Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tieu luan chin sach cong chính sách hợp tác phát triển của tỉnh khăm mouane với quảng bình từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.64 KB, 38 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời điểm hiện nay nước Lào đang mở cửa hội nhập với khu vực
và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn từ khi Đảng nhân dân cách mạng Lào đưa
ra đường lối đổi bảo vệ đất nước và đường lối phát triển đất nước tại đại hội
lần thứ tư vào tháng 11 năm 1986.Từ thời điểm đó cho tới bây giờ nước Lào
đã có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng để đưa đất nước ra khỏi tình
trạng kém phát triển .
Để có sự phát triển nhanh chóng như vậy là do Lào đã có sự hợp tác
kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là với Việt Nammột nước có mối quan hệ chặt chẽ với Lào từ các thời kỳ trước. Sự hợp tác
giữa Lào và Việt Nam được thực hiện thông qua các chính sách hợp tác về tất
cả các lĩnh vực quan trọng trong đó hợp tác về kinh tế là một chính sách hợp
tác quan trọng giữa hai nước.
Khăm Moune là tỉnh nằm ở miền nam của Lào có đường biên giới giáp
với tỉnh Quảng Bình của Việt Nam .Nhờ vậy tỉnh Khăm Mouane có nhiều
điều kiện để phát triển kinh tế của tỉnh thông qua việc hợp tác với Quảng Bình
của Việt Nam để hướng ra biển thơng qua bờ biển của Việt Nam. Đồng thời
việc hợp tác với tỉnh Quảng Bình của Việt Nam sẽ giúp cho tỉnh Khăm
Mouane có được sự hỗ trợ của các chuyên gia trong các lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và phát triển công nghiệp khai khống . Điều đó giúp cho tỉnh
Khăm Mouane phát triển kinh tế của tỉnh mình và góp phần vào sự phát triển
chung cho dất nước.
Hai nước Lào và Việt Nam với chế độ chính trị tương đồng nên có
nhiều thuận lợi đối với tỉnh Khăm Mouane trong việc hợp tác phát triển kinh
tế cũng như trong việc hợp tác trong các lĩnh vực khác . Với xu hướng hợp
tác toàn diện hiện nay giữa hai nước và đặc biệt là việc hợp tác giữa các tỉnh


2



biên giới của hai nước Lào và Việt Nam trong đó quan trọng nhất là các chính
sách hợp tác kinh tế thì việc nghiên cứu chúng có tầm quan trọng đối với tỉnh
Khăm Mouane . Nếu tỉnh Khăm Mouane có được những cách thức thực hiện
đúng đắn trong hoạt động kinh tế thì điều này sẽ giúp cho tỉnh ngày càng phát
triển .
Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của chính sách hợp tác phát triển
kinh tế giữa hai tỉnh đến mọi mặt trong đời sống của tỉnh Khăm Mouane.
Đồng thời là một người sinh con ra và lớn lên tại tỉnh Khăm Mouane nên em
hiểu rõ được tình hình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như chính sách hợp tác
của tỉnh với tỉnh Quảng Bình với mong muốn làm rõ hơn về việc hợp tác kinh
tế giữa hai tỉnh của hai nước Lào và Việt Nam vì vậy em chọn đề tài " Chính
sách hợp tác phát triển của tỉnh Khăm Mouane với Quảng Bình từ năm
2000 đến năm 2010" .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Quan hệ giữa Lào và Việt Nam đã được nhiều các nhà nghiên cứu trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật.Các nghiên
cứu này tập trung vào việc đánh giá tình hình , thực trạng của việc hợp tác và
những triển vọng của việc hợp tác phát triển hai bên.Cùng với đó là đưa ra các
gợi ý cho các công ty đầu tư của Việt Nam khi đầu tư kinh doanh làm ăn bên
Lào trong các kĩnh vực khác nhau.
Đặc biệt trong hợp tác kinh tế hai nước là sự hợp tác của các tỉnh giáp
biên của hai nước Lào và Việt Nam.Trong đó nhiều nhất là hợp tác của các
tỉnh hạ Lào với các tỉnh miền Trung của Việt Nam.Trước đây đã có các bài
báo, các đề tài nghiên cứu viết về sự hợp tác này. Chúng ta có thể kể đến các
nhóm đề tài sau:
Trần Đại Nghĩa(2006)"Khả năng hợp tác giữa các tỉnh biên giới Việt
Nam- Lào"Luận án thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quảng Bình.



3

Nguyễn Hải Đăng(2007)" Nâng cao khả năng hợp tác kinh tế tỉnhThừa
Thiên Huế với các tỉnh Nam Lào", Luận án kinh tế, Đại học Huế.
Trịnh Văn Ninh(2009)"Quan hệ đối kinh tế đối ngoại Việt Nam – Lào",
Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các đề tài trên đây đã đi làm rõ nhiều vấn đề nhưng chưa có nhiều các
đề tài nghiên cứu việc phát triển kinh tế giữa Kham Mouane và Quảng Bình.
Vì vậy nó đã định hướng cho sự nghiên cứu của em.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu khơng trùng lặp với các đề tài trước đó
mà với mục đích nhằm tìm hiểu về chính sách phát triển giữa tỉnh Khăm
Mouane với tỉnh Quảng Bình. Từ đó thấy được sự hợp tác giữa các tỉnh biên
giới của hai nước trong thời kỳ mới hiện nay.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu với nhiệm vụ là làm rõ các vấn đề về chính sách hợp
tác giữa tỉnh Khăm Mouane với tỉnh Quảng Bình, đề tài này cũng làm rõ việc
tại sao phải hơp tác của tỉnh Khăm Mouane với Quảng Bình đồng thời khảo
sát quá trình hình thành, phát triển và những kết quả đạt được qua việc hợp
tác này đối với tỉnh Khăm Mouane.
4. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu .
Đối tượng của đề tài hướng tới nghiên cứu đó là chính sách hợp tác giữa
tỉnh Khăm Mouane với tỉnh Quảng Bình .
4.2.Phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận này nghiên cứu với phạm vi:
-Thời gian:tiểu luận nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.



