Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Về xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.84 KB, 134 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và
thể hiện những đặc tính riêng của mỗi dân tộc trên cơ sở sáng tạo và phát
minh của chính con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới
sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng
hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của
nó mà lồi người đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn [43, tr.431].
Chính vì vậy, khi nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa nói
chung và đối với mỗi tộc người nói riêng là nghiên cứu tồn bộ những sáng
tạo và phát minh nó của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó, tìm ra được
những nét đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của
dân tộc để tơn vinh, phát huy lên tầm cao mới, để không ngừng phục vụ tốt
hơn cho cuộc sống đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.
Bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số là một
trong những nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược: “Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, một xu hướng phát triển
tất yếu trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một vấn đề có ý
nghĩa sống cịn của của một dân tộc trong thời kỳ tồn cầu hóa kinh tế và kinh
tế thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng nhấn mạnh:
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy gía trị các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể của dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa,



2
văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa với phát triển du
lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá
trị văn hóa trong cơng chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước
ngoài. Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số [18, tr.225].
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) khẳng định:
chủ động “Hội nhập, giao lưu văn hóa cùng với việc xây dựng những giá trị
tốt đẹp về truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn
hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại”; “Kiên trì và nâng cao tính
thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam”. Xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Điều đó đã được thể hiện trong nội dung các văn kiện của Đảng và đã trở
thành mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của ngành Văn hoá - Thể thao và Du
lịch. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một trong những nội dung chủ yếu
và rộng lớn của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Nhận thức về mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống con người,
tạo cho con người có sự phát triển hài hồ giữa đời sống vật chất và đời sống
tinh thần nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước, để thực hiện tốt
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác văn hố
nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), của Đảng ta đã khẳng định: “Kế thừa và
phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ,
văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá của con người, với trình độ tri
thức, đạo đức, thể lực, thẩm mỹ ngày càng cao” [18, tr.76]. Cùng với phát
triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giao lưu văn
hóa phải là một trong những hoạt động cơ bản, cốt lõi của ngoại giao văn hóa

để quảng bá văn hoá dân tộc và tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của nhân


3
loại. Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa là cơ sở để chúng ta hội nhập sâu, phát
triển toàn diện đất nước trong mọi hoàn cảnh và bối cảnh mới.
Trong xu thế tồn cầu hố, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế hiện nay, vấn đề văn hóa các dân tộc lại càng trở nên bức xúc hơn bao
giờ hết, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số. Giờ đây, vấn đề văn hóa tộc
người khơng cịn bị giới hạn ở những sinh hoạt văn hóa thuần túy mà nó đã
trở thành một nhân tố nền tảng, động lực tác động mạnh mẽ đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Qua quá trình nghiên cứu văn hóa người Cơ Tu ở
nước ta nói chung và văn hóa người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam nói riêng, một
dân tộc vốn có truyền thống văn hóa lâu đời và rất đặc sắc, với những khía
cạnh khoa học lý thú mà cho đến nay vẫn chưa khám phá được nhiều.
UNESCO đã từng khuyến cáo rằng: bất cứ một quốc gia nào tự đặt cho mình
mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách rời mơi trường văn hóa, truyền thống
văn hóa, thì nhất định sẽ mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế và văn hóa,
cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này không chỉ được kiểm nghiệm ở nhiều
quốc gia trên thế giới mà còn là những bài học quý báu trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở những vùng đất có sắc thái văn hóa rất riêng và văn
hóa tộc người như ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Đây cũng chính là
vấn đề đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Lúc sinh thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã lưu ý rằng: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa là bốn
lĩnh vực quan trọng ngang nhau, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Thế
nhưng để thực hiện được những tư tưởng chỉ đạo, chủ trương đúng đắn về văn
hóa khơng phải là điều dễ dàng trong một sớm một chiều mà cả một q trình
lâu dài, trong đó có vấn đề về văn hóa tộc người thiểu số, nó lại càng có ý
nghĩa vơ cùng sâu sắc, khi văn hóa nhất là văn hóa tộc người đang đứng trước
những thử thách khắc nghiệt trong nền kinh tế thị trường cũng như sự thờ ơ

của nhiều người trong thực tiễn cũng như trong cuộc sống. Không phải ngẫu
nhiên mà Nghị quyết hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ương (khóa
VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc văn hóa dân tộc” đã đề ra phương hướng và 10 nhiệm vụ xây dựng


