Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.11 KB, 92 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới có 151 quốc gia ven biển, vùng biển rộng gần 109 triệu km 2,
biển được các nước xác định là vùng đặc quyền kinh tế trong giới hạn 200
hải lý tính từ đường cơ sở (theo công ước quốc tế). Biển có vai trị rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển nói riêng và
của thế giới nói chung. Các nước có biển ln vươn ra biển, khai thác và
phát huy tiềm năng lợi thế của biển. Với sự tăng trưởng kinh tế và dân số
hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo
được trên đất liền đang được khai thác với quy mô và tốc độ ngày càng
cao, sẽ bị cạn kiệt trong vài ba thập kỷ tới. Trong khi đó, biển chứa đựng
nguồn tài nguyên rất dồi dào. Vì vậy các nước có biển, nhất là các nước
lớn, đều đã và đang vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường
tiềm lực để khai thác biển.
Việt Nam là một quốc gia có biên giới biển, có lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế ở biển Đông, thêm vào đó là đặc điểm khơng phải quốc gia nào
cũng có - biển hở thơng với đại dương. Vì thế, Việt Nam khơng những có
nhiều thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái
tạo phong phú, quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn là cơ hội giao
thương với thế giới để phát triển nền kinh tế hội nhập, trong đó phát triển
ngành hải sản, hàng hải, giao thông vận tải biển, các cơng trình ven biển, các
ngành cơng nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại quốc tế.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong đó có chiến lược kinh tế
biển những năm gần đây được xây dựng và hoàn thiện trong bối cảnh hội
nhập, phát triển và đầy thách thức, nhất là việc thực hiện Hiệp định Thương
mại giữa Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) và việc Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Chiến lược kinh tế biển của nước ta dựa trên
mục tiêu lớn mà Đảng ta đặt ra cho thiên kỷ mới là khai thác tối đa tiềm năng



2
và lợi thế vùng biển, ven biển, kết hợp quốc phòng-an ninh, tạo thế và lực mới
để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc.
Để đạt được mục tiêu trên thì một trong những biện pháp quan trọng nhất là
xây dựng cơ cấu kinh tế vùng hướng mạnh về xuất khẩu, kết hợp khai thác
kinh tế vùng ngập mặn và ven biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Việc phát triển thương mại - hàng hải trong một chuơng trình liên kết các
ngành kinh tế quan trọng như dầu khí, vận tải (đặc biệt là vận tải đa phương
thức), kéo theo đó là cơng nghiệp đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, xây
dựng cảng biển và dịch vụ cảng biển, tạo nên cơ cấu kinh tế công nghiệp ven
biển hiện đại, nơi có số lượng và cường độ giao dịch thương mại-hàng hải
diễn ra hết sức lớn.
Việt Nam là một bán đảo nằm trên bờ biển Đông, có vùng biển rộng
trên 1 triệu km2. Bờ biển nước ta dài trên 3.260 km ở cả 3 huớng Đông, Nam
và Tây Nam, trung bình khoảng 100 km 2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6
lần tỷ lệ này của thế giới). Ven bờ có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại,
chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích 1.700 km 2, trong đó có một số đảo
lớn, đặc biệt có 2 quần đảo Trường sa và Hồng sa án ngữ biển Đơng.
Biển Đơng được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương
mại Quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả 4 phía đều có
đường thơng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết
các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động
thương mại hàng hải rất mạnh trên biển Đơng.
Biển Đơng (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và
chính trị quan trọng, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược
phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đơng mà cịn của một số
cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Tiềm năng tài nguyên, khoáng sản
phong phú và đa dạng là điều kiện thúc đẩy khai thác hiệu quả các nguồn lợi
từ biển, phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước.



3
Từ lợi thế về vị trí địa lý và vai trị của biển đối với q trình phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nước ta là hết sức quan trọng. Ngày
06/5/1993 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát
triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định phải đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị tiếp tục ra Chỉ thị số 20-CT/TW về
Kinh tế biển, đẩy mạnh phát triển khoa học cơng nghệ biển. Đến Đại hội
Đảng tồn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định rõ: “Phát triển kinh tế biển theo
một chiến lược tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở
thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”. Từ quan điểm chỉ đạo trên, Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị
quyết số 09-NQ/TW về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Đến đây
quan niệm về kinh tế biển đã toàn diện hơn.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; phát
huy vai trò của biển và vùng ven biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng - an ninh của Kiên Giang, ngày 02/5/2007 Ban Chấp
hành Đảng bộ Tỉnh ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
X) “về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Vì ý nghĩa đó, tơi chọn đề
tài “Kinh tế biển Kiên Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế” để viết luận
văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành: kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề của kinh tế biển là chủ đề mới được đề cập gần đây, do đó số
cơng trình nghiên cứu chưa nhiều, chưa đa dạng chủ yếu chỉ đề cập những
dạng sau:



4
- Lê Cao Đoàn (1999), “Đổi mới phát triển kinh tế ven biển”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đỗ Hoài Nam (2003), “Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các
tỉnh ven biển Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của Văn phòng Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “Chiến lược và mơ hình quản lý biển của
một số nước”.
- TS.Tạ Quang Ngọc, “Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về
biển và giàu lên từ biển”, Tạp chí Cộng sản số 777, tháng 7/2007.
- Tạp chí Cộng sản số 20, ngày 25/9/2007 “Về kinh tế biển”.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) về “Biển và hải đảo Việt Nam”.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2008) về “Phát triển kinh tế và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
- Nguyễn Văn Bon (2008), “Kinh tế biển Sóc Trăng”, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Dương Văn Hồng (2008), “Kinh tế biển Trà Vinh”, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Vũ Khánh Trường (2009) “Kinh tế biển ở Nghệ An trong hội nhập
kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính Trị - Hành Chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phạm Văn Quang (2011), “Kinh tế biển ở Kiên Giang hiện nay”,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
Mặc dù thời gian qua khơng ít đề tài nghiên cứu kinh tế biển ở nhiều
khía cạnh khác nhau, nhưng cho đến nay kinh tế biển trong hội nhập kinh tế
quốc tế vẫn là lĩnh vực cịn rất mới, ít được nghiên cứu. Kinh tế biển Kiên
Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế lại càng ít được đề cập, cho đến nay
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu

đề tài này không trùng với các công trình đã cơng bố.


5
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế biển nói
chung, đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy tiềm
năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
Trình bày khái quát cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế
biển; đánh giá thực trạng kinh tế biển Kiên Giang giai đoạn 2005-2010; đề
xuất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế biển
Kiên Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu về kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang trong hội
nhập quốc tế.
4.2. Phạm vi
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế biển ở 9 huyện, thị, thành phố
của tỉnh có biển trong khoảng thời gian từ 2005-2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, cùng những bài viết tổng
kết về kinh tế biển Việt Nam và kế thừa có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu
khoa học trước đó có nội dung liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lênin gồm phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lơgích và lịch sử, tổng hợp

và phân tích và một vài phương pháp khác.


6
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ sở chủ yếu của phát triển kinh
tế biển ở địa bàn cấp tỉnh;
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của kinh tế biển Kiên Giang
trong thời gian qua, làm rõ những vấn đề đặt ra cần phải có giải pháp;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp có tính khả thi để phát triển kinh
tế biển Kiên Giang, giai đoạn đến 2015 và tầm nhìn 2020.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 8 tiết.


7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ BIỂN
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA KINH
TẾ BIỂN

1.1.1. Khái niệm kinh tế biển
Về mặt khái quát có thể định nghĩa kinh tế biển như sau: “là toàn bộ
các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên
đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển”.
Từ khái niệm trên kinh tế biển bao gồm:
- Thứ nhất, các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: 1.Kinh tế Hàng hải
(Vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và ni trồng hải

sản); 3. khai thác dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch
vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển; 7. Kinh tế đảo.
- Thứ hai, các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển,
mặc dù không hoàn toàn diễn ra trên biển nhưng những hoạt động này lại liên
quan đến yếu tố của biển hoặc trực tiếp phục vụ cho kinh tế biển ở ven biển,
bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển; 2. Cơng nghiệp chế biến dầu, khí; 3.
Cơng nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin
liên lạc biển; 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; 7. Đào tạo nhân lực
phục vụ kinh tế biển; 8. Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển; 9.
xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế Biển.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
Từ định nghĩa về kinh tế biển cho thấy đặc điểm của kinh tế biển khác
so với một số ngành kinh tế khác đó là:


8
- Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Bao gồm
nhiều ngành, nghề khác nhau, có quan hệ và tác động lẫn nhau.
- Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về
vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết và khí hậu…
Kinh tế biển chịu sự tác động rất lớn của thiên nhiên, bão lũ.
- Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc vận tải hàng hóa
xuất, nhập khẩu và khai thác tài ngun, khống sản là chính. Thí dụ như: vận
tải hàng hóa, khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản, du lịch…
- Kinh tế biển là ngành kinh tế mà ở đó mọi hoạt động chủ yếu diễn ra
trên biển và ven biển. Do vậy, tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển.
- Trong kinh tế biển doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò đầu tàu trong
một số ngành trọng yếu của kinh tế biển như: tìm kiếm, khai thác, chế biến
dầu khí; khai thác khống sản biển và ven biển; cảng biển...Với vốn đầu tư
lớn, sử dụng lao động và công nghệ chất lượng cao, đóng góp lớn cho ngân

sách nhà nước, mhiệm vụ mở đường, hỗ trợ cho các ngành kinh tế phát triển,
khai thác có hiệu quả tài nguyên biển.
- Hoạt động kinh tế biển mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua vận
tải biển, khai thác đánh bắt thuỷ sản... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng
biển của địa phương mà diễn ra trên phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền
Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng gia
tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt trong
vài ba thập kỷ tới. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các
lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển sẽ ngày càng có vai trị quan trọng. Hơn
nữa, hướng phát triển ra biển còn là đòi hỏi cấp bách của chiến lược mở cửa
và hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là,


