Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch thành phố hồ chí minh đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.57 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH THỊ BÍCH VÂN

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT
TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007

TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: du lịch là một ngành công nghiệp không khói mang lại
nhiều lợi ích quan trọng cho nền kinh tế nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Sự phát triển của du lịch góp phần cải thiện tình hình kinh tế – xã
hội, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Thành
phố. Du lịch còn thúc đẩy các ngành khác phát triển, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Việc phát triển mạnh ngành du lịch Thành phố là điều không thể thiếu
được để xây dựng một nền kinh tế cân đối, vững mạnh, một đời sống văn hoá – xã
hội hài hòa, phong phú.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm du lịch lớn nhất cả nước. Với hệ
thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt như sân bay, bến cảng, cầu đường, bưu chính, viễn
thông… và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, Thành phố có nhiều tiềm
năng du lịch lớn. Trong thời gian qua hoạt động du lịch Thành phố có ảnh hưởng rất


lớn đối với du lịch của toàn ngành.
Tốc độ phát triển của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tuy có những bước tiến
mạnh nhưng vẫn còn thấp so với tốc độ phát triển của các Thành phố của các nước
lân cận như Bangkok (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia),Hong Kong…
Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của du khách, loại hình du lịch
còn đơn giản, đội ngũ nhân viên phục vụ còn hạn chế… Do đó hiệu quả đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của du lịch Thành phố.
Từ đó đặt ra vấn đề làm sao có thể đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch cho
tương xứng tiềm năng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thúc đẩy phát
triển du lịch và kinh tế xã hội của Thành phố. Do đó, tôi chọn đề tài : “GIẢI PHÁP
MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN
NĂM 2015”
Mục đích nghiên cứu của luận văn: đi từ nghiên cứu hệ thống lý luận về du
lịch và ứng dụng Marketing trong du lịch. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng hoạt
động marketing của du lịch Thành phố. Từ đó đề xuất những giải pháp Marketing
nhằm phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

TIEU LUAN MOI download :


2

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian được giới hạn trên địa bàn Thành phố, có xem xét với các
quan hệ về sự phát triển của ngành du lịch trong phạm vi cả nước và khu vực.
Luận văn sử dụng những số liệu thống kê hoạt động của ngành du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2006.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu những đánh giá của du khách nhằm đưa ra giải
pháp marketing nhằm phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Phương pháp nghiên cứu: các vấn đề trong luận văn được phân tích và đánh

giá chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau
Phương pháp phân tích, thống kê, trên cơ sở nghiên cứu các số liệu, dữ liệu, các
yếu tố thuộc môi trường vó mô, vi mô tác động vào hoạt động kinh doanh của ngành
du lịch Thành phố.
Phương pháp so sánh hoạt động kinh doanh du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh
với các thành phố của các nước bạn trong khu vực như Bangkok (Thái Lan),
Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia),Hong Kong nhằm hiểu rõ hơn vị thế của mình
trên thị trường kết hợp với việc tham khảo ý kiến, sách, báo, tạp chí, các website…
Để hiểu rõ hơn nhận định của du khách về ngành du lịch Thành phố luận văn
cũng tiến hành một cuộc khảo sát thực tế một nhóm du khách, từ đó rút ra những vấn
đề cần thiết và bổ ích cho việc đề xuất những giải pháp cho đề tài.
Bố cục đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Lý luận về marketing du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2006
Chương 3: Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh đến naêm 2015

TIEU LUAN MOI download :


3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MAKETING DU LỊCH

1.1 Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt
động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia và đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Tourism Organization): “ Du lịch
là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự
hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích
hòa bình và nơi họ đến không phải là nơi học làm việc”
Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội ban hành vào tháng 6/2005 có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2006: “Du lịch là một trong những hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch có tính chất vô cùng đặc biệt. Vì vậy việc ứng dụng Marketing
vào du lịch có ý nghóa rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch. Vậy sản
phẩm du lịch là gì? Nó có những đặc tính gì?
Khái niệm về sản phẩm du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết
để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Những đặc tính địa lý (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên
nhiên…) cũng như hạ tầng cơ sở (khách sạn, nhà hàng, đường bay…) bản thân chúng

TIEU LUAN MOI download :


4

không phải là một sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch
trong một tình trạng nào đó.
Kotler và Turner đã định nghóa về sản phẩm như sau: “Một sản phẩm là tất cả
những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị
trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi
chốn, những tổ chức và những ý tưởng”
Đặc tính của sản phẩm du lịch

Một sản phẩm du lịch thường có 4 đặc tính sau:
- Tính vô hình: khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy,
nếm, ngửi, cảm giác hay nghe thấy trước khi mua. Do tính chất vô hình của dịch vụ
và sản phẩm du lịch thường ở quá xa khách hàng nên người mua thường phải mất
một khoảng thời gian khá dài kể từ ngày mua sản phẩm cho đến khi sử dụng. Do vậy
Marketing rất cần thiết để cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm du lịch.
- Tính không chia cắt được: nghóa rằng khách hàng là một phần của sản phẩm.
Thật vậy, không riêng gì người cung cấp dịch vụ mà cả khách hàng cũng góp phần
tạo nên chất lượng sản phẩm. Như vậy, nhờ tính không chia cắt được đòi hỏi người
quản lý trong du lịch phải đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhân viên lẫn khách
hàng
- Tính không ổn định: dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tùy thuộc
vào phần lớn những người cung cấp và khi nào, ở đâu chúng được cung cấp
- Tính không lưu giữ được: dịch vụ không thể nào tồn kho, nghóa là sản phẩm dịch
vụ không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được ngày hôm nay, không
thể bán cho ngày hôm sau
Chính vì những đặc tính trên của sản phẩm du lịch, cần thiết phải vận dụng
marketing vào du lịch mới có thể phục vụ tốt nhất du khách.

