Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích sông đà hung bạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.11 KB, 4 trang )

Phân tích Sơng Đà hung bạo : “ Hùng vĩ của sơng Đà khơng ph ải
chỉ có thác đá … cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái g ậy đánh
phèn.”.

Bài làm
Ai đó đã từng tâm sự: “Đất nước có nhiều dịng sơng nhưng chỉ có một dịng
sơng để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc
tình để mãi mãi mang theo”. Vâng “một dịng sơng để thương, để nhớ” của mỗi
người rất khác nhau. Nếu dịng sơng Hương trong trang văn của HPNT cứ nhẹ
nhàng đem hồn tôi về những miền “tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán thì lạ thay,
khi đến với Đà giang trong tùy bút “Người lái đị sơng Đà”, hồn tơi như phiêu lãng
trước dịng chảy vĩ đại của núi rừng Tây Bắc xa xôi. Bằng ngịi bút điêu luyện và
vốn ngơn từ phong phú của mình, bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân đã làm nổi bật
lên vẻ đẹp không chỉ của cảnh sắc thiên nhiên mà cịn làm sống dậy cả tâm hồn,
tính cách thậm chí là cá tính độc đáo của Đà giang. Và có lẽ, đoạn trích “hùng vĩ
của sơng Đà khơng chỉ có thác đá … rút lên cái gậy đánh phèn.” đã thể hiện rõ
nét…của Đà giang ở khúc thượng nguồn.
Nguyễn Tuân – một nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái thật và cái đẹp”. Với lòng
yêu nước nồng nàn và tình yêu thiên nhiên tha thiết, NT đã dành những trang hoa
của mình để khám phá ra những nét độc đáo, tinh tế của con Sơng Đà, một dịng
chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Chỉ có NT mới khơng nhọc cơng dị tìm đến
ngọn nguồn lạch sơng, tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sơng Đà để rồi từ đó,
ơng đã khám phá ra “chất vàng của thiên nhiên” và “thứ chất vàng mười đã qua
thử lửa” của núi rừng Tây Bắc hiên lên trên những trang kí đặc sắc. Ơng đã tìm
đến sơng Đà, như tìm thấy bản ngã của chính mình: “Độc đáo tìm độc đáo, đó là
NT và sơng Đà” (Phan Huy Dũng). Tác phẩm “NLĐSĐ” được trích trong tùy bút
Sơng Đà vào năm 1960, là kết quả của chuyến đi thực tế mà NT đã đến với Tây
Bắc. Đó là sự cất cơng tìm kiếm, hịa mình vào tâm hồn, tính cách thậm chí là cá
tính độc đáo của Đà giang để rồi biến dịng sơng trở thành một sinh thể sống thực
sự ở vùng rẻo cao TB xa xơi.
Ca dao có câu: “Đường lên Mường Lễ bao xa/ Trăm bảy cái thác trăm ba cái


