền kinh tế nghiên cứu
trên.
Từ khóa: Ảnh hưởng nền kinh tế Mỹ, ảnh hưởng nền kinh tế Trung Quốc, các yếu
tố vĩ mơ, các quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mơ hình PSVAR.

TIEU LUAN MOI download :


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1


Lý do chọn đề tài
Trong báo cáo công bố đầu tháng 4/2016 về “Triển vọng kinh tế thế giới”,

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tính tốn tác động của các yếu tố bên ngồi (cầu
tăng, thắt chặt tài chính và tiền tệ, giá nguyên liệu) đối với tăng trưởng của 16 nền
kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới. IMF chính thức kết luận, những yếu tố bên ngoài
này quyết định 50% biến động tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.
Theo IMF, GDP của Trung Quốc tăng thêm 1% sẽ giúp tốc độ tăng trưởng
trung bình của 16 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới tăng thêm 0,1% (cũng theo
tính toán của IMF, tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với 16 nền kinh tế mới nổi của thế
giới là 1% và 0,3%). Theo nhận định của các chuyên gia, tác động này không chỉ
dừng lại ở ngắn hạn.
Trong khi các quốc gia phát triển đang chìm trong “đại khủng hoảng”, nhu
cầu của Trung Quốc và Mỹ về các sản phẩm tới từ châu Á Thái Bình Dương hoặc
các nguyên liệu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của châu Phi hay Nam Mỹ,
cho phép các quốc gia mới nổi hạn chế được tác động từ khủng hoảng. Trong năm
2010-2011, tăng trưởng hàng quý của các nước mới nổi đã tăng trung bình 3,75%
so với năm 2008-2009. Riêng Trung Quốc đã giúp các nước mới nổi có thêm 0,5%
tăng trưởng trong số 3,75% này.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc chiếm ưu thế về thương mại khi
đang giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất với các nước châu Á Thái Bình Dương,
chứ khơng phải là Mỹ. Tuy nhiên Mỹ lại chiếm ưu thế tuyệt đối về đầu tư, xét riêng
một khu vực nhỏ như ASEAN là khu vực nhận được nhiều đầu tư nhất của các tập
đoàn và doanh nghiệp Mỹ trên khắp thế giới, với tổng giá trị khoảng 226 tỉ USD.
Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Thái Bình Dương thì thấp

TIEU LUAN MOI download :



3

hơn rất nhiều so với mức đầu tư của các doanh nghiệp nước này vào các thị trường
trọng điểm như Mỹ hay châu Âu.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF về các nền kinh tế
2015 (Outlook IMF), về lâu dài thì tình trạng hiện tại sẽ thay đổi theo hướng tăng
ảnh hưởng kinh tế của Mỹ, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ giảm đi. Việc
Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các nước châu Á Thái Bình
Dương trong vài năm trở lại đây là kết quả của việc nền kinh tế Trung Quốc tăng
trưởng nóng, dẫn đến tăng cường nhập khẩu rất nhiều năng lượng, vật liệu và hàng
hóa từ các nước trên thế giới, trong đó các quốc gia Thái Bình Dương chiếm một tỷ
lệ quan trọng. Từ khi tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, tăng trưởng của các
nước mới nổi đã giảm trung bình 2% kể từ năm 2012 so với thời gian đầu của
những năm 2010. Một phần tư trong số tụt giảm này là do ảnh hưởng từ sự suy
giảm tăng trưởng của Trung Quốc. Sự suy giảm này liên quan tới chủ ý của chính
phủ muốn đưa đất nước đi theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.
Các nghiên cứu trước đây thường chỉ lưu ý tới tác động của Mỹ tới các quốc
gia, khi sử dụng Mỹ như là yếu tố biến động toàn cầu. Hoặc nghiên cứu ảnh hưởng
của thị trường chứng chứng khoán Mỹ với các quốc gia khác như là Karolyi, G. A.,
và Stulz, R. M. (1996), Humpe, A., và Macmillan, P. (2009). Có ít nghiên cứu về
ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến các biến vĩ mô. Đến
năm 2014, Osborn và Vehbi nghiên cứu mối quan hệ giữa ảnh hưởng sự tăng
trưởng nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đến quốc gia New Zealand. Trong khía cạnh
của bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa ảnh hưởng Mỹ và
Trung Quốc đến một số quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo phân
loại khu vực của Ngân hàng thế giới Worldbank tiếp cận được dữ liệu.
Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự ảnh hưởng ngày
càng gia tăng của Mỹ buộc các nước mới nổi phải đa dạng hóa nền kinh tế để tăng

