Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ÔNG HAI LÀNG (KIM LÂN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.63 KB, 4 trang )

Kim Lân là nhà văn hiện đại của Việt Nam có sở trường về truyện
ngắn. Gắn bó với nơng thơn và am hiểu sâu sắc cuộc sống của người nông
dân nơi làng quê nên ông được xem là nhà văn của nông thôn, của người
dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc, dân dã. Ra đời vào năm 1948, thời
kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
đã để lại những dấu ấn sâu đậm khó phai mờ trong lịng bạn đọc về một lối
viết chân thực và hồn hậu. Tác giả đã phản ánh rất sâu sắc tình u làng
q, lịng u nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân thời kì
Cách mạng qua nhân vật ơng Hai – nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Ở mỗi người nông dân, quả thực, tình u làng q là bản chất có tính
truyền thống. Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm
lí rất quen thuộc, có tính gốc rễ. Vậy nên, người nơng dân thường tự hào,
hãnh diện về làng của mình:
“Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như hình con long”
Cũng như bao người Việt Nam khác, ơng Hai cũng có một q hương
để u thương và gắn bó. Làng chợ Dầu ln là niềm tự hào, kiêu hãnh của
ông. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người dân làng chợ Dầu cũng
như bao làng quê khác, nghe theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ đi lập
làng kháng chiến. Ơng Hai khơng muốn đi mà muốn ở lại cùng du kích chiến
đấu giữ làng. Nhưng hồn cảnh gia đình bắt buộc, ơng phải đi tản cư cùng
vợ con. Phải xa làng, ông rất nhớ làng, nhớ người và muốn về thăm. Ông
yêu cái làng chợ Dầu bằng những tình cảm nhớ thương da diết, sâu nặng,
một tình cảm thật đặc biệt. Xa quê, điều để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong
ông có lẽ là những ngày cùng anh em du kích đào hào kháng chiến: “Ồ,
sao mà độ ấy vui thế”.
Để khuây khỏa nỗi nhớ làng quê, ở nơi tản cư, cái thú vui duy nhất của
ông Hai là kể chuyện về làng. Ông kể trong niềm say mê và náo nức, khơng
cần biết người ta có nghe hay khơng, kể để cho “sướng cái miệng”, chỡ
“đỡ nhớ làng”. Hễ nói chuyện về làng là “hai con mắt ông lão sáng
hẳn lên, cái mặt biến chuyển”. Ơng khoe làng ơng có: “Phịng thơng


tin rộng nhất vùng”, có “nhà ngói san sát, sầm uất như ở tỉnh”,
“đường lát tồn đá xanh”. Vì u làng nên trong suy nghĩ của ơng Hai,
cái gì của làng ông cũng đẹp, cũng nhất và hơn hẳn các làng khác. Trước
cách mạng, ông khoe về sinh phần quan tổng đốc, đây là niềm hãnh diện
của người dân làng ông, mà ông và người dân quê hương đã bỏ tiền cùng
nhau xây dựng lên.
Rồi kháng chiến bùng nổ, làng ông – làng chợ Dầu trở thành làng
kháng chiến. Bây giờ khoe làng, tuyệt nhiên ông không động đến cái sinh
phần ấy nữa vì cách mạng đã như mở rộng tầm hiểu biết cho ơng. Ơng hiểu
rằng sinh phần là nỗi nhục của làng quê mà người dân làng ông đã tốn bao
nhiêu tiền của để xây dựng mà ông cũng mang tật khi xây nó. Bởi vậy mà
giờ đây, ông khoe về tinh thần kháng chiến của làng ông: “Cả giới phụ lão


