Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CẢM NHẬN VIẾNG LĂNG BÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.26 KB, 5 trang )

Bác Hồ ln là lãnh tụ vĩ đại kính u trong lòng triệu triệu người dân Việt Nam, là chiến sĩ
cộng sản lỗi lạc, một danh nhân văn hóa thế giới, cả cuộc đời Bác đã sống cống hiến, hi sinh vì
độc lập của dân tộc, hạnh phúc của mn dân. Bởi vậy, viết về Bác là cả một nguồn cảm hứng bất
tận cho biết bao lớp nhà thơ Việt. Từ xa xưa đến nay, trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam
đã có rất nhiều nhà thơ đã nổi danh trên thi đàn dân tộc nhờ những bài thơ viết về Bác như: Tố
Hữu hay Chế Lan Viên. Thế nhưng, xúc động nhất vẫn phải kể đến bài thơ “Viếng lăng Bác” của
nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là lịng thành kính, niềm tự hào pha lẫn chút nỗi xót đau của người
con miền Nam lần đầu ra viếng Người.
“Viếng lăng Bác” cuốn hút người đọc không chỉ ở dòng cảm xúc sâu nặng ấy mà còn là ở
ngơn ngữ thơ giản dị, tn trào theo dịng cảm xúc chân thành, tha thiết, mộc mạc. Bởi vậy, bài
thơ có sức lay động đối với người đọc về những tình cảm mộc mạc mà vơ cùng sâu lắng.
Bài thơ được mở ra trong niềm xúc động, thành kính, lịng tự hào và biết ơn sâu sắc của nhà
thơ khi đứng trước lăng Người:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Bài thơ mở ra trước mắt người đọc trong niềm xúc động dâng trào: “Con ở miền Nam ra
thăm lăng Bác”. Đọc câu thơ, mỗi chúng ta như thấm thía thêm được tâm tư của mỗi người dân
miền Nam dành cho Người qua cách xưng hô “con” với “Bác”. Lời xưng hô ấy vang lên nghe
thật gần gũi, thân thương đã diễn tả sâu sắc nỗi xúc động từ tận đáy lòng của nhà thơ trong lần đầu
tiên đến thăm Người. “Con” thường là cách xưng hô của người con đối cha mẹ hoặc người lớn
tuổi. Lời xưng hô thật ngọt ngào, đậm chất Nam Bộ, vừa thân thương, vừa gần gũi. Nó như xóa đi
khoảng cách giữa người dân bình thường với lãnh tụ. Cách xưng hơ ấy cũng không phải lần đầu ta
thấy. Trước Viễn Phương cũng đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng cách xưng hô ấy
nhưng “Con ở miền Nam” của ông lại mang một sắc thái đặc biệt. Đó là bởi, “miền Nam” trong
thơ Viễn Phương chính là nơi xa xơi, cách tử, là thành đồng tổ quốc, nơi đi trước về sau trong
cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Nơi ấy cịn chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim Bác:
“Miền Nam ở trong trái tim tơi”. Chính vì vậy, “con ở miền Nam” như đứa con xa cách lâu ngày,
nay trở về thăm Bác. Giờ đây, đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, tưởng rằng ước
nguyện nhỏ nhoi của người con ấy sẽ thành hiện thực, thế nhưng, đau đớn thay, Bác đã ra đi mãi
mãi. Trong dòng thơ, Viễn Phương đã tinh tế dùng từ “thăm” thay cho “viếng” ở đầu đề bởi
không muốn nghĩ rằng Bác đã đi xa. Bác vẫn còn đây, non sông thống nhất rồi, chúng con về thăm
Bác, thăm cha là lẽ đương nhiên. Cách nói ấy như đã phần nào giảm đi phần nào nỗi mất mát lớn