4
và phát triển văn hóa trong đó có nhiệm vụ Bảo tồn, phát huy và phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, văn
hóa Việt Nam đã có bước phát triển mới. Chúng ta đã từng bước xây dựng và
từng bước đáp ứng được nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh
trong các địa bàn dân cư. Cùng với việc cải thiện các nhu cầu vật chất thì các
nhu cầu tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ đã được coi là quốc sách hàng đầu, đang được
sự quan tâm đặc biệt của tồn xã hội. Nhờ đó, dân trí đã từng bước được nâng
cao, khoa học - công nghệ đã được ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Những
thành tựu đó không chỉ là kết quả của sự phát triển kinh tế, mà còn là nguyên
nhân, là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong hơn thập kỷ qua.
Bàn về đời sống văn hóa tinh thần người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam quả là
cơng trình khơng hề đơn giản, vì văn hóa người Cơ Tu rất phong phú, đa
dạng, phức tạp nhưng lại đầy tiềm năng chính như những cánh rừng đại ngàn
ở các huyện miền núi vùng cao vậy. Phải chăng văn hóa người Cơ Tu cũng
giống như các tộc người vùng cao khác, là “Văn hóa rừng”. Theo nghĩa ấy,
rừng không chỉ là tài nguyên của quốc gia, mà rừng là tất cả, là toàn bộ cuộc
sống của họ và của chính bản thân họ. Rừng khơng chỉ là khơng gian sinh tồn,
mà cịn là thời gian sinh tồn đối với từng tộc người, trong đó có người Cơ Tu.
Văn hóa người Cơ Tu là văn hóa nhà Gươl, cũng giống như nhà Rơng
của người BaNa, nhà dài của người Ê Đê… Nhà Gươl là một thiết chế văn
hóa truyền thống, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng
người Cơ Tu. Nhà Gươl khơng chỉ là loại hình kiến trúc tiêu biểu, thể hiện

khát vọng, ý chí và sức mạnh của tộc người mà cịn là nơi khí thiêng của đất
trời tụ lại để bảo vệ cho dân làng.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có các chủ trương,
chính sách riêng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, nhằm khai
thác và phát huy thế mạnh và tiềm năng của miền núi và giá trị văn hóa tộc


5
người trong đó có người Cơ Tu cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi đó rừng bị tàn phá nghiêm trọng, các
dự án kinh tế đã làm thay đổi biết bao diện mạo văn hóa các dân tộc thiểu số,
đời sống vật chất của đồng bào các tộc người còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
nên phải lo phát triển kinh tế, chưa có điều kiện để chăm lo và phát triển đời
sống văn hóa; các cấp ủy, chính quyền và cơ quan chủ quản chưa tìm ra được
mơ hình đời sống văn hóa phù hợp với từng tộc người và nhiều câu hỏi đang
đặt ra cần phải có lời giải đáp về những giá trị đặc trưng của văn hóa tộc
người Cơ Tu, về những phong tục, tập quán tốt đẹp cần phải được giữ gìn và
phát huy, những hủ tục lạc hậu cần phải được xóa bỏ, cần có những giải pháp
để bảo tồn, phát huy chữ viết, các giá trị văn hóa tinh thần .v.v..
Với tư cách là người đã từng sống, cơng tác trong ngành văn hóa ở các
huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm, từ lý luận văn hóa và thực
tiễn như đã nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: Đời sống văn hóa người Cơ Tu,
tỉnh Quảng Nam hiện nay, làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ- chuyên
ngành văn hóa học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, ngỏ hầu góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu đời sống
văn hóa tộc người Cơ Tu là một nội dung quan trọng của việc nghiên cứu văn
hóa tộc người trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên cơ sở thế giới quan, nhân sinh quan mác xít, từ trước đến nay đã

có nhiều cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí quốc gia về văn
hóa và phát triển, văn hóa tộc người và nhiều khía cạnh trên lĩnh vực văn hóa.
Đáng lưu ý là các cơng trình bài viết như: “Xây dựng nền văn hóa mới ở nước
ta hiện nay” của GS, TS. Nguyễn Duy Quý - Đỗ Huy, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1992, “Tính thừa kế trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam” của
PTS. Thu Linh, Luận án PTS Khoa học triết học; “Văn hóa các dân tộc Tây
Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra” của GS, TS. Trần Văn Bính, Nxb