TIEU LUAN MOI download :


5

1.2 Marketing du lịch
1.2.1 Khái niệm
Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “Marketing
du lịch là tập hợp những phương pháp và kỹ thuật hình thành bởi một trạng thái tinh
thần đặc biệt và có phương pháp trong khi nghiên cứu và phân tích để tổ chức quản
lý và đề ra các chính sách nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu của

du khách đến mức tối đa theo những điều kiện về tâm lý xã hội của họ kể cả nhu
cầu của những người dân tiếp đón và đảm bảo những khả năng về tài chính của các
tổ chức du lịch, hiệp hội du lịch”
Một khái niệm khác cũng được nhắc đến, đó là: “ Marketing du lịch là tiến trình
nghiên cứu, phân tích những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du
lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ, đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức”
1.2.2 Sự cần thiết của marketing du lịch
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, nên đặc tính của sản phẩm du lịch
khác với sản phẩm hàng hóa, và đặc biệt sản phẩm thường ở xa và không thể có sự
lưu chuyển trực tiếp tới khách du lịch. Và bản chất của marketing là phát hiện ra các
nhu cầu và tìm cách thỏa mãn chúng để đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh du lịch, ứng dụng marketing cần thiết để tìm hiểu những nhu cầu
của du khách và nghệ thuật đáp ứng để kinh doanh có hiệu quả.
1.3 Môi trường marketing
Để thành công trong kinh doanh, một trong những điểu kiện tiên quyết đối với
các nhà quản lý là cần hiểu điều kiện và môi trường hoạt động của doanh nghiệp
mình

TIEU LUAN MOI download :


6

Môi trường hoạt động của tổ chức có thể chia thành 3 mức độ: môi trường vó mô
(hay môi trường tổng quát), môi trường vi mô (hay môi trường đặc thù) và môi
trường bên trong (môi trường nội bộ).
1.3.1 Môi trường vó mô
Bao gồm các yếu tố bên ngoài phãm vi hoạt động của doanh nghiệp nhưng có thể
gây ra những ảnh hưởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp

khó có thể kiểm soát được. Doanh nghiệp chỉ có thể tận dụng nếu nó là cơ hội và né
tránh nếu là những nguy cơ. Môi trường vó mô bao gồm các yếu tố sau:
Kinh tế: phản ánh sự phát triển, thu nhập nền kinh tế của một nước và điều kiện
kinh tế được xem là một trong những nhân tố tác động mạnh đến thị trường. Các yếu
tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bao gồm tổng thu nhập quốc dân
GDP và thu nhập quốc dân trên đầu người, lạm phát, mức độ tiêu dùng, lãi suất, thay
đổi tỷ giá, chính sách tài chính tiền tệ, mức độ thất nghiệp,…
Văn hóa: môi trường văn hóa xã hội thường ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách
và giá trị của các cá nhân trong xã hội và điều này tác động đến hành vi tiêu dùng
của cá nhân. Do đó các doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề: Sự pha trộn của
các nền văn hóa, sự thay đổi dân cư giữa các vùng, số lượng phụ nữ có việc làm tăng
lên, nhận thức về vệ sinh sức khỏe được nâng cao, sự tăng lên của các tiêu chuẩn về
giáo dục, phong trào bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Chính trị – pháp luật:
Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ trên các
lónh vực chính trị, kinh tế và xã hội có ảnh hưởng hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp rất
lớn đến toàn bộ tiến trình kinh doanh và quản trị kinh doanh ở mọi doanh nghiệp.
Chính phủ vừa có thể thúc đẩy, vừa có thể hạn chế việc kinh doanh thông qua
việc ban hành các chính sách kinh tế như: trợ cấp cho các ngành được lựa chọn, ưu
tiên về thuế hay hạn chế và điều chỉnh kinh doanh bằng các bộ luật, nghị định, thông

TIEU LUAN MOI download :


7

tư và các quyết định như Bộ Luật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật Doanh Nghiệp,
Luật Đầu Tư…
Trong những ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước, thì các chính sách về thuế
có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗ và chính sách kinh

doanh ở mỗi doanh nghiệp. Chẳng hạn như nếu các khoản thuế về lợi nhuận quá
cao, thì sự khuyến khích đi vào kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh sẽ có xu thế
giảm xuống, và những nhà đầu tư sẽ đi đầu tư ở nơi khác.
Khoa học – kỹ thuật và công nghệ
Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng
tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp. Do đó, doanh
nghiệp phải tính đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này trong các mặt hoạt động của
mình. Sẽ là một sai lầm nếu các nhà quản trị không hoạch định được một chiến lược
đúng đắn về kỹ thuật và công nghệ trong từng thời kỳ để sản xuất các loại sản phẩm
tương ứng với thị trường. Thực tế đang chứng tỏ rằng, nhà doanh nghiệp nào nắm bắt
nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những thành tựu tiến bộ như vũ bão của khoa học kỹ
thuật thì người đó sẽ thành công.
Tự nhiên
Những yếu tố về tự nhiên tạo sự hấp dẫn và thu hút du khách. Những yếu tố về tự
nhiên bao gồm phong cảnh, núi non, dốc đá, hệ động thực vật, bãi biển, thời tiết, khí
hậu… Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi
trường, phá hoại môi trường tự nhiên trong quá trình khai thác nhằm đảm bảo cho
việc phát triển du lịch bền vững.
1.3.2 Môi trường vi mô
Bao gồm những yếu tố tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động của doanh
nghiệp. Môi trường này gồm các yếu tố sau: khách hàng, những nhà cung cấp, các
đối thủ cạnh tranh, trung gian, công chúng…

