Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

QUẢN lý lễ hội TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT (xã TAM GIANG, HUYỆN yên PHONG,TỈNH bắc NINH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT
(XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG,TỈNH BẮC NINH)
Mã số: ĐTSV.2022.

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Đắc Hào
Lớp

: 1905QLVA

Cán bộ hướng dẫn : Ths. Nghiêm Xuân Mừng

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết những số liệu thống kê và kết quả thu thập được
trong đề tài nghiên cứu là trung thực hồn tồn. Tất cả thơng tin đề tài
nghiên cứu được đều do chính tác giả trực tiếp thực hiện, các tài liệu tham
khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2022
Sinh viên

NGUYỄN ĐẮC HÀO



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý lễ hội truyền
thống làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, Huyện Yên Phong,Tỉnh Bắc Ninh)”,
tác giả xin được được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa
Quản lý xã hội, đặc biệt là ThS. Nghiêm Xuân Mừng - Giảng viên hướng dẫn,
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong tồn bộ q trình nghiên cứu
và hồn thành đề tài.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Quản lý di tích và
lễ hội làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
đã cung cấp cho tác giả những thông tin quý báu trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Hà Nội ngày….tháng….năm 2022
Tác giả

Nguyễn Đắc Hào


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

BCHTW

Ban chấp hành Trung ương

BCĐ

Ban chỉ đạo


BCHQS

Ban chỉ huy quân sự

BQL

Ban quản lý

BQLDT

Ban quản lý di tích

BTC

Ban tổ chức

BTGTW

Ban Tuyên giáo Trung ương

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

DSVH

Di sản văn hóa

DTLSVH


Di tích lịch sử văn hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHLN-VHTT-GDĐT-LĐLĐ-

Kế hoạch liên ngành - Văn hóa thơng tin -

ĐTN

Giáo dục đào tạo - Đồn thanh niên

Nxb

Nhà xuất bản

PGS. TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


THPT

Trung học phổ thơng

Ttra- HCTC

Thanh tra- Hành chính tài chính

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VH - TT

Văn hóa - Thơng tin

VHXH

Văn hóa xã hội

VH, TT& DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 1
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................... 1
3.Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................... 3
5.Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
6.Đóng góp của đề tài nghiên cứu ........................................................ 4
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu ............................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT
VỀ LÀNG VỌNG NGUYỆT (XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH) ....................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội ...................................................... 5
1.1.1.Các khái niệm ............................................................................... 5
1.1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và văn bản của
tỉnh Bắc Ninh về quản lý lễ hội ............................................................. 7
1.2. Khái quát về làng Vọng Nguyệt .................................................... 9
1.2.1.Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư ................................................. 9
1.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 10
1.2.3.Đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội .............................................. 10
1.3.Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt............................................. 11
* Tiểu kết chương 1 ............................................................................ 13
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI LÀNG
VỌNG NGUYỆT, XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH
BẮC NINH.................................................................................................. 14
2.1. Chủ thể quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt .................................. 14
2.1.1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh ..................... 14

2.1.2. Phịng Văn hóa- Thơng tin huyện n Phong .......................... 14
2.1.3. UBND xã Tam Giang ................................................................ 15
2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt ............... 16


2.2.1. Quản lý kế hoạch, nội dung lễ hội ............................................. 16
2.2.2. Quản lý về an ninh trật tự.......................................................... 18
2.2.3. Quản lý tài chính của lễ hội ...................................................... 20
2.2.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ .................................................. 21
2.2.5. Quản lý môi trường và an toàn thực phẩm ............................... 23
2.2.6. Quản lý di tích lịch sử trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội .. 23
2.3. Đánh giá những công tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng
Nguyệt ................................................................................................. 24
2.3.1. Những điểm tích cực ................................................................. 24
2.3.2. Những điểm hạn chế ................................................................. 26
* Tiểu kết chương 2 ............................................................................ 27
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT, XÃ TAM GIANG,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH .............................................. 29
3.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý lễ hội Làng Vọng Nguyệt 29
3.1.1.Tăng cường quản lý Nhà nước đối với lễ hội làng Vọng Nguyệt .. 29
3.1.2. Tăng cường công tác quản lý di tích nơi diễn ra lễ hội ............. 29
3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tượng quản lý lễ hội làng Vọng
Nguyệt ................................................................................................. 32
3.2.1. Tăng cường hoạt động quảng bá về lễ hội truyền thống làng
Vọng Nguyệt ........................................................................................ 32
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội truyền
thống làng Vọng Nguyệt đối với người dân và học sinh địa phương . 35
3.2.3. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự
............................................................................................................. 37

3.2.4. Quản lý phát triển du lịch văn hóa gắn với các hoạt động của lễ
hội ........................................................................................................ 38
3.2.5.Tăng cường quản lý về nguồn lực và cơ sở vật chất cho trùng tu,
tôn tạo các di tích lễ hội kịp thời ......................................................... 38
* Tiểu kết chương 3 ............................................................................ 39
KẾT LUẬN ................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 42
PHỤ LỤC.................................................................................................... 44