6
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây
Ngun”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; “Văn hóa và phát triển - Sự
nhận thức và vận dụng trong thực tiễn”, Nxb Đà Nẵng, 2007; “Biện chứng
giữa văn hóa và phát triển trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”; “Phát huy truyền thống văn hóa Quảng Nam trong xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở”; “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm Pa” của PGS,
TS. Nguyễn Hồng Sơn; “Văn hóa Ê Đê - truyền thống và biến đổi”của TS.
Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Đà Nẵng, 2007; “Đường lối văn hóa của Đảng Cộng
sản Việt Nam từ năm 1930 đế nay”; “Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn
2011-2020 những vấn đề phương pháp luận” của PGS, TS. Phạm Duy Đức,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009… Riêng về văn hóa Cơ Tu cũng có
nhiều cơng trình, bài viết đã cơng bố, chẳng hạn như: “Tìm hiểu con người
miền núi Quảng Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn, Nxb Đà Nẵng, 2005;
“Truyện cổ Cơ Tu” của Nguyễn Tri Hùng, Nxb Đà Nẵng, 1992; “Góp phần
tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Cơ Tu” của TS. Lưu Hùng, Nxb Khoa học, Hà
Nội, 2006; “Quan hệ hôn nhân gia đình ở người Pa Cơ, Pahi và Cơ Tu ở tây
Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam” của Nguyễn Hữu Thấu, Nxb Thuận Hóa,
Huế, 2002; “Vài nét về đời sống văn hóa vật chất của người Cơ Tu, tỉnh
Quảng Nam xưa và nay ”; “Về quan hệ hơn nhân gia đình người Cơ Tu” của
Phạm Quang Hoan; “Các dân tộc ít người Việt Nam” của Khổng Diễn; “Đôi

điểm về xã hội truyền thống của người Cơ Tu” của Lưu Hùng; “ Cơ Tu - kẻ
đầu sống ngọn nước” của Nguyễn Hữu Thông, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam,
1998; “Đời sống văn hóa các tộc người ở các huyện miền núi vùng cao Quảng
Nam.”; “Đời sống văn hóa người Bhnoong huyện miền núi vùng cao Phước
Sơn, Quảng Nam”; “Văn hóa cồng chiêng và những lễ hội của đồng bào
Bhnoong huyện Phước Sơn, Quảng Nam”; “Các tập tục lạc hậu của người
Bhnoong huyện miền núi vùng cao Phước Sơn” “Đời sống văn hóa người Cơ
Tu tỉnh Quảng Nam hiện nay” của Trần Cao Anh, Tạp chí Văn hóa Quảng
Nam, 1998 .v.v..


7
Có thể nói, những cơng trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên đã góp
phần làm sáng tỏ bản chất, đặc trưng, những vấn đề mang tính quy luật trong
sự phát triển của văn hóa, vị thế, vai trị của văn hóa trong sự phát triển kinh
tế - xã hội, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của những quan điểm,
đường lối, chính sách văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới, ít nhiều đã
chỉ ra được đặc trưng của văn hóa tộc người nhất là một số lĩnh vực đời sống
văn hóa của người Cơ Tu ở các khía cạnh khác nhau như: đời sống vật chất,
Truyện cổ, tập tục hơn nhân, gia đình, văn hóa nhà Gươl, lễ hội đâm trâu .v.v..
khái quát những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phát
triển miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vấn đề bảo tồn phát huy
những giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc
Cơ Tu tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập tương đối
tồn diện một cách có hệ thống và chun sâu về đời sống văn hóa, những nét
riêng đặc sắc về đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần cũng như thực
trạng và giải pháp để xây dựng đời sống văn hóa của người Cơ Tu các huyện
miền núi tỉnh Quảng Nam với tư cách là một luận văn khoa học. Đề tài: “Đời
sống văn hóa người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam hiện nay” trên cơ sở kế thừa
các cơng trình đã cơng bố, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh văn

hóa người Cơ Tu mà các cơng trình bài viết chưa có điều kiện đề cập tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Đề tài xác định những đặc trưng chủ yếu đời sống văn hóa người Cơ
Tu và đề xuất các giải pháp để xây dựng đời sống văn hóa tộc người Cơ Tu
tốt hơn theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà
nước Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ của đề tài đặt ra là:
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đời sống văn hóa và đặc điểm đời sống
văn hóa người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam.


