ĐỐI THOẠI VỚI NHỮNG AI XÍNH DÙNG, LẠM
DỤNG CỤM TỪ ĐƯƠNG ĐẠI
Có điều không nên lạm dụng cụm từ đương đại lấy nó làm thương hiệu cho một
thế hệ: Mới đôi ba lần công bố tác phẩm trong một triển lãm, một cuộc chơi nghệ
thuật sắp đặt, trình diễn đã có những bài viết giới thiệu tung hô, khẳng định, nói
lấy được. Nào là những họa sĩ “tiên phong” những người mở đường cho nghệ thuật
đương đại. Một hế hệ không mặc cảm? Ai mặc cảm? Việc gì mà phải mặc cảm?
Một khi chúng ta đang sống và lao động nghệ thuật trong thời đổi mới, hội nhập
quốc tế được Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng tự do sáng tác – công bố – tiếp thu
tác phẩm. Hay chẳng qua chỉ là một sự ngộ nhận lẫn nhau, tự ngộ nhận mà thôi.
Một cách lăng xê vô lối.
Ai mà chẳng biết, một ngữ nghĩa tiếng Việt cực chuẩn. Đương là đang diễn ra với
chúng ta.
Thời đại chúng ta đang sống và sáng tác cho dù là loại hình, thể loại hình thức xu
hướng nghệ thuật nào? Những tác phẩm của những người đương thời sáng tác của
bất kỳ thế hệ nào đều thuộc nghệ thuật đương đại. Đâu chỉ có thế hệ họa sĩ trẻ - thế
hệ 8X và nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn Video Art mới là nghệ thuật
đương đại?
Xem tác phẩm của 3 thế hệ họa sĩ trẻ trưởng thành cùng đất nước đổi mới. Không
thể phủ nhận anh chị em đã có, những đổi mới và cách tân hình thức nghệ thuật, ít
hay nhiều đã biết khai thác các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện tại, các isme của
phương tây hiện đại và tinh hoa mỹ thuật truyền thống dân tộc đã thực sự làm
phong phú hình thức tạo hình. Đồng thời không ít họa sĩ trẻ đã tự khẳng định mình
bằng nghệ thuật hiện thực của thế hệ mình nghệ thuật hiện thực đâu có lỗi thời?
Còn cái gọi là “nghệ thuật đương đại” các vị tự nhận mới là mới? là đương đại: ai
mà chả thấy mấy vị “sài” các yếu tố tạo hình của các isme phương Tây hiện đại?
Không khéo lại cũ người mới ta có điều ngay các chủ nghĩa lập thể, siêu thực, biểu
hiện trừu tượng và trừu tượng ra đời đều có những đóng góp nhất định cho lịch sử
mỹ thuật, đều có tính đương đại. “Có ai gọi là nghệ thuật đương đại đâu?” Phải
chăng phải là nghệ thuật đương đại mới “oai”.
Chưa hết họ còn gán cho nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, video art mới thực sự là
nghệ thuật đương đại.
Có một sự nhầm lẫn chết người về quan niệm nghệ thuật đương đại. Nhầm lẫn nội
dung phản ánh với hình thức phản ánh của các loại hình, thể loại, các xu hướng
nghệ thuật trong tác phẩm.
Một cách nhìn phiếm diện sau vài chuyến đi nước ngoài về đã vội xổ toẹt thế giới
bây giờ có làm như ta đâu? nhằm vào thể loại tranh giá vẽ. Còn gọi tranh đề tài là
tranh “cúng cụ”. Không hiểu họ có biết không có tới hơn 95% họa sĩ Việt Nam
sáng tác theo thể loại tranh giá vẽ. Hơn thế 18 tác giả được giải thưởng Hồ Chí
Minh và 51 tác giả được giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật đều là tác giả
tranh giá vẽ, tranh vẽ đề tài lịch sử. Rồi còn lớn tiếng tung hô nghệ thuật sắp đặt,
nghệ thuật trình diễn, video art mới là mới, là thời thượng, là đương đại. Song thế
nào là nghệ thuật đương đại. Về quan niêm của các vị còn những bất cập nếu
không muốn nói là phiến diện, sai lầm. Sao nỡ cứ lấy ngoài đo trong mãi thế?
Chẳng nhẽ các thế hệ họa sĩ đương thời vẽ tranh giá vẽ, tranh đề tài không là
đương đại à? Đương đại cả nội dung phản ánh lẫn hình thức phản ánh quyết không
phải là lỗi thời. Có chăng chỉ là đẹp hay xấu mà thôi.
Còn nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn là mới ư ? - là đương đại ư? Không
thể nói nghệ thuật đương đại hiểu theo nghĩa - khái niệm chung của thế giới?
Chúng ta có tiếng Việt “đương là đang diễn ra với chúng ta” một ngữ nghĩa cực
chuẩn. Đó là một ứng xử khoa học nhất theo tinh thần độc lập tự chủ của một dân
tộc có 4000 năm văn hiến. Sao cứ nô lệ hoài vậy!