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên đất nước ta hàng năm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn nhỏ, đa dạng và
phong phú cả về nguồn gốc lẫn hình thức. Đây chính là một kho tàng di sản
văn hóa giá trị và phong phú. Tuy nhiên trong công việc quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị của lễ hội để sao cho hiệu quả và đúng hướng lại là vấn đề rất
cần được quan tâm và nghiên cứu.
Làng Vọng Nguyệt là một trong những làng Việt cổ của tỉnh Bắc ninh,
nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể rất có giá trị. Tiêu biểu
là lễ hội truyền thốn diễn ra hàng năm tại đình Vọng Nguyệt.
Trong những năm qua, cơng tác quản lý lễ hội ở làng Vọng Nguyệt đã
đạt được nhiều kết quả tích cực, đưa hoạt động lễ hội đi đúng định hướng của
Đảng và Nhà nước, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương, đồng
thời cũng góp phần tích cực vào việc thu hút khách du lịch đến tham quan
làng Vọng Nguyệt, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý lễ hội ở đây cũng còn bộc lộ một
số vấn đề hạn chế cùng với những vấn đề tác động nảy sinh ảnh hưởng đến
hiệu quả và chất lượng công tác quản lý lễ hội cần phải đi sâu tìm hiểu. Từ đó
đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp công tác quản lý lễ hội ở đây

khoa học hơn, hiệu quả hơn, xứng tầm với một lễ hội truyền thống có tuổi đời
hàng mấy trăm năm trong lịch sử.
Là một sinh viên ngành Quản lý văn hóa trường Đại học Nội vụ Hà
Nơi, cũng là người con của quê hương Vọng Nguyệt, tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, Huyện
Yên Phong,Tỉnh Bắc Ninh)” làm nội dung nghiên cứu khoa học sinh viên
năm 2022.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình, tài liệu viết về hoặt động quản
lý lẽ hội ở Việt Nam. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
1


Nghiên cứu về quản lý lễ hội truyền thống , tác giả Phạm Thị Thanh
Quy có cơng trình nghiên cứu Quản lý lễ hội truyền thống hiện nay (2009) [17]
Công trình đã khái quát gần như tất cả hệ thống văn bản của Nhà nước ta về
quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống cho đến thời điểm cuốn sách ban hành, đánh
giá các ưu điểm, nhược điểm về công tác quản lý lễ hội truyền thống, đồng thời
cũng đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
Đề cập đến những vấn đề mang tính chất lý luận về hoạt động quản lý
lễ hội, sự kiện ở Việt Nam, cuốn sách Giáo trình quản lý lễ hội sự kiện do
PGS.TS Cao Đức Hải chủ biên năm (2010) [7] đã cung cấp một cách hệ thống
về lý luận quản lý lễ hội, sự kiện, bao gồm những khái niệm, nguồn gốc, phân
loại, vai trò của lễ hội cũng như quản lý lễ hội và sự kiện ở Việt Nam. Cuốn
sách là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những người làm công tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu và quản lý lễ hội ở nước ta.
Cuốn Lễ hội Bắc Ninh của hai tác giả Thu Linh và Đặng Văn Lung
(2009) [13], đã giới thiệu khái quát với độc giả các lễ hội tiêu biểu trên vùng
đất Kinh Bắc, trong đó có lễ hội làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện
n Phong.

Ngồi ra cịn có nhiều tài liệu, bài viết về hoạt động quản lý lễ hội ở
Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh đăng trên các báo, tạp chí, các trang website,
internet,..Các bài viết này đều tập trung làm rõ các khía cạnh của quản lý lễ
hội, một lĩnh vực văn hóa rất sơi động của nước ta trong bối cảnh hội nhập
hiện nay.
3.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu hoạt động quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt
nhằm đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý lễ hội của địa
phương, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý lễ hội của địa phương, đồng thời góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận
về quản lý lễ hội ở Việt Nam hiện nay.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt (xã Tam
Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) của chính quyền và các cơ quan
quản lý Nhà nước đối với lễ hội làng Vọng Nguyệt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đề tài xác định vấn đề nghiên cứu là hoạt
động quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt của các chủ thể quản lý lễ hội này.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi của đề tài, tác giả
nghiên cứu một số khía cạnh tiêu biểu như quản lý kế hoạch, nội dung lễ hội,
quản lý cơ sở vật chất, tài chính của lễ hội, quản lý an ninh trật tự, vệ sinh, an
tồn thực phẩm, quản lý mơi trường của lễ hội.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý lễ
hội truyền thống làng Vọng Nguyệt từ năm 2010 đến nay. Đây là giai đoạn
cơng tác quản lý lễ hội ở đây có nhiều chuyển biến so với giai đoạn trước đó,

đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu
nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lễ
hội ở địa phương.
- Phạm vi không gian nghiên cứu : Đề tài này sẽ được thực hiện trong
không gian địa lý hành chính và khơng gian văn hóa, những di tích lịch sử và
các thần tích tín ngưỡng của làng Vọng Nguyệt và một số địa phương xung
quanh.
5.Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát, mô tả: Để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa
học, tác giả đã thực hiện những chuyến điền dã về làng Vọng Nguyệt để quan
sát ,phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý của di tích cũng như của lễ hội,
người dân tham dự lễ hội làng Vọng Nguyệt để ghi chép những thông tin, tư