8
- Khắc họa những đặc trưng chủ yếu về đời sống vật chất và đời sống
văn hóa tinh thần người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa của người Cơ Tu tỉnh Quảng
Nam trong những năm qua và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn trong xây dựng
đời sống văn hóa.
- Đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể để giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa người Cơ Tu trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở các huyện miền
núi vùng cao tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về đời sống văn hóa vật chất và
tinh thần người Cơ Tu tỉnh Quảng Nam (Đông Giang, Nam Giang, Tây
Giang), trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu trong một số lĩnh vực về đời sống văn hóa

vật chất và văn hóa tinh thần của người Cơ Tu hiện nay. Thực trạng về văn hóa
người Cơ Tu từ năm 1975 đến nay ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về văn
hóa và văn hố các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương
pháp so sánh đối chiếu, phân tích-tổng hợp; lơgic- lịch sử, phương pháp văn
bản học, văn hóa học, phương pháp nghiên cứu điền dã, dân tộc học....
6. Đóng góp của đề tài luận văn
- Nghiên cứu một cách khái quát chuyên sâu về đời sống văn hóa của
người Cơ Tu, góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm sự hiểu biết đúng đắn


9
về văn hóa truyền thống, vai trị của đời sống văn hóa trong q trình phát
triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Phân tích thực trạng, nhận diện và đánh giá một cách chính xác đâu là
thuần phong mỹ tục cần được bảo lưu, phát triển, đâu là hủ tục cần được loại
bỏ, khắc phục sự mai một của văn hóa truyền thống, nhằm đề xuất các giải
pháp cụ thể để giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc Cơ Tu ở các huyện miền
núi tỉnh Quảng Nam trong sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa để làm rõ thêm một số nét lý luận về văn hóa
và văn hóa tộc người trong quá trình kế thừa và giao lưu văn hóa cũng như
đặc trưng văn hố người Cơ Tu, tỉnh Quảng Nam.
- Góp phần giúp cấp ủy, các cấp chính quyền, cơ quan chủ quản văn
hóa ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tham khảo trong việc hoạch định

chủ trương, biện pháp trong việc xây dựng đời sống văn hóa người Cơ Tu,
giúp họ phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất,
cũng như đời sống văn hóa tinh thần trong những năm đến.
Hy vọng những kết quả của đề tài luận văn cũng sẽ là tài liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu, giảng dạy đối với những ai quan tâm về đời sống văn
hóa người Cơ Tu.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


10
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA NGƯỜI CƠ TU TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HĨA

Góp phần giúp cấp ủy, các cấp chính quyền, cơ quan chủ quản văn hóa
ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam tham khảo trong việc hoạch định chủ
trương, biện pháp trong việc xây dựng đời sống văn hóa người Cơ Tu, Làm rõ
những quan niệm và khái niệm về đời sống văn hóa là cơ sở để xác định nội
dung và phạm vi của đề tài nghiên cứu, đồng thời là cơ sở để khảo sát thực
trạng về đời sống văn hóa của người Cơ Tu, giúp cho mọi người có thêm sự
hiểu biết đúng đắn về văn hóa truyền thống và vai trị của đời sống văn hóa
trong q trình phát triển kinh tế- xã hội của các huyện miền núi tỉnh Quảng
Nam hiện nay.
1.1.1. Quan niệm về văn hóa
Văn hóa là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định, cho
đến nay đã có hơn bốn trăm định nghĩa về văn hóa, do các nhà nghiên cứu
văn hóa ở nước ta và các quốc gia trên thế giới công bố.

Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm văn hóa có nguồn gốc từ tiếng
Latinh Cultura nghĩa là “Trồng trọt” “vun trồng”, sau đó chuyển thành vun
trồng trí tuệ cho con người. Ở phương Đơng, trong sách Chu Dịch có viết:
“Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” nghĩa là: (cái nhân văn, vẽ đẹp của
con người có thể giáo hóa cho tồn thiên hạ) [68, tr.12]. Ở đây, văn hóa được
giải thích như một phương thức dùng văn, tức là vẻ đẹp được cải hóa, giáo
hóa con người theo hướng tích cực.
Ở phương Đơng, trong ngơn ngữ Trung Hoa cổ đại văn hóa xuất hiện
với hai nghĩa, văn hóa là “nhân văn giáo hóa” và “văn trị giáo hóa”. Nghĩa thứ
nhất, văn hóa là “nhân văn giáo hóa”, tức là tác động đến cá nhân, biến sinh
thể người thành con người xã hội. Nghĩa thứ hai, văn hóa là “văn trị giáo