TIEU LUAN MOI download :


8

Khách hàng: gồm những người tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp, quyết
định đầu ra của doanh nghiệp. Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó

khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu cùng sở thích, thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều
kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói chung và hệ
thống quản trị của nó nói riêng.
Các đối thủ cạnh tranh: quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh giành lợi thế
trong ngành. Đối thủ cạnh tranh thường có ở những dạng sau:
+ Doanh nghiệp hiện hữu trong ngành: chính là số lượng doanh nghiệp tham gia
cạnh tranh, mức độ tăng trưởng trong ngành, cơ cấu chi phí cố định, mức độ đa dạng
hóa sản phẩm.
Doanh nghiệp cần phân tích ở đối thủ cạnh tranh mục tiêu tương lai, nhận định
của họ đối với bản thân và chúng ta, chiến lược của họ đang thực hiện, tiềm năng mà
họ có để nắm được và hiểu được các biện pháp phản ứng và hoạt động mà họ có thể.
+ Các đối thủ tiềm ẩn: thường chú ý khai thác các năng lực lao động mới, giành
thị phần và nguồn lực cần thiết. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý dành nguồn lực phát
triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
Doanh nghiệp cần chú ý việc mua lại các cơ sở khác luôn là biểu hiện của sự
xuất hiện đối thủ mới xâm nhập.
Doanh nghiệp nên bảo vệ vị thế cạnh tranh bằng cách phát triển lợi thế cạnh
tranh như đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi công nghệ… để giành những ưu thế về
giá, thị phần, sự tín nhiệm của khách hàng.
Các nhà môi giới:
Trong các hoạt động về quản trị kinh doanh các nhà doanh nghiệp không thể
không có các quan hệ với các bạn hàng, các đại lý và nhiều tổ chức môi giới khác.
Những nhà môi giới thường là những công ty hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc

TIEU LUAN MOI download :


9


chuyên chở, vận chuyển, tuyển chọn nhân sự, giúp đỡ về mặt kỹ thuật, tài chính, tiêu
thụ và phổ biến hàng hóa của doanh nghiệp trong giới khách hàng. Việc lựa chọn
những nhà môi giới các doanh nghiệp nên hết sức thận trọng và phải xây dựng quan
hệ hợp tác tốt đẹp với các nhà môi giới.
Các nhóm áp lực: các nhà quản trị cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động phù
hợp cho bảy giới có quan hệ trực tiếp cơ bản sau: giới tài chính, giới có quan hệ trực
tiếp thuộc các phương tiên thông tin, các giới có quan hệ trực tiếp thuộc các cơ quan
Nhà nước, các nhóm công dân hành động, các giới có quan hệ trực tiếp ở địa
phương, quần chúng đông đảo và công chúng trực tiếp nội bộ.
1.3.3 Môi trường nội bộ của doanh nghiệp
Phân tích môi trường nội bộ nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu của
mình, trên cơ sở đó để đưa ra những biện pháp nhằm giảm bớt những điểm yếu và
phát huy những điểm mạnh để đạt lợi thế tối đa. Các nguồn lực chủ yếu để doanh
nghiệp tồn tại bao gồm: tiền vốn, con người, cơ sở vật chất, marketing.
Nguồn nhân lực: là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp. Những giải pháp có đúng đắn như thế nào cũng không
mang lại hiệu quả khi không có những con người làm việc có hiệu quả. Nguồn nhân
lực bao gồm: những nhà quản lý du lịch, những người hoạt động trực tiếp trong
ngành du lịch.
Cơ sở vật chất: tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ du khách tốt hơn, tạo tâm lý an
tâm và thoải mái cho du khách. Cơ sở vật chất trong ngành du lịch bao gồm: phương
tiện vận chuyển du khách, cơ sở lưu trú và ăn uống
1.4 Những hoạt động của marketing du lịch
Có nhiều quan niệm khác nhau về marketing mix: 4P, 7P, 8P. Trong ngành du
lịch, các nhà quản trị marketing du lịch thường sử dụng mô hình marketing mix 8P để
tác động hiệu quả hơn vào thị trường du lịch. Mô hình này gồm bốn thành phần chính

TIEU LUAN MOI download :