cũng tập quân sự một hai. Không kể già trẻ, gái trai đều một lịng
theo kháng chiến”. Ơng vui mừng theo dõi tin tức kháng chiến, nhất là
những tin kháng chiến ở làng ơng. Ơng cịn thường ra phịng thơng tin nghe
lén người ta đọc. Ông phấn khởi khi nghe được ba tin kháng chiến: Một em
bé trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc
kì trên tháp Rùa; một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã
tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng; đội nữ du kích giả làm người đi mua
hàng, bắt sống được tên quan Bội Thao giữa đường mà “ruột gan ông lão
cứ múa cả lên, vui quá!”. Tình yêu ấy giờ đây như đã rộng lớn, sâu sắc
hơn vì nó gắn liền với tình u cách mạng, u kháng chiến. Nó là một thứ
tình cảm tự nhiên mà sâu đậm, tình cảm máu thịt như thấm sâu vào chính
con tim, khối óc của ơng Hai. Đó cũng chính là tình cảm cao đẹp của những
người nơng dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mọi việc làm, suy nghĩ của ông Hai đều hướng về làng, đều vì làng. Và
để diễn tả sâu sắc tình cảm ấy, nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào một
tình huống thử thách gay gắt khi ông nghe tin làng chợ Dầu thành Việt gian

theo Tây. Đang vui mừng trước tin kháng chiến thì ơng gặp những người đi
tản cư. Ông vội vàng hỏi tin kháng chiến nhưng điều mà ông nghe được lại
là: “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”. Ơng bàng hồng như sét
đánh ngang tai: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông
lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Thế nhưng, khi đã trấn
tĩnh phần nào, ông vẫn không dám tin vào điều ấy. Ông lão vấn cố hi vọng
sự thực sẽ không phải thế: “Liệu có thật khơng hở bác? Hay chỉ là…”.
Khi người đàn bà tản cư khẳng định một cách chắc chắn thì ông Hai nhục
nhã và xấu hổ vô cùng. Ông vội lần khỏi đám đông dù khi ấy, không ai biết
ông là người làng chợ Dầu.
Về đến nhà, chán nản, ông nằm vật ra giường, nhìn con tủi thân nghĩ
chúng nó cũng bị hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian. Nước mắt ông lão cứ
ứa ra, bao nhiêu câu hỏi như dồn về, xoắn xuýt, ủa vây, làm tâm trạng ông
rối bời trong sự đau đớn, đầy tủi nhục: “Cực nhục chưa? Cả làng Việt
gian theo Tây?”. Càng nghĩ ông càng đau, càng căm giận những kẻ đã bán
rẻ danh dự của làng để làm tay sai cho giặc. Cam tâm làm tay sai cho giặc,
ơng rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi
làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Có lẽ, khơng
điều gì làm ơng Hai phẫn uất và tủi nhục đến thế.
Lúc này, tâm trí ơng như bị tin dữ xâm chiếm, trở thành nỗi ám ảnh,
day dứt đến khơn ngi. Trong ơng như chỉ cịn nỗi đau đớn, dằn vặt và hổ
thẹn. Ơng đau xót, tủi hổ như vậy cũng bởi ông yêu làng, yêu kháng chiến
hơn cả cuộc sống của mình. Tin làng theo Tây như trở thành nút thắt trong
câu chuyện, nó đẩy ông Hai vào tâm trạng mâu thuẫn giằng xé. Suốt mấy
ngày, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình
bên ngồi, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ tưởng như người ta đang bàn tán
đến cái chuyện ấy. Thoáng nghe những tiếng: “Tây, Việt gian, Cam - nhông”