3


liệu, phục vụ cho việc viết đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: giúp tác giả thu thập tài liệu từ
nhiều nguồn như: thông tin trực tiếp thu thập được qua các chuyến đi điền dã
về địa phương, thông tin thứ cấp qua những tài liệu Báo, tạp chí bao hàm
những thơng tin liên qua, sau đó tác giả đã tổng hợp lại và phân tích những
dữ liệu trên và xử lý để đưa ra các luận điểm luận cứ riêng của mình , hình
thành nội dung đề tài nghiên cứu.
6.Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Đóng góp về mặt lý luận của đề tài nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu được
thực hiện nhằm muốn góp phần cung cấp thêm những cơ sở lý luận khoa học
cho những công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội truyển thống nói chung và
lễ hội làng Vọng Nguyệt nói riêng.
- Đóng góp về mặt thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu

đã cung cấp những giải pháp về công tác quản lý lễ hội truyền thống của địa
phương .
7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài những phần chính đó là Mở đầu,Nội dung, Kết luận, Tài liệu
tham khảo và Phụ lục, nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và tổng quan về làng Vọng
Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng
Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh)
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý lễ
hội truyền thống làng Vọng Nguyệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong,tỉnh
Bắc Ninh)

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG
VỌNG NGUYỆT (XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH
BẮC NINH)
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội
1.1.1.Các khái niệm
1.1.1.1.Khái niệm lễ hội
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về lễ hội được các nhà nghiên cứu đưa ra.
Nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh cho rằng: “Hội là tập hợp đông người
trong một sinh hoạt cộng đồng. Lễ là một nghi thức đặc thù gắn với sinh hoạt
ấy” Đinh Gia Khánh.[10, tr.172]. Trong quan niệm này, hội lễ là thuật ngữ
được sử dụng như một chỉnh thể ngun hợp khơng tách rời nhau.
Từ góc độ loại hình cấu trúc, cuốn Giáo trình Quản lý lễ hội và Sự kiện
của PGS.TS.Cao Đức Hải (2010) định nghĩa: “Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và

hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay xung quanh một trục ý nghĩa
nào đó, nhằm tơn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định” [7, tr11].
Tổng hợp các quan niệm trên, tác giả cho rằng lễ hội là một loại sinh
hoạt văn hóa đặc trưng của một cộng đồng người, bao gồm tổ hợp các yếu tố
văn hóa nhằm mục đích quảng bá, tơn vinh cho những giá trị nhất định nào
đó, mang bản sắc của mỗi địa phương, vùng miền, quốc gia, dân tộc.
1.1.1.2. Khái niệm lễ hội truyền thống
Theo nghĩa Hán Việt, “truyền” là trao truyền, “thống” là sự kế nối, nối
tiếp. Lễ hội truyền thống được hiểu là lễ hội có từ xa xưa, có vai trị quan
trọng trong đời sống văn hóa của cộng đồng, được trao truyền từ quá khứ cho
đến hiện tại. Một số lễ hội có thể được ra đời từ mấy chục năm trở lại đây,
nhưng lại mang giá trị truyền thống bởi nội dung của nó đề cập đến truyền
thống của địa phương, vùng miền, quốc gia, dân tộc. Ví dụ như lễ hội kỷ
Làng Sen, Lễ hội Kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9),..

5


1.1.1.3.Khái niệm quản lý
“Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các
nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ
thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi
trường luôn biến động” [6.tr.38].
Quản lý nhà nước là công cụ quản lý đặc thù, hiệu quả. Để quản lý tốt
phải có biện pháp kèm theo. Ở tầm vĩ mô, việc ban hành các văn bản, bộ luật
hoặc các văn bản dưới dạng luật, với các thể chế hóa việc quản lý bằng các chiến
lược, dự án, kế hoạch, quy định, quyết định, quy chế. Điều kiện ra đời của quản
lý thống nhất là phải có hệ thống, tổ chức thực hiện. Muốn quản lý tốt phải ln
có sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, tổ chức tổng kết, rút kinh
nghiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm.

1.1.1.4.Khái niệm quản lý lễ hội
Trong cuốn giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện do PGS.TS. Cao Đức
Hải chủ biên khái niệm quản lý được hiểu là “Sự huy động - tổ chức và điều
hành các nguồn lực nhằm đạt đươc mục tiêu đã xác định trước”, từ đó cuốn
giáo trình quan niệm: “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội là việc sử
dụng các công cụ quản lý như chính sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực
khác, để kiểm soát hay can thiệp vào các hoạt động lễ hội và sự kiện, nhằm
duy trì hệ thống chính sách và luật pháp hiện hành có liên quan do nhà nước
ban hành” [7, tr.17].
Như vậy, quản lý lễ hội chính là việc sử dụng những cơng cụ quản lý
như những chính sách, pháp luật, bộ máy và các nguồn lực khác, để kiểm soát
hoặc can thiệp vào những hoạt động của lễ hội. Có thể sử dụng những phương
thức thanh tra, giám sát , nhằm duy trì việc thực hiện những hệ thống chính
sách và luật pháp. Việc quản lý lễ hội còn là một việc rất quan trọng, cần thiết
trong bất kỳ lễ hội nào, chính bởi vì khi có sự quản lý thì những hoạt động đó
mới có thể diễn ra đúng kế hoạch, quy trình, đảm bảo an toàn và an ninh cho
lễ hội và đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị mà lễ hội mang
6


lại giúp lễ hội ngày càng phát triển hơn.
1.1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và văn bản
của tỉnh Bắc Ninh về quản lý lễ hội
1.1.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý lễ hội
Lễ hội chính là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần khơng thể nào
thiếu đối với người Việt Nam, nó cịn chính là tài sản văn hóa tinh thần vơ
cùng q báu do ơng cha ta đã để lại cho con cháu . Nhận thức được tầm quan
trọng của lễ hội đã mang lại, Đảng và Nhà nước ta đề ra những văn bản, chính
sách và chủ trương về lễ hội để nhằm tiếp tục kế thừa, bảo tồn,giữ gìn và phát
huy giá trị của các lễ hội ở Việt Nam.