10

của marketing truyền thống là Product (sản phẩm), Price (Giá), Place (phân phối),
Promotion (Chiêu thị – xúc tiến du lịch).
Ngoài ra do du lịch là một loại hình dịch vụ, có những đặc điểm khác với những
sản phẩm hữu hình khác nên cần xem xét thêm những yếu tố : People (Nhân sự du
lịch), Packaging (Phối hợp tour trọn gói), Programming (Chương trình, lễ hội du lịch)
và Partnership (Đối tác – liên kết). Trong bài luận văn này tôi chỉ nhấn mạnh đến 4
thành phần chính của marketing truyền thống là Product (sản phẩm), Price (Giá),
Place (phân phối), Promotion (Chiêu thị – xúc tiến du lịch).
1.4.1 Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Nghiên cứu, thiết lập quan hệ với thị trường:
Nghiên cứu, thiết lập quan hệ với thị trường là hoạt động thu thập các thông
tin về các yếu tố cấu thành thị trường, phân loại, phân tích, đánh giá và phổ biến
thông tin chính xác, để người quản trị căn cứ vào đó ra quyết định. Trong cơ chế thị
trường hiện nay, không một đơn vị kinh doanh nào có khả năng đáp ứng toàn bộ sản
phẩm mà nhu cầu thị trường đòi hỏi do thị trường ngày càng phức tạp, đa dạng về
quy mô lẫn kết cấu. Các đơn vị kinh doanh muốn thành công đều phải tìm cách thâm
nhập và phát triển thị trường mà mình có khả năng đáp ứng hiệu quả nhất.
Thị trường là yếu tố sống còn đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh
doanh nào. Do đó, muốn xâm nhập và phát triển thị trường một cách có hiệu quả thì
nhà quản trị phải tiến hành phân khúc thị trường, chọn lựa thị trường mục tiêu, từ đó
định vị sản phẩm trên phân khúc thị trường đã chọn.
Phân khúc thị trường:
Phân khúc thị trường là chia thị trường thành những bộ phận nhỏ khác biệt
nhau (nhưng trong mỗi đoạn lại đồng nhất. Việc phân khúc đúng đắn sẽ giúp cho
doanh nghiệp có chiến lược, chiến thuật phù hợp với từng loại khách hàng mục tiêu,
nhờ đó đạt được lợi nhuận tối đa và các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Phương

TIEU LUAN MOI download :



11

pháp phân khúc thị trường rất phong phú, tùy loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau
mà phương pháp phân khúc sẽ khác nhau.
- Phân khúc theo khu vực địa lý: Đây là phương pháp phân khúc thường
thấy nhất, nó đòi hỏi chia thị trường thành nhiều đơn vị địa dư khác nhau như: quốc
gia, tiểu bang, vùng, quận, thành phố, khu ngoại ô.
- Phân khúc theo dân số: Phân khúc theo dân số là chia thị trường thành các
nhóm dựa trên sự khác biệt dân số như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, mức thu
nhập, nghề nghiệp, học vấn, tín ngưỡng, chủng tộc, tôn giáo…
- Phân khúc theo tâm lý: Ở đây khách hàng được chia thành các nhóm khác
nhau trên căn bản tầng lớp xã hội, kiểu sống và đặc tính nhân cách.
- Phân khúc thái độ: Khách hàng được chia thành các nhóm trên căn bản sự
hiểu biết, thái độ sử dụng hoặc phản ứng đối với một sản phẩm.
Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Sau khi tiến hành phân khúc thị trường, doanh nghiệp nên đánh giá các phân
khúc trước khi chọn lựa các phân khúc thị trường đó để có những chiến lược phù hợp.
Doanh nghiệp phải chú ý đến sự phát triển và tầm cỡ phân khúc, tính thu hút cơ cấu
phân khúc, mục tiêu cùng tài nguyên công ty.
- Sự phát triển và tầm cỡ phân khúc: Vấn đề thứ nhất mà doanh nghiệp
phải hỏi là phân khúc tiềm năng có đúng với tầm cỡ và các đặc tính phát triển hay
không.
- Mục đích và nguồn tài lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xem xét
các mục đích riêng của mình và nguồn tài lực trong mối quan hệ với phân khúc, sau
khi đã có phân khúc tầm cỡ và sự phát triển tích cực.
Định vị sản phẩm:

TIEU LUAN MOI download :



12

Định vị sản phẩm có nghóa là xác định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp
mình so với các đối thủ cạnh tranh. Đầu tiên doanh nghiệp phải xác định vị trí của tất
cả các đối thủ cạnh tranh hiện có, sau đó mới xác định mình đang ở vị trí nào. Có 2
chiến lược định vị sản phẩm:
- Chiến lược định vị sản phẩm cạnh tranh trực tiếp: Doanh nghiệp thuyết
phục khách hàng bằng mọi cách nhấn mạnh lợi thế sản phẩm của mình so với các
đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược chiếm lónh thị trường mới: Doanh nghiệp tạo cho sản phẩm
mình có một vị trí hoàn toàn mới trên thị trường mà chưa sản phẩm nào có. Có nghóa
là doanh nghiệp tìm chỗ trống của thị trường, nơi chưa có đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện chiến lược thị trường một cách có hiệu quả, ngoài việc phân
khúc thị trường, chọn lựa thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, doanh nghiệp còn
phải tìm cách phát triển thị trường. Việc tìm được thị trường đã khó còn việc giữ
được thị trường càng khó hơn. Chính vì vậy doanh nghiệp phải mở rộng quy mô, thiết
kế sản phẩm mới nếu có thể được để phát triển thị trường nhằm tạo được vị thế cạnh
tranh, uy tín sản phẩm trên thị trường.
1.4.2 Chiến lược sản phẩm
Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch bao gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên: phong cảnh, công viên, hồ suối, núi non, dốc đá, đèo,
hệ thống động và thực vật, bãi biển, hải cảng.
- Nơi tiêu biểu văn hóa và lịch sử: vùng khảo cổ, kiến trúc truyền thống, nghề thủ
công bản địa, thực phẩm đặc sản, lễ lạt, nghi thức, phong tục, múa hát.
- Nơi giải trí: công viên, sân golf, nơi cắm trại, nơi picnic, nơi bơi lội, nơi chơi ski.
- Các tiện nghi du lịch: chiêu đãi, phục vụ nghỉ ngơi, nhà hàng, mua sắm, trung
tâm thông tin, hệ thống đăng ký giữ chỗ.