ghềnh.”. Và trên trang viết của mình, khi miêu tả vùng thượng nguồn của dòng


sơng, NT cũng khơng ngần ngại mà gọi nó là con sơng ác, là dịng sơng đá mà
“diện mạo và tâm địa của sông Đà như kẻ thù số một của con người.”. Trơi theo
con thuyền của ơng lái đị, người đọc như được trải qua một trận sinh tử với dịng
sơng Đà hung bạo và độc dữ.
Một trong những hình ảnh đầu tiên gợi lên sự hùng vĩ của sơng Đà ấy chính
là cảnh đá bờ sơng dựng vách thành. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh vách thành
đã phần nào tể hiện được sự vững chãi và những sức mạnh bí ẩn đe dọa của sơng
Đà với vách đá dựng lên như thành cao, vực thẳm như hào sâu. Những vách đá
dựng đứng cao hun hút, đến nỗi “ mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt
trời.”. Chi tiết này đã vẽ ra hình ảnh những vách đá cao, dựng đứng, che kín cả ánh
sáng chiếu vào lịng sơng. Độ hẹp của SĐ khi bị những vách đá cao chèn ép đến
nghẹt thở còn được tái hiện qua động từ “chẹt” trong một hình ảnh so sánh rất ấn
tượng “chẹt như cái yết hầu”. Độ hẹp, độ cao của vách đá tạo ra một không gian tối
tăm, ngột ngạt, lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền trơi từ ngồi lọt vào khúc sơng
này. Một cây bút non tay bình thường làm sao có thể viết được những trang so sánh
vừa chính xác, tinh tế lại vừa bất ngờ và lạ lùng đến thế. Là một người ln ln lo
sợ “mình bỗng chốc trở thành người cùng đường bên dịng sơng chữ quạnh trắng
thê lương”, NT luôn lục lọi đến tận cùng cái kho ấn tượng đầy ăm ắp để tìm cho
bằng ra một cách nói có sức kinh động hồn trí con người. Vì thế nên những vách
đá thành “chẹt như cái yết hầu” dựng ra cái khung cảnh vừa cao ngút trời, vừa hẹp
tận độ, nó khiến cho người đọc trong phút chốc trở nên nghẹt thở khi đứng trong
điểm nhìn dưới đáy mà nhìn lên, vừa thấy cao vịi vọi dốc đá, vừa lạnh lẽo tê giá
đến rợn ngợp. Cảm giác ấy được nhà văn miêu tả trong câu văn so sánh “ đang
mùa hè mà cũng thấy lạnh… nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.” Tài hoa của
NT thể hiện ở chỗ, để gợi ra cái lạnh, ông không sử dụng những hình ảnh quen
thuộc sương giá hay tuyết trắng mà ơng gợi ra cái lạnh chứ từng có trong văn học.
Đây khơng cịn là cái lạnh ở trên bề mặt mà còn là cái lạnh thấm sâu vào cảm giác

bên trong gắn liền với nỗi sợ hãi giữa không gian cao mà hẹp. Quả thực, SĐ trong
những dòng miêu tả đầu tiên đã để lại ấn tượng một dòng sông với bộ dạng “nguy
hiểm”, một tay chơi mà nếu “nhởn nhơ” trên đó ắt phải trả cái giá đắt.
Cịn nhớ, sinh thời nhà văn Thạch Lam đã từng chia sẻ: “công việc của nhà
văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ khơng ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp
của sự vật để cho người đọc một bài học trơng nhìn và thưởng thức.”. Có lẽ, khi
nhìn vào những đoạn đá dựng vách thành, người đọc sẽ phần nào cảm thấy sợ hãi


bởi sự hung bạo của nó. Nhưng với một nhà văn tài hoa với vốn trí thức uyên bác
như NT, bấy nhiêu thôi chưa đủ để bạn đọc cảm nhận hết thảy những gì mà ơng
viết về SĐ. NT đã cho người đọc trơng nhìn và thưởng thức để nhận ra vẻ đẹp
riêng biệt và độc đáo của dịng sơng khi đẩy cao sự hung bạo của nó trong đoạn
văn miêu tả cảnh mặt ghềnh Hát Lóong.
Bằng câu văn có giá trị tạo hình, NT đã tái hiện sinh động quần thể những
sức mạnh của thiên nhiên: “Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lóng…nước xơ đá, đá
xơ sóng, sóng xơ gió… tóm được qua đấy.”, nhịp câu ngắn, nhanh, dồn dập, sự
xuất hiện dày đặc các thanh trắc, những hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển đã tạo
nên những sức mạnh vô cùng khủng khiếp. Câu chữ của NT dường như cũng xô
đuổi nhau trong cái âm hưởng “cuồn cuộn luồng gió gùn ghè” của nước SĐ. Bình
thường mỗi thế lực “nước, sóng, gió,đá” đã mang sẵn trong mình sức mạnh ghê
gớm của tự nhiên, nay chúng gối lên nhau tạo nên sức mạnh càng thêm dữ dội và
đáng sợ. Thêm vào đó, những từ “xơ, cuồn cuộn, gùn ghè” vừa gợi hình vừa gợi
thanh, khiến nó như một kẻ lưu manh lúc nào cũng thích gây gổ, lúc nào cũng
muốn địi nợ xt người lái đị. Đến dây thì khơng cịn là tiềm ẩn mối nguy hiểm
như đoạn đá dựng vách thành nữa mà thực sự trở thành mối đe dọa cho bất kì
người lái đị nào đi qua nơi này.
Đem lại ấn tượng mạnh mẽ hơn cho sự hung bạo của sơng Đà là hình ảnh
những cái hút nước trên sông. Để tái hiện lại cái hút nước chết người, NT đã quan
sát từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều vị thế trải nghiệm. Từ trên cao nhìn xuống,