TIEU LUAN MOI download :



4

cường tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, để nghiên cứu sâu hơn, tác giả quyết
định chọn đề tài “Tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung
Quốc lên các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương”
1.2

Mục tiêu nghiên cứu
Bài viết làm rõ tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung

Quốc lên các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa trên cơ sở lý
luận từ tổng hợp kết quả các bài nghiên cứu trước đây.
Nội dung nghiên cứu chính nhằm giải quyết hai vấn đề:
(1) Liệu các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có phản ứng
thay đổi trong GDP, lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái thực trước các cú sốc từ
hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ?
(2) Nếu có ảnh hưởng thì mức độ phản ứng của các biến số vĩ mô của các
quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương giữa cú sốc của Trung Quốc và
của Mỹ khác nhau như thế nào?
1.3

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Không gian:
Bài nghiên cứu phân tích tác động của Trung Quốc, Mỹ tới một số quốc gia

khu vực châu Á Thái Bình Dương theo tiêu chuẩn phân loại khu vực World Bank1
bao gồm: Australia, Hong Kong, Nhật Bản, New Zealand, Philipines, Singapore,
Malaysia. Đây là các quốc gia có đầy đủ dữ liệu2 trong tồn bộ các quốc gia ở khu

vục Châu Á Thái Bình Dương.

1

Nguồn: />2
Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, bộ dữ liệu thống kê International Financial Statistics (IFS)

TIEU LUAN MOI download :


5

Thời gian:
Bài nghiên cứu tiến hành phân tích các biến số vĩ mô trong giai đoạn từ
1991 tới 2015 nhằm tối đa hóa số lượng quan sát nhằm đạt kết quả tin cậy hơn
trong định lượng.
1.3

Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng trên dữ liệu bảng với dữ

liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới (Worldbank). Sử dụng mơ hình định lượng hệ
phương trình đồng thời có cấu trúc SVAR để phân tích tác động của cú sốc của nên
kinh tế Trung Quốc và Mỹ lên các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương trên dữ liệu bảng. Lý do sử dụng mơ hình SVAR là do các biến (các yếu tố
đo lường) có khuynh hướng về mặt lý thuyết tác động qua lại lẫn nhau. Điều này đã
tìm thấy ở nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Bài nghiên cứu lần lượt thực hiện thống kê mô tả: Cung cấp cái nhìn tổng
quan dữ liệu. Lọc dữ liệu nếu cần thiết (quan sát những bất thường của mẫu). Sau
đó thực hiện các kiểm định: tính dừng, kiểm định đồng liên kết, kiểm định lựa chọn

độ trễ và kiểm định nhân quả Granger, lựa chọn độ trễ phù hợp với dữ liệu mẫu
trong hệ phương trình đồng thời và xác định quan hệ nhân quả giữa các biến theo
quan điểm Granger. Tiếp theo Hồi quy SVAR và phân tích hàm phản ứng đẩy IRF
(Impulse Response Function) và phân tích phân rã phương sai để đánh giá ảnh
hưởng lẫn nhau của các cú sốc, các biến thành phần và xác định trọng số mối quan
hệ nhân quả giữa các biến.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê Eviews 8 và Stata 12 trong
phân tích định lượng.

TIEU LUAN MOI download :


6

1.4

Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý luận, đề tài sẽ hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của cú sốc

tăng trưởng các quốc gia lớn tới các biến số vĩ mô của các quốc gia trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã góp phần giải thích tầm
ảnh hưởng của các quốc gia lớn đối với các quốc gia trong khu vực châu Á Thái
Bình Dương, điều mà các nghiên cứu trước đây chưa có.
Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mơ hình định lượng để xác
định các tác động này. Từ đó cung cấp những cơ sở để đưa ra các chính sách phù
hợp phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
1.5

Kết cấu của đề tài
Ngoài danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần tóm tắt, tài liệu tham


khảo và phụ lục, nội dung đề tài này bao gồm 5 chương được trình bày như sau:
Chương 1 - Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày
lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài.
Chương 2 - Tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này tác giả
trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này tác giả sẽ làm rõ mơ
hình thực nghiệm, hàm hồi quy, danh sách các biến, nguồn dữ liệu và phương pháp
ước lượng.
Chương 4 - Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong chương này tác giả phân
tích thống kê mơ tả, kiểm định tính dừng, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương
quan và phân tích hồi quy.
Chương 5 - Kết luận. Chương này sẽ tổng kết các kết quả mà đề tài đạt được và
rút ra các hạn chế của đề tài, những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo.