TIEU LUAN MOI download :


13

-Khí hậu
- Các tài nguyên thiên nhiên khác
- Hấp dẫn tâm lý: mỹ quan, thái độ hài lòng
Tour du lịch: là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều
điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch
vụ về vận chuyển, lưu trú, tham quan và các dịch vụ khác.
Con người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của sản phẩm du
lịch. Con người trong du lịch có thể là những nhà quản lý du lịch, những người phục
vụ trực tiếp trong ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tiếp tân, ăn
uống…. Cũng có thể là dân cư nơi du lịch thể hiện qua lòng mến khách,…
1.4.3 Xác định giá
Các phương pháp định giá
- Định giá dựa vào chi phí: phương pháp này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi
nhuận của tổ chức. Theo đó người ta cộng mức lời tiêu chuẩn vào phí tổn của một
sản phẩm.
- Định giá theo thị trường: theo cách này thì ngay từ ban đầu tổ chức đã định giá
sản phẩm mới của mình tương đối thấp nhằm thu hút được một lượng khách mua lớn
và chiếm được một thị phần lớn.
- Định giá nhằm chắt lọc thị trường: chính sách này chủ trương xác định một mức
giá cao nhất cho các sản phẩm mới nhằm đạt lợi nhuận cao để bù đắp cho thị phần
hạn chế.
- Định giá theo thời giá: định giá chủ yếu dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh mà
ít chú trọng vào phí tổn hoặc số cầu riêng của mình.
- Định giá dựa trên người mua: là cách định giá dựa trên sự cảm nhận về giá trị
của người mua. Giá được đề ra là đạt được cái giá trị cảm nhận của khách hàng


TIEU LUAN MOI download :


14

- Định giá tâm lý:
+ Giá chỉ bảo chất lượng: giá cao làm cho người mua cảm nhận sản phẩm có chất
lượng cao
+ Giá có số lẻ: thay vì làm tròn, các doanh nghiệp thường đưa ra giá có số lẻ ở
sau hoặc ở dưới con số làm tròn làm cho người mua có tâm lý là giá rẻ.
- Định giá theo thời vụ: Ứng với mỗi thời vụ có một mức giá khác nhau ứng với
nhu cầu theo từng thời điểm trong năm
Phương pháp ấn định giá tour
Không có một nguyên tắc nào gọi là nguyên tắc chuẩn để tính giá thành khi ấn
định giá tour. Tuy nhiên khi định giá tour, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào những con số ròng, không phải con số gộp để tránh tính lãi ròng hai
lần, tránh đội giá lên cao làm khó bán sản phẩm. Giá ròng khác giá thành, giá gộp.
Giá ròng = giá gộp - %hoa hồng cho các đại lý
- Dựa vào con số khách đăng ký ít nhất chứ không phải nhiều nhất.
- Phần lớn thu nhập từ khoản bổ sung chứ không phải từ tiền hoa hồng
Giá bán tour = giá thành + khoản bổ sung
Khoản bổ sung từ 10 đến 40%. Nếu tour độc đáo, không có đối thủ cạnh tranh thì
giá bổ sung sẽ cao.
- Khi tính giá tour, người ta thường dựa vào phương pháp phân tích điểm hoà vốn
bằng cách tính định phí và biến phí
+ Biến phí tăng theo số lượng khách trong đoàn. Biến phí tour gồm có: khách sạn,
thuế và dịch vụ phí, ăn uống, tiền tip, dịch vụ tham gia, chi phí vận chuyển.
+ Định phí không tăng theo số lượng khách, bao gồm: lương trả cho công nhân
viên, phí thiết kế tour, chi phí quảng cáo,…


TIEU LUAN MOI download :


15

Sau khi tính được định phí và biến phí, cộng tất cả để có giá thành, từ đó, tùy
từng trường hợp muốn có một khoản lời bao nhiêu đó sẽ cộng thêm giá thành với
một khoản bổ sung từ 10-40% để có giá tour cho mỗi khách.
1.4.4 Tổ chức phân phối
Mục đích của phân phối trong du lịch là thiết lập mối liên hệ giữa cung và cầu,
giữa các tổ chức du lịch và khách du lịch, đưa sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng
và đưa khách hàng đến với sản phẩm.
Hệ thống kênh phân phối trong du lịch là một tập hợp các đợi vị cung ứng hay
các cá nhân để hoạt động những việc thuộc lónh vực của mình hoặc của những đơn vị
khác nhằm đưa khách hàng đến với sản phẩm hoặc cung cấp thông tin về sản phẩm
cho khách hàng.
Giữa nhà cung ứng và khách du lịch khi giao dịch với nhau có thể thông qua kênh
phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp.
1.4.5 Hoạt động chiêu thị
Theo luật du lịch Việt Nam: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”
Các hình thức chiêu thị:
- Quảng cáo trong du lịch nhằm mục đích: mở rộng vùng ảnh hưởng, thu hút du
khách, thu hút khách hàng mới tại địa phương, giới thiệu đặc sản mới, sản phẩm mới,
lôi cuốn khách hàng quen trở lại, tạo danh tiếng cho nhà hàng, khách sạn, địa điểm
du lịch, lôi cuốn sự chú ý, lưu giữ sự chú ý một lúc để kích động nhu cầu, ham muốn,
thông báo về đặc tính của nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch.
- Trong xu hướng bùng nổ thông tin như hiện nay, Internet trở thành phương tiện
quảng cáo hữu hiệu trong việc truyền bá các sản phẩm du lịch đến với khách hàng.


TIEU LUAN MOI download :


16

- Bán hàng cá nhân: là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thông tin, thuyết
phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp
- Khuyến mãi: là những hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp nhằm kích thích
khách hàng mua hàng và làm tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách
giành những lợi ích nhất định cho khách hàng
- Quan hệ công chúng: là những hoạt động nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp của sản
phẩm trong lòng công chúng.