9
trong tình hình phát triển kinh tế biển của nước ta chậm như hiện nay, nếu
không bắt kịp xu thế chung của thế giới, thì khơng chỉ hạn chế trong việc bảo
vệ và khai thác lợi thế của biển mà còn làm hạn chế khi vươn ra biển quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một
yếu tố địa lợi, chúng ta phải cần tăng cường hơn nữa những khả năng vươn ra
biển và xác định đây là động lực quan trọng thúc đẩy các vùng khác trong đất
liền phát triển [13].
1.1.3. Vai trò của kinh tế biển trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hòa nhập với cộng đồng quốc tế, trong quá trình đổi mới kinh tế và xã
hội, phát triển bền vững với những nội hàm phát triển tồn diện và có hiệu
quả về kinh tế, đi đơi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ đổi mới đất nước.
Trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO) sau hơn 11 năm kiên trì và nỗ lực đàm phán, đánh dấu quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện của nước ta, tạo ra thế và lực
mới cho nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới và phát triển. Là kết
quả của đường lối “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” với các nỗ
lực hội nhập trên các cấp độ: song phương, khu vực và đa phương … Thời
điểm trở thành thành viên chính thức của WTO (năm 2007) là mốc thời gian
quan trọng để Việt Nam thúc đẩy các lộ trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế khu vực và toàn cầu; là thời điểm mang tính bước ngoặc để thúc đẩy q
trình điều chỉnh cơ cấu, cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh, các thể chế kinh
tế theo hướng hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, thiết định một
nền hành chính quốc gia minh bạch, có hiệu quả và có tính dự báo.
Trong q trình phát triển đất nước, với tiềm năng biển to lớn, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển, đến
nay những kết quả bước đầu đã cho thấy kinh tế biển chiếm giữ nhiều ngành
kinh tế mũi nhọn và chủ lực của nền kinh tế cả nước. Kinh tế biển ngày càng


10
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế biển đã trở thành động lực thúc đẩy
phát triển công nghiệp vì biển là cửa ngõ giao lưu với thế giới, tạo điều kiện
cho cơng tác xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi với chi phí thấp. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay thì biển ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và
của ngành cơng nghiệp. Ngồi ra, biển cịn là nơi cung cấp nguyên liệu phong
phú, đa dạng cho công nghiệp chế biến.
1.1.3.1. Kinh tế biển là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu của nền
kinh tế quốc dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm
qua, cùng với việc đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh
tế biển cũng được tăng cường và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ.

So với thời kỳ trước, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa
qua đã có bước chuyển biến đáng kể. Kinh tế biển đóng vai trị đặc biệt quan
trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước. Quy mô
kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng
với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ
cứu nạn… Hiện nay, kinh tế biển nước ta mang lại nguồn thu hơn 10 tỷ
USD/năm; Năm 2000, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 47%
GDP cả nước. Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển hơn 48%
GDP cả nước, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tổng
GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của ngành kinh tế diễn
ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó khai thác dầu khí chiếm 64%; hải sản
14%; hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) 11%; du lịch biển trên 9%.
Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa
chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ, hải sản, thông tin liên lạc,…
bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mơ cịn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng
2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước). Công nghiệp tàu biển: Công


11
nghiệp tàu thủy và thiết bị nổi trên biển là một trong năm lĩnh vực để phát
triển kinh tế biển. Phát triển ngành công nghiệp tàu thủy là lợi thế, tiềm năng,
thế mạnh của đất nước để đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành cơng
nghiệp đóng tàu biển nước ta mới khởi sắc trong ba năm gần đây, đã đóng
nhiều chủng loại tàu có trọng tải lớn đến 10 vạn tấn để xuất khẩu, là ngành
quan trọng của kinh tế biển. Cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài
các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với
công nghệ - kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển
kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như cơng nghiệp hố dầu, giao
thơng vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn... thương mại trong nước và khu vực. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có

đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu
khí, hải sản...). Kinh tế biển đã được chú ý hơn và các công việc về biển đã làm
được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát
triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển).
1.1.3.2. Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác những tiềm năng tài
nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế
Do bao hàm trong nó nhiều ngành kinh tế quan trọng nên kinh tế biển
khai thác được nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên cụ thể là:
* Đối với ngành thủy sản: Ngành thủy sản là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước, bao gồm các hoạt động khai thác, nuôi trồng,
vận chuyển thủy sản, bảo quản, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thủy
sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản. Trong số những lợi ích mà biển mang lại, kinh tế thủy sản chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng, đan xen giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995-2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên
24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất
quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục


12
với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991-1995) và
10% (giai đoạn 1996-2003). Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành thủy sản Việt
Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất
hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt
gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (khoảng 1,8 triệu tấn) và nuôi
trồng thủy sản nước lợ (trên 1 triệu tấn), tăng gấp 3,6 lần so với năm 1990.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2000 đạt mốc 1 tỷ USD/năm, năm 2002
đạt mốc 2 tỷ USD/năm, năm 2005 đạt mốc 2,5 tỷ USD/năm và năm 2006 đã
đạt 3 tỷ 357 triệu USD, đứng vững trong tốp đứng đầu đất nước về kim ngạch
xuất khẩu và tiếp tục giữ vững vị trí trong 10 nước xuất khẩu thủy sản đứng

đầu thế giới.
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công
đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Ngành thủy sản có vai trị quan trọng trong việc mở rộng quan hệ
thương mại quốc tế. Năm 1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương
mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này
đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng
lãnh thổ. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành
thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước cơng nghiệp phát triển như
Mỹ, Nhật Bản và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và
thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào
bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75%
tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy
sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh
nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu
vực và thế giới.