lao trong lòng nhà thơ và cũng là của nhân dân miền Nam, đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc
dành cho người. Cách nói ấy của nhà thơ đã gợi lên dòng cảm xúc chân thành, tha thiết cùng lịng
thành kính của nhà thơ.
Trong niềm xúc động ấy, mỗi cảnh vật bên lăng Bác đều để lại trong lòng nhà thơ những ấn
tượng sâu đậm, đặc biệt là hình ảnh cây tre:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Hình ảnh “hàng tre bát ngát” ở đây là một là hình ảnh hồn tồn có thực, thế nhưng, qua
cảm nhận tinh tế của nhà thơ, hàng tre trải dài mênh mông ấy dường như đã trở thành biểu tượng


cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam với sức sống mãnh liệt, bền bỉ, luôn kiên cường, bất khuất,
hiên ngang trước mọi gian khổ, mọi chông gai. Giữa “bão táp mưa sa”, hàng tre ấy vẫn vây
quanh lăng hay cả dân tộc Việt Nam vẫn đứng bên để canh cho giấc ngủ của Người. Đó là một
hình ảnh ẩn dụ vô cùng xúc động và sâu sắc. Nỗi xúc động dâng trào ấy khiến tâm hồn nhà thơ
buột thốt: “Ơi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”, có cái gì thiêng liêng, thành kính, tự hào và xót xa
bởi từ lâu cây tre – Việt Nam – Hồ Chí Minh đã có mỗi liên hệ nội tại, gắn bó và thống nhất: tinh
thần, bản lĩnh Việt Nam. Qua cách nói, cách sử dụng những từ ngữ trên, Viễn Phương đã rất thành
cơng trong việc biểu lộ dịng cảm xúc dâng trào của mình trong lần đầu đến lăng viếng Người.
Trong dòng cảm xúc ấy, Viễn Phương đã liên tưởng sáng tạo tới cặp hình ảnh ẩn dụ sóng
đơi đặc sắc và đầy ý nghĩa:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xn”
Mở đầu khổ thơ xuất hiện hai hình ảnh “mặt trời”. Hình ảnh “mặt trời trên lăng” ở đây là
một hình ảnh tả thực. Đó là mặt trời kì vĩ, lớn lao của thiên nhiên, của sự vĩnh hằng, mặt trời ấy
đem lại sự sống cho mn lồi, cho tất yếu của cuộc sống. Còn “mặt trời trong lăng” lại là một
hình ảnh ẩn dụ vơ cùng đặc sắc và ấn tượng. Đó chính là Bác Hồ kính yêu: “Người rực rỡ một

mặt trời cách mạng” (Tố Hữu). Viễn Phương ví Bác như mặt trời chân lý vĩ đại, là ánh sáng vĩnh
cửu của vũ trụ. Mặt trời - Bác đã soi đường, dẫn lối sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Bác cùng
với nhân dân Việt Nam đã vượt qua trăm ngàn gian khổ để chèo lái con thuyền cách mạng cập bến
vinh quang. Hai hình ảnh ấn tượng đó vừa khẳng định cơng lao vĩ đại, sự trường tồn, vĩnh cửu của
Người, cũng vừa thể hiện niềm tơn kính, tự hào và biết ơn sâu sắc của Viễn Phương và cả nhân
dân miền Nam đối với Người.
Hòa vào dòng người vào lăng, Viễn Phương đã liên tưởng sáng tạo hình ảnh ẩn dụ thứ hai
đầy ý nghĩa. Hình ảnh tả thực “Dịng người đi trong thương nhớ” chính là dịng người xếp hàng
vào lăng Bác. Và mỗi người với lịng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy
mươi chín mùa xuân”. Bác Hồ là người đem lại ánh sáng cho những con người cần lao đau khổ,
làm cho cuộc đời họ nở hoa hạnh phúc, kết trái tự do. Giờ đây, trong niềm biết ơn vô hạn, họ đem
những bông hoa hạnh phúc ấy kết thành “tràng hoa” dân lên Người với biết bao niềm biết ơn,
thành kính. Trong câu thơ cuối cịn xuất hiện hình ảnh hốn dụ tuyệt đẹp “bảy mươi chín mùa
xn”. Đó chính là 79 tuổi, 79 năm Bác đã sống, cống hiến hết mình làm nên mùa xuân vĩnh hằng
của dân tộc.
Khổ thơ chỉ có bốn câu thơi mà có một loạt những hình ảnh đẹp, ý nghĩa. Những hình ảnh
ấy đã góp phần bộc lộ dịng cảm xúc chân thành, tha thiết, cùng niềm tự hào của nhà thơ đối với
Bác.
Dòng cảm xúc dâng trào ấy trong lòng nhà thơ dường như tăng lên gấp bội khi mỗi bước
chân của Viễn Phương lại gần Bác hơn:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”