Ngày 16-7-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban
hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm về phát triển và xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết đã xác định được
các phương hướng, quan điểm chỉ đạo, giải pháp và nhiệm vụ lớn phát triển
và xây dựng văn hóa nước ta, phát triển và xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của
nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống ,hoạt động xã
hội của con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, khoa
học phát triển, trình độ dân trí cao, nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh.
Trong q trình ban hành luật di sản văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra những văn bản, chỉ thị nhằm hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các
điều luật trong luật di sản văn hóa như sau:
-

Thơng tư 04/2011/TT- BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng

Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới hỏi, tang ma, lễ hội.
-

Chỉ thị số 265/CT-BVHTTDL ngày 18/12/2012 nhằm tăng cường

về việc tổ chức, quản lý, thực hiện nếp sống văn minh của hoạt động lễ hội.
7


-


Cơng điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về công tác quản lý ,tổ chức Lễ hội; Công điện số 2164/CĐ-TTg ngày
21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm an ninh trật tự và an
toàn giao thông trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Tỵ và mùa Lễ
hội xuân năm 2013.
Từ những văn bản , chính sách trên chúng ta đã có thể thấy được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề quản lý lễ hội và đồng thời
chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của lễ hội và sự cần thiết về việc
phải có cơng tác quản lý lễ hội. Việc quản lý lễ hội là nhằm để giúp lễ hội
phát triển đúng hướng và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị mà lễ hội đã
và đang mang lại.
1.1.2.2. Các văn bản của tỉnh Bắc Ninh về quản lý lễ hội
Xác định về việc hoạt động của lễ hội là nguồn lực quan trọng đóng
góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển và xây dựng văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên quê hương Kinh Bắc,vì vậy trong những
năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thường xuyên quan tâm và chỉ đạo các cấp, các
ngành ban hành kịp thời các chỉ thị, nghị quyết và các văn bản nhằm mục đích
triển khai thực hiện tốt các công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn
tỉnh. Cụ thể ngày sau khi Nghị định số 110/2018/NĐ – CP ngày 29 tháng 8
năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội được ban
hành,UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và
UBND thành phố, thị xã, các huyện triển khai thực hiện Nghị định. Sở Văn
hóa, thể thao và du lịch Bắc Ninh tích cực hướng dẫn và tuyên truyền thực
hiện các văn bản chỉ đạo , lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cũng như của tỉnh Bắc Ninh, trong đó có văn bản Hướng
dẫn số 1637/HD-SVHTTDL ngày 19-12-2018 về việc hướng dẫn các địa
phương về công tác chỉ đạo và quản lý , tổ chức lễ hội của năm 2019.
Công tác xây dựng , tham mưu và ban hành các văn bản đã đáp ứng kịp
thời công tác quản lý và tổ chức lễ hội; nội dung của các văn bản đã điều

8


chỉnh các vấn đề hạn chế từ mùa lễ hội trước đã có nhiều khiếm khuyết như:
cơng tác đảm bảo trật tự và an ninh, các hành vi phản cảm trong lễ hội, tiền giọt
dầu, đổi tiền lẻ, đặt tiền lễ không đúng quy định, chèo kéo khách tham dự.
1.2. Khái quát về làng Vọng Nguyệt
1.2.1.Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư
Làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh là
một ngôi làng cổ nằm ở phía bờ Nam sơng Cầu thuộc địa phận Xã Tam Giang
chạy theo hướng Đơng, Tây có chiều dài khoảng 2km, nơi đây chính là hợp
lưu của hai dịng sơng chính là 2 dịng sơng Cà Lồ và sơng Nguyệt Đức. Địa
giới của xã Tam Giang tiếp giáp với hai tỉnh: Bắc Giang- Hà Nội: Phía Tây
giáp xã Hịa Tiến và huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hịa,
tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích của xã Tam Giang hiện nay là 8,61km . Dân
số của xã rơi vào 11.426 người. Mật độ dân số 1.250 người/km2.
Làng Vọng Nguyệt là ngơi làng ngụ cư theo hình chữ nhật theo chiều
dọc của sơng Cầu , Làng có chiều dài khoảng 1,5km, chiều rộng khoảng 1km,
cách trung tâm của huyện Yên Phong khoảng 5km và cách đường cao tốc
Quốc lộ 18 Bắc Ninh – Nội Bài khoảng 7km, ngôi làng liền kề với Ngã Ba Xà
lịch sử nơi mà xưa kia gần một ngàn năm trước nơi đây đã vang vọng bản
tuyên ngôn lịch sử đầu tiên và bất hủ mang tên “Nam quốc sơn hà” ghi dấu
một chiến công vô cùng oanh liệt chống giặc xâm lược nhà Tống của nhân dân
ta do Thái úy Lý Thường Kiệt một danh tướng lừng lẫy của Nhà Lý lãnh đạo.
Đây chính là một vùng đất do nguồn bồi của con sông Cầu chảy ra sơng
Thái Bình tạo nên tuyến đường thủy giao thông hết sức thuận tiện và vô cùng
quan trọng trong vận tải hàng hóa. Hơn thế nữa ta sẽ thấy dọc theo chiều dài
của làng Vọng Nguyệt chính là diện tích bãi bồi được phù sa được sơng Cầu
bồi đắp hết sức màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tất cả điều kiện
về tự nhiên đã tạo nên những ưu thế thuận lợi cho ngôi làng Vọng Nguyệt