13
* Kinh tế hàng hải: Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển
công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển vận tải biển, cảng biển, dầu khí,
điện lực, khai thác khống sản và ngành du lịch. Phát triển giao thông nối liền
với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp
ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc
đẩy thương mại các quốc gia, ngày càng trở lên có hiệu quả. Vận tải biển: trên
thế giới có khoảng 80% lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
Đối với Việt Nam, 90% lượng hàng xuất nhập khẩu được vận chuyển đi và
đến Việt Nam bằng đường biển. Vì thế, vận tải biển là một trong những ngành

kinh tế mũi nhọn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế và tiến trình hội nhập của nước ta. Trong hội nhập, việc mở rộng
giao lưu kinh tế đối ngoại, trao đổi hàng hóa quốc tế diễn ra bắt đầu từ các
hoạt động hàng hải, chủ yếu là vận tải trên tuyến quốc tế, vận tải hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đội tàu biển quốc gia. Chính vận tải biển phát triển đã
thúc đẩy quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, là động lực thúc đẩy phát triển
cơng nghiệp. Trong sản xuất cơng nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu,
hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này
đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác. Vận tải bằng
đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua
sắm phương tiện vận tải. Cảng biển: xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có
trọng tải lớn, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa
phương thức. Do vậy, việc xây dựng các cảng nước sâu với trang thiết bị hiện
đại, công nghệ quản lý điều hành tiên tiến là yêu cầu bức xúc. Hiện nay, nước
ta đang tập trung vốn đầu tư cho một số cảng trọng điểm như: Cảng Hải
Phòng (cho tàu 10.000 tấn ra vào), Cảng Cái Lân (Quảng Ninh) hướng tới
năm 2010 - 2020 cho tàu 50.000 tấn ra vào; Cảng Sài Gòn cho tàu 25.000 35.000 tấn ra vào (giai đoạn 2 đến năm 2010) và một số cảng khác sẽ được
đầu tư cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất như cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha


14
Trang, một số cảng chuyên dùng như bến thứ nhất của Cảng tàu Dung Quất
(Liên doanh Việt Xô); Cảng Nghi Sơn (ximăng); Cảng Cát Lái (ximăng và
container) và một số cảng ở khu cơng nghiệp Gị Dầu, Hiệp Phước ... Nhờ có
hệ thống giao thơng biển mà các trung tâm cơng nghiệp lớn của đất nước đã
hình thành và phát triển như khu vực kinh tế trọng điểm Nam Bộ, Bắc Bộ gắn
liền với cụm cảng Sài Gòn và Hải Phịng.
* Ngành dầu khí và điện lực: Ngành dầu khí ngày nay đã trở thành một
trong những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, là ngành xuất khẩu
hàng đầu của đất nước, gắn liền với kinh tế biển. Gần như tồn bộ trữ lượng

dầu khí của nước ta nằm trong thềm lục địa. Trên phần diện tích thềm lục địa
có chiều sâu đến 200 m, đã phát hiện trữ lượng dầu khoảng 540 triệu tấn và
610 tỷ m3 khí. Trữ lượng tiềm năng dự báo khoảng 900 - 1.200 tỷ m 3 dầu và
2.100 - 2.800 tỷ m3 khí. Như vậy, trữ lượng tiềm năng tập trung chủ yếu ở
vùng nước sâu và các vùng chồng lấn. Nguồn dầu khí khai thác được tạo điều
kiện phát triển cơng nghiệp điện lực, hóa chất (phân bón và hóa dầu) với quy
mô lớn. Các cơ sở công nghiệp này đều gắn liền với các vùng ven biển như
khu khí điện đạm Phú Mỹ, Cà Mau; khu lọc hóa dầu Dung Quất, Nghi Sơn.
Việc phát triển phong điện và điện nguyên tử dọc bờ biển sẽ đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong cơng nghiệp.
* Ngành khai thác khống sản khác: những năm gần đây, công tác khai
thác ilmenit đã được phát triển mạnh ở Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Bình Định
và Bình Thuận với sản lượng khai thác khoảng 100.000 tấn/năm phục vụ cho
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều địa phương như Quảng
Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hịa, Bình Thuận ….
đang khai thác các mỏ cát thủy tinh nằm dọc theo bờ biển với tổng trữ lượng
đã thăm dò trên 300 triệu tấn (trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn)
phục vụ cho các nhà máy sản xuất kính và thủy tinh trong nước và xuất khẩu.


15
* Ngành Du lịch: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài
nguyên rõ rệt và phát triển của du lịch luôn gắn với môi trường trong mối
quan hệ tác động qua lại với nhau. Những năm qua, do nhận thức được tiềm
năng du lịch biển Việt Nam, ngành du lịch không ngừng phát triển đến nay
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm, du lịch biển thu
hút 80% lượng khách của toàn ngành (Bình qn đạt trên 3 triệu lượt khách
nước ngồi và trên 15 triệu lượt khách nội địa). Khách du lịch nước ngoài
vào Việt Nam để du lịch biển ngày càng đơng với mức tăng trưởng đạt bình
qn hàng năm trên 15%, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng

góp xây dựng các đơ thị ven biển. Hiện nay cả nước có gần 200 điểm du
lịch và nghĩ dưỡng nằm ở các vùng ven biển trải dọc từ Bắc đến Nam với
nhiều địa danh du lịch biển nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Cảnh Dương,
Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né… Trong đó
Vịnh Hạ Long và Vịnh Nha Trang được bình chọn là 2 vịnh trong số 29
vịnh đẹp nhất thế giới. Các tour du lịch sinh thái - văn hóa, du lịch biển gắn
liên kết hỗ trợ sản phẩm giữa các địa bàn để phát triển du lịch bền vững.
* Giá trị hệ sinh thái biển: Đến nay, trong vùng biển nước ta đã phát
hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái
điển hình. Chúng thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong
tổng lồi được phát hiện, có khoảng 6.000 lồi động vật đáy, 2.038 lồi
cá, trong đó trên 100 lồi cá kinh tế, 653 loài rong biển, 657 loài động vật
phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 lồi tơm
biển, 14 lồi cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và
43 loài chim nước. Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị cực kỳ
quan trọng, như: điều chỉnh khí hậu và điều hịa dinh dưỡng trong vùng
biển thơng qua các chu trình sinh địa hóa; là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm
ni ấu trùng của nhiều lồi thủy sinh vật khơng chỉ ở ngay vùng bờ, mà
cịn từ ngồi khơi và theo mùa, trong đó có nhiều lồi đặc sản. Các hệ


16
sinh thái có năng suất sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng
ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi thường phân
bố ở vùng bờ và quyết định hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của tồn
vùng biển và đại dương phía ngoài.
1.1.3.3. Phát triển kinh tế biển sẽ khai thác được nguồn lực lao động
tại địa phương
Với nhiều ngành kinh tế, kinh tế biển phát triển sẽ sử dụng và phát triển
tối đa nguồn nhân lực trong nước và ở địa phương. Những số liệu sau đây đã

chứng minh điều đó: Cả nước ta có khoảng 1/3 dân số sinh sống ven biển,
trong đó 40% các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Các cộng đồng dân cư
ven biển là một tiềm năng lao động dồi dào của đất nước. Đánh bắt hải sản đã
tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch
vụ nghề cá. Du lịch biển đã tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các
dân cư ven biển. Nghề muối cũng tạo việc làm hơn 90 nghìn lao động.
Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt là hệ
thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt
động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai
thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển;
kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Mặt
khác, quá trình kinh tế biển phát triển đã tạo ra các ngành nghề mới như khai
thác dầu khí, ni trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát
triển bước đầu thu hút nguồn nhân lực lớn.
1.1.3.4. Phát triển kinh tế biển sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc
phịng, giữ vững chủ quyền quốc gia
Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các
nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh
thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao. Do
tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển


17
cũng như triển khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển
diễn ra rất gay gắt.
Biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc
phòng an ninh của đất nước. Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa
hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có nhiều dãi núi chạy lan ra biển, chiều
ngang đất liền có nơi chỉ rộng 50 km, nên việc phịng thủ hướng ra biển ln
mang tính chiến lược, mạng lưới sơng ngịi chằng chịt chảy qua các miền,

chia cắt đất liền thành nhiều khúc. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển
nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ
quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phịng thủ
nhiều tầng nhiều lớp. Ngày nay trong phát triển kinh tế xây dựng nước, vùng
này gắn liền với vùng thềm lục địa đang triển khai mạnh cơng nghiệp, thăm
dị và khai thác dầu khí cùng với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa
đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ và đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Vì thế, việc kết hợp kinh tế với an
ninh quốc phòng trên vùng này trở nên vơ cùng cấp thiết, một "điểm nóng"
trong chiến lược kinh tế biển Việt Nam là tất yếu khách quan để tồn tại và
phát triển của đất nước. Phải có quan điểm tồn diện về an ninh - quốc phịng
bao gồm: an ninh chính trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa - xã hội,
mơi trường sinh thái; chống diễn biến hịa bình và chiến tranh kinh tế tài
chính, chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ. Quan điểm
này phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu, các bước quy hoạch phát
triển từ ban đầu đến triển khai thực hiện để tạo nên sức mạnh tổng hợp của
một địa bàn kinh tế trọng điểm có hai bộ phận đất liền và biển.
Trong quá trình bố trí "trận đồ" kinh tế, bao gồm hệ thống dân cư, các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải cùng với các cơ sở kết cấu hạ
tầng khác, cần tính đến sao cho phù hợp với "trận đồ" của an ninh quốc
phòng. Một trận đồ kinh tế mạnh cần và phải được gắn bó và bảo vệ bởi một


18
trận đồ an ninh quốc phòng mạnh và sẵn sàng ứng phó trước một "biến cố".
Tất cả các ngành kinh tế của vùng trong phương án và kế hoạch sản xuất đều
phải có ý thức phục vụ an ninh - quốc phịng bằng những sản phẩm và cơng
nghệ cao của mình, chủ động đề xuất kế hoạch và khả năng của mình trong
thời bình và thời chiến, sẵn sàng ứng phó khi có "động viên cơng nghiệp".
Ngược lại các xí nghiệp, đơn vị an ninh quốc phòng của Bộ và địa phương