TIEU LUAN MOI download :


7

TIEU LUAN MOI download :


8

CHƯƠNG 2: TỞNG QUAN NGHIÊN CỨU
Có vẻ như đã đến lúc, cuộc cạnh tranh giành vị trí có ảnh hưởng quyết định
về kinh tế tại các nước Châu Á Thái Bình Dương đang đi đến hồi kết. Nếu thơng
qua các chỉ số về quan hệ kinh tế, đầu tư và thương mại giữa các quốc gia trong

khu vực với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, thì cũng có thể
có một khái niệm cơ bản về tầm ảnh hưởng của hai cường quốc kinh tế này tại châu
Á Thái Bình Dương.
Theo đó, Trung Quốc chiếm ưu thế về thương mại khi đang giữ vị trí đối tác
thương mại lớn nhất đặc biệt là đối với các quốc gia xuất khẩu nhỏ. Tuy nhiên Mỹ
lại chiếm ưu thế tuyệt đối về đầu tư, khi châu Á Thái Bình Dương là khu vực nhận
được nhiều đầu tư nhất của các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ trên khắp thế giới.
Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc vào khu vực thì thấp hơn rất nhiều so
với mức đầu tư của các doanh nghiệp nước này vào các thị trường trọng điểm như
Mỹ hay châu Âu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, về lâu dài thì tình trạng hiện tại sẽ
thay đổi theo hướng tăng ảnh hưởng kinh tế của Mỹ tại các nước này, trong khi ảnh
hưởng của Trung Quốc sẽ giảm đi. Việc Trung Quốc trở thành đối tác thương mại
lớn nhất của các nước nhỏ trong vài năm trở lại đây là kết quả của việc nền kinh tế
Trung Quốc tăng trưởng nóng, dẫn đến tăng cường nhập khẩu rất nhiều năng
lượng, vật liệu và hàng hóa từ các nước trên thế giới, trong đó các quốc gia
ASEAN chiếm một tỷ lệ quan trọng.
Ngoài việc xuất khẩu năng lượng và nguyên vật liệu thơ sang Trung Quốc
thì khá nhiều các nước này cũng điều chỉnh lại xuất khẩu của mình để tận dụng tối
đa sự tăng trưởng nóng của kinh tế Trung Quốc. Nó dẫn đến kết quả lượng trao đổi
thương mại với Trung Quốc tăng vọt trong một thời gian ngắn. Vì thế, khi mà kinh
tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại và nhu cầu nhập khẩu giảm hẳn, thì

TIEU LUAN MOI download :


9

điều tất yếu là tỷ trọng trao đổi thương mại cũng giảm đi. Việc một loạt các quốc
gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines hay Malaysia tăng trưởng chậm hẳn

trong năm 2015 là một dẫn chứng, khi hầu hết các nước này rơi vào tình trạng giảm
xuất khẩu trầm trọng do bị tác động từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc.
Nói cách khác, sự tăng vọt trong trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và
các quốc gia xuất khẩu nhỏ chỉ mang tính ngắn hạn, và xuất phát từ nhu cầu bộc
phát về phát triển của Trung Quốc thay vì một quan hệ kinh tế vững chắc và ổn
định lâu dài.
So sánh về mức độ đầu tư có quy mơ lớn, bài bản và lâu dài tại các nước
này, thì rõ ràng Trung Quốc khơng thể so sánh với Mỹ. Nhưng với một loạt các
hiệp định thương mại vừa ký kết trong khu vực, cùng với dự báo trong tương lai
châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
thế giới, thì điều này chắc chắn sẽ có sự thay đổi lớn.
Nhưng, quan trọng hơn, điều mà chính phủ Mỹ hướng tới trong mối quan hệ
kinh tế không phải là các con số thương mại như Trung Quốc, mà Washington
quan tâm đến việc đặt ra luật chơi về kinh tế tại khu vực này, một điều sẽ nâng cao
ảnh hưởng về kinh tế của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương lên mức lớn nhất có thể,
đồng thời làm giảm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tại khu vực này nhất có thể.
Dễ dàng nhận ra điều này khi quan sát các quy định quan trọng nhất mà Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra. Ngồi việc thúc đẩy hơn nữa quy mơ
trao đổi thương mại giữa các nước thành viên thì vấn đề quan trọng nhất của TPP là
thiết lập một loạt các tiêu chuẩn về sản xuất và thương mại, và các tiêu chuẩn này
được đánh giá là ở một mức rất cao mà các doanh nghiệp Trung Quốc khó có thể
đạt tới.
Điều này có nghĩa, khi TPP đi vào hoạt động, thì các nền kinh tế trong khu
vực Thái Bình Dương sẽ vận hành với các tiêu chuẩn cao hơn Trung Quốc rất