phát triển về mọi mặt mà khơng phải bất kì làng q nơng thơn Việt Nam
cũng có.
9


1.2.2.Lịch sử hình thành và phát triển
Huyện Yên Phong được đặt tên từ thời Trần khoảng năm 1225-1400,
năm 1509-1515 gọi tên là Yên Phú, nhưng tên Yên Phong đã hầu như được cố
định cho đến nay. Đây là vùng đất thơ mộng dưới con mắt của nhiều thi
sĩ,trong đó có Lê Quý Đôn và tương truyền rằng khi Lê Qúy Đơn qua đây có
bài thơ:
Đường thơng bãi biển tơm cua rẻ
Gần các lị nung chĩnh vại nhiều
Sơng bến người qua như mắc cửi
Chút lời vất vả biết bao nhiêu
Dưới triều Nguyễn cái tên huyện Yên Phong vẫn được giữ nguyên.
Năm 1882, Trấn Kinh Bắc đã được đổi thành Trấn Bắc Ninh, Yên Phong đã
thuộc phủ Từ Sơn, năm 1831 trấn Bắc Ninh đã được đổi tên thành tỉnh Bắc
Ninh. Năm 1895 thực dân Pháp đã lấy địa giới là Sông Cầu, chia tỉnh Bắc
Ninh làm hai tỉnh để dễ bề cai trị, phía Bắc sơng Cầu được đặt tên là tỉnh Bắc
Giang, phía Nam sơng Cầu được đặt tên là tỉnh Bắc Ninh. Huyện Yên Phong
khi đó thuộc phủ Từ Sơn nằm trong tỉnh Bắc Ninh.
Sau cách mạng Tháng Tám 1945, phủ Từ Sơn đã được giải thể, Yên
Phong đã là huyện độc lập của tỉnh Bắc Ninh; ngày 27-10-1962 Quốc hội
nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa khóa II đã ra nghị quyết sát nhập hai tỉnh
Bắc Ninh- Bắc Giang trở thành tỉnh Hà Bắc,Huyện Yên Phong là huyện độc
lập của tỉnh Hà Bắc.
Dưới chính thể Cộng hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 6-111996 kỳ họp thứ 10 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khóa IX đã phê chuẩn tái lập hai tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, ngày
1-1-1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Huyện Yên Phong lại trở về huyện độc

lập của Bắc Ninh.
1.2.3.Đặc điểm kinh tế - văn hóa xã hội
Về đời sống kinh tế: làng Vọng Nguyệt là một làng thuần nông cũng
10


như hầu hết những làng quê khác, ở đây có một nghề độc đáo bên cạnh nghề
làm ruộng đã tồn tại cả ngàn năm nay đó là nghề trồng dâu ni tằm . Dân
gian xưa có câu:
Dù ai bn Sở bán Tần
Không bằng Vọng Nguyệt chuyên cần ươm tơ
Vọng Nguyệt từ bao đời nay đã nổi tiếng cả nước với nghề trồng dâu
nuôi tằm. Nghề mà gần cả ngàn năm nay đã bén duyên với người dân ngôi
làng Vọng Nguyệt. Cũng với đổi thay của lịch sử, trải qua bao biến cố làng
nghề tơ tằm nay cũng có đổi khác. Các dịng họ lớn gìn giữ và phát triển nghề
tơ tằm thành một làng nghề truyền thống của làng.
Đời sống kinh tế của người dân đã được nâng cao một cách toàn diện,
đặc biệt là từ 2008 khi tập đoàn Samsung xây dựng nhà máy tại huyện Yên
Phong, taọ công ăn việc làm cho con em địa phương, giảm tỉ trọng lao động
trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ, từng bước làm thay đổi diện mạo của vùng quê này.
Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục: làng Vọng Nguyệt đã luôn là địa bàn
đi đầu của xã Tam Giang trong những phong trào xây dựng làng văn hóa và
gia đình văn hóa.Trong làng hiện nay đã có một nhà văn hóa khang trang để
phục vụ cho những hoạt động văn hóa và các cơng tác của địa phương.
Ngày nay ngơi làng Vọng Nguyệt được người ta biết đến là vùng đất
hiếu học nổi danh mà người ta vẫn ví là làng Đại học ven bờ sông Cầu.
1.3.Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt
Lễ hội Vọng Nguyệt diễn ra trong vòng 3 ngày 25, 26, 27 tháng 2 âm lịch
hàng năm với đầy đủ các nghi lễ. Lễ hội tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất

truyền thống và hiện đại tưởng nhớ các bậc tiền nhân có cơng lập làng.
Câu chuyện bà Thí thóc đã có cơng cứu đói dân làng năm xưa. Giai
thoại về cụ tổ Thí Thóc và mộ thiên táng được dân làng kể như sau:

11


Nói về cụ tổ bà Chu Thị Bột, đây là người con gái giỏi giang, hay lam
hay làm lại cần kiệm nên chẳng bao lâu của cải trong nhà kể không xiết. Khi
ấy cả vùng Kinh Bắc mất mùa, dân làng đói khát, cụ Bột đã dùng số thóc của
mình để phát chẩn cứu đói, nhờ đó, nhiều người đã thốt khỏi nạn đói. Vì thế
người dân trong vùng từ đó gọi cụ là cụ Thí Thóc. Nhưng thật khơng may, khi
cụ bà cho vay hết thóc lúa và tiền bạc thì mất mùa vẫn liên tiếp xảy cơng với
dịch bệnh hồnh hành nên cụ lâm bệnh nặng. Biết mình khơng thể qua khỏi,
cụ Thí Thóc dặn con cháu, khi ta chết, hãy đem chôn ở cánh đồng Hàn Phấn.
Sau đó cụ qua đời ngày 17 tháng Giêng. Con cháu y lời dặn đợi đến đêm tối
thì đưa cụ bà đi chơn cất. Đi đến cánh đồng Hàn Phấn thì mưa to gió lớn, sấm
chớp đùng đồng, dây thừng khiêng bị đứt và không thể tiến hành chôn cất
được. Thấy thế, con cháu bảo nhau tạm để cụ ở đó mà ra về, đến sớm ngày
mai ra chôn cất. Sáng sau, khi mưa tạnh gió hịa, tất cả họ hàng thân thích ra
chỗ để thi hài của cụ đêm trước thì đã thấy mối đùn cao thành đống mồ. Tất
cả cho rằng trời cho mảnh đất thiêng nên cứ thế đắp thành mộ, gọi là mộ thiên
táng.
Đi dẫn đầu đoàn rước là một nhóm múa lân gõ chiêng trống inh ỏi và
góp lộc của các hộ dân hai bên đường của đoàn rước ban phát, biểu thị sự no
ấm đầy đủ, đi sau là người mặc bộ áo dài đỏ (người có chức sắc trong làng
thời xưa) dẫn đầu cho đồn rước.
Từng đồn rước nối đi nhau đi trong tiếng kèn trống chiêng rỗn rã
cộng với nhóm múa lân vui nhộn trên đường, rất đông những người già người
trẻ đứng ra hai bên đường để ban lộc cho đoàn rước và xem lễ hội

Tất cả các đoàn rước được đi về ngôi chùa cổ của làng để tập trung và
lễ hội chính sẽ được tổ chức ở đây, các nghi thức trang trọng và các màn ca
múa dân gian được tái hiện lại như các lễ hội thời xưa.
Từng đoàn rước được quy tụ vào sân chùa để tiến hành nghi lễ trang
trọng cúng hồng làng. Có rất đơng du khác thập phương và bà con cùng
tham gia lễ hội. Vừa ơn lại nét văn hóa dân gian vừa có dịp vui chơi trong
12


ngày hội và gìn giữ những nét văn hóa ấy cho thế hệ mai sau.
Trên một khúc sông nhỏ các liền anh liền chị hát quan họ tình tứ, người
Bắc Ninh có một giọng hát bẩm sinh, khơng chỉ những liền anh liền chị
chuyên nghiệp mới có thể hát hay mà hầu hết trong lễ hội đều có sự góp mặt
của các giọng hát vẫn luôn “chân lấm tay bùn” với nghề nơng.
Bên cạnh đó, lễ hội cịn tổ chức nhiều trò chơi dân gian và hoạt động
văn nghệ thể thao như: chọi gà, bóng chuyền, bóng đá, văn cơng… Ngồi các
trị chơi dân gian được tổ chức một cách quy mô như lễ hội vật, lễ hội diễn ra
sôi nổi thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia thi đấu và cổ vũ.
Lễ hội làng Vọng Nguyệt đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người
dân và du khách thập phương.
* Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về các khái niệm về
lễ hội và quản lý cũng như khái niệm về quản lý lễ hội, các văn bản của Đảng
và Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh về Quản lý lễ hội. Đồng thời đề tài cũng
nêu được tổng quan về làng Vọng Nguyệt nơi diễn ra lễ hội, vai trò và ý nghĩa
của lễ hội làng trong đời sống văn hóa tinh thần mà lễ hội mang lại. Đây là
những cơ sở lý luận, nền tảng để tác giả tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý
lễ hội làng Vọng Nguyệt ở Chương 2.

13



Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI LÀNG VỌNG
NGUYỆT, XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
2.1. Chủ thể quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.1.1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh
Theo Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV của Bộ
VH,TT&DL , Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH,TT&DL thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hóa và
Thơng tin VH -TT thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh thì Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm và chức năng
tham mưu giúp UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện các lễ hội ở địa phương,
các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh theo quy
định của pháp luật.
Theo đó Sở VH,TT&DL tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm trình UBND
tỉnh các dự thảo, đề án, kế hoạch về lễ hội. Phối hợp cùng với các ban ngành
liên quan để lên kế hoạch truyền thông, lập kế hoạch quảng bá cho lễ hội.Liên
hệ với các doanh nghiệp, cơ quan, các cá nhân và tổ chức trên địa bàn xin
kinh phí để tài trợ cho lễ hội. Đồng thời hướng dẫn việc làm thủ tục và cấp
giấy phép tổ chức lễ hội cho địa phương tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó Sở
VH,TT&DL cịn đưa ra những văn bản, chỉ thị cụ thể nhằm hướng dẫn cho
các cơ quan địa phương tổ chức thực hiện lễ hội, hỗ trợ về các trang thiết bị
cần thiết cho lễ hội làng Vọng Nguyệt như pano, khẩu hiệu, âm thanh, ánh
sáng, maket, sân khấu,..
2.1.2. Phịng Văn hóa- Thơng tin huyện n Phong
Phịng Văn hóa – Thông tin là cơ quản quản lý Nhà nước đối với lễ hội
tren địa bàn huyện Yên Phong. Theo đó Phịng có nhiệm vụ tham mưu giúp