4

-Không gian: tiểu luận nghiên cứu tại tỉnh Khăm Mouane.
-Nội dung: Tiểu luận nghiên cứu về chính sách hợp tác giữa tỉnh Khăm
Mouane với tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm của hai nước.
Cùng với đó tiểu luận này cũng sử dụng thêm các phương pháp riêng
như phương pháp riêng như phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp,logic lịch sử cùng với đó là các phương pháp phân tích , tổng hợp.
6.Đóng góp của đề tài.
Tiểu luận này cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phát triển kinh tế giữa
tỉnh Khăm Mouane và tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua.
Tiểu luận này cung cấp thông tin cho các bạn đọc, các nghiên cứu về hợp tác
giữa hai tỉnh của Lào và Việt Nam.
Đồng thời tiểu luận này cũng cho thấy những kết quả đạt được trong việc
hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai tỉnh trong thời gian vừa qua.
7. Kết cấu của tiểu luận.
Tiểu luận này gồm có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận.
Phần nội dung của tiểu luận gồm có ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách cơng và thực
hiện chính sách hợp tác giữa tỉnh Khăm Mouane với tỉnh Quảng Bình.
Chương 2 :Thực tiễn việc thực hiện chính sách hợp tác phát triển kinh tế của
tỉnh Khăm Mouane với tỉnh Quảng Bình.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách
hợp tác giữa tỉnh Khăm Mouane với tỉnh Quảng Bình.



5


6

NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH CƠNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC
PHÁT TRIỂN GIỮA TỈNH KHĂM MOUANE VỚI TỈNH QUẢNG
BÌNH.
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CƠNG.

1.1.1.Khái niệm, vị trí thực hiện chính sách cơng trong quy trình chính
sách.
1.1.1.1.Khái niệm về chính sách.
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã
hội,khái niệm chính sách được thể hiện với các cách hiểu khác nhau:
Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất
định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế đề ra.
Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Chính sách là phương thức hành động được chủ thể khẳng định và thực
hiện nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống hiện tại.
1.1.1.2.Khái niệm chính sách cơng.
Chính sách cơng là một trong những vấn đề quan trọng của chính trị,
tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhận thức về vấn đề
này vẫn chưa thực sự thống nhất.
Ở nước ta, chính sách cơng thường được hiểu là chính sách, với nghĩa
hẹp là những chủ trương cụ thể của Nhà nước trong một lĩnh vực nào đó. Một



7

số cơng trình đã cố gắng đưa ra quan niệm về chính sách: “Chính sách là
những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; chính sách được
thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất
của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…”. Các nhà
nghiên cứu có cách tiếp cận cụ thể hơn: “Chính sách cơng là chương trình
hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng…
Đó là chương trình hoạt động được suy tính một cách khoa học, liên quan với
nhau một cách hữu cơ và nhằm những mục đích tương đối cụ thể; chủ thể
hoạch định chính sách cơng nắm quyền lực nhà nước; chính sách cơng bao
gồm những gì được thực sự thi hành chứ không phải chỉ những là tuyên bố”.
Như vậy, về cơ bản, các định nghĩa về chính sách cơng tập trung vào
chính sách quốc gia – những chương trình hành động của nhà nước nhằm đạt
được các mục tiêu nhất định. Các chính sách khác nhau về phạm vi, tính phức
tạp, mục tiêu ra quyết định, cách lựa chọn và tiêu chuẩn quyết định. Các chính
sách cũng được đề ra và thực hiện ở những cấp độ khác nhau, từ những quyết
định mang tính tương đối ngắn hạn đến những quyết định có tính chiến lược
có ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Vì vậy, chính sách cần được hiểu một
cách uyển chuyển.
Theo nghĩa rộng, chính sách cơng bao gồm những việc Nhà nước định
là hoặc không định làm. Điều đó có nghĩa là khơng phải mọi mục tiêu của
chính sách cơng đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là u cầu của chủ thể
khơng được hành động. Chính sách tác động đến các đối tượng của chính sách
- là những người chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách. Phạm vi điều
tiết của mỗi chính sách rộng hay hẹp tùy theo nội dung của từng chính sách.
Có thể chia thành đối tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp. Chính sách cơng



8

được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của
quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực công của Nhà
nước.
Khái qt lại, Chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực
Nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của
những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội
đặt ra. Đó là tổng thể các chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử
dụng để quản lí xã hội.
1.1.1.3.Khái niệm thực hiện chính sách cơng.
Thực hiện chính sách cơng là giai đoạn chính trong quy trình chính sách ,
giai đoạn các chính sách đi vào cuộc sống.Các chính sách được hoạch định
xuất phát từ yêu cầu khách quan của cuộc sống , từ những nhu cầu của xã hội
và của nhân dân.Thực hiện chính sách là q trình giải quyết những nhu cầu
đó, đem lại những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phục
vụ lợi ích của nhân dân. Đó là chuỗi các hành động và biện pháp cụ thể để thi
hành một quyết định chính sách đã được thơng qua.
Về thực chất đó là q trình chuyển những tuyên bố trên giấy tờ của chính
quyền về các loại dịch vụ, mục tiêu, đối tượng,phương thức thành những hành
động nhất định nhằm phân phối lợi ích từ tuyên bố .Trong q trình thực hiện
chính sách, các nguồn lực về tài chính cơng nghệ, con người được đưa vào sử
dụng một cách có định hướng . Nói cách khác đây là quá trình kết hợp giữa
yếu tố con người với các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục
tiêu đề ra.
Từ đó ta có thể có khái niệm thực hiện chính sách: Thực hiên chính sách là
giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt



9

động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước , nhằm đạt tới mục
tiêu đề ra.
1.1.1.4.Vị trí của thực hiện chính sách cơng.
Các chính sách là sản phẩm tư duy con người, bản thân chúng không
thay đổi được đời sống hiện thực. Nó chỉ phát huy tác dụng thơng qua hoạt
động của các chủ thể chính trị và hoạt động thực tiễn của quảng đại quần
chúng nhân dân. Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng nếu không
đưa ra thực hiện , hoặc thực hiện nhưng kết quả kém thì cũng khơng có ý
nghĩa thực thi. Đối với nhân dân kết quả thực tế của chính sách là quan trọng
hơn ý định ban đầu của chính sách .
Các chính sách được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà
cuộc sống đặt ra và việc thực hiện các chính sách là nhằm tạo ra thay đổi trên
lĩnh vực theo hướng các mục tiêu chính sách đề ra . Vì vậy thực hiện chính
sách có ý nghĩa quyết định tới việc thành cơng hay thất bại của một chính
sách.Giai đoạn này quan trọng vì:
Đã là q trình thực hiện thi nội dung chính sách dưới tác động của
nhiều yếu tố . Trong nhiều trường hợp những khó khăn nảy sinh trong q
trình triển khai sẽ dẫn tới sửa đổi mục tiêu và nội dung chính sách . Các chính
sách cũng có thể bị biến dạng, thậm chí bị sai lệch hẳn với ý tưởng ban đầu
thông qua việc thừa hành của bộ máy hành pháp.
Thơng tin nhận được trong q trình triển khai chính sách sẽ giúp đánh
giá lại các mặt của quyết định chính sách và thay đổi nó sau này.Sự vận động
của chính sách từ lý thuyết sang giai đoạn triển khai cụ thể dẫn đến sự nhìn
nhận lại qua đánh giá và xây dựng lại chính sách.Trên thực tế thực hiện chính


10


sách được coi là giai đoạn tổng hợp của quy trình chính sách gồm hoạch định,
thực hiện, đánh giá.
Tóm lại thực hiện chính sách là việc tiếp nối và chịu sự quy định của
gai đoạn hoạc định chính sách , song khơng hồn tồn lệ thuộc vào kết quả
của cơng tác hoạch định mà có vị trí độc lập riêng và có ý nghĩa quyết định
với tồn bộ quy trình chính sách.
1.1.2.Những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách cơng.
1.1.2.1.Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách cơng.
Cơ quan chủ chốt thực hiện chính sách: Các chính sách là phương tiện
quản lý của nhà nước , do đó việc thực hiện chính sách trước hết phải thuộc
về các cơ quan nhà nước. Mỗi chính sách cũng thường đề cập đến nhiều phạm
vi và chức năng quản lý xã hội nên sẽ có nhiều cơ quan đứng ra thực hiện.Để
phát huy tính hiệu quả của chính sách thì cần có một cơ quan được ủy quyền
thống nhất các hoạt động của chính sách . Cơ quan này có vai trị, trách nhiệm
chính trong việc thực hiện chính sách, đó là cơ quan có khả năng thực hiện
chính sách có hiệu quả hơn hoặc cơ quan có vị thế cao hơn so với các cơ quan
khác.
Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách: Đây là cơ quan góp phần thúc
đẩy hoặc loại bỏ những tiêu cực trong thực hiện chính sách.Để có thể hồn
thành được nhiệm vụ được giao các cơ quan này cần phải cóa đầy đủ các
nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai thực hiện chính sách;
phải có đủ thẩm quyền kỹ thuật chun mơn để biến các mục tiêu thành các
chương trình hành động cụ thể; cơ quan này phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động của mình.
Mối quan hệ phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chính
sách:Phân cơng và phối hợp hoạt động là nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản


11


lý nhằm phát huy vai trò của từng bộ phận cũng như hiệu quả tổng hợp của
toàn bộ hệ thống. Yêu cầu là phải vừa phân công vừa phối hợp . Phân cơng là
để giữa các cơ quan khơng có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ nhưng khi
thực hiện chức năng nhiệm vụ đó lại cần có sự phối hợp nhằm đảm bảo tập
trung tạo nên sự liên kết nhịp nhàng, ăn khớp và đồng bộ trong hoạt động của
cả hệ thống để đạt mục tiêu chung.
Xác định đối tượng chịu tác động của chính sách:Đối tượng chịu tác
động của chính sách bao gồm cac cá nhân tổ chức mà việc thực hiện chính
sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của họ. Chính sách nhà
nước thường có tác động trực thiếp hoặc gián tiếp đến một diện rất rộng các
tầng lớp dân cư trong xã hội theo các mức độ khác nhau. Các đối tượng có thể
tán thành hoặc khơng tán thành chính sách , cụ thể đối tượng của chính sách
có thể phục tùng,chấp nhận hoặc tích cực ủng hộ chính sách nào đó.
1.1.2.2.Tun truyền giải thích chính sách.
Các chính sách được ban hành đều có tác động đến nhận thức tư tưởng
của những người có liên quan từ đó hình thành thái độ của họ đối với việc
chấp hành chính sách.Trong nhận thức của mỗi một chủ thể đều khơng giống
nhau vì vậy nên đối với chính sách thì thái độ của các cá nhân cũng khác
nhau.Trong chính sách thì việc tun truyền để mọi người cùng đi theo một
con đường chung là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chính sách
thắng lợi.Do đó các cơ quan nhà nước phải tuyên truyền, chuẩn bị dư luận cho
việc thực hiện chính sách để mọi người hiểu và đồng tình ủng hộ .
Phải huy động được sự ủng hộ chính trị về mọi mặt để mọi người chấp
nhận nó với nhiệt tình cao. Phải hướng tới tuyên truyền vào các đối tượng
thực hiện, các bên có liên quan đến chính sách và nên tiến hành tuyên truyền
cho các đối tượng còn nghi ngờ và hiểu sai chính sách.Ngồi ra phải lơi kéo
những người có khả năng cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện chính