cái hút nước SĐ như “cái giếng bê tông người ta thả xuống để chuyển bị làm móng
cầu.”. Với những đặc điểm “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, giếng
sâu nước “ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi vào”. Tất cả âm thanh của nước đều dữ
dội, chấn động như âm thanh phát ra từ cổ họng của một con quái vật đang quằn
quại để giật tung sợi xích trói mình. Lại nữa, hình ảnh ấn tượng “trên cái hút xốy
tít đáy, cũng đang lừ lừ những cáng quạ đàn” cũng đã tạo nên cảm giác cái chết
đang từ từ ập đến, bủa vây khơng tài nào trốn thốt được. Nhà văn đã phát huy trí
tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ to lớn , nghênh ngang đi qua
thì “ bị lôi tuột xuống… trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến… tan xác ở
khuỷu sông dưới”. Những động từ đi gần nhau đưa đến một ấn tượng sâu đậm về
sức mạnh khủng khiếp của những cái hút nước – xốy nước sơng Đà. Với hình ảnh
này, người đọc hình dung sông đà như một con thủy quái hung hãn, con thuyền


như một con vật hiền lành đến tội nghiệp, đem tấm thân nhỏ bé cống nạp cho tử
thần.
NT là nhà văn không ưa sự bằng phẳng, nhợt nhạt, ông luôn khám phá đối
tượng, hướng tới sự phi thường để gây cảm giác mạnh. Tìm hiểu cái gì thì tìm hiểu
cặn kẽ đến tận gốc rễ “chẻ sợi tóc làm tư”, ông quan niệm đó là sự thay đổi thực
đơn cho giác quan. Có lẽ vì thế, khi miêu tả cái hút nước, NT đã thay đổi nhiều vị
thế, quan sát từ nhiều góc độ để đem lại cái nhìn cặn kẽ nhất về sự hủy diệt đáng sợ
của hút nước. Thay vì kể lại nỗi sợ hãi, NT đã bắt người đọc phải chiêm nghiệm nó
khi nhà văn nhấn mạnh cái dữ dội ấy qua góc nhìn điện ảnh từ dưới nhìn lên. Bằng
tưởng tượng, NT tưởng tượng đến anh bạn quay phim táo tợn muốn tạo cảm giác lạ
cho khán giả, dũng cảm ngồi vào cái thúng tròn rồi cho cả thúng và mình cả máy
quay xuống đáy cái ống hút sâu hoắm mà nhìn lên. Trải nghiệm thực tế đã giúp anh
cảm nhận được tất cả sự nguy hiểm, ghê rợn và kết quả anh đã đem đến cho người
xem một thước phim có một khơng hai “thành giếng xây tồn bằng nước sơng
xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày”, cũng khiến người xem có cảm giác sợ
hãi, rợn ngợp không kém “khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người

quay phim cả người đang xem… thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế… vừa
rút lên cái gậy đánh phèn.”. Rõ ràng, cái đẹp mà NT đang hướng đến ở đây là cái
đẹp phi thường, cảm giác mạnh. Tuy nhiên để có một niềm đam mê nghệ thuật
mãnh liệt, sự dũng cảm, bản lĩnh dám đánh đổi cả tính mạng mình cho nghệ thuật
thì anh bạn nghệ sĩ đó chỉ có thể là NT. Với sự liên tưởng độc đáo, NT đã tiên
phong xây dựng thước phim 3D rất sống động có một khơng hai trong lịch sử văn
học.
Tổng kết NT và ND
Kết bài.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×