Hiện lên trong câu thơ thứ nhất là một không khí thanh tĩnh, nghiêm trang, nó như ngưng tụ
cả khơng gian, thời gian vậy. Và trong cảm nhận của Viễn Phương, Bác nằm đó như chỉ đang nghỉ
ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Suốt mấy chục năm trời, sống, cống hiến hết
mình cho sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Bác mới có được một giấc ngủ bình yên, thanh
thản đến vậy. Thế nhưng, cảm nhận ấy của nhà thơ cũng đúng thôi. Bởi suốt bảy mươi chín năm,
Bác đã sống hết mình để đóng góp một mùa xn nhỏ của mình vào mùa xn vĩnh hằng của cả

dân tộc. Giờ đây, ước nguyện ấy đã trở thành hiện thực, đất nước đã thống nhất, Bắc Nam sum
họp một nhà, Bác mới có thể thanh thản đi vào giấc ngủ ngàn thu. Và giấc ngủ bình n ấy của
Bác cịn được nâng niu bởi một hình ảnh rất đặc biệt: vầng trăng. Sự liên tưởng ấy của Viễn
Phương thật độc đáo và mới ý nghĩa làm sao! Và cũng khơng phải ngẫu nhiên, tình cờ mà Viễn
Phương lại khéo léo đưa hình ảnh “vầng trăng” ấy vào trong dịng thơ. Đó là bởi sinh thời, Bác
với trăng luôn là đôi bạn tri âm, tri kỉ, sát cánh bên nhau mỗi lúc khó khăn, hiểm nguy: “Người
ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” hay ở chiến khu, trăng cũng vẫn bên Người: “Giữa dòng bàn bạc
việc quân/ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hơn thế nữa, trăng còn là biểu tượng đẹp
cho một tâm hồn thanh cao, trong sáng, ánh trăng ấy như ca ngợi những phẩm chất cao quý ở Bác.
Giờ đây, trăng lại nhẹ nhàng hòa vào dòng người vào lăng để nâng niu cho giấc ngủ ngàn thu của
Người. Đọc những câu thơ trên, ta thấy Bác có lúc như mặt trời ấm áp, lại có lúc như vầng trăng
vàng. Mượn những hình ảnh lớn lao, kì vĩ của thiên: “mặt trời”, “vầng trăng”, những câu thơ ấy
như góp phần gợi lên tình cảm của tác giả đối với Bác, đồng thời, ca ngợi công lao vĩ đại, sự
trường tồn, vĩnh cửu của Người.
Ngắm nhìn Bác trong giấc ngủ ngàn thu, nhà thơ bỗng bàng hồng, đau đớn, xót xa:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Tâm trạng xúc động ấy của nhà thơ được bộc lộ rõ nhất qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”.
Trong tâm trí của Viễn Phương, hình bóng Bác như vẫn sống mãi trong lòng người mỗi người dân
Việt Nam, giống như trời xanh kia là vĩnh cửu, là bất diệt. Lý trí của nhà thơ khẳng định như vậy
nhưng trái tim của nhà thơ như bỗng nhói đau trước một sự thật: Bác đã ra đi mãi mãi. Nỗi đau
đớn, xót xa ấy được thể hiện rất cụ thể qua câu thơ thứ hai: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Chữ
“nhói” trong câu thơ thứ hai này như nói lên nỗi lịng quặn đau, xót xa khi thiếu vắng hình bóng
Bác. Nỗi đau ấy như có hàng ngàn mũi kim đâm xuyên vào trái tim đang thổn thức, nghẹn ngào
của nhà thơ vậy. Có lẽ, từ ngữ trong bài thơ có hay, giàu tình cảm đến mấy, câu thơ có đặc sắc đến
nhường nào thì cũng rất khó để có thể nói hết được những suy tư, những dịng cảm xúc lẫn lộn
đang dâng lên trong lòng nhà thơ lúc này. Đó cũng chính là những tình cảm bột phát nhất của nhà
thơ khi lần đầu đến viếng thăm Người.
Bài thơ được khép lại trong dòng cảm xúc dâng trào lên đến đỉnh điểm, cũng chính là lúc
nhà thơ phải rời xa lăng Bác. Trong giờ phút chia xa, nhà thơ thấy lưu luyến, bâng khuâng, bịn rịn