Kết luận chương 1
Du lịch trong những năm gần đây trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế
giới. Sản phẩm du lịch có những đặc tính vô cùng đặc biệt nên Marketing rất cần
thiết trong lónh vực này. Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề về sản
phẩm du lịch, những đặc tính của sản phẩm du lịch, Marketing du lịch và sự cần thiết
của Marketing du lịch, các tác động của môi trường đến du lịch, các hoạt động
nghiên cứu thị trường, chọn thị trường mục tiêu, và 4 P trong cơ bản trong hoạt động
Marketing. Trên cơ sở đó, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động
Marketing của ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ôû chöông 2

TIEU LUAN MOI download :


17


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2006
2.1 Khái quát du lịch Việt Nam
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng của nguồn khách quốc tế đến Việt Nam
rất khả quan với lợi thế của cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, ít ô nhiễm, giá trị
nhân văn giàu bản sắc dân tộc và nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, hiếu khách.
Các sản phẩm du lịch từng bước được các công ty du lịch đầu tư, cùng sự phối hợp
của các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho việc phát triển, thu hút ngày
càng nhiều các dự án đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước… Ngoài ra, cũng
có những thành công trong việc hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (triệu người)
Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Khách du lịch QT đến Việt Nam

2,33


2,63

2,43

2,93

3,47

3,60

Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trong năm 2003 và 2004, du lịch Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách
thức, ngành du lịch Việt Nam đã rơi vào tình trạng ngưng trệ do tác động của những
yếu tố khách quan như: chiến tranh Iraq, sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu (vẫn chưa
hồi phục kể từ khi nước Mỹ bị tấn công), đặc biệt là dịch SARS và gần đây là dịch
cúm gà,… Những yếu tố trên đã khiến cho ngành du lịch bị thiệt hại đáng kể. Cụ thể,
theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2003 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt
2,4 triệu lượt, giảm 200 lượt và bằng 84,6% so với năm 2002, khách nội địa bằng
năm 2002 (1,3 triệu lượt khách), thu nhập du lịch đạt 23.000 tỷ đồng. Dự đoán, du
lịch Việt Nam năm 2007 sẽ đón khoảng 4 triệu du khách. Việt Nam được bình chọn
là 1 trong 10 nước hấp dẫn nhất về du lịch. Nhưng nhiều nhà quan sát thấy triển
vọng cho du lịch Việt Nam là rất lớn nếu Việt Nam biết khai thác tốt thế mạnh của
mình là lòng mến khách và sự ổn định chính trị xã hội, đồng thời tạo ra cho du khách

TIEU LUAN MOI download :


18


cảm giác thoải mái khi mua sắm, giao tiếp trên đường phố cũng như các trọng điểm
du lịch.
Theo kết quả điều tra năm 2005 tỷ lệ du khách đến Việt Nam lần thứ 2, thứ
3 tăng hơn nhiều so với năm 2003. Lượng khách đến lần thứ 2 tăng 6,4% và đến lần
thứ 3 tăng 0,3%, chủ yếu từ các nước châu Á và trong khu vực ASEAN như
Campuchia, HongKong, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc… Điều này chứng tỏ môi
trường du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách nước ngoài.
Tuy nhiên các yếu tố bất lợi cho sự phát triển của thị trường vẫn còn nhiều
và khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
thuật còn nhiều hạn chế, chất lượng dịch vụ và môi trường du lịch chung chưa cao,
thủ tục liên quan đến khách du lịch chưa hoàn toàn thuận lợi, các hoạt động quảng
bá, thông tin du lịch còn hạn chế, hiệu quả thấp…
2.2 Tiềm năng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Du khách đi du lịch Việt Nam ai cũng muốn tới Thành phố Hồ Chí Minh để
chiêm ngưỡng một vùng kinh tế năng động, đa dạng về lịch sử văn hóa truyền thống
và hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp của nơi này. Cái ấn tượng đầu tiên để lại cho
du khách khi đến với thành phố 300 tuổi này là sự náo nhiệt, trẻ trung, năng động.
Những tòa nhà cao ốc san sát trong trung tâm thành phố, những khu chợ sầm uất, phố
xá với hàng dãy các cửa hiệu, quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí mở cửa phục
vụ đến khuya. Thành phố được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hiện nay là
một trung tâm du lịch lớn nhất nước ta.
2.2.1 Vị trí, khí hậu, dân số
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng đa dạng và phong phú để phát triển
du lịch. Trước hết vị trí địa lý của Thành phố thuận lợi để kết nối về du lịch với các
địa phương trong nước và nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ để đến
vùng Đông, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và các vùng khác của Việt Nam. Ngoài ra
Thành phố cũng nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á (Malaysia,
Thái Lan, Singapore,… ) có khả năng nối tour với các láng giềng để hình thành những


TIEU LUAN MOI download :


