Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nhận định về trật tự thế giới mới được hình thành sau những biến cố về kinh tế và phi kinh tế toàn cầu và phân tích vai trò, vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.15 KB, 11 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA

TIỂU LUẬN
TỒN CẦU HĨA VÀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
Đề tài:
Nhận định về trật tự thế giới mới được hình thành sau những biến cố về kinh tế và
phi kinh tế tồn cầu và phân tích vai trò, vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế
tồn cầu

Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Giảng viên hướng dẫn:


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH TOÀN CẦU SAU NHỮNG BIẾN CỐ KINH
TẾ VÀ PHI KINH TẾ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1.Những chuyển đổi về kinh tế
1.2.Những biến cố phi kinh tế
1.3. Sự chuyển đổi và xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
1.3.1. Sự chuyển đổi của nền kinh tế toàn cầu
1.3.2. Xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
PHẦN 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI VÀ TÌNH HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Trật tự thế giới mới
2.2. Tình hình Việt Nam hiện nay
2.2.1. Kinh tế
2.2.1.Chính trị


2.2.3. Xã hội
PHẦN 3: VAI TRỊ VÀ VỊ THẾ VIỆT NAM TRONG TRẬT TỰ THẾ GIỚI HIỆN
NAY
3.1. Vai trị của Việt Nam trong nền kinh tế, chính trị và xã hội toàn cầu
3.2. Vị thế của Việt Nam trong trật tự thế giới mới
3.3. Những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền
kinh tế hội nhập
3.3.1.Cơ hội
3.3.2.Thách thức
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU


Dưới tác động của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thế giới đương đại đang có
những biến đổi sâu sắc, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, sự
chuyển giao quyền lực từ Tây sang Đông và sự điều chỉnh chiến lược của các cường quốc
đã mang lại cơ hội và thách thức cho các nước nhỏ và các nước đang phát triển. Những sự
biến động về nền kinh tế toàn cầu và sự biến chuyển của những yếu tố phi kinh tế đã
khiến cho trường quốc tế có những sự thay đổi về trật tự và có những xu hướng phát triển
hướng đến sự tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch covid-19
diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, và rất nhiều
các quốc gia gặp khó khăn trong việc hoạch định và phát triển nền kinh tế. Trật tự thế giới
cũng có những chuyển biến rõ rệt, thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây khi xu
hướng hội nhập toàn cầu lan rộng. Trong bối cảnh đó, chúng ta cũng cùng lúc chứng kiến
hai trạng thái đổi lập nhau song song diễn ra trong quan hệ quốc tế suốt 20 năm qua: ly
khai- xung đột- chiến tranh và hịa bình- hợp tác- liên kết. Điều này vừa thể hiện tính đa
diện và phức tạp về lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc và cộng đồng trong tiến trình hội
nhập, vừa cho thấy sự chênh lệch phát triển và bất bình đẳng vẫn cịn là một câu chuyện
dài chưa có hồi kết trong một thế giới với cơ cấu quyền lực và phân chia lợi ích hiện hữu.

Đó cịn là một bức tranh của một thế giới phức tạp, khó lường với các cuộc chiến sắc tộc
và tôn giáo, với sự trỗi dậy của các thế lực chính trị mới, và cũng dễ tổn thương bởi mâu
thuẫn lợi ích giữa các quốc gia trong cuộc cạnh tranh phát triển đang trở nên gay gắt hơn
bao giờ hết do sự khan hiếm của các nguồn lực, đặt bên cạnh một mảng màu tươi sáng
của hịa bình và hợp tác.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có triển vọng trên trường
quốc tế bởi những dấu hiệu phục hồi kinh tế và chỉ số tăng trưởng tích cực trong những
năm gần đây. Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị và chính sách ngoại giao khơn khéo của
mình,Việt Nam cũng khẳng định được tầm quan trọng và nền kinh tế tiềm năng thu hút
các nhà đầu tư của mình.Chính vì vậy, vị thế và vai trị của Việt Nam trong nền kinh tế
tồn cầu cũng có những sự thăng tiến rõ ràng. Bài tiểu luận nghiên cứu những thay đổi về
trật tự thế giới mới và đồng thời cũng phân tích, đưa ra các quan điểm về vai trò, vị thế
của Việt Nam trong thế giới ấy.
PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH TOÀN CẦU SAU NHỮNG BIẾN CỐ KINH
TẾ VÀ PHI KINH TẾ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.1.