11
hóa”, văn trị là lấy văn đức để giáo hóa, đưa con người vào trật tự, kỷ cương,
phép tắc, lễ nghĩa mà tổ chức, quản lý, cai trị họ, xem “văn trị” đối lập với
“vũ trị”. Nếu như cách thứ nhất văn hóa là “nhân văn giáo hóa”, đem văn hóa tác
động vào cá nhân thì theo cách thứ hai “văn trị giáo hóa” là đem văn hóa tác
động vào cộng đồng để tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hội có nhiều biến đổi.
Phương Tây thời cận hiện đại, khái niệm văn hóa được sử dụng phổ
biến để chỉ trình độ học vấn, học thức, tri thức, phép ứng xử. Do nhu cầu phản
ánh các hoạt động xã hội, khái niệm văn hóa được mở rộng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống. Khái niệm văn hóa ở phương Đông được mở
rộng vào đời sống tinh thần chỉ các phong tục, tập quán, lễ hội, sinh hoạt cộng
đồng, nhân cách, sáng tác nghệ thuật. Cho đến nay có nhiều cách tiếp nhận
văn hóa theo những quan điểm khác nhau như cách tiếp cận sinh thái học,
chức năng luận với các lý thuyết vị chủng, tương đối; cách tiếp cận theo quan
điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của triết
học mác xít là sự tiếp cận mang tính phổ biến nhất.
Như vậy, dù ở phương Đông hay ở phương Tây khái niệm văn hóa hay

thuật ngữ cultura đều có những hàm nghĩa tương đồng với nhau, chỉ về lĩnh
vực hoạt động tinh thần, giáo dục khai mở tinh thần cho con người, làm cho
con người trở thành thật sự người. Con người muốn phát triển thì phải được
“văn hóa hóa”.
Văn hóa trong quan niệm triết học mác xít được biểu thị như phương
thức hoạt động người bao hàm và chứa đựng toàn bộ các sản phẩm vật chất và
tinh thần của con người cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con
người. Văn hóa theo đó mà xuất hiện từ lao động hiện ra như một nhiệm vụ
thực tiễn, nhằm biến đổi các mối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới.
Văn hóa là một q trình cải biến con người trở thành chủ thể của sự vận
động lịch sử, thành một cá nhân toàn vẹn.
Khái niệm văn hóa được xác định trên hai phương diện: thứ nhất, văn
hóa gắn liền với sự thể hiện, phát huy, giải phóng “năng lực, bản chất người”


12
trong tất cả mọi dạng hoạt động và quan hệ của con người, văn hóa xuất hiện
trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Thứ hai, văn hóa bao gồm
thế giới các giá trị được kết tinh trong “thiên nhiên thứ hai”, với tư cách là sản
phẩm của hoạt động “mang tính người”. Đây là phương diện hết sức căn bản
và quan trọng, có tính đặc thù của văn hóa. Có thể khẳng định rằng, văn hóa
là tổng hòa các giá trị mà con người sáng tạo ra trong suốt quá trình hoạt động
thực tiễn lịch sử - xã hội của mình. Xét về khái niệm văn hóa có quan hệ bản
chất với khái niệm giá trị, ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục, tập quán, đạo
đức, chuẩn mực cũng như tư tưởng, lối sống… của một chủ thể.
Trong lĩnh vực hoạt động sản xuất vật chất và giá trị tinh thần, là khát
vọng của con người hướng tới chân, thiện, mỹ. Văn hóa bao hàm các hoạt
động về giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo đức, lối sống…Chủ tịch
Hồ Chí Minh, quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp

luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [24, tr.131].
Văn hóa theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là tồn bộ những gì do con
người sáng tạo ra, là “thiên nhiên thứ hai”, được nhân hóa qua thực tiễn bởi
con người, ở đâu có hoạt động sáng tạo của con người, quan hệ giữa con
người với con người thì ở đó có văn hóa. Bản chất của văn hóa là có tính
người và mang tính xã hội. Văn hóa là một thực thể sống động của con người.
Người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy và cảm nhận bằng được những
cách khác nhau của một nền văn hóa, một thời đại văn hóa, một giá trị văn
hóa do con người sáng tạo ra. Dù nó là văn hóa vật chất hay là lĩnh vực văn
hóa tinh thần cũng đều là sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp của con người, do
con người phát minh và sáng tạo ra vì mục đích của cuộc sống.
Trong Hội nghị quốc tế về “chính sách văn hóa” do UNESCO tổ chức
vào tháng 8 năm 1982 tại Mêhicơ, văn hóa được xác định: là tổng thể các