19

chương trình du lịch hấp dẫn. Từ các thị trường trọng điểm (Nhật, Đài Loan)… đến
Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không thuận tiện và mất ít thời gian.
Ngoài ra Thành phố còn có cảng biển để đón tàu du lịch lớn, hệ thống đường sông
nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sang tận Campuchia, đường sắt dẫn
đến các tỉnh miền Trung, miền Bắc và Trung Quốc, mạng lưới đường bộ nội thành
và liên tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp.
Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.
Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/ năm, nắng trung bình 6,8
giờ/ ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5o C. Biên độ trung bình giữa các
tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh
năm của động thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác
động của bão lụt.
Quanh năm hai mùa mưa nắng, mưa thì chợt đến, chợt đi, nắng thì không
quá nóng gắt, nên thời điểm nào ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể là mùa du
lịch.
Dân số
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền đông Nam Bộ, có diện tích 2.090 km2
, dân số ước tính năm 2004 là 6,06 triệu người . Sang năm 2005 đã có khoảng 7 triệu
dân đăng ký hộ khẩu tại thành phố lớn nhất Việt Nam này.
Tuy nhiên số dân có mặt trong thành phố thường cao hơn với khoảng 2 triệu
dân ngoại tỉnh vào thành phố làm ăn theo mùa vụ.
Bên cạnh người Việt, cộng đồng người Hoa gồm hơn 400.000 người đóng
góp không nhỏ cho sự phát triển của Thành phố.
2.2.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Thành phố có phần hạn chế so với các địa
phương trong vùng, có giá trị nhất về tài nguyên thiên nhiên của Thành phố là hệ
thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được Unesco

TIEU LUAN MOI download :


20

công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Thảm cây xanh ở đây vô cùng quý
giá với khí hậu và phong cảnh hoàn toàn tương phản với khu vực trung tâm đang đô
thị hóa nhanh chóng. Điều đặc biệt là vùng này lại nằm ngay sát Thành phố, tương
lai có thể khai thác về du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học
và tham quan di tích lịch sử văn hóa, hiện một số công ty du lịch đã có cơ sở kinh
doanh trên địa bàn (Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Phú Thọ, Lực
lượng Thanh niên Xung phong,…. ). Ngành du lịch đang xúc tiến phối hợp với huyện
để xây dựng đề án phát triển du lịch vùng này.
Hệ thống sông, rạch của Thành phố cũng là một tài nguyên quý giá, song
hiện nay chưa khai thác hết. Trong tương lai có thể hình thành những tour trên sông
trong nội thành cũng như ra tận các huyên ngoại thành và các tỉnh lân cận, trước mắt
cần đầu tư nâng cấp tàu, bến bãi, dịch vụ kèm theo.
Những vùng ngoại thành của Thành phố có phong cảnh và sinh hoạt ruộng
vườn đặc thù Nam bộ, Thành phố có thể khai thác tiềm năng này cho các loại hình
du lịch nông thôn, vườn, du lịch dã ngoại.
Chủng loại và số lượng thú tại Thành phố rất hạn chế. Về thú tự nhiên chỉ
có vườn cò ở Thủ Đức, có thể kết hợp với một số điểm và dịch vụ khác để xây dựng
chương trình tham quan nửa ngày. Bên cạnh đó gần đây một số hộ dân có nuôi cá
trong ao nhà để tổ chức du lịch câu cá, nghỉ ngơi chủ yếu vào cuối tuần. Ngoài ra
còn có một số ít thú được nuôi trong Thảo cầm viên và công viên. Nhìn chung sức

hấp dẫn còn chưa cao.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Thành phố tương đối phong phú hơn so với
tài nguyên du lịch thiên nhiên, có thể nêu một số giá trị tiêu biểu của tài nguyên này
như sau:
- Các di tích lịch sử – văn hóa: Địa đạo Bến Dược – Củ Chi, Hội trường
Thống nhất, Toà nhà Ủy ban nhân dân Thành phố, Bưu điện Thành phố, Lăng Lê
Văn Duyệt, Mười tám thôn vườn trầu, Đình Minh Hương Gia Thạnh, Đình Thông
Tây Hội,….

TIEU LUAN MOI download :


21

- Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng lợi, Di tích mộ chum Giồng cá vồ, Giồng
Phệt ở Cần Giờ,…
- Bảo tàng: Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng cách mạng, Bảo tàng chứng tích
chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh ( Nhà rồng), Bảo tàng mỹ thuật,…
- Các cơ sở tôn giáo: Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vónh Nghiêm,
Chùa Ông, Chùa Bà, Nhà thờ Đức bà, Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ Cha Tam, Nhà thờ
Huyện Só, Đền Hồi giáo trung tâm,…
- Khu du lịch, vui chơi – giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, các công viên nước,…
Ngoài ra còn có hàng loạt hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền
thống, thể dục thể thao, thương mại… góp phần thu hút du khách.
2.3 Thực trạng kinh doanh du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1 Số lượng khách du lịch
Khách du lịch quốc tế
Bảng 2.2: Lượt khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh
Năm


Lượt khách QT
đến TP.HCM

Tốc độ tăng trưởng (%)

Phương tiện vận chuyển
Đường không

Đường biển

Đường bộ

2001

1.226.400

+11.5%

1.066.645

12.581

147.174

2002

1.433.000

+16.8%


1.279.782

10.272

142.946

2003

1.302.000

-9.0%

1.130.689

4.002

167.309

2004

1.580.000

+21%

1.380.000

15

185


2005

2.000.000

+27%

1.753.784

6.587

239.629

2006

2.350.000

+17,5%

1.858.000

20.000

472.000

Nguồn: Sở Du lịch Tp.HCM

TIEU LUAN MOI download :



22

3470
2628

2330
1226

2001

2928
2429
2000

1433

2002

3600

1302

2003

Khách du lịch QT đến TPHCM

2350

1580


2004

2005

2006

Khách du lịch QT đến Việt Nam

Hình 2.1: Biểu đồ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh (1000 lượt)