Còn nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn là mới, là đương đại ư? Phải xem xét
lại? đúng, chúng có tuyên ngôn hẳn hoi là những loại hình, xu hướng nghệ thuật
mới du nhập vào nước ta. Một số họa sĩ đã tiếp cận và tâm huyết với thể loại này. ít
hay nhiều đã được thừa nhận. Có hộ khẩu thường trú hẳn hoi. Không như ai đó nói
“Không có hộ khẩu thường trú”. Có điều công chúng của thể loại này còn hiếm,
một phần là mới, khó hiểu Ngay một số tác giả sáng tác theo thể loại này. Có hỏi
ngôn ngữ và đặc trưng ngôn ngữ của thể loại này là gì? Được trả lời thấy người ta
làm thì làm chơi?! Thế giới người ta gọi như thế?. Sáng tác mỹ thuật mà không
tường tận ngôn ngữ và tinh thông, chất liệu, kỹ thuật thì làm sao tới đích?!
Song xét từ ngôn ngữ và đặc trưng ngôn
ngữ nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn theo tôi hiểu:
1- Ngôn ngữ tổng hợp
Trong một tác phẩm sắp đặt, trình diễn thường sử dụng nhiều ngôn ngữ loại hình,
thể loại như: hội họa - đồ họa - điêu khắc - trang trí - sân khấu điện ảnh Có điều
một khi sử dụng nhiều ngôn ngữ sáng tác một tác phẩm thường có nhiều độ vênh,
khó hài hòa. Bởi lẽ, các ngôn ngữ mỗi khi tham gia vào một loại hình nghệ thuật
mới phải mất đi tính chất tự nhiên nguyên hình của nó. Phải đủ nội lực, tài năng
“yểm” may ra chúng không nổi loạn.
2- Chất liệu tổng hợp
Trong một tác phẩm sắp đặt, trình diễn thường phải sử dụng nhiều chất liệu của
nhiều loại hình, thể loại, chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, giấy, vải, gỗ, đá, kim
loại Cả những vật hiện có sẵn trong cuộc sống: như chum, vại, cánh dại, tấm
phên, mảnh chiếu, rơm rạ, nói chung những đồ dùng sinh hoạt đã dùng hoặc chưa
dùng. Tất cả đều có thể trở thành chất liệu. Thậm chí đôi khi chính tác giả cũng trở
thành một chất liệu trong không gian nghệ thuật đó.
3 - Chiếm lĩnh không gian rộng lớn
Một không gian luôn gắn bó với hoạt động của con người: có thể là một eo biển,
một đường phố, một công viên, một tòa nhà mà tác giả muốn chiếm lĩnh để thể
hiện ý tưởng của mình.
Suy cho cùng chưa chắc đã là mới, là
đương đại.
Nhìn lại những lễ hội trong các hội làng vùng đồng bằng Bắc bộ tấp nập và đông
vui nhất là những đám rước: cờ, hoa, võng, lọng, phướn, trống, chiêng, đông đảo
nhất là những người tham gia ăn mặc đủ màu, đủ kiểu quả là một nghệ thuật sắp
đặt đẹp, giàu bản sắc của từng địa phương và dân tộc. Còn xem các buổi lên đồng
nhìn những bà đồng, ông đồng diễn sao mà điêu luyện thế, đẹp thế. Nếu bỏ đi phần
mê tín dị đoan chắc các trò trình diễn hôm nay của một số tác giả còn thô thiển
lắm, thiếu cái thần của ông đồng và bà đồng.
Vậy có gì là mới, là đương đại. Thực chất chỉ là một thể loại, một xu hướng nghệ
thuật mới đúng hơn nội dung tác phẩm của mấy vị là đương đại đề cập và giải
quyết những vấn đề hiện thực hôm nay đã và đang diễn ra trong đời sống. Còn
hình thức nghệ thuật chỉ là một thể loại không hơn không kém. Không nên lấy nó
làm thương hiệu cho nghệ thuật của mình.
Chưa hết chuyện lấy đương đại làm thương hiệu chưa ngã ngũ nay còn dùng cụm
từ hậu hiện đại làm thương hiệu cho cái gọi là “chủ nghĩa tiền phong” của một số
người. Được biết ở một viện nọ đã chuẩn bị khá công phu cho một hội thảo khoa
học về nghệ thuật hậu hiện đại ở Việt Nam. Rất may vào phút chót lãnh đạo đã ngộ
ra chuyển thành đề tài mỹ thuật Việt Nam thời hội nhập quốc tế. Có điều các tham
luận theo chủ đề hậu hiện đại đem đọc trong hội thảo cứ vênh, ông chẳng bà
chuộc Buồn thay lại một sai lầm về phương pháp luận lấy ngoài đo trong, đóng
giày gọt chân. Ai cũng biết nghệ thuật hậu hiện đại ra đời ở các nước phát triển đã
vượt qua thời đại công nghiệp còn ở nước ta theo chiến lược phát triển của Đảng
và Nhà nước đã hoạch định mãi đến năm 2020 mới trở thành một nước hiện đại
hóa, công nghiệp hóa.
Quả thật sáng tác nghiên cứu phê bình mỹ thuật mà không xuất phát từ thực tiễn,
hiện thực của dân tộc không bao giờ tới đích. Nguy hiểm hơn còn sai lầm về
phương pháp luận.