Tổng quan về những biến cố kinh tế và phi kinh tế toàn cầu và sự thay đổi
trật tự thế giới


Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, nền kinh tế thế giới đã và đang chịu tác động
mạnh mẽ của xu thế tự do hóa và tồn cầu hóa các quan hệ kinh tế - thương mại. Tuy
nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số xu hướng mới làm thay đổi trật tự kinh tế thế
giới vốn tồn tại trong mấy thập niên qua. Thế giới đương đại đang có những chuyển biến
lớn lao với nhiều sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường, vừa mang
đến cho các quốc gia - dân tộc những thời cơ, vận hội và hy vọng vào tương lai; vừa đặt
ra nguy cơ, thách thức và bất an. Thế giới, khu vực đứng trước nguy cơ đe dọa chưa từng
có trong lịch sử làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, thương mại và mọi mặt
đời sống xã hội cùng với tương quan lực lượng đang chuyển dần sang cục diện mới. Đơn

cử, trung tâm kinh tế toàn cầu chuyển dịch mạnh về khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
kéo theo xu thế liên kết kinh tế - thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ tại khu vực.
Bên cạnh sự điều chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn
sóng chống tồn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền,
dân tộc cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học - công nghệ trong cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế thế
giới với nhiều xu hướng mới. Điều này càng trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh giữa hai
nền kinh tế lớn nhất thế giới và đại dịch COVID-19 xảy ra gần đây.
1.2. Sự chuyển đổi và xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
1.2.1. Sự chuyển đổi của nền kinh tế toàn cầu
1.2.2. Xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu
PHẦN 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI VÀ TÌNH HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Trật tự thế giới mới
2.2. Tình hình Việt Nam hiện nay
2.2.1. Kinh tế
Trong những năm vừa qua, cùng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế
Việt Nam vẫn duy trì được sự chuyển biến tích cực. Sau rất nhiều thăng trầm trong lịch
sử, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển.
Tuy nhiên còn phụ thuộc lớn vào công nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài. Hiện nay, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong top 40 nền
kinh tế lớn mạnh nhất thế giới và đứng vị trí thứ tư trong ASEAN. Trong năm 2020, GDP


đầu người đạt mức 3500USD/năm đã đưa Việt Nam vươn lên top 10 quốc gia tăng trưởng
cao nhất thế giới, là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thê giới hiện nay.[ 1]
Năm 2022, Việt Nam và thế giới vẫn đang đứng trước những khó khăn do tác động của
dịch bệnh COVID-19, đồng thời nền kinh tế Việt Nam cũng đang tồn tại và tiềm ẩn khá
nhiều khó khăn, thách thức, đó là tăng trưởng thấp trong 2 năm (2020 và 2021), hệ thống
hạ tầng của nền kinh tế còn hạn chế, thiếu đồng bộ, chất lượng quản trị và trình độ nguồn
nhân lực cịn chưa đáp với yêu cầu phát triển mới, nguy cơ về nợ xấu, lạm phát vẫn đang

tiềm ẩn.
Tuy nhiên, bối cảnh trong nước và quốc tế trong năm 2022 ngày càng xuất hiện nhiều tín
hiệu lạc quan, đó là dịch bệnh COVID-19 ngày càng được kiểm soát tốt hơn, tăng trưởng
kinh tế và sự gia tăng tổng cầu đã diễn ra tại nhiều khu vực, quốc gia, nhất là các quốc gia
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ dưới
tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ của đổi
mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số nhờ đó năng lực thích ứng và sức bật của nền kinh
tế Việt Nam qua đại dịch COVID-19 lần 4 năm 2021 đã làm gia tăng nội lực và tính linh
hoạt, sáng tạo của nền kinh tế.Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu
hướng tồn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những
quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong
vịng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700
USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống
cịn dưới 2%.[2]
2.2.1.Chính trị và xã hội
-Viêt Nam là nước có nền chính trị- xã hội tương đối ổn định trong khu vực. Sự ổn định
chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên
trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền
hịa bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ
Xin-ga-po, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước trong khu vực đều trải qua các
cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn
ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất qn.
Việt Nam ln là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc. Những đóng góp của Việt Nam
là tồn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hịa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã
hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở
1[]2020. [online] Available at: < />2[]2020. < />

những đóng góp của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc mà cịn thể hiện sự ổn định mang tính
chiến lược lâu dài trên lĩnh vực chính trị-xã hội của ta.[ 3]
PHẦN 3: VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ VIỆT NAM TRONG TRẬT TỰ THẾ GIỚI HIỆN