12


sách. Đồng thời kết hợp các hoạt động tuyên truyền , phổ biến chính sách với
việc vận động các đối tượng.
1.1.2.3.Triển khai thực hiện chính sách.
Mục đích của giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách là biến ý đồ chủ
quan về chính sách thành thực tế khách quan, biến chủ trương đường lối, pháp
luật của nhà nước thành hành động tự giác của quần chúng. Để thực hiện
được tốt chính sách thì chúng ta cần làm tốt các u cầu sau:
Có kế hoạch thực biện chu đáo: để thực hiện chính sách một cách có hiệu quả
thì trước hết chúng ta phải xây dựng được kế hoạch một cách cụ thể ở tất cả
các nội dung cần triển khai . Đặc biệt kế hoạch này cần được phổ biến và
phân công cụ thể cho các đối tượng nhất định để hồn thành tốt nhiệm vụ dề
ra trong chính sách.
Cần phát huy tính chủ động trong tổ chức thực hiện: trong q trình
thực hiện chính sách thì chúng ta ln có những yếu tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện chính sách . Do đó người lãnh đạo cần phải có sự chủ động trong
việc thực hiện chính sách ở các địa phương khác nhau.
Cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia
thực hiện chính sách: trong giai đoạn này thì việc có ý nghĩa quan trọng là
phải động viên được cao nhất và sử dụng tổng hợp sức người, sức của để thực
hiện chính sách.Thực hiện chính sách là nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước nhưng đó cũng là nhiệm vụ của các cá nhân và tổ chức có kiên quan
đến lĩnh vực mà chính sách điều chỉnh.
Triển khai thực hiện chính sách là giai đoạn tạo ra bước ngoặt cách
mạng thông qua các hành động thực tiễn nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp
trong thực tiễn, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của một chính
sách: Giai đoạn này là giai đoạn rất khó khăn do phải thực hiện chính sách
này trong thực tế với những điều kiện tại các địa điểm khác nhau.Đồng thời



13

để đảm bảo chính sách được thực hiện thì phải không ngừng đấu tranh chống
mọi hành vi đi ngược lại chính sách đã được coi là đúng.
Cần có sự phối hợp thực hiện các chính sách:để đạt được hiệu quả cao
thì chúng ta cần có sự liên kết các hoạt động của con người, bộ phận, phân hệ
và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu
chung của tổ chức.
Giải quyết mâu thuẫn trong q trình thực hiện chính sách: các chính
sách được đề ra đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhóm người nhất định
trong xã hội đồng thời nó cũng gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích khác
trong xã hội. Do vậy mỗi chính sách đề ra cần phải tính đến các yếu tố đó để
đảm bảo được sự ổn định trong xã hội.
1.2.CHÍNH SÁCH HỢP TÁC GIỮA TỈNH KHĂM MOUANE VÀ TỈNH QUẢNG
BÌNH.

1.2.1.Bối cảnh thực hiện chính sách.
1.2.1.1.Bối cảnh tỉnh Khăm Mouane.
Tỉnh Khăm Mouane trong những năm vừa qua đã có nhiều bước tiến
vượt bậc trong việc phát triển nền kinh tế của mình cùng với quá trình cải
cách mở cửa , hội nhập nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước Lào đưa ra
trong các chính sách của mình.Tỉnh cũng đã tập trung vào việc thực hiện các
chủ trương đó một cách có hiệu quả.
Nhờ vào việc có vị trí thuận lợi nằm giáp với Quảng Bình, khơng xa
biển lại có biên giới giáp với Thái Lan do vậy trong những năm qua nền kinh
tế của Khăm Mouane rất phát triển với nhiều các ngành nghề quan trọng.Đặc
biệt tỉnh cũng đã chú trọng đến vấn đề phát triển các ngành nghề mới đặc biệt
là hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa.



14

Tỉnh Khăm Mouane đã trở thành một tỉnh phát triển ở miền Nam của
Lào với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của nhân dân đã được cải
thiện đáng kể so với những năm trước.
1.2.1.2.Bối cảnh tỉnh Quảng Bình.
Tỉnh Quảng Bình là một tỉnh có được sự phát triển kinh tế nhanh đặc
biệt là ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ cầu bãi cho các tàu vào chở
hàng hóa trong việc giao thương với bên ngồi. Cùng với đó tỉnh cũng có sự
phát triển nhanh chóng các ngành nghề khác như vận chuyển, dịch vụ, trong
đó đặc biệt phải kể đến các ngành nghề phụ trợ.
Tỉnh luôn cố gắng thu hút đầu tư, hợp tác với các cơng ty, các tỉnh
trong cả nước để có thể phát triển được khả năng phát triển các ngành nghề
của tỉnh.
Trong những năm qua tỉnh cũng đã thực hiện tốt chủ trương của các cơ
quan lãnh đạo trong việc gìn giữ được mối quan hệ và giúp đỡ đối với các
tỉnh phía bên nước bạn Lào, nhờ vậy mà tỉnh ln đặt sự quan tâm giúp đỡ
các tỉnh nước bạn lên hàng đầu.
1.2.2.Nội dung cơ bản của chính sách hợp tác giữa Khăm Mouane và
Quảng Bình.
Chính sách hợp tác này được ban hành và chịu trách nhiệm thực hiện
bởi cơ quan hoạch định và đầu tư Khăm Mouane.Cơ quan này chịu trách
nhiệm trong việc nghiên cứu đề ra những khả năng hợp tác giữa hai tỉnh với
các điều kiện của tỉnh trong thực tế.
Mục tiêu của chính sách này hướng tới là sự phát triển kinh tế cho tỉnh
KhămMouane đồng thời cũng tạo ra sự phát triển cho tỉnh Quảng Bình. Với
tỉnh Khăm Mouane thì sự hợp tác này hướng tới các mục tiêu cụ thể trên các
lĩnh vực khác nhau mà ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh.Mục
tiêu mà tỉnh Khăm Mouane đề ra là phát triển nông nghiệp để đảm bảo đủ