cũng phải có kế hoạch tham gia phát triển kinh tế trong thời bình theo truyền
thống của ơng cha ta là "tinh vi dân, động vi binh". Sự kết hợp hài hòa bao
gồm cả trên bộ, trên biển và trên không, cả tinh thần và vật chất, biến vùng
này đồng thời thành một khu vực phòng thủ chiến lược vững chắc trong thời
bình và thời chiến. Với tinh thần trên cơng tác an ninh quốc phịng cần kết
hợp giải quyết các vấn đề lớn sau đây:
- Phối hợp trong cụ thể hóa phương châm kết hợp kinh tế với an ninh
quốc phòng trên địa bàn cụ thể, trong bố trí tổng mặt bằng của vùng, xác định
những khu trọng điểm về an ninh quốc phịng, bố trí những cơng trình trọng
điểm kết hợp với quốc phịng, gắn với "trận đồ" chung về chiến lược kinh tế xã hội bao gồm kinh tế biển.
- Xác định yêu cầu của an ninh - quốc phòng đối với phát triển kinh tế
nhằm xây dựng lực lượng an ninh và vũ trang hùng mạnh, hiện đại đủ sức bảo
vệ khu vực phía Nam chống mọi âm mưu tấn công và phá rối của kẻ thù.
- Định hướng xây dựng cơng nghiệp quốc phịng và khả năng tham gia
phát triển kinh tế của lực lượng này.
- Xây dựng những định chế và kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng
bao gồm cả trên bộ, trên biển và trên không.
1.1.3.5. Phát triển kinh tế biển là điều kiện để đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế
Kinh tế biển Việt Nam có tính quốc tế rất cao, bởi vì vùng biển và ven
biển nước ta giáp với nhiều nước, với đường hàng hải quốc tế, có các vùng


19
biển tranh chấp lớn như Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên vùng biển Việt Nam
có tính quốc tế từ rất lâu. Các lĩnh vực dầu khí, hải sản, du lịch, các hải cảng
lớn nổi tiếng đều có liên quan đến quan hệ quốc tế. Nếu dừng quan hệ quốc
tế, kinh tế biển Việt Nam sẽ trì trệ.
Ngược lại, khi quan hệ quốc tế được mở rộng, kinh tế biển sẽ phát
triển nhanh, giải quyết được thoả đáng các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông,

khai thác và tiêu thụ các nguồn dầu khí và hải sản có hiệu quả, thu hút khách
du lịch quốc tế... Chúng ta đã có nhiều cố gắng đổi mới các chính sách thu hút
FDI, thương mại, hải quan... Song đáng tiếc là cho đến nay chúng ta hầu như
chưa khai thác đáng kể lợi thế địa kinh tế này. Từ đó, vươn ra biển, khai thác
và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống cịn của dân tộc Việt Nam, Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ra Nghị quyết
về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” Nhằm nhanh chóng đưa nước ta trở
thành một nước mạnh về biển, trong đó đề ra các mục tiêu và những giải pháp
chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới. Nước ta có quan hệ thương mại song phương với trên 100 nước,
quan hệ đầu tư với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia các tổ chức
quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)…Tới đây, các
hoạt động hợp tác song phương, đa phương sẽ diễn ra rộng lớn trong nhiều
lĩnh vực cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại…Trong đó, hoạt động
trên biển sẽ diễn ra với quy mô và cường độ lớn hơn, thuận lợi xen lẫn thách
thức. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tích cực hợp tác và đấu tranh để
thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền
vùng biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để nước
ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi mới công nghệ, hiện


20
đại hố trang bị cho quốc phịng-an ninh; tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn
nhau với các quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế…, với mục đích cao
nhất là ổn định để phát trển đất nước, sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của
nó trong cơ cấu kinh tế củng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3].
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ BIỂN


1.2.1. Tài nguyên của biển và vùng ven biển
Biển có vai trị rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và đảm
bảo an ninh, quốc phịng. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến
lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để chinh phục và khai thác biển.
Ngày nay, trong hệ thống giao thơng vận tải thì giao thơng vận tải biển
được các nhà sản xuất, kinh doanh ưa chuộng vì ưu thế của vận tải biển là
chi phí thấp, khối lượng vận tải lớn. Vì vậy, vận tải biển phát triển đã thúc
đẩy thương mại các quốc gia ngày càng trở nên có hiệu quả. Phát triển vận
tải biển thúc đẩy q trình xuất nhập khẩu hàng hố, là động lực thúc đẩy
phát triển công nghiệp. Trong sản xuất cơng nghiệp, chi phí cho vận tải
ngun vật liệu, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển
xa từ quốc gia này đến quốc gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục
khác. Vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ xây
dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Đến năm 2005, Việt Nam có
126 cảng biển ở các vùng, miền trong đó có 4 cảng có cơng suất trên 10
triệu tấn/năm và 14 cảng có cơng suất trên 1 triệu tấn/năm, cịn lại là cảng
quy mơ nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [ 21, tr.6].
Trong những năm tới, nền kinh tế phát triển mạnh theo hướng hội nhập
quốc tế và khu vực, giao lưu hàng hố quốc tế và trong nước tăng nhanh,
địi hỏi hệ thống cảng biển cần có những bước tiến mạnh mới đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế - xã hội.
Biển Việt Nam có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, là nhân tố quan
trọng để phát triển nuôi trồng, đánh bắt hải sản, cung cấp ngày càng nhiều và