TIEU LUAN MOI download :


10


nhiều, và có tính tương tác tốt hơn với nền kinh tế Mỹ vốn rất phát triển thay vì với
nền kinh tế Trung Quốc vẫn được đánh giá là lạc hậu và vẫn sử dụng các tiêu chuẩn
tương đối thấp.
Trong bối cảnh đó, hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN diễn ra vào giữa
tháng 2.2016 tại Sunnylands (Mỹ) sẽ tạo điều kiện tối đa cho ba nền kinh tế Thái
Lan, Indonesia và Philippines gia nhập TPP trong thời gian sớm nhất khi mà các
nước này cũng tỏ ý muốn gia nhập. Một khi Thái Lan, Indonesia và Philippines
cũng gia nhập TPP, thì câu chuyện ảnh hưởng của Mỹ hay Trung Quốc đối với các
quốc gia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương lớn hơn cũng sáng tỏ.
Trong q trình nghiên cứu các học thuyết có liên quan, tác giả nhận thấy
khơng có các học thuyết trước tác đông của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đến các
yếu tố vĩ mô của các quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Lý do là việc nghiên cứu
tầm ảnh hưởng của quốc gia này đến quốc gia khác trong điều kiện nền kinh tế thế
giới không ngừng mở rộng là một đề tài khá mới và chỉ mới được nghiên cứu trong
những năm gần đây, khác với các học thuyết tăng trưởng chủ yếu xem xét đến các
yếu tố trong cùng một quốc gia. Một số bài nghiên cứu có liên quan cũng khơng đề
cập đến các học thuyết kinh tế. Do đó, tác giả chủ yếu trình bày các nghiên cứu
dưới dạng bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố này ảnh hưởng
đến các quốc gia khác.
Các bài nghiên cứu trước đây nghiên cứu ảnh hưởng của Mỹ hoặc Trung
Quốc ảnh hưởng tới một số quốc gia/khu vực như Úc, New Zealand, OCED, các
khu vực trên thế giới trong nhiều giai đoạn. Các nghiên cứu trên thế giới cho ra các
kết quả đa chiều vì mẫu dữ liệu và biến số vĩ mô cũng như việc lựa chọn các cú sốc
tác động khác nhau.
Malory Greene, Nora Dihel, Przemyslaw Kowalski và Douglas Lippoldt
(2006) định lượng tác động của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới. Ước tính dựa

TIEU LUAN MOI download :