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa để hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, nhất là từ năm Du lịch Việt Nam 1990 đến nay, ngành
du lịch TP.HCM đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2001, Thành phố đón
tiếp hơn 1,2 triệu du khách quốc tế; trong đó, có khoảng 1 triệu khách đến bằng
đường không, chiếm 86,9%,; 12,5 nghìn du khách đến bằng đường biển, chiếm
khoảng 1%, và 147 nghìn du khách đến bằng đường bộ, chiếm khoảng 12% tổng số
du khách đến Tp.HCM. Đến năm 2005, đã có khoảng 2 triệu du khách đến TP.HCM,
đạt mức tăng trưởng 27% so với năm trước. Trong số 2 triệu du khách này thì có trên
1,7 triệu du khách quốc tế đến bằng đường không, chiếm 87% tổng lượng khách
quốc tế đến Thành phố. Khách đến bằng các đường khác ước đạt 250.000 lượt,
chiếm 13% tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố, tăng 25% so với năm 2004.
Việc tăng trưởng mạnh lượt khách đến Việt Nam cho thấy kết quả bước đầu của một
loạt các chính sách, biện pháp kích thích du lịch nội vùng như miễn visa du lịch, mở
thêm nhiều đường bay, giá vé rẻ -linh hoạt và nhất là tác động của một số chương
trình quảng bá xúc tiến mà ngành du lịch Thành phố đã thực hiện thời gian qua.
Khách trong nước

TIEU LUAN MOI download :



23

Việc xác định lượng khách nội địa đến và đi khỏi Thành phố gặp nhiều khó
khăn, hầu như không có phương pháp nào để tính. Tuy nhiên có thể dựa vào các chỉ
tiêu sau đây để đánh giá sự phát triển hoạt động du lịch nội địa của Thành phố:
+ Khách du lịch trong nước do các cơ sở lưu trú phục vụ (đến Thành phố)
+ Khách du lịch trong nước do các cơ sở lữ hành phục vụ (từ Thành phố đi)
Chỉ tiêu thứ nhất đang có xu hướng tăng chậm lại, trong khi đó chỉ tiêu thứ
hai đang tăng lên nhanh chóng. Điều đó cho thấy lượng khách từ Thành phố đi du
lịch trong nước tăng nhanh hơn lượng khách từ các địa phương đến Thành phố
Bảng 2.3: Khách du lịch trong nước do ngành du lịch phục vụ
Năm
2003
2004
2005
2006

Lượt khách nội địa TPHCM
2.400.000
2.500.000
3.000.000
3.800.000

Tốc độ tăng trưởng (%)
+ 4,17
+ 20
+26,67

Nguồn: Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1.1 Về cơ cấu nguồn khách

Bảng 2.4: Thị trường quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh 2004-2006 (lượt người)
STT

Quốc tịch

Lượng khách
Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1

Hoa Kỳ

249.179

295.164

308.261

2

Nhật

190.355

243.022


236.633

3

Đài Loan

207.614

208.006

193.382

4

Úc

109.928

123.540

124.388

5

Hàn Quốc

102.435

123.442


143.667

6

Pháp

58.006

70.646

64.293

7

Trung Quốc

45.185

62.847

75.839

8

Malaysia

42.084

54.992


55.282

9

Singapore

40.280

54.371

60.513

10

Canada

38.015

45.063

48.429

TIEU LUAN MOI download :


24

Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Các thị trường khách đều có tỷ lệ tăng trưởng khá từ 10 đến 15%. Tăng mạnh
và ổn định nhất là các thị trường Nga (tăng 54%), Trung Quốc (38%), Hàn Quốc

(30%), Singapore (27%). Thị trường Nga chủ yếu là khách đoàn đi theo loại hình
MICE, tuy chưa lọt vào bảng Top Ten nhưng hứa hẹn sẽ có bước phát triển nhanh
nếu như làm tốt công tác quảng bá hình ảnh Việt Nam ngay tại Nga.
2.3.1.2 Thời gian lưu trú
Trong tổng số ngày lưu trú ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ
Chí Minh lưu trú dài nhất là 7,8 ngày. Đối với khách đi theo tour, thời gian lưu trú
nhiều nhất ở Thành phố là 4 ngày. Đối với khách tự sắp xếp đi thời gian lưu trú
nhiều nhất ở Thành phố là 9,1 ngày.
Mức chi tiêu bình quân một ngày khách là một trong những chỉ tiêu chất lượng,
phản ánh mức độ thu nhập và khả năng chi tiêu của khách từ các quốc gia khác
nhau. Để phát huy được hiệu quả kinh doanh của ngành Du lịch, nhiều quốc gia đã
chú trọng chỉ tiêu này. Thành phố Hồ Chí Minh có mức chi tiêu bình quân của một
khách là 107,7 USD/ngày. Trong cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi
cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, chiếm gần 1/3 (năm 2005 là 32%; Singapore:
35,6%; Thái Lan: 38,5%; Trung Quốc: 32%) trong tổng số các khoảng chi tiêu; tiếp
đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi chiếm gần 1/4 (năm 2005 là 21,8%), thứ ba
là chi cho ăn uống và chi mua sắm hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm chiếm khoảng
15%. Các khoản chi tham quan, chi cho nhu cầu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí;
chi cho y tế, chăm sóc sóc khỏe đều chiếm rất nhỏ trong tổng các khoản chi.
Khách nội địa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua tăng trưởng
tương đối cao trong điều kiện kinh tế phát triển khá ổn định, thu nhập và điều kiện
sống được nâng cao. Thêm vào đó Nhà nước áp dụng chế độ làm việc 40 giờ tuần và
kéo dài các kỳ nghỉ lễ trong năm làm xuất hiện lượng cầu nội địa tăng, khách đi nghỉ

TIEU LUAN MOI download :


×