UBND huyện Thành lập ban tổ chức và chỉ đạo tổ chức của lễ hội theo kế

14


hoặch của sở VH,TT& DL tỉnh ban hành; công tác thông tin, tuyên truyền
được thực hiện tốt, nghi lễ tổ chức lễ hội trang nghiêm, nhiều hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao được diễn ra sôi nổi, văn minh. Cơng tác xã
hội hóa trong lễ hội làng Vọng Nguyệt cũng được chú trọng, kinh phí tổ chức
cũng chủ yếu do nhân dân và khách thập phương đóng góp. Cơng tác kiểm tra
chặt chẽ, bố trí lực lượng an ninh xung quanh địa bàn tổ chức lễ hội nên
khơng cịn các trị chơi mang tính cờ bạc. Cơng tác tổ chức đã có nhiều
chuyển biến tích cực đi vào nề nếp.
Bên cạnh đó, Phịng VH - TT huyện còn phối hợp với các cơ quan ban
ngành khác như đài phát thanh và truyền hình của huyện, Bộ chỉ huy quân sự
huyện, các đồn Biên phòng trên địa bàn huyện cùng với các phòng, ban trên
địa bàn trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, đảm bảo lễ hội được diễn ra lành
mạnh, ý nghĩa, thu hút sự chú ý tham gia của đông đảo người dân mà vẫn đảm
bảo giữ gìn và phát huy những giá trị thuần phong mỹ tục của lễ hội.
2.1.3. UBND xã Tam Giang
UBND xã là cơ quan hành chính cơ sở, trực tiếp thực hiện theo những
văn bản chỉ đạo từ các cơ quan có thẩm quyền ban hành, do đó chiếm một vị
trí khá quan trọng trong việc tổ chức lễ hội. Theo những văn bản chỉ đạo của
Đảng và nhà nước, Sở VH, TT&DL, Phòng VH-TT mà UBND xã Tam Giang
đề ra những quy định, quy chế về tổ chức và quản lý lễ hội. Người phụ trách
về quản lý lễ hội cho UBND xã là cán bộ văn hóa xã, đồng chí cơng chức này
sẽ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo, đóng góp trong q trình diễn ra
lễ hội. Có trách nhiệm phổ biến, đơn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội
dung, chính sách của cấp trên cho nhân dân, ban tổ chức, quản lý lễ hội. Trực
tiếp hướng dẫn và giám sát các hoạt động diễn ra tại lễ hội.

Trong quá trình trước, trong và sau khi lễ hội kết thúc UBND xã có
trách nhiệm đôn đốc nhân dân thực hiện tổng vệ sinh làng xóm, hướng dẫn
việc tổ chức thực hiện lễ hội, đánh giá và đưa ra những mặt đã đạt được và
khắc phục một số những hạn chế mà lễ hội đã mắc phải.
15


Báo cáo lên phòng VH-TT huyện về tổng kết lễ hội để kịp thời đưa ra
những giải pháp tích cực cho mùa hội sau một cách tốt nhất.
2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.2.1. Quản lý kế hoạch, nội dung lễ hội
Khi nhận được các chỉ thị, giấy phép phê duyệt việc tổ chức lễ hội
UBND huyện Yên Phong cũng như UBND xã Tam Giang đã phối hợp cùng
các cơ quan ban ngành khác để phối hợp thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức
lễ hội. Cụ thể UBND huyện Tam Giang đã ban hành các Quyết định thành lập
Ban tổ chức, các Tiểu ban phục vụ, các đội an ninh, đội thanh niên tình
nguyện,.. Tổ chức các cuộc họp nhằm triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng thành viên, xây dựng kịch bản tổng thể, kịch bản chi tiết cho các
hoạt động.
Sau khi thành lập ban tổ chức lễ hội, các tiểu ban thì Ban tổ chức sẽ
tiến hành họp để phân cơng nhiệm vụ cho từng tiểu ban sau đó các tiểu ban
sẽ khẩn trương triển khai các công việc chuẩn bị cho lễ hội. Các cơ quan
như UBND, HĐND, UBMTTQVN xã sẽ phối hợp cùng với các cán bộ
đoàn thể có liên quan để thực hiện các cơng việc và xử lý các vấn đề xung
quanh lễ hội.
Theo đó, các cá nhân, đồn thể được giao nhiệm vụ sẽ có nghĩa vụ và
quyền hạn thực hiện nhiệm vụ được giao. Huy động sức mạnh cộng đồng
chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức hoạt động lễ hơi.
Theo đó Phịng VH - TT có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá cho lễ hội. Phối hợp với Phịng