11

trên mơ hình cân bằng tổng thể, FTAP. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động khá
hạn chế lên các quốc gia thuộc nền kinh tế OECD. Cơ cấu thương mại song
phương giữa Trung Quốc và cá nhân của nền kinh tế OECD phản ánh các hình thức
khác nhau của lợi thế so sánh cũng như sự khác biệt về cấu trúc của các rào cản
thương mại và vị trí địa lý. Việc Trung Quốc gia nhập WTO cùng các cam kết
được dự đoán sẽ dẫn đến các tác động không đồng nhất vào các thành viên OECD.
Tác động trực tiếp nhất là hiệu suất xuất khẩu của các nước OECD đã được giao
dịch hoặc đầu tư mạnh mẽ ở Trung Quốc nhưng vẫn phải đối mặt rào cản thị
trường. Mơ hình thương mại quan sát cho thấy rằng tác động có thể quan trọng hơn
đối với Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Paul Conway (1998), sử dụng mô hình SVAR đối với dữ liệu theo quý từ
1985 tới 1996 nhằm phân tích tác động biến đổi trong kinh tế vĩ mô New Zealand
với các cú sốc đầu tư nước ngoài. Các cú sốc này đã làm thay đổi nền kinh tế của
New Zealand, nền kinh tế trở nên cởi mở hơn sau năm 1985, gia tăng việc thuê
mướn nhân công lao động và thay đổi chu kỳ kinh tế. Lãi suất thực trong nước
phản ứng không rõ trong dài hạn, tuy nhiên sau khi bãi bỏ quy định tài chính vào
giữa những năm 1980, lãi suất thực trong nước phản ứng với tác động từ các cú sốc
lãi suất tồn cầu.
Trong nghiên cứu của Ben Hunt (2010), mơ hình kinh tế tồn cầu của IMF
(GEM) được sử dụng để ước tính ảnh hưởng khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng của
các quốc gia mới nổi châu Á lên Úc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng
25% tăng trưởng của Australia trong thập kỷ qua đã được giải thích từ tăng trưởng
của các quốc gia châu Á mới nổi trong giai đoạn nghiên cứu.
Sun (2011) sử dụng phương pháp vector tự hồi quy (VAR) và thấy rằng,
trong một thập kỷ qua, những cú sốc từ các quốc gia mới nổi châu Á vượt qua Hoa
Kỳ thông qua việc nghiên cứu các yếu tố ngoại sinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến

TIEU LUAN MOI download :



12

chu kỳ kinh tế của Úc. Đối với thời kỳ mẫu toàn bộ 1991-2010, cú sốc 1 phần trăm
trong GDP của Mỹ được tìm thấy tác động tới tăng trưởng Úc khoảng 0,4 phần
trăm. Ngược lại, những cú sốc từ các nước Châu Á mới nổi có tác động gần như
không đáng kể lên tăng trưởng Úc. Kết quả này thay đổi đáng kể khi giới hạn kích
thước mẫu để 2000-10. Một phần trăm cú sốc đối với tăng trưởng của các quốc gia
mới nổi châu Á tác động tới tăng trưởng Úc ⅓ phần trăm, trong khi các tác động
của các cú sốc của Hoa Kỳ vào Úc không có ý nghĩa thống kê.
Ngược lại, những cú sốc từ các quốc gia này được tìm thấy khơng có nhiều
ảnh hưởng trên chu kỳ kinh tế của New Zealand mặc dù điều này có thể là do xuất
khẩu sang Trung Quốc đã tăng tốc nhanh chóng chỉ từ năm 2008. Thay vào đó,
GDP của New Zealand là giải thích tốt nhất cho những cú sốc từ Úc, đối tác thương
mại và tài chính quan trọng nhất của mình. Tác động gần như là một trong mẫu dữ
liệu mười năm trở lại đây. Điều này cho thấy trong thập kỷ qua New Zealand đã
nhận được những lợi ích gián tiếp từ các quốc gia châu Á mới nổi (chủ yếu là
Trung Quốc) thông qua Úc.
Sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu là một trong những sự
kiện ngoạn mục nhất trong lịch sử kinh tế. Điều này đã thúc đẩy Christian Dreger
và Yanqun Zhang (2011) nghiên cứu quá trình này ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng sản lượng và lạm phát ở các nước tiên tiến như thế nào. Bằng mơ hình
GVAR khám phá phụ thuộc lẫn nhau giữa các chu kỳ kinh tế ở Trung Quốc và các
nước cơng nghiệp, trong đó có Mỹ, khu vực đồng Euro và Nhật Bản. Bên cạnh đó
các kết quả được so sánh với những tác giả khác thu được từ mơ hình cấu trúc hàng
đầu, như NiGEM và OEF. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng tác động đến
tăng trưởng sản lượng trong nền kinh tế tiên tiến có thể khác biệt đáng kể, đặc biệt
là đối với khu vực châu Á. Các phản ứng khu vực đồng euro và Mỹ là thấp hơn bởi
liên kết thương mại ít chuyên sâu hơn.