15

lương thực cho nhân dân trong vùng, xây dựng các vùng quê mới ở các huyện
biên giới, phát triển các loại cây trồng phù hợp với đất đai của tỉnh mà đem lại
được hiệu quả kinh tế cao.Đó cịn là mục tiêu hợp tác để phát triển công
nghiệp khai thác các nguồn khoáng sản dồi dào của tỉnh Khăm Mouane để
phát triển kinh tế cho tỉnh. Đồng thời phát triển nhanh các hoạt động thương
nghiệp giữa hai tỉnh để phục vụ cho đời sống của người dân.Cùng với đó là
mục tiêu trong việc hợp tác phát triển du lịch với những lợi thế rất lớn từ hai
tỉnh.
Đối tượng mà chính sách hợp tác này tác động tới đó là các doanh
nghiệp của hai bên,các cá nhân, tổ chức, nhân dân trong tỉnh Khăm Mouane
và tỉnh Quảng Bình.Chính sách hợp tác này nhằm khuyến khích các hoạt
động trao đổi, mua bán giữa các doanh nghiệp, những cá nhân tham gia vào
hoạt động kinh tế của hai tỉnh có điều kiện thuận lợi để hợp tác , phát triển.
1.2.3.Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách hợp tác kinh tế giữa
Khăm Mouane và Quảng Bình đối với chiến lược phát triển kinh tế xã
hội cuả tỉnh Khăm Mouane.
1.2.3.1. Tầm quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh
Khăm Mouane.
Với chính sách hợp tác phát triển được tỉnh Khăm Mouane thực hiện ký
kết hợp tác cùng tỉnh Quảng Bình thì sẽ giúp cho tỉnh Khăm Mouane có điều
kiện thực hiện việc phát triển trên nhiều lĩnh vực như các lĩnh vực về nơng
nghiệp,lâm nghiệp, thương mại và dịch vụ.Chính sách này giúp cho tỉnh
Khăm Mouane có được các chuyên gia từ tỉnh Quảng Bình sang hỗ trợ trên
nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho tỉnh Khăm Mouane sẽ nâng cao được
trình độ, chun mơn về các lĩnh vực .
Hợp tác kinh tế giữa hai tỉnh sẽ giúp cho các huyện miền núi phía đơng
của tỉnh Kăm Mouane phát triển kinh tế để có sự cân bằng với các huyện ở



16

phía tây giáp Thái Lan.Đồng thời chính sách này giúp cho các cá nhân, các
cơng ty của Quảng Bình và của Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để đầu
tư làm ăn tại Khăm Mouane trong những lĩnh vực mà Khăm Mouane có điều
kiện tốt như khai thác xi măng, khai thác đá, khai thác khống sản.
Với vị trí cách không xa biển Đông qua đường thông qua tỉnh Quảng
Bình thì việc hợp tác giữa hai tỉnh sẽ giúp cho tỉnh Khăm Mouane có điều
kiện để xuất khẩu hàng hóa của mình thơng qua tỉnh Quảng Bình của Việt
Nam. Và đặc biệt với vị trí giáp miền trung của Thái Lan thì Khăm Mouane
có thể phát triển dịch vụ hậu cần giúp cho hàng hóa của Thái Lan có thể xuất
khẩu thông qua đường biển của Việt Nam.
1.2.3.2.Tầm quan trọng của chính sách đối với vấn đề xã hội của tỉnh
Khăm Mouane.
Tỉnh Khăm Mouane có các huyện miền núi giáp Quảng Bình với nhiều
các dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó việc hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực
sẽ giúp cho các đồng bào các dân tộc tại đây ổn định được cuộc sống của
mình.Nhờ đó tỉnh Khăm Mouane có thể đảm bảo được an ninh trật tự tại các
huyện miền núi, đồng thời tránh được tình trạng di cư tự do của các dân tộc
thiểu số. Đồng thời tỉnh cũng có điều kiện ổn định chỗ ở cho các hộ dân cư
này.
Với chính sách hợp tác giữa hai tỉnh thì hàng hóa ln chuyển giữa hai
tỉnh qua cửa khẩu sẽ nhiều hơn, giao thương sẽ thuận lợi hơn nhờ các chính
sách linh hoạt của hai tỉnh. Chính vì vậy các hộ dân ở đây sẽ có điều kiện
tham gia vào các hoạt động kinh tế, từ đó tạo ra việc làm cho các hộ dân và
góp phần đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại đây.
Chính sách hợp tác này giúp cho người dân của tỉnh Khăm Mouane có
được sự hiểu biết hơn về tỉnh Quảng Bình cũng như là con người và đất nước

Việt Nam. Nhờ vậy sẽ góp phần vào việc gìn giữ truyền thống tốt đẹp của hai


17

tỉnh, hai đất nước qua các thời kỳ khác nhau cùng chung sức giải quyết các
vấn đề của hai nước.
1.2.3.3.Tầm quan trọng đối với quan hệ kinh tế giữa hai tỉnh.
Việc thực hiện chính sách này giúp cho tỉnh Khă Mouan có thể học hỏi
được những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển kinh tế, đồng thời nó
giúp cho tỉnh Quảng Bình có thể có được một đối tác tin cậy trong việc đầu tư
hợp tác, phát triển.
Việc hợp tác này giúp cho kinh tế hai tỉnh tăng nhanh, giúp cho việc
trao đổi kinh tế hai chiều giữa hai tỉnh được đẩy mạnh và hướng theo việc
xuất khẩu hàng hóa có thế mạnh của mỗi nước để có thể giúp cho các ngành
kinh tế mũi nhon của hai tỉnh có thể phát triển được.
Đồng thời việc hợp tác này giúp cho các cơ sở hạ tầng, giao thông vận
tải của hai tỉnh được đầu tư đúng mức để có thể tạo điều kiện cho việc phát
triển kinh tế. Đồng thời giúp cho hai tỉnh có thể là những nơi quá cảnh hàng
hóa Thái Lan xuất đi các nước.