NAY
3.1. Vai trò của Việt Nam trong nền kinh tế, chính trị và xã hội tồn cầu
Việt Nam trong quan hệ quốc tế: Từ ‘tham gia tích cực’ đến 'định hình luật chơi’
- Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam khơng chỉ chủ trì thành cơng nhiều hội nghị ASEAN
mà cịn đóng vai trị điều phối ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng nhằm ngăn chặn tác
động của đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng đã hồn thành xuất sắc vai trị Chủ tịch Hội
đồng Liên nghị viện ASEAN lần thứ 41 (AIPA 41),[ 4] ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Một thành tựu đáng chú ý khác là việc hoàn
tất đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA).[5]
- Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng trong những năm gần đây, Việt
Nam cũng sẽ đặt mục tiêu đưa ra các vấn đề liên quan đến khu vực Đơng Nam Á và Thái
Bình Dương khi nước này tiếp tục đảm nhận cương vị ủy viên không thường trực HĐBA
LHQ. Như vậy, Việt Nam sẽ có thể đóng một vai trò quốc tế quan trọng tại các diễn đàn
tồn cầu.
- Việt Nam là một thành viên tích cực của hầu hết các văn kiện cơ bản về quyền con
người của Liên hợp quốc và đã được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016 và tiếp tục ứng cử và đã được các nước ASEAN đồng
thuận đề cử là ứng cử viên của ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Việt Nam đã cùng ASEAN duy trì được vai
trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, tránh bị rơi vào bẫy cạnh tranh nước lớn; có tiếng
nói quan trọng về những vấn đề nguyên tắc, liên quan đến hịa bình, ổn định và phát triển
ở khu vực, đóng vai trị quan trọng trong nền an ninh, kinh tế, chính trị khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương và thế giới.
3.2. Vị thế của Việt Nam trong trật tự thế giới mới
Vị thế quốc tế của đất nước không ngừng được nâng cao thông qua việc nâng tầm đối
ngoại đa phương và đảm nhận thành công nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.Hiện nay,
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan
3[]Tạ Ngọc Tấn (2015), Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam-Những vấn đề lý luận từ cơng cuộc đổi mới, NXB Lý luận Chính
trị

4[]Theo Sài Gịn giải phóng online, Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 2011-2020,
/>5[] />

hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến lược
tồn diện), 13 đối tác toàn diện. Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu
quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham
gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định
song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Với thế và lực mới của đất nước sau hơn
30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên
một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng của
mình với tư cách một thành viên trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế.
Trước đó, Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công 4 hội nghị quốc tế quan
trọng, bao gồm: Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái
Bình Dương (APPF 26) vào tháng 1/2018; Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng
Mekong Mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát
triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) vào cuối tháng 3/2018; Diễn đàn
Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) vào tháng 9/2018 và Đại hội Các cơ
quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) vào tháng 9/2018.[ 6]
Tháng 11/2017, Việt Nam cũng đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi tổ chức
thành công Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
2017 với sự hội tụ của toàn bộ lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có
lãnh đạo các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật
Bản… Điều đáng nói ở chỗ, đây là lần thứ hai trong 10 năm qua Tuần lễ Cấp cao APEC
mới có được sự tham dự đơng đủ của nhiều lãnh đạo cấp cao như vậy.
Điều này khẳng định vị trí chiến lược của Việt Nam ở khu vực cũng như sự quan tâm và
tình cảm đặc biệt mà các nền kinh tế thành viên APEC và cá nhân các nhà lãnh đạo kinh
tế APEC dành cho Việt Nam. Qua sự kiện này, Việt Nam đã tô đậm dấu ấn của mình trên
tiến trình hợp tác của APEC.
Tất cả các sự kiện trên đã cho thấy sự coi trọng của các nước đối với vai trò, vị thế ngày

càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời thể hiện sự chủ động và “tầm vóc”
của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình các thể chế khu vực
và tồn cầu.
Có thể thấy, sau 10 năm kể từ lần đầu Việt Nam đảm nhận vai trị thành viên khơng
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008-2009), với những đóng góp
của Việt Nam tại Liên hợp quốc, cũng như vai trị, vị thế của Việt Nam hiện nay, chúng ta
có thể tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn về hoạt động của Việt Nam trong vai trò
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ tới.
6[]. Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam.
< />

3.3. Những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và nền
kinh tế hội nhập
Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với biết bao sự kiện diễn ra một
cách nhanh chóng, vừa mang đến cho con người những thời cơ, vận hội và thắp sáng
những hi vọng tương lai, lại vừa đặt ra trước mắt những nguy cơ, thách thức và những lo
lắng bất an.
3.3.1.Thời cơ
- Các nước vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam sẽ trở thành đối tượng lôi kéo, tranh giành
của các nước lớn trên thế giới, khơng những về chính trị mà cịn về kinh tế. Nếu các nước
vừa và nhỏ biết tận dụng thời cơ này, củng cố đồn kết, tăng cường tiếng nói trong đời
sống chính trị quốc tế, cùng nhau đưa ra những “luật chơi” mới về chính trị, kinh tế để đỡ
bị thiệt thịi, để được tơn trọng, bình đẳng, cơng bằng hơn, thì các nước lớn sẽ phải có
những nhượng bộ, tuy khơng lớn.
- Ngày nay, trong thời đại tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở thành xu thế chung của tất cả
các quốc gia để phát triển. Hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, vốn đầu tư của các nước đều có thể
lưu thơng, ln chuyển trên quy mơ tồn cầu; phân cơng và hợp tác sản xuất cũng có thể
diễn ra ở nhiều quốc gia trên quy mơ tồn cầu; doanh nghiệp của một nước có thể tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, trở thành khu