TIEU LUAN MOI download :


13

Valery Charnavoki, Juan J. Dolado (2012) sử dụng mơ hình các nhân tố
năng động cấu trúc, với dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1875-2010. Tác giả xem
Canada như là đại diện của một nước xuất khẩu hàng hóa nhỏ và phân tích tác động
của các cú sốc tồn cầu tới các biến số vĩ mơ. Kết quả phân tích cho thấy rằng sự
biến động của giá cả hàng hóa chịu tác động âm từ cú sốc giá của các hàng hóa đặc
biệt mang tính tồn cầu. Ngược lại một cú sốc cầu lại mang tác động tích cực tới
biến động giá. Đặc biệt, các cú sốc đều mang ý nghĩa tới sự thay đổi của giá cả
hàng hóa đáng kể nhất là trong giai đoạn 1975 trở đi.
Shaun K. Roache (2012) sử dụng mơ hình VAR với dữ liệu trong giai đoạn
2000-2011. Tác giả thấy rằng những cú sốc hoạt động tồn thể ở Trung Quốc có tác
động mang ý nghĩa trong ngắn hạn đối với sự biến động trong giá dầu và các vật
liệu cơ bản. Ngược lại, cú sốc về lượng hàng tiêu thụ, phản ánh nhu cầu tồn kho
khơng có tác động nào tới giá cả hàng hóa. Tác động của Trung Quốc lên thị
trường hàng hóa tồn cầu ngày càng gia tăng nhưng vẫn ít hơn so với Mỹ. Điều này
chủ yếu từ sự cơ động của các cú sốc tăng trưởng thực tiễn ở Mỹ có xu hướng kéo
dài và tác động mạnh tới phần còn lại của thị trường thế giới.
Denise R. Osborn, Tugrul Vehbi (2015) nghiên cứu cung cấp một phân tích
định lượng so sánh tác động tương đối của tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung
Quốc lên các quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhỏ, cụ thể là New Zealand. Mơ hình
SVAR với khối tồn cầu là ngoại sinh bao gồm tăng trưởng GDP của hai nền kinh
tế quốc tế và lạm phát giá cả hàng hóa thế giới mang tính trọng yếu; ảnh hưởng
trong khu vực được kiểm sốt thông qua việc đưa tăng trưởng GDP của Úc, trong
khi khối nội địa bao gồm tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất và những thay đổi
trong tỷ giá hối đoái thực. Sử dụng mẫu trong thời kỳ 1986-2011, tác giả thấy rằng,

mặc dù tác động lan tỏa tăng trưởng đến GDP New Zealand là cao hơn đáng kể với

TIEU LUAN MOI download :


14

tác động từ Mỹ so với Trung Quốc, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc gây
ra phản ứng lớn hơn trong tỷ giá hối đoái thực so với Mỹ.
Trong báo cáo tăng trưởng châu Á của các tác giả thuộc ngân hàng Standard
Chartered (2015). Trong khi kết quả phản ứng xung của cho thấy rằng một cú sốc
tăng trưởng của Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với tăng trưởng của châu Á, tầm
quan trọng của Trung Quốc tăng trong gần đây khung thời gian nghiên cứu (200515). Cụ thể, đối với toàn bộ giai đoạn 2000-15, tác động của một cú sốc tăng
trưởng Mỹ lớn hơn đối với các nền kinh tế châu Á trong mẫu so với một cú sốc
tương tự như với các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, tính đến tốc độ tăng trưởng
tương đối, Trung Quốc là động lực chi phối nhiều hơn cho tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn của nó. Các tác giả cũng thấy rằng, các nền kinh tế mở cửa giao dịch
ngoại thương trong mẫu của (Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và
Malaysia) bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng trưởng trong các ngành lớn hơn so với
các nền kinh tế khép kín (Ấn Độ, Philippines, Australia và Indonesia). Cụ thể, một
sự suy giảm tăng trưởng ở Mỹ hoặc Trung Quốc có thể làm GDP Singapore sẽ
giảm tổng cộng 1,65% hay 1,63% so với một năm, tương ứng. Hay, Malaysia
0,53% hay 0,26%, tương ứng.
Tóm lại, nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ giữa tác động kinh tế của Mỹ
và Trung Quốc đến các quốc gia và vùng lãnh thổ là không nhiều, các nghiên cứu
tập trung vào đối tượng một nền kinh tế quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.
Đối với vùng nhóm quốc gia:
Các tác giả tìm thấy tác động hạn chế lên các quốc gia thuộc nền kinh tế
OECD. Cơ cấu thương mại song phương giữa Trung Quốc và cá nhân của nền kinh
tế OECD phản ánh các hình thức khác nhau của lợi thế so sánh cũng như sự khác

biệt về cấu trúc của các rào cản thương mại và vị trí địa lý. Tuy nhiên khi gia nhập
WTO cùng các cam kết được dự đốn sẽ dẫn đến các tác động khơng đồng nhất