18

Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỢP TÁC PHÁT
TRIỂN KINH TẾ GIỮA TỈNH KHĂM MOUANE VÀ QUẢNG BÌNH.
2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
TỈNH KHĂM MOUANE VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH.

2.1.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Khăm Mouane.

Khăm Mouane là tỉnh miền núi nằm ở miền trung của nước Lào với
tổng diện tích tự nhiên là 16.315km2 , phía Bắc giáp tỉnh Borikhamxay, phía
Nam giáp tỉnh Savannakhet, phía Đơng giáp Việt Nam (Hà Tĩnh ở phía Đông
Bắc (tiếp giáp các huyện Vũ Quang và Hương Khê), Quảng Bình ở phía Đơng
và Đơng Nam (tiếp giáp tất cả các huyện biên giới của Quảng Bình: Tun
Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy), phía tây giáp tỉnh Nakhon
Phanom của Thái Lan.Đồi núi và trung du chiếm 2/3 diện tích đất đai của
tỉnh, Kăm Mouane có địa hình dốc với các núi đá vơi lớn trong long đất có rất
nhiều thiếc (Thà Khẹc). Tỉnh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên nhiệt
độ trung bình cả năm ở đây từ 20-30 độ C . Khăm Mouane có hai con sơng
lớn là sơng Xêbăngphay và sơng Nậmthơn và một số con sơng nhỏ khác.
Do có những thuận lợi về tự nhiên nên tỉnh Khăm Mouane có điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. Những vùng đồng
bằng rộng lớn và các thung lũng dọc sườn núi có phù sa màu mỡ là thế mạnh
để tỉnh phát triển việc trồng lúa và một số cây hoa màu khác để phục vụ đời
sống của nhân dân.Đặc biệt trong tỉnh có rất nhiều loại cây gỗ quý hiếm như


19

lim, lát hoa, trầm hương…. . , rừng ở Khăm Mouane khá đa dạng và có nhiều
giá trị kinh tế cao như song mây và nhiều các loại lâm sản quý hiếm
khác.Xung quanh rừng là những cánh đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi
gia súc, gia cầm.Tỉnh Khăm Mouane đặc biệt phát triển về thủy điện…
Tỉnh Khăm Mouane có dân số là 368.000 người với nhiều dân tộc khác
nhau cùng sinh sống với mật độ dân số là 22 người/km2.Địa bàn tỉnh có các
quốc lộ 12, quốc lộ 13 và quốc lộ 8B chạy qua, tỉnh có hai cửa khẩu quốc tế là
cửa khẩu Thà Khẹc-Nakhon Phanmom giáp tỉnh Thái Lan và của khẩu Na
Phào- Cha Lo tỉnh Quảng Bình- Việt Nam.Tồn tỉnh có chín huyện gồm một
thị xã Thà Khẹc.

2.1.2.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình.
Quảng Bình là tỉnh miền trung của Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên
là 8.065km2, dân số 847.956 người. mật độ dân số khoảng 105 người/km2.
Quảng Bình có vị trí nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, gần
kề với đường xuyên Á quốc lộ 12A và cửa khẩu quốc tế Cha Lo . Đây là điều
kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các nước trong khu vực đặc
biệt với tỉnh Khăm Mouane của Lào.Nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác phát
triển kinh tế đối ngoại Quảng Bình đã quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cha Lo , Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Khu cơng nghiệp
Cảng biển Hịn La.
Quảng Bình có hệ thống sơng suối khá lớn với năm con sơng chính, có
nhiều loại khống sản như vàng, sắt, titan,pyrit, chì, kẽm,…và một số khoáng
sản kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vơi, đá mable, đá granit.Trong đó
đá vơi và cao lanh có trữ lượng lớn đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi
măng và vật liệu xây dựng với quy mơ lớn. Quảng Bình có suối nước khống
nóng 105 độ C và trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển
công nghiệp khai thác và chế tác vàng.


20

Hệ thống giao thơng của Quảng Bình thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
xã hội và hợp tác . Đường thủy có cảng Hịn La (12 triệu tấn/1 năm) do Tổng
cơng ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí thuộc tập đồn Dầu khí Việt Nam quản lý,
vận hành và phát triển; cảng Nhật Lệ, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh ,
đường sắt Bắc Nam, sân bay Đồng Hới với tuyến bay nối dân bay quốc tế Nội
Bài. Tỉnh có Quốc lộ 12 nối Quốc lộ 1A từ cụm kinh tế Bắc Quảng Bình đến
cửa khẩu Cha Lo, tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua quốc lộ 12 của
Lào nối Thakhek với cửa khẩu Naphao-Cha Lo trên biên giới Việt Lào và
quốc lộ 12 của Việt Nam.

2.2.CƠNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH Ở TỈNH KHĂM
MOUANE.

