Trải nghiệm Windows 8
Developer Preview (P1)
Ngoại trừ boot screen còn rất đơn điệu, Windows 8
Developer Preview thực sự đã “giải tỏa cơn khát” bấy lâu của
các 'vọc sĩ máy tính' với hàng loạt cải tiến cả về giao diện lẫn
tính năng.
Trong đó thành phần mới của Windows 8 Developer Preview
đáng nhắc đến nhất chính là màn hình Start chứa các ứng
dụng mang phong cách Metro giống trong hệ điều hành di
động Windows Phone 7.
Thêm điểm đáng mừng là hầu hết phần mềm tương thích với
Windows 7 đều làm việc bình thường trong Windows 8
Developer Preview. Hơn nữa, Windows 8 Developer Preview
cũng giúp laptop hoạt động mát hơn và tiết kiệm năng lượng
pin hơn so với Windows 7.
Tuy nhiên, Windows 8 Developer Preview có thể sẽ khiến
cho một số người cảm thấy “hoa mắt” vì phải cố gắng theo
kịp nhiều thay đổi mới lạ so với cách làm việc quá quen
thuộc trong những phiên bản tiền nhiệm.
Những vấn đề cần chú ý khi cài Windows 8 Developer
Preview
Microsoft vẫn cho phép bạn trích xuất dữ liệu Windows 8
Developer Preview từ file ISO ra ổ cứng (hay nạp file ISO
vào ổ DVD ảo) để cài đặt. Song nếu cài theo kiểu này, hệ
thống sẽ hiểu rằng người dùng muốn nâng cấp lên Windows
8 Developer Preview từ phiên bản Windows đời trước (chẳng
hạn Windows 7), đồng thời thực hiện việc kiểm tra cấu hình
máy rất mất thời gian và yêu cầu ổ đĩa chứa Windows 7 phải
còn trống rất nhiều dung lượng.
Do vậy, tốt nhất bạn nên ghi file ISO vào đĩa DVD, rồi khởi
động máy tính bằng đĩa này để cài đặt Windows 8 Developer
Preview lên ổ đĩa khác còn trống 16 GB (với bản 32-bit), hay
20 GB (với bản 64-bit).
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm Windows 8 Developer
Preview trong máy ảo trước khi cài vào máy tính.
Dù nền phía sau hộp thoại có màu trầm hơn song các bước
cài đặt Windows 8 Developer Preview đều tương tự
Windows 7, với tốc độ tương đối nhanh. Trong thời gian này,
máy tính sẽ khởi động lại hai lần.
Tuy vậy, các bước cấu hình Windows 8 Developer Preview
sau khi cài xong có sự khác biệt. Cụ thể, bạn điền tên tùy
thích cho máy tính tại màn hình Personalize; chọn kết nối
không giây (nếu đang sử dụng) ở màn hình Wireless; chọn
các thiết lập mặc định cho hệ thống (nên bấm nút Use
express settingsthay vì Customize để tiết kiệm thời gian) ở
màn hình Settings; điền chỉ email thường dùng và mật khẩu
đăng nhập ở màn hình Log on (nếu có địa chỉ Hotmail hay
Live.com thì càng tốt, vì sau này có thể đồng bộ mọi thiết lập
trên máy tính này với các máy chạy Windows 8 khác cũng
như với các dịch vụ của Microsoft). Sau mỗi bước cấu hình
nêu trên, bạn bấm Next để chuyển sang bước tiếp theo cho
đến khi hoàn tất.
Lưu ý:
Người viết thử cài Windows 8 Developer Preview trên máy
tính có sẵn Windows XP và Windows 7. Lúc cài xong,
Windows 8 Developer Preview tự tạo menu dual-boot mới
với nền màu xanh trông rất bắt mắt như hình trên. Tuy nhiên,
trên menu này chỉ thấy lựa chọn vào Windows 8 Developer
Preview và Windows 7, còn Windows XP thì “bốc hơi”.
Điểm gây khó chịu là khi chọn Windows 7 thì máy tính phải
khởi động lại rồi mới vào Windows 7.
Sau một thời gian ngắn mò mẫm, người viết đã làm xuất hiện
dual-boot menu nền đen như hình dưới cùng lựa chọn vào
Windows XP bằng cách sau:
- Nhấn tổ hợp phím Windows + Pause/Break để mở
bảng System Properties trong Windows 8 Developer
Preview hoặc Windows 7, nhấp chọn dòng Advanced
system settings phía bên trái.
- Chuyển sang thẻ Advanced trên hộp thoại hiện ra, bấm
nút Settings dưới trường Startup and Recovery, nhấp vào
hộp dưới trường Defaul operating system và chọn Ealier
Version of Windows để thiết lập Windows XP làm tùy chọn
mặc định trên menu dual-boot. Xong, bấm OK và khởi động
lại máy là được.