21
đa dạng các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như: cá, tơm, cua, sị,
mực, rong, ngọc trai… dưới dạng đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Như vậy,
phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản ở nước ta ngày càng giữ vai trò quan

trọng trong phát triển kinh tế của đất nước nói chung và cơng nghiệp nói
riêng. Ngành cơng nghiệp chế biến thuỷ sản đã trở thành ngành mũi nhọn đem
lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho ngư dân và cho nền kinh tế quốc
dân giải quyết nhiều công ăn việc làm. Nguồn lợi hải sản của nước ta được
đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng
3,9-4,0 triệu tấn/năm, cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó
vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, cịn lại là vùng xa bờ; cá biển
chiếm 95,5% [1, tr.109]. Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản
Việt Nam có: 105 lồi tơm, 25 lồi mực, 7 lồi bạch tuộc, 653 lồi rong biển,
trong đó rong kinh tế chiếm 14% (90 lồi), san hơ (lồi san hơ cứng) tạo rạn
có 298 lồi, thuộc 76 giống, 16 họ và trên 10 lồi san hơ sừng. Cá có trên
2.100 lồi, trong đó hơn 100 lồi có giá trị kinh tế [5, tr.15]. Dọc theo bờ biển
có khoảng 180 cửa sơng, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trải dài trên
13 vĩ độ, có hơn 3 triệu ha đất ngập nước, hiện nay nước ta có khoảng
100.000 ha rừng đước mang lại cho cư dân nhiều loại cá và chim, đước cũng
đem lại nguồn kiếm sống cho hàng nghìn bà con vùng ven biển. Mặc khác,
rừng ngập mặn rất thích hợp cho ni trồng hải sản, gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái biển. Hệ sinh thái rạng san hơ với tổng diện tích ước tính
khoảng 127 nghìn ha, hệ sinh thái cỏ biển khoảng 8 nghìn ha [44, tr.6]…
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội. Kinh tế
du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày
càng tăng trong thu nhập kinh tế quốc dân. Đặc biệt, biển và vùng ven biển
gắn chặt với du lịch và tạo điều kiện thuận lợi phát triển mạnh cho du lịch.
Việt Nam có bờ biển dài, với những cảnh quan đẹp vào lọai bậc nhất thế giới,
như Vịnh Hạ Long và vô số vịnh đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. Dọc bờ biển


22
Việt Nam có khoảng 125 bãi biển lớn, nhỏ với khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ
xa bờ [44, tr.6] là lợi thế cho phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Trong đó có

khoảng 20 bãi biển đạt quy mơ và tiêu chuẩn quốc tế [44, tr.4]. Biển và vùng
ven biển Việt Nam có hệ khống sản phong phú, đa dạng. Khai thác chúng
phục vụ cho phát triển công nghiệp, với nguồn nguyên liệu tại chổ góp phần
giảm giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá sẽ cao hơn.
Mặc khác, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới: dầu khí, vàng sa
khống… Các nguồn tài ngun biển có khả năng khai thác lớn, đóng góp cho
sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó phải kể đến dầu khí,
một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội nhất của vùng biển Việt
Nam, tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m 3 dầu
quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ m 3 dầu và 2.100 - 2.800 tỷ m3 khí [44, tr.3].
Ngồi dầu mỏ, biển và ven bờ biển Việt Nam cịn có nhiều khống sản quan
trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các
loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5-6 vạn ha ruộng muối biển… Tiềm
năng về khí-điện-đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió,
năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sóng và cả thuỷ nhiệt.
Có thể nói, tài nguyên trên biển và vùng ven biển có vai trị quan trọng
trong q trình phát triển các ngành, nghề, tạo ra nguồn nguyên liệu đáp ứng
nhu cầu cuộc sống cho con người, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao
động, góp phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần phải đánh thức
các tiềm năng tài nguyên của biển và ven biển mang lại, đưa ra giải pháp,
chiến lược khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban
tặng phục vụ cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước sớm đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
1.2.2. Vốn, công nghệ
Vốn và cơng nghệ là địn bẩy của q trình sản xuất và kinh doanh, nâng
cao năng suất và hiệu quả, sức cạnh tranh của sản xuất, kinh doanh, có vai trị rất


23
quan trọng đến phát triển kinh tế, xã hội. Vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát

triển kinh tế biển. Có thể thấy đều này ở nước ta:
* Đối với ngành thuỷ sản: Từ năm 1997 đến nay, nhà nước đã đầu tư
1.300 tỷ đồng đóng 1.292 chiếc tàu đánh bắt xa bờ trong chương trình đánh
bắt cá xa bờ [21, tr.6]. Đến nay cả nước đã có khoảng 14 ngàn tàu đánh bắt xa
bờ, chiếm trên 40% tổng sản lượng hải sản khai thác [16, tr.3]. Một hệ thống
trên 60 cảng cá, bến cá với hơn 10 ngàn mét cầu cảng [16, tr.3] đã được xây
dựng chủ yếu trong 10 năm gần đây đang dần phát huy hiệu quả, đặc biệt là
phục vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ. Khai thác hải sản là một nghề truyền
thống của đại bộ phận cư dân ven biển. Hiện nay hơn 80% [41, tr.1] số tàu
thuyền tập trung khai thác chủ yếu ở vùng nước nông ven bờ, trong khi
vùng này chỉ chiếm khoảng 11% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Sản
lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50 mét được ước
tính khoảng 600 nghìn tấn, trong khi sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã
đạt khoảng 1,1 triệu tấn [40, tr.2]. Điều này chứng tỏ sức ép lên nguồn lợi ven
bờ là q lớn. Chính vì vậy, Bộ Thuỷ sản trong chiến lược phát triển nghề cá
của mình đưa ra mục tiêu là đến năm 2010 giảm số tàu thuyền khai thác ven
bờ từ 96.000 chiếc như hiện nay xuống còn 50.000 chiếc [40, tr.3], tăng số
tàu thuyền đánh bắt xa bờ nhằm giảm sức ép khai thác huỷ diệt nguồn lợi
thủy sản.
Ngành thuỷ sản đã hiện đại hố thành cơng ngành cơng nghiệp chế biến
thuỷ sản. Cuối năm 1980 có tổng số 27 nhà máy [15, tr.67], thì đến cuối năm
2005 cả nước đã có tổng cộng 439 nhà máy đơng lạnh với tổng công suất cấp
đông 4.262 tấn/ngày [15, tr.67]. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay đã
ngang với trình độ cơng nghệ của các nước trong khu vực và thế giới. Từ 18
cơ sở chế biến được phép xuất khẩu thuỷ sản vào EU hồi tháng 11-1999 [15,
tr.67], đến nay trong tổng số hơn 470 cơ sở-doanh nghiệp chế biến thuỷ sản
đã có 248 cơ sở-doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã được Liên minh châu Âu


24

cơng nhận đủ điều kiện bảo đảm an tồn vệ sinh, 300 đơn vị đã áp dụng
HACCP đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ, 295 doanh nghiệp đạt
tiêu chuẩn vào Trung Quốc và 300 doanh nghiệp chế biến đáp ứng các yêu
cầu an toàn vệ sinh đối với thị trường Hàn Quốc [16, tr.3].
* Đối với ngành hàng hải: Trong 10 năm qua, đội tàu biển quốc gia
Việt Nam đã có bước phát triển, tăng bình qn 10%/năm về số lượng tàu
và trên 10%/năm về trọng tải. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có
trên 1.000 tàu với tổng vận tải hơn 3,5 triệu DWT. Năng lực vận tải tăng
lên, đồng thời có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm
thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài
đã sử dụng trên 50% năng lực của đội tàu Việt Nam. Ngành cơng nghiệp
đóng tàu củng được Chính phủ quan tâm đầu tư rất nhiều vốn để phát triển.
Như vậy, công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã đạt những bước phát triển
khích lệ, ngày càng được nhiều hảng tàu lớn của nước ngồi tín nhiệm, góp
phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia được cơng nhận là ngành cơng
nghiệp đóng tàu đứng hàng thứ 11 trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có hơn
60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu thuộc Bộ Quốc phịng, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thơng Vận tải, trong đó Bộ Giao thơng
Vận tải có số lượng chiếm trên 70% cơng xuất đóng tàu của ngành. Năm
2005, trong tổng số 126 cảng biển ở các vùng, miền thì chỉ có 4 cảng có
cơng suất trên 10 triệu tấn/năm và 14 cảng có cơng suất trên 1 triệu
tấn/năm, cịn lại là cảng quy mơ nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn
trở xuống [21, tr.6]. Chính vì vậy, để đáp ứng u cầu trung chuyển hàng
hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Những năm qua Chính phủ đã
rất chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển cảng biển. Chỉ tính từ tháng
6/2006 - 2/2007, đã có năm cảng biển mới được phép xây dựng tại phía
Nam với tổng vốn đầu tư 984 triệu USD [1, tr.362]. Việc thu hút đầu tư vào
các khu công nghiệp ven biển cũng đạt bước nhảy vọt, chỉ riêng khu kinh tế



25
vịnh Vân Phong (Khánh Hồ) đã và đang hình thành 48 dự án với tổng vốn
đăng ký đầu tư trên 7 tỷ USD [1, tr.363].
* Đối với du lịch biển: để khai thác lợi thế tiềm năng từ du lịch biển,
những năm qua đầu tư cho phát triển du lịch biển ln được các cấp, các ngành
và tồn xã hội quan tâm, nhiều nhà đầu tư du lịch lớn quốc tế đã và đang chọn
Việt Nam làm địa điểm đầu tư. Các khu du lịch biển ngày càng hoàn thiện và
khang trang hơn, hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển phục vụ cho du khách
không ngừng tăng lên. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú
với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm
khoảng 65% tổng số lao động trực tiếp làm du lịch của cả nước [44, tr.27].
* Đối với nghề làm muối: Nghề muối là nghề có truyền thống lâu đời của
Việt Nam, gắn chặt với biển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi. Nhưng nhờ
công tác huy hoạch, đầu tư sản xuất muối, đặc biệt là muối công nghiệp, cho nên
nghề muối Việt Nam đã phần nào giảm bớt những khó khăn. Hiện nay, ngành
muối Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án xây dựng đồng muối công
nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản xuất muối sạch.
Hoạt động đầu tư về vốn, cơng nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển
biến tích cực theo hướng xã hội hố. Ngồi nguồn vốn xây dựng cơ bản của
ngành nông nghiệp dành để đầu tư các dự án về muối, ngành muối đang tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu
tư vào các dự án sản xuất muối, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội.
Tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho sản phẩm hàng hố. Do vậy, nguồn
nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ở nước ta có lợi thế nguồn nhân lực dồi
dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác



×