TIEU LUAN MOI download :


15

vào các thành viên OECD. Tác động trực tiếp nhất là hiệu suất xuất khẩu của các
nước OECD đã được giao dịch hoặc đầu tư mạnh mẽ ở Trung Quốc nhưng vẫn
phải đối mặt rào cản thị trường. Tuy nhiên các tác giả này cũng tìm thấy tác động
có thể quan trọng hơn đối với Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand;
Malory Greene, Nora Dihel, Przemyslaw Kowalski và Douglas Lippoldt (2006).
Đối với khu vực châu Á, có những nghiên cứu đã tìm thấy tác động đáng kể
của Trung Quốc lên các quốc gia này, Christian Dreger và Yanqun Zhang (2011).
Trong khi Trung quốc ít tác động lên các quốc gia khu vực đồng EURO bởi lý do
liên kết thương mại khơng chun sau bằng. Ngồi ra, cũng là thực nghiệm Châu
Á, tác giả thuộc ngân hàng Standard Chartered (2015) báo cáo thường niên, cho
thấy một cú sốc tăng trưởng của Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với tăng trưởng
của châu Á, tầm quan trọng của Trung Quốc tăng trong gần đây khung thời gian
nghiên cứu (2005-15). Cụ thể, đối với toàn bộ giai đoạn 2000-15, tác động của một
cú sốc tăng trưởng Mỹ lớn hơn đối với các nền kinh tế châu Á trong mẫu so với
một cú sốc tương tự như với các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, tính đến tốc độ tăng
trưởng tương đối, Trung Quốc là động lực chi phối nhiều hơn cho tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn của nó. Các tác giả cũng thấy rằng, các nền kinh tế mở cửa giao
dịch ngoại thương trong mẫu của (Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và
Malaysia – các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương) bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng
trưởng trong các ngành lớn hơn so với các nền kinh tế khép kín (Ấn Độ,
Philippines, Australia và Indonesia).
Trong so sánh tác động nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cú sốc hoạt động

tồn thể ở Trung Quốc có tác động mang ý nghĩa trong ngắn hạn đối với sự biến
động trong giá dầu và các vật liệu cơ bản. Trong khi tác động thị trường hàng hóa
tồn cầu mặc dù ngày càng gia tăng nhưng vẫn ít hơn so với Mỹ. So với các cú sốc

TIEU LUAN MOI download :


16

do Trung Quốc, các cú sốc tăng trưởng thực tiễn ở Mỹ có xu hướng kéo dài và tác
động mạnh tới phần còn lại của thị trường thế giới.
Đối với một quốc gia:
Các nghiên cứu cho thấy các quốc gia chịu tác động từ tác động của các biến
động nền kinh tế, trên cả các yếu tố vĩ mô và đặc biệt là giải thích nhiều cho sự
tăng trưởng quốc gia đó, như:
Các nền kinh tế bên ngồi và tác động tồn cầu có tác động làm cởi mở hơn
đối với kinh tế New Zealand, gia tăng việc thuê mướn nhân công lao động và thay
đổi chu kỳ kinh tế, lãi suất thực trong nước phản ứng không rõ trong dài hạn, tuy
nhiên sau khi bãi bỏ quy định tài chính vào giữa những năm 1980, lãi suất thực
trong nước phản ứng với tác động từ các cú sốc lãi suất toàn cầu, Paul Conway
(1998).
Các quốc gia châu Á giải thích cho sự tăng trưởng nền kinh tế Úc được tác
giả Hunt (2010) tìm thấy, khoảng 25% tăng trưởng của Australia trong thập kỷ qua
đã được giải thích từ tăng trưởng của các quốc gia châu Á mới nổi. Và sự tăng
trưởng của các quốc gia mới nổi châu Á ảnh hưởng tới Úc ghi nhận này còn vượt
qua ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000-2010, Sun (2011).
Đối với các yếu tố vĩ mô, tác động của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc tới
New Zealand, tác giả thấy rằng, mặc dù tác động lan tỏa tăng trưởng đến GDP New
Zealand là cao hơn đáng kể với tác động từ Mỹ so với Trung Quốc, tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng ở Trung Quốc gây ra phản ứng lớn hơn trong tỷ giá hối đoái thực so

với Mỹ. Denise R. Osborn, Tugrul Vehbi (2015).