là ơng lại vào góc nhà, nín thít: “Thơi lại chuyện ấy rồi”. Kim Lân đã miêu

tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách chân thực và vơ cùng sống động.
Nghệ thuật độc thoại nội tâm ấy đã khiến bao điều tốt đẹp, niềm tự hào về
làng quê như sụp đổ trong tâm hồn của người nông dân rất mực yêu làng,
yêu kháng chiến. Qua đó, ta hiểu được tâm trạng đau đớn, tủi nhục của ông
Hai khi danh dự làng chợ Dầu và danh dự của ông bị chà đạp. Càng u
làng, ơng càng xót xa, đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình u làng trong ơng
thật mãnh liệt biết bao!
Những đau đớn, tủi nhục trong ông được đẩy lên đến đỉnh điểm khi gia
đình ơng bị mụ chủ nhà đuổi khéo, khơng cho gia đình ơng ở nữa. Ơng lâm
vào tình thế bế tắc đến tuyệt vọng khi nghĩ đến việc quay trở về làng nhưng
ông gạt bỏ ngay ý nghĩ ấy vì quay trở về làng chẳng khác nào chấp nhận
làm nô lệ cho bọn giặc Tây: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây
mất rồi thì phải thù”. Với người nơng dân chất phác ấy, tình yêu nước như
đã bao trùm cả tình yêu làng. Tuy đau xót, bế tắc đến tuyệt vọng nhưng
trong sâu thẳm tâm hồn, ông vẫn luôn hướng về cách mạng, về Bác Hồ với
một tấm lịng thủy chung, ln tin tưởng vào kháng chiến. Điều đó đã được
thể hiện rất rõ qua lời tâm sự của ông với con nhỏ: “Nhà ta ở làng chợ
Dầu”, tuy ngồi miệng nói thù làng nhưng trong lịng ơng vẫn khắc ghi tên
làng. Những lời tâm sự với con cũng chính là những lời ơng như tự nhủ với
lịng mình: “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. Anh em đồng chí biết cho bố con
ơng. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Trong những lúc
gian khổ, bế tắc nhất, tâm hồn người nơng dân ấy vẫn ln sáng ngời lịng
tin yêu vào Đảng và kháng chiến: “Cái lòng bố con ông là như thế đấy,
có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Lời
tâm sự ấy như đã khẳng định tình yêu nước, tấm lịng gắn bó thủy chung với
cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là cụ Hồ của ơng Hai. Tình cảm
ấy trong ông bền vững, thiêng liêng và sâu sắc đến vơ cùng.
Khi tin dữ được cải chính, ơng Hai mới thốt khỏi cái nỗi đau tê tái ấy:
“Ơng vui như mở cờ trong bụng. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng
tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung

hung đỏ, hấp háy”. Suốt mấy ngày trước, ơng chỉ đóng cửa nằm im trong
nhà, hơm nay lại bỗng vui vẻ, mua quà về chia cho các con, chia niềm vui
cho mọi người. Ông chạy hết từ nhà này đến nhà khác chỉ để báo tin: “Tây
nó đốt nhà tơi rồi, đốt nhẵn”. Với một người nông dân, ngôi nhà là tài
sản quý báu nhất, là nơi đã gắn bó với biết bao thế hệ. Mất nhà lẽ ra ơng
Hai phải tiếc, phải xót nhưng ở đây, ông lại khoe sự mất mát ấy với mọi
người. Bởi đó là bằng chứng chứng tỏ làng ơng khơng theo giặc. Mất đi tài
sản lớn ấy, ông đã nhận được tài sản lớn nhất, đó là làng ơng – làng kháng
chiến. Những biểu hiện trên đã một lần nữa khẳng định, tình yêu làng, yêu
nước và tinh thần kháng chiến sâu sắc qua nhân vật ơng Hai. Đó là hình ảnh
tiêu biểu cho những người nơng dân Việt Nam trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp.


Tác phẩm thành cơng ở việc xây dựng tình huống truyện đặc sắc, ngôn
ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm. Bên cạnh đó, truyện cịn rất thành cơng ở
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, cách trần thuật linh
hoạt và đầy tự nhiên. Chính việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc
sắc trên đã giúp ta cảm nhận thêm được vẻ đẹp của người nơng dân gắn bó
tha thiết với q hương, u đất nước, yêu cụ Hồ và tinh thần hăng hái
tham gia kháng chiến. Tình cảm ấy của ơng hai thật cao đẹp và đáng trân
trọng biết bao!
Như nhà văn người Nga đã từng viết: “Lịng u nhà, u làng xóm,
u miền q trở nên lịng u Tổ quốc”. Có lẽ, điều đó rất đúng với hình
tượng ơng Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ơng chính
là hình ảnh tuyệt đẹp của những người nơng dân bình dị nhưng giàu lịng
u nước, một mẫu người đáng q trong kháng chiến. Với truyện ngắn này
nhà văn như đã khắc tạc vào nền văn học nước nhà vẻ đẹp bình dị của con
người Việt Nam yêu đất nước nồng thắm.


\

(1948)



×