13
quan hệ về dấu hiệu tinh thần, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc biệt, xác định
tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó bao hàm không chỉ là cuộc
sống nghệ thuật và khoa học, mà còn cả lối sống, các quyền cơ bản của sự
tồn tại nhân sinh, những hệ thống giá trị, các truyền thống và các quan
niệm… Theo cách này, văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sinh
động về mọi mặt của cuộc sống của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua bao nhiêu thế kỷ, nó đã cấu thành nên
một hệ thống các giá trị, các truyền thống, thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà
dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Đặc trưng của
văn hóa là mang tính nhân văn, tính lịch sử, tính hệ thống và tính giá trị, thể
hiện hành vi, trình độ ứng xử đối với môi trường tự nhiên và xã hội, tạo ra
những giá trị chuẩn mực, những giá trị làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật

chất và tinh thần của con người, nhằm vươn tới chân, thiện, mỹ.
1.1.2. Hệ thống các giá trị văn hóa
Đời sống là sự đan xen của những mối quan hệ đa dạng của con người.
Nếu chúng ta xét về mặt tính chất của hoạt động, có quan hệ giao tiếp bình
thường, quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ pháp luật.. Nhìn chung,
phạm vi giao tiếp có sự quan hệ trong gia đình, quan hệ tình làng, nghĩa xóm,
quan hệ đồng chí, đồng nghiệp trong cơ quan… Lấy chủ thể đó làm cơ sở thì
có quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, dân tộc này với dân
tộc khác, lấy con người làm trung tâm thì mối quan hệ con người với tự nhiên,
với xã hội và chính bản thân nó. Trong tất cả những quan hệ ấy đều tồn tại các
giá trị văn hóa. Vì vậy, văn hóa bao giờ cũng là hệ thống mang tính hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực
tiễn. Giá trị là hạt nhân của văn hóa và đời sống văn hóa. Đời sống văn hóa
giống như một biểu đồ phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và nó tác động tới các
giá trị thông qua hoạt động sống của con người.
Nếu xem xét hoạt động sống của con người từ ba góc độ nhận thức,
hành động và cảm xúc, chúng ta có thể thấy hệ giá trị văn hóa bao gồm ba


14
phạm trù cơ bản là: Chân, Thiện, Mỹ. Trong đó, Chân là đối tượng của nhận
thức và sáng tạo khoa học, Thiện là đối tượng của nhận thức và hành vi đạo
đức, Mỹ là đối tượng của nhận thức và hoạt động thẩm mỹ, nghệ thuật. Chân,
Thiện, Mỹ có mối quan hệ thống nhất nhau, phản ánh quan niệm của con
người về những mối quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, khả
năng sáng tạo theo các quy luật cái đẹp của con người. Phạm trù chân, thiện,
mỹ, đã hàm nghĩa với sự phân biệt đối với các hiện tượng tương phản, đối lập
như: giả, ác, xấu. Điều nầy cũng cho thấy, đời sống văn hóa là quá trình vận
động của chủ thể người và xã hội theo hướng ngày càng tiếp cận và khẳng
định các giá trị Chân, Thiện, Mỹ, đấu tranh với cái phản giá trị giả, ác, xấu,

trong đời sống con người và xã hội.
Hoạt động sáng tạo, bảo quản, truyền bá…có thể là hoạt động của từng
cá nhân nhưng nó ln diễn ra trong mối quan hệ của cộng đồng. Hay nói
cách khác, nó ln mang tính xã hội. Sáng tạo, hay bảo quản, luôn lấy quần
chúng nhân dân làm đối tượng để hướng đến, quần chúng phải là một thành tố
của hoạt động này. Ở chiều ngược lại, công chúng và sự tiêu dùng của công
chúng sẽ định hướng cho các hoạt động nói trên. Sự liên thơng giữa các yếu
tố này cho thấy hoạt động văn hóa ln diễn ra có đối tượng và đúng mục
đích và ln có hiệu quả tác động.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khái quát một số dạng hoạt động văn
hóa cơ bản, đó là:
- Hoạt động thông tin - tuyền truyền
- Hoạt động văn học, nghệ thuật
- Hoạt động thư viện, sách, báo
- Hoạt động thể dục- thể thao, vui chơi giải trí
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng
nếp sống văn hóa
- Hoạt động bảo tồn, bảo tàng
- Hoạt động các câu lạc bộ


