Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.41 KB, 4 trang )
Bài thuốc trị cảm cúm, viêm họng từ dây cúc bạc
Dây cúc bạc còn có tên cúc bạc leo, thiên lý quang, nhãn minh thảo, nhất tảo
quang, Là loại dây leo, cành mảnh, có rãnh. Lá hình ngọn giáo, có mũi dài hẹp,
mép hơi có răng. Cụm hoa trải rộng, mọc ở ngọn hay ở nách lá, màu vàng. Quả
hình trụ thoi, có mào lông trắng ráp. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau.
Cây mọc hoang khắp nơi, phổ biến ở miền Bắc, trên các núi đá vôi, tại các tỉnh
Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nam Hà, Ninh Bình. Bộ phận dùng
làm thuốc sử dụng toàn bộ cây, có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô
dùng dần.
Dây cúc bạc vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, minh
mục (sáng mắt). Trong cây có chứa flavoxanthin, chrysantheme xanthin, xanthone,
tanin, glucoside nên thường được sử dụng chữa cảm cúm, viêm họng, viêm da dị
ứng, mụn nhọt sưng tấy,
Dây cúc bạc
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
- Chữa cảm mạo và cúm: Dây cúc bạc 30-60g, cắt khúc, rửa sạch. Đổ 500ml nước,
sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 3-5 ngày. Uống lúc
còn nóng.
- Hỗ trợ điều trị quáng gà: Dây cúc bạc (tươi tốt hơn khô) 30g, gan gà 1 cái, rửa
sạch, ướp gia vị cho vừa. Dây cúc bạc cắt khúc rửa sạch cho 500ml đun sôi còn