Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu NGHĨ VỀ SỰ VẮNG BÓNG HÌNH ẢNH CON TRÂU MỸ THUẬT TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.98 KB, 9 trang )







NGHĨ VỀ SỰ VẮNG BÓNG HÌNH ẢNH CON TRÂU MỸ THUẬT TRÊN
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN



Cho đến nay, những phát hiện khảo cổ qui mô về Trống Đồng với một phạm vi rất
rộng lớn từ Nam Trung Hoa qua Việt Nam đến lndonexia, Malayxia, tức là trên địa
bàn Đông Nam á cổ vẫn không tìm thấy hình ảnh con trâu, một con vật rất thân
thuộc ở miền đất này.
Vậy thì tại sao trên trống đồng Đông Sơn không tìm thấy hình ảnh con Trâu?!!
Trên trống đồng tìm thấy ở Nam Trung Hoa và Việt Nam bò là một trong số con
vật được miêu tả. Phần đông các học giả cho rằng những con bò này được dùng
trong hoạt động tế lễ của người xưa. Trên một số trống đồng ở Vân Nam đã miêu
tả chi tiết này khá rõ (Trống đồng đào được ở trại A-chương Vân Nam). Bài viết
tập trung vào vấn đề tại sao lại chỉ xuất hiện bò chứ không phải là trâu trên các
trống đồng.
Khả năng thứ nhất: vào thời kỳ văn hoá Đông Sơn, con trâu vẫn là con vật xa lạ
với các cư dân Đông Sơn.
Khả năng thứ hai: vào thời kỳ văn hoá Đông Sơn, con trâu là con vật kiêng kỵ,
không cát tường nên người ta tránh khắc vẽ chúng.
Khả năng thứ ba: trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam là sản phẩm của một nền
văn hoá khác, không có liên quan gì tới văn hoá bản địa.
Khả năng thứ tư: Trống đồng tuy là văn hoá bản địa nhưng có chịu tác động từ văn
hoá lân bang. Và tác động này đã dẫn đến sự thiếu vắng hình ảnh con trâu.
Khả năng thứ năm: so với trâu, bò mang giá trị tâm linh cao hơn, cho nên người


thượng cổ dùng bò làm vật hiến tế nhiều hơn.
Giả thuyết thứ nhất, con trâu là vật xa lạ với cư dân Đông Sơn.
Việc không khắc lên Trống Đồng những hình con chuột túi hay những con đà điểu
là việc có thể hiểu được. Nhưng, sự thiếu vắng hình con trâu là một bí ẩn.
Biểu tượng con trâu vàng là biểu tượng đẹp của Seagame 22 (đại hội thể thao Đông
Nam á) tổ chức tại Việt Nam. Con trâu là một phần của tâm hồn người Việt. Trâu
ơi ta bảo trâu này khoẻ như trâu con trâu là đầu cơ nghiệp rồi đến câu chuyện
ngụ ngôn về trí khôn của người hay là sự giải thích vì sao trâu không có hàm trên
Bức tranh Chăn trâu thổi sáo là một trong những bức tranh dân gian Đông Hồ đặc
sắc nhất. ở Đình Hạ Hiệp có bức chạm đôi trâu đang ngoắc sừng vào nhau làm ta
nhớ đến hội chọi trâu rất náo nhiệt ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Trong canh tác nông
nghiệp lúa nước, trâu là một trụ cột của nhà nông.
Cho nên trong bộ tranh khắc được coi là bách khoa thư về đời sống vật chất, tinh
thần của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 - tiểu luận về đời sống vật chất công nghệ
và thực nghiệp của nhân dân An Nam (do Henry Ogie cùng với mấy người thợ
Việt), trâu là con vật được mô tả có tần xuất lớn nhất, những bức tranh Thiến trâu,
Lái trâu, Tra cày, Bừa ruộng nói lên phần nào sự gắn bó của con trâu với con người
Việt Nam. Henri Oger viết " con trâu là vật có ích nhất đối với người nông dân,
cho nên, người ta chỉ giết nó khi nó ốm hoặc sắp già. Không có trâu, việc cày ở
ruộng ắt không thể làm được”.
Trong ba việc lớn ở đời của đấng nam nhi đất Việt (tậu trâu, lấy vợ làm nhà) thì tậu
trâu là việc đầu tiên phải làm. Đối với một nền nông nghiệp lúa nước như Việt
Nam thì trâu là chủ lực của nhà nông. Con trâu không thể là vật xa lạ.
Giả thiết thứ hai: Trâu là con vật kiêng kị
Trong tâm trí người Việt, trâu là con vật hiền lành, tượng trưng cho đức tính cần
cù, chăm chỉ, nhẫn nại. Con trâu hôm nay không khác con trâu ngày trước. Liệu
lòng người có thay đổi không?
Trong các truyền thuyết cổ, các tích truyện xưa, không bao giờ Trâu hiện lên như
một quái vật. ở Việt Nam, có một số nơi có phong tục dùng trâu trắng tế thần.
Giả thiết thứ ba: Trống đồng là sản phẩm của một nền văn hoá khác.