15
- Bảo vệ di sản và giáo dục truyền thống
- Các thiết chế và cảnh quan văn hóa…
Thiết chế văn hóa đóng vai trị là nơi lưu giữ và chuyển tải các giá trị
văn hóa của cộng đồng đến với từng cá nhân. Đó là mơi trường vật chất, đảm
bảo cho các hoạt động văn hóa trong sản xuất, bảo quản, truyền bá và hưởng
thụ các giá trị văn hóa diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội.
Các thiết chế văn hóa - xã hội bao gồm các tổ chức, bao gồm chức năng
giáo hóa con người theo những chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của

xã hội. Đây là môi trường trực tiếp tác động văn hóa đến với cộng đồng. Thiết
chế văn hóa - xã hội gần gũi nhất với con người chính là gia đình và nhà
trường. Thiết chế văn hóa - xã hội làm tốt chức năng của nó, khi đó, sẽ cung
cấp cho xã hội những sản phẩm có chất lượng cao và trực tiếp tạo nên sản
phẩm là những con người có văn hóa.
Bên cạnh đó, cảnh quan văn hóa là những sản phẩm tồn tại trong mối
quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
bao gồm các danh lam thắng cảnh tự nhiên, kiến trúc, các cơng trình trình xây
dựng, tượng đài, đường phố… Cảnh quan văn hóa là mơi trường vật chất văn
hóa mà trong đó con người đang sinh sống. Nó là biểu hiện bề mặt trực tiếp
của đời sống văn hóa, qua kiến trúc cảnh quan mơi trường, trật tự, vệ sinh, đơ
thị…ít nhiều có thể khái qt đời sống văn hóa của khu dân cư. Tuy nó chỉ là
khơng gian vật chất do con người tạo ra nhưng, cảnh quan văn hóa lại có tác
động nâng đỡ, điều chỉnh, giám sát hành vi của con người. Bên trong cảnh
quan đó chứa đựng những yếu tố chuẩn mực của cộng đồng, bao phủ trong nó
là sự lan tỏa thầm lặng của các giá trị văn hóa, chẳng hạn như khi ta bước vào
chùa ta sẽ cảm nhận được khơng khí trang nghiêm, thanh tịnh của một cõi
linh thiêng, huyền bí nào đó chẳng hạn.
Con người với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, là sự khởi
đầu trong cấu trúc của đời sống văn hóa, con người sáng tạo ra văn hóa như
một phương thức sáng tạo đặc thù. Khi các giá trị đó được xác lập, con người


16
tái tạo sử dụng như một phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và
tinh thần của mình. Khiến cho đời sống của con người khơng phải là những
hoạt động bản năng sinh tồn theo “đường dẫn” của văn hóa, mà nó cịn làm
cho đời sống của con người trở nên đa dạng, phong phú hơn, mà cũng chỉ có
con người mới có văn hóa mà thơi. Con người kiến tạo và kiến trúc nên đời
sống văn hóa. Mặt khác con người cũng là sản phẩm của đời sống văn hóa.

Con người tham gia chính vào đời sống văn hóa với vai trị chủ thể, nhưng
đồng thời cũng là đối tượng chính trong đời sống văn hóa, những năng lực
của nó được ni dưỡng và bộc lộ. Có đời sống văn hóa của cá nhân, của
những nhóm người và của xã hội, tất cả các quan hệ có sự tương tác lẫn nhau
trong sự vận hành của hệ giá trị văn hóa. Nhìn theo phạm vi giao tiếp quan hệ
trong gia đình, quan hệ làng xóm, quan hệ cơ quan…với xã hội và chính bản
thân nó. Trong tất cả các mối quan hệ ấy đều tồn tại các giá trị văn hóa. Văn
hóa vừa là hình thức, vừa là nội dung của ứng xử trong các mối quan hệ.
Chẳng hạn cái bắt tay giữa hai cá nhân có ý nghĩa của sự tiếp xúc, sự cảm
thơng giữa các giá trị văn hóa thơng qua hai chủ thể ấy.