vực phát triển năng động, có vai trò ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế thế
giới. Trong khu vực, có nhiều nền kinh tế lớn, có tiềm lực tài chính, khoa học – công nghệ
mạnh, phát triển năng động như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, có
những thị trường lớn, các nguồn vốn đầu tư lớn. Là một nước nằm trong khu vực phát
triển năng động nay, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, cũng tạo ra những
cơ hội phát triển cho Việt Nam.
3.3.2.Thách thức
- Tình hình trong nội bộ nền kinh tế của Việt Nam và cam kết hội nhập quốc tế đỏi hỏi
Việt Nam phải thực hiện sớm những cải cách thể chế cơ bản và có hệ thống thay vì những
cải cách cục bộ, từng mặt, từng bộ phận. Một cuộc Đổi mới lần hai đang được đòi hỏi từ
thực tế.[7]

7[]Theo Sài Gòn giải phóng online, Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 2011-2020,
/>

- Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động trực tiếp,
nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngoài, từ những biến động trên thị trường
khu vực, thế giới ;từ những thay đổi của các luồng hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và
nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng
kinh tế, tài chính khu vực và trên thế giới. [8]
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm hàng
hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp, các
sản phẩm hàng hóa của nước ngồi khơng chỉ ở thị trường nước ngồi mà ngay cả ở thị
trường trong nước của Việt Nam, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, công nghệ
cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo cho Việt Nam nhiều thách thức lớn
phải vượt qua và chỉ khi vượt qua những thách thức này mới nắm bắt được cơ hội, chuyển
cơ hội thành hiện thực. Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là vấn đề tốc độ phát triển rất
nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của những thay đổi, phát triển cơng

nghệ diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là
một thách thức lớn. Việc đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải là nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng.

KẾT LUẬN
Thế giới 20 năm qua đã trải qua biết bao thăng trầm.Trong hai thập kỷ đó, có thời
điểm ranh giới bạn thù bị đặt cược vào dây bom của những kẻ khủng bố liều chết, có thời
điểm những điểm truyền thống trong quan hệ quốc tế đã bị lay động mạnh mẽ bởi những
tác nhân phi nhà nước. Với sự suy giảm quyền lực của G7, hệ thống an ninh chính trị Thế
giới phức tạp hơn, nhưng vì thế mà quá trình dân chủ hóa cuộc sống Nền chính trị thế giới
đã có những bước tiến dài với sự tham gia của các lực lượng Xuất hiện trong việc giải
quyết các vấn đề tồn cầu, khu vực hoặc địa phương, điểm nóng thế giới.
Dẫu vậy, sự ôn định tương đối của trật tự thế giới hiện nay cũng mang lại những
lợi ích tích cực cho phần đông nhân loại, so với trật tự hai cực trước đây, và để hình thành
một trật tự thế giới mới, thế giới có lẽ sẽ khơng tránh khỏi những chấn động và bất ổn
8[]Chu Thi Trung Hau, Dickie Paul M., 2006, “Economic transition in Viêt Nam: Doi Moi to WTO”, Public Policy
Training Program, PPTP Studies Series 1, Banque asiatique pour le développement, tr. 11


nhất định. Nhưng nhìn chung, con người đang dần tiến lên theo hướng dân chủ hơn và
công bằng hơn, và ta có thể hi vọng ở một tương lai tương sáng cho thế giới trong thế kỷ
XXI này. Qua đó, ta thấy rằng, Việt Nam cần nâng cao vai trò và vị thế của mình trên
trường quốc tế. Chúng ta có những chính sách, đường lối phù hợp với nền kinh tế hội
nhập toàn cầu, phát triển kinh tế phù hợp với xu hướng hiện đại hóa, tồn cầu hóa. Đồng
thời, khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Với sự biến động và thay đổi
không ngừng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh
hướng trực tiếp của những tác động tiêu cực và tích cực tiêu nền kinh tế thế giới mang lại.
Tuy nhiên bằng những nỗ lực và các chính sách đúng đắn, Việt Nam đang dân khẳng định
vai trò cũng như sự lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà trên bán đồ kinh tế toàn cầu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×