Văn hóa và Thơng tin huyện tham mưu cho UBND chuẩn bị các nội dung,
chương trình tổ chức lễ hội. UBND xã Tam Giang sẽ phối hợp tổ chức họp
các tiểu ban quán triệt và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tiểu
ban, lập danh sách đại biểu trên địa bàn thị trấn để gửi về huyện, phối hợp với
Văn phòng HĐND và UBND huyện đón tiếp khách về dự Lễ hội. UBND xã
Tam Giang có trách nhiệm đơn đốc, hướng dẫn ban quản lý lễ hội chủ trì các
16


phần lễ và phần hội, chủ động huy động nhân dân trên địa bàn xã thực hiện
tổng vệ sinh trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra. Theo đó, công tác tuyên
truyền phải hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng để nhân dân tích cực tham
gia. Đồng thời đẩy mạnh tun truyền trong q trình tỉnh hồn thiện hồ sơ đề
nghị các cấp ban ngành trên đồng ý tổ chức lễ hội.Trong khu vực lễ hội khơng
có ăn xin, khơng có hiện tượng chèo kéo, đeo bám mời chào khách. Đảm bảo
an ninh trật tự, giao thông và an tồn thơng suốt, an tồn vệ sinh mơi trường,
vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, hỏa hoạn trong khu vực diễn ra lễ
hội. Ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tâm linh
trục lợi cá nhân.
Bên cạnh đó UBND huyện Yên Phong phối hợp cùng Trung tâm VH TT huyện Yên Phong trong việc chuẩn bị các tiết mục văn hóa nghệ thuật để
tham gia vào chương trình lễ hội, hướng dẫn và tổ chức các trị chơi trong
khn khổ hoạt động của lễ hội đồng thời trợ giúp BTC lễ hội trong việc phối
hợp trang trí sân khấu, các thể loại trò chơi diễn ra trong lễ hội; lên kế hoạch
dự trù kinh phí thuộc nhiệm vụ được phân cơng gửi Phòng VH - TT huyện
tổng hợp.
Ban tổ chức lễ hội thực hiện nhệm vụ chủ trì cả phần lễ và phần hội,
chuẩn bị các nguồn nhân lực, vật lực cho lễ hội. BTC còn huy động tối đa lực
lượng cán bộ và nhân dân tham gia các hoạt động tại Lễ hội. Bố trí chỗ ngồi
cho các đại biểu và khu vực để người dân tham gia lễ hội; sắp xếp, khoanh
vùng địa điểm diễn ra lễ hội. Tổ chức tốt cơng tác đón tiếp khách các hoạt

động lễ và hội. Hướng dẫn, phục vụ nhân dân tận tình, chu đáo, lịch sự. Quản
lý tốt các nguồn công đức, thu phí, lệ phí để xây dựng kế hoặch cho lễ hội.
Văn phịng HĐND và UBND huyện có trách nhiệm tổ chức đón, tiếp
khách, liên hệ nắm thơng tin các đồn và bố trí chỗ ở (nếu có) cho đại biểu
các tỉnh, các huyện, các tổ chức về tham gia Lễ hội. Về phía Ban Cơng an
huyện, BCH Qn sự huyện, các cơ quan an ninh xung quanh địa điểm diễn
ra lễ hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý lễ hội, UBND xã
17


Tam Giang xây dựng kế hoạch, phương án bố trí lực lượng đảm bảo an tồn
giao thơng, đảm bảo trật tự an ninh trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội.
Phòng VH - TT huyện Yên Phong phối hợp cùng với Phịng Tài chínhkế hoạch huyện, Trung tâm huyện, UBND xã Tam Giang , Ban Quản lý lễ hội
và các đơn vị có liên quan tổng hợp dự tốn kinh phí trình UBND huyện xem
xét và bố trí kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội.
Bên cạnh đó phối hợp cùng với các trường THPT trên địa bàn để lựa
chọn các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội đồng thời cử một số học sinh
tham gia vào quá trình thực hiện lễ hội.
Từ những nội dung trên ta có thể thấy rằng để tổ chức lễ hội thành cơng
thì phải cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhau trên địa
bàn. Mỗi một phịng ban, một đơn vị sẽ có những nhiệm vụ riêng trong việc
quản lý và tổ chức lễ hội. Như vậy việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống
làng Vọng Nguyệt mới được diễn ra theo đúng tiến độ, đảm bảo an ninh trật
tự và đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Quản lý về an ninh trật tự
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt những năm gần đây đã được đổi
mới, BQL lễ hội đã thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo cơ sở
vật chất. Công tác quản lý an ninh trật tự được triển khai một cách nhanh
chóng, mở rộng và nâng cấp các bãi đỗ xe, các phương tiện vận chuyển khách
đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, giảm thiểu ùn tắc cục bộ trong hai

ngày hội chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách .
Khu vực bán hàng lưu niệm đã được quy hoặch tập trung khang trang
và sạch đẹp. Trong không gian của nhà văn hóa nơi diễn ra lễ hội đã xây
dựng, lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn lối đi, lắp đặt hệ thống báo tự
động, camera giám sát phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội.
Chính quyền địa phương cùng Ban tổ chức lễ hội làng Vọng Nguyệt
cũng tăng cường quản lý các hoạt động về du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ
sinh mơi trường, an tồn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá,

18


×