không muốn rời:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Câu thơ mở đầu đoạn thơ giống như một lời giã biệt, được chia làm hai vế riêng biệt: “mai
về miền Nam” là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khốt của lý trí, chỉ cịn hết ngày hôm nay thôi là nhà
thơ phải rời xa Bác, phải trở về miền Nam ruột thịt. Còn “thương trào nước mắt” lại là tiếng nói


của trái tim nhà thơ, đó cũng chính là những dòng cảm xúc nghẹn ngào trào dâng, được đẩy lên
đến đột ngột, đỉnh điểm trong những giờ phút cuối cùng bên Người. Hai vế của câu thơ như thể
hiện sự giằng co mãnh liệt giữa lý trí và tình cảm trong con người Viễn Phương. Và trong niềm
xúc động vô hạn ấy, nhiều ước muốn, khát vọng bỗng nảy sinh trong lịng nhà thơ:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm cành hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Đó là những tâm niệm, những mong ước nhỏ nhoi của nhà thơ trước giờ phút chia xa. Điệp
ngữ “muốn làm” trong cả ba câu thơ cuối đã tạo ra nhịp điệu dồn dập cho câu thơ. Nó cịn diễn tả
sâu sắc những khát vọng dâng trào trong lịng nhà thơ, nhà thơ như muốn hóa thân vào quang
cảnh bên lăng Bác để mãi được ở bên Người. Làm con chim để chim thì cất tiếng hót líu lo, ru cho
giấc ngủ của Người cịn làm đóa hoa để tỏa sắc hương và cuối cùng, Viễn Phương muốn được làm
“cây tre trung hiếu” ở bên lăng. Ở đây, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh đã xuất hiện ở đầu bài thơ:
“cây tre”. Việc lặp lại hình ảnh đó đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Như vậy,
muốn hóa thân thành “cây tre trung hiếu” ý nhà thơ muốn được ở trong đội quân đông đảo, hùng
hậu, được ngày đêm chăm lo cho giấc ngủ của Người. Mọi ước muốn của nhà thơ như đều quy tụ
vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, để làm vui, làm khuây, làm vơi đi nỗi vắng vẻ, trầm
mặc trong lăng. Ý thơ là sự khẳng định tình cảm thủy chung, son sắt, tình u thương, lịng tơn
kính vơ bờ của nhà thơ và cũng là của đồng bào miền Nam dành cho Bác, đồng thơ cũng là sự
khẳng định chí hướng của nhà thơ đối với Người.
“Viếng lăng Bác” là một bài thơ hay, có sức cuốn hút, lay động người đọc bởi nhà thơ
Viễn Phương như đã thổi được tình cảm của riêng mình và cũng là của người dân Việt Nam, của
dân tộc Việt Nam đối với Bác vào trong mỗi vần thơ của mình. Chính vì vậy, bài thơ là một trong

những thành công của thơ ca hiện đại Việt Nam về Bác.


(1976)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×