Nếu trống đồng là sản phẩm của văn hoá Hoa Hạ thì hình ảnh ngựa phải xuất hiện
trong hệ thống hoa văn của trống đồng.
Trong văn hoá Trung nguyên, ngựa được ngưỡng mộ thực sự.
Trong Thoán từ của Kinh Dịch, tần suất xuất hiện các con vật như sau: Ngựa 12
lần, chim 8 lần, rồng 6 lần, cọp 4 lần, bò 4 lần, cừu 3 lần, rùa 2 lần, cáo 2 lần, chuột
1 lần. Trong nghệ thuật tạo hình Trung Hoa, ngựa được vẽ và nặn nhiều nhất, khó
có dân tộc nào say mê ngựa như người Trung Hoa. Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng hay
tranh khắc Mộ Hán xuất hiện rất nhiều ngựa và xe ngựa.
Con ngựa là một phương tiện giao thông tốt nhất phù hợp nhất, gắn liền với các
cuộc chiến tranh liên miên thời phong kiến. Con ngựa, xe ngựa xuất hiện trên các
bức tường trong lăng mộ, từ đường đời Hán, theo giáo sư Wu Hung (Ngô Hồng)
thì đấy là biểu tượng kép về sự phô diễn quyền lực và ngụ ý như phương tiện luân
chuyển từ cõi dương sang cõi âm của thân chủ. Nhưng cho đến nay, những trống
đồng Đông Sơn tìm thấy ở Việt Nam không có hình ảnh ngựa. Mà ngược lại,
thuyền, chim nước, cá tiêu biểu cho một vùng khí hậu sông nước). Có thể ước đoán
rằng ở Vân Nam do có sự giao lưu nhất định với văn hoá Trung Nguyên, hoặc do
điều kiện địa lý nên đã có xuất hiện những tượng người cưỡi ngựa đi trên mặt
trống. Đây là nét độc đáo của Trống đồng Vân Nam. Nhưng trên mặt trống đồng
từng phát hiện ở Vân Nam, ta cũng chưa thấy sự hiện diện những hình ngựa hay xe
ngựa.
Nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng không có hình ảnh con trâu để đi đến giả thiết là
trống đồng là thuộc một vùng văn hoá khác, thì không phải không có lý. Nhưng chỉ
riêng cái chứng lý đó là chưa đủ. Giống như giáo sư Nghi Cát Nam (Yin jinan -
giáo sư Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh) có nói vui rằng Maco Polo chưa
từng đến Trung Quốc vì: chưa bao giờ thấy ông ta nhắc đến Trà và Vạn lý trường
thành.
Giả thiết thứ tư: do ảnh hưởng từ những nguồn văn hoá khác đã dẫn đến sự vắng
bóng hình ảnh con trâu.
Giao lưu văn hoá là bản chất muôn đời của văn hoá. Tục dùng bò làm vật hiến tế
rất có thể là một tập tục phổ biến ở Đông á. Trong tiếng Hán, chữ Hi trong hi sinh

có hình một con vật họ bò cột vào một cái cột được dùng làm vật tế thần được.
Sự xuất hiện của hình ảnh bò ở trong lịch sử mỹ thuật của Vân Nam vừa sớm, vừa
có nhiều thành tựu xuất sắc hơn ở Việt Nam. Chẳng hạn như những hình khắc trên
vách đá ở Cang Yuan (Thương Tuyển) hay nổi tiếng như chiếc án đồng Ngưu Hổ
đào được ở Giang Xuyên (Jiang chuan). Sự xuất hiện hàng loạt hình ảnh bò trên
các đồ binh khí, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, các đồ nghi tế cũng còn là sự
hàm ý biểu tượng giàu có.
Giả thuyết thứ năm: So với trâu, bò mang những biểu tượng tâm linh nhất định,
nên nó được vẽ lên trống đồng nhiều hơn.
Giả thiết này nhấn mạnh đến giá trị tự thân, độc lập của các nhân tố văn hoá phát
triển không phải do vay mượn hoặc ảnh hưởng.
Sự hiện diện của hình tượng bò trong các vật nghi tế tuỳ táng cũng là hiện tượng
phổ biến trong nhiều nền văn hoá.
Hình vẽ bò xuất hiện trong hang động nổi tiếng ở Pháp và Tây Ban Nha như
Lascaux, Altamira, trên các bích hoạ trong kim tự tháp Ai Cập Trong hệ thống
thần thoại Hy La và ấn Độ, bò từng là hoá thân của nhiều vị thần. Trong nghệ thuật
tôn giáo, ý nghĩa tâm linh quan trọng hơn hiện thực.
Ví dụ: sư tử là loài thú không có ở Trung Quốc, nó chủ yếu sinh sống ở Tây và Tây
Nam á. Kể từ thời Đường trở đi, sư tử trở thành một con vật xuất hiện thường
xuyên trong lịch sử tạo hình Trung Quốc và trở thành một biểu tượng của quyền
uy. Hình ảnh sư tử du nhập vào Trung Quốc có một sức sống lâu bền, rộng khắp từ
Bắc chí Nam, từ Tây sang Đông. Một con vật hoàn toàn hư cấu như con Rồng lại
là con vật phổ biến nhất trong các đồ án trang trí cung đình Trung Hoa. Trong nghệ
thuật tôn giáo, nghệ thuật là ảo vọng cuộc sống, đặc biệt là nghệ thuật tôn giáo
phương Đông.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu các biểu tượng, việc tìm kiếm những bối cảnh
văn hoá nguyên gốc là điều vô cùng quan trọng. Theo quan điểm cả người viết, sự
xuất hiện hình ảnh con bò mà không phải là con trâu trên trống đồng, chủ yếu là do
kết quả của ảnh hưởng văn hoá khu vực hơn là sự phát triển tự thân. Tác giả
nghiêng về giả thiết thứ tư.

Vân Nam và Việt Nam đã có sự tương đồng văn hóa, có một cội nguồn văn hoá
chung, hy vọng trong thời gian tới sự hợp tác và trao đổi học thuật giữa Vân Nam
và Việt Nam ngày càng phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu.

×