2.2.1.Cơ quan thực hiện chính sách.
Chính sách của tỉnh Khăm Mouane được thực hiện bởi cơ quan chính
đó là cơ quan kế hoạch và đầu tư . Cơ quan này có những hướng dẫn với các
đối tượng tham gia vào chính sách hợp tác này đồng thời tạo điều kiện cho
các công ty, các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế của tỉnh.
Ngồi ra cịn có các cơ quan hành chính của các Huyện, của Tỉnh
Khăm Mouane tham gia vào việc thực hiện chính sách này. Các cơ quan này
hướng dẫn các thủ tục trong hoạt động đầu tư của nước ngoài vào trong tỉnh
đồng thời cũng hưỡng dẫn các công ty, cá nhân trong tỉnh tham gia vào hoạt
động trao đổi kinh tế.
Cùng với đó là sự tham gia của các cơ quan trong các lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, du lịch của tỉnh.
2.2.2.Công tác tuyên truyền chính sách.
Chính sách hợp tác kinh tế của tỉnh Khăm Mouane với Quảng Bình
được ban hành bởi cơ quan chức năng của tỉnh. Chính sách này ra đời đã


21

được các cơ quan phụ trách chính và các cơ quan phối hợp thực hiện tích cực
tuyên truyền về chính sách này và những lợi ích từ việc thực hiện chính sách
này.
Cơng tác tun truyền chính sách được thực hiện ở các lĩnh vực mà hai
tỉnh có sự phối hợp cùng nhau phát triển , đó là các lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và hợp tác du lịch.
Công tác tuyên truyền được thực hiện bởi các cơ quan , các phương
tiện truyền thông, radio, báo của tỉnh Khăm Mouane. Các cơ quan này đã

tuyên truyền sâu rộng tới các cơ quan, các công ty, các cá nhân và nhân dân
trong tỉnh được biết về chính sách này. Công tác tuyên truyền này được thực
hiện liên tục và thường xuyên để những cá nhân có liên quan hiểu và biết
được các ưu đãi đối với những cá nhân tham gia.
Cùng với đó là các cấp chính quyền địa phương ở các huyện giáp với
tỉnh Quảng Bình ln hiểu rõ và có trách nhiệm trong việc tuyên truyền đến
các đối tượng thực hiện, các bên có kiên quan đến hoạt động trao đổi, mua
bán, kinh doanh giữa hai tỉnh.Từ đây củng cố lòng tin của các đối tượng về
hiệu quả của chính sách này đối với họ nếu họ tham gia vào các hoạt động
này.
Công tác tuyên truyền chính sách này được đẩy mạnh ở các cơng ty mà
có tiền lực mạnh, từ đây nhằm lơi kéo họ vào việc thực hiện chính sách của
tỉnh. Vì đây là các cơng ty có sự tham gia vào nền kinh tế của tỉnh nhiều và có
ảnh hưởng tới nhiều hoạt động và lĩnh vực.
2.2.3.Công tác huy động và sử dụng các nguồn lực cho thực hiện chính
sách.
Để có thể có sự hợp tác thành cơng trong chính sách này thì tỉnh Khăm
Mouane đã tích cực huy động và sử dụng các nguồn lực của tỉnh vào trong sự


22

hợp tác này. Trong đó có cả các nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính đóng
góp vào sự thành cơng của chính sách hợp tác này.
Nguồn nhân lực: với chính sách hợp tác kinh tế này được hoạch định và
triển khai thực hiện thì tỉnh Khăm Mouane đã huy động các cá nhân , tổ chức
trong tỉnh có trình độ và sự hiểu biết, có năng lực để tham gia vào việc hoạch
định, đánh giá chính sách này. Với những cá nhân có trình độ và sự hiểu biết
về kinh tế, về hợp tác thì tỉnh Khăm Mouane đã có những thuận lợi trong việc
triển khai thực hiện.Đồng thời cịn có sự tham gia của các thành viên của các

cơ quan nhà nước phụ trách về các lĩnh vực liên quant ham gia vào việc thực
hiện chính sách này trong thực tế.
Nguồn lực tài chính: trong giai đoạn thực hiện chính sách thì Lào nói
chung và Khăm Mouane nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn. Chính vì
vậy ngồi các nguồn tài chính được hỗ trợ từ chính phủ và tỉnh ra thì cịn có
sự hỗ trợ từ tỉnh Quảng Bình trong các lĩnh vực hợp tác. Cùng với đó có cả sự
đóng góp của các nguồn viện trợ từ nước ngoài trong việc thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế Đông Tây của Đông Nam Á.
Việc sử dụng các nguồn lực này trong chính sách phát triển được thực
hiện một cách nhanh chóng, khẩn trương . Nguồn nhân lực và vật lực được
tập trung vào việc đóng góp vào các lĩnh vực khác nhau để phát triển kinh tế
của tỉnh Khăm Mouane.
2.3ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP TÁC
GIỮA TỈNH KHĂM MOUANE VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH

2.3.1.Những thành tựu.
2.3.1.1. Trong lĩnh vực nơng nghiệp
Trong lĩnh vực này đã có những chuyển hướng tích cực từ hình thức
hợp tác chủ yếu là hỗ trợ phát triển nông thôn một số huyện, vùng cụ thể sang
kết hợp giữa hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp với quy hoạch sản


23

xuất lương thực và thủy lợi trên những cánh đồng lớn của tỉnh Khăm
Moaune.Điều này nhằm đảm bảo an ninh lương thực , phát triển nông thôn
mới nhất là ở một số xã huyện của vùng biên giới hai tỉnh.Khăm Mouane đã
phối hợp với Quảng Bình xây dựng mơ hình thí điểm phát triển nơng nghiệp
gắn với nơng thơn mới tại các vùng miền đặc trưng như miền núi, đồng bằng,
miền bán sơn địa.

Đặc biệt là các dự án về điện đường trường trạm triển khai ở Thà Khẹc
và Bualapha làm cho đời sống Khăm Mouane từng bước đổi thay.Với nhu cầu
phát triển kinh tế- xã hội xây dựng vung kinh tế mới ở miền núi Quảng Bình
đã cử các chun gia có trình độ kỹ sư trên các lĩnh vực nông ngiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi, giao thông sang quy hoạch vùng kinh tế khu vực ở Khu Xê,
Noong Ma, huyện Bualapha.Trong năm 1997, Quảng Bình đã cứu trợ kịp thởi
7 tấn gạo cho nhân dân các huyện miền núi của tỉnh Khăm Mouane bị mất
mùa, thiếu ăn và chuyển sang hơn 500 tấn gạo, 100 tấn thóc nhường bán cho
nhân dân theo yêu cầu của tỉnh Khăm Mouane.Năm 1998 theo thỏa thuận
giữa hai tỉnh , Sở nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Quảng Bình đã
giúp tỉnh Khăm Mouane lai giống bò Sin , đồng thời khai thác vận chuyển gỗ
và mở đường từ huyện Bualapha nối với đường 20 của Việt Nam.
Để kết quả hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tương xứng với nguồn
vốn đầu tư hằng năm Quảng Bình cịn tiếp nhận các đồn cán bộ và nhân dân
bạn sang tham quan học tập kinh nghiệm về kinh nghiệm về mơ hình phát
triển kinh tế ở một số địa phương trong tỉnh. Quảng Bình cịn nhận đào tạo
chuyên gia kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho tỉnh Khăm Mouane và cử nhiều
đoàn cán bộ chuyên gia nông nghiệp sang giúp tỉnh Khăm Mouane xây dựng
phát triển kinh tế hộ gia đình tại bản Noong Mạ . Ngồi ra hai bên cịn hợp tác
xây dựng xí nghiệp chế biến nơng sản có quy mơ vừa và nhỏ, nhận đào tạo


24

cán bộ chuyên môn và xây dựng trung tâm dịch vụ hàng hóa nơng nghiệp tại
Thà Khẹc.
Ngành nơng nghiệp hai tỉnh đã hợp tác xây dựng mơ hình vườn cây ăn
quả tại huyện Xêbăngphay tỉnh Khăm Mouane . Tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ
kỹ thuật và 2.100 USD để mua giống cây và phân bón. Tháng 3/2003 tỉnh
Quảng Bình đã cử đồn cán bộ chun gia của Sở nơng nghiệp và phát triển

nông thôn sang tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho cán bộ
chủ chốt ngành nông nghiệp của tỉnh Khăm Mouane.
2.3.1.2.Trong lĩnh vực lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành thế mạnh của tỉnh Khăm Mouane , đồng thời
đây cũng là một hướng phát triển kinh tế mới của tỉnh KhămMouane . Trong
những năm qua tỉnh Quảng Bình đã hợp tác với với tập đồn phát triển kinh tế
miền núi của Lào tiến hành khảo sát và khai thác được một số lượng lớn gỗ
phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.Phía tỉnh Khăm Mouane đảm nhiệm việc
chặt hạ, Quảng Bình đảm nhận hồn thành giao thông trên đường 12, hệ
thống kho bãi, vận chuyển gỗ qua cảng sơng Gianh, cảng Hịn La- Quảng
Bình để xuất khẩu .
Kết hợp với khai thác hai tỉnh Khăm Mouane và Quảng Bình hợp tác
với nhau trong quy hoạch và phát triển trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh
thái. Trước đây do mới chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế tức thời nên việc khai thác
rừng tiến hành một cách ồ ạt, khơng có quy hoạch và các hoạt động khai thác
lén nút các sản vật quý… đã làm cho thảm thực vật của rừng Khăm Mouane
suy giảm một cách nhanh chóng. Trữ lượng gỗ của rừng già , rừng đầu nguồn
bị vơi cạn dẫn tới mất cân bằng về hệ sinh thái động thực vật.Nhận thức được
điều này tỉnh Khăm Mouane đã cùng Quảng Bình thực hiện các trương chình
kết hợp giữa khai thác và phát triển trồng rừng bằng các mơ hình giao đất giao
rừng cho hộ nông dân quản lý, nhằm từng bước phủ xanh đất trống, đồi trọc,


25

khôi phục và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cũng qua trương trình này
các hộ gia đình được giao đất, giao rừng đời sống ngày càng cải thiện và đi
dần vào ổn định. Năm 2004, tỉnh Khăm Mouane đã chuyển giao cho tỉnh
Quảng Bình 17.000 tấn mầm dứa giống tốt để trồng, phục vụ các nhà máy chế
biến rau quả.

2.3.1.3. Trong lĩnh vực công- thương nghiệp và xây dựng cơ bản.
Trước đây Bình Trị Thiên và Khăm Mouane cũng đã có những lĩnh vực
cơng- thương nghiệp và xây dựng cơ bản, song việc đầu tư này còn dàn trải
nhiều , quá chú trọng đến số lượng nên phần lớn các cơng trình chất lượng
khơng được đảm bảo , thường kéo dài thời gian thi cơng, gây nên tình trạng
lãng phí, tốn kém và hiệu quả chưa cao.
Bước sang giai đoạn mới Khăm Mouane và Quảng Bình đã có hướng
khắc phục những tồn tại bằng từ hình thức đầu tư thiếu tập trung sang đầu tư
vào một số cơng trình trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế văn hóa ở địa
phương như: hệ thống giao thông Đường 12, trường học, bệnh viện…, trong
đó vấn đề chất lượng và hiệu quả được đặt lên hàng đầu . Mặc dù chưa có
nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia đấu thầu quốc tế nhưng các nhà đầu tư
Quảng Bình vẫn mạnh dạn tham gia xây dựng các cơng trình cho tỉnh Khăm
Mouane bằng các hình thức nhận thầu trực tiếp như vườn cây ươm giống, nhà
máy làm song mây…hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết.Kết quả hợp tác
từ lĩnh vực hợp tác này rất khả quan , số vốn đầu tư cho các cơng trình khơng
ngừng được tăng lên trong đó có nhiều cơng trình có vốn đầu tư tương đối lớn
có lúc lên đến 600 triệu kíp. Nhưng quan trọng hơn cả là chất lượng cơng
trình này ngày càng được đảm bảo , từng bước thốt khỏi tình trạng trì trệ, lệ
thuộc vào viện trợ , bao cấp, chuyển đổi sang hạch toán kinh doanh theo cơ
chế thị trường.


×