TIEU LUAN MOI download :


17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, đầu tiên là
phương pháp tiếp cận phân tích hệ phương trình đồng thời trên dữ liệu bảng, sau đó là
danh sách quốc gia và khoảng thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu bao gồm định
nghĩa biến và nguồn dữ liệu. Tiếp theo tác giả trình bày mơ hình thực nghiệm và cuối
cùng tác giả trình bày thực trạng biến động kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực
Châu Á Thái Bình Dương.
3.1.

Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này tác giả trình bày căn cứ phương pháp nghiên cứu dựa trên

nghiên cứu trước đây, cũng như ưu điểm và lý do lựa chọn mô hình.
Như đã trình bày trong chương 2, có hai phương pháp thường được dùng ở
một số bài nghiên cứu khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tác động của nền kinh tế
Mỹ và Trung Quốc đến các biến vĩ mô. Phương pháp đầu tiên là phương trình hồi
quy tiêu chuẩn đơn, các tác giả áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS
để đo lường mức tác động, với đa thức phân phối có độ trễ để nắm bắt những phản
ứng của các yếu tố vĩ mô trước biến động của nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng hạn chế của phương pháp này là bỏ qua tính chất chuỗi thời gian của dữ liệu
vĩ mơ. Do đó những giả thiết trong đo lường OLS bị vi phạm, dẫn đến những vấn
đề của hồi quy giả mạo. Hơn nữa, đo lường có thể bị thất bại từ những vấn đề
khơng nhất quán do việc xác định biến nội sinh tác động qua lại giữa các biến vĩ

mô.
Phương pháp thứ hai có tên là PSVAR dựa trên phương pháp VAR véc tơ tự
hồi quy (Vector Auto-regressive) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 bởi
Chrishtopher H. Sims, người vừa đạt được giải Nobel kinh tế 2011. Trong bài viết
này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng: mơ hình PSVAR – (Panel

TIEU LUAN MOI download :


18

Structral Vector autoregression model) được sử dụng và ứng dụng chức năng hàm
phản ứng xung IRF (Impulse Response Function), phân rã phương sai (Variance
decomposition) để đo lường và phân tích sự truyền dẫn cú sốc về sản lượng và giá
cả trên thế giới đến các biến số vĩ mô, phân tích vai trị của các yếu tố vĩ mơ ảnh
hưởng đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồng thời thông qua chức năng
phân rã phương sai, tác giả phân tích vai trị của các yếu tố ảnh hưởng đến các biến
vĩ mơ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình PSVAR trên khung cơ sở mơ hình VAR kế
thừa cách tiếp cận của tác giả Denise R. Osborn và Tugrul Vehbi (2015). Phương
pháp này, cùng các bước thực hiện, thu thập và xử lý dữ liệu sẽ được trình bày cụ
thể sau đây.
3.1.1 Mơ hình hệ phương trình đồng thời trên dữ liệu bảng PVAR
Trong mơ hình PVAR, một biến khơng những chịu ảnh hưởng từ tác động
hiện tại của các biến khác mà cịn chịu ảnh hưởng bởi độ trễ của chính nó và độ trễ
của các biến khác trong quá khứ. Mơ hình PVAR về cấu trúc gồm nhiều phương
trình (mơ hình hệ phương trình) và có các độ trễ của các biến số. PVAR là mơ hình
động của một số biến thời gian. Mơ hình VAR tổng qt đối với hai biến số Y1, Y2
và một độ trễ có dạng sau đây:
𝑝


𝑝

𝑌1𝑡 = ∝ + ∑ 𝛽𝑖 𝑌1𝑡−𝑖 + ∑ 𝛾𝑖 𝑌2𝑡−𝑖 + 𝛼𝑖𝑐𝑜𝑢𝑛𝑡𝑟𝑦 + 𝜂𝑗𝑦𝑒𝑎𝑟 + 𝑈1𝑡
1

1

𝑝

𝑝

𝑌2𝑡 = 𝛿 + ∑ 𝜕𝑖 𝑌1𝑡−𝑖 + ∑ 𝜃𝑖 𝑌2𝑡−𝑖 + 𝛼𝑖𝑐𝑜𝑢𝑛𝑡𝑟𝑦 + 𝜂𝑗𝑦𝑒𝑎𝑟 + 𝑈2𝑡
1

1

TIEU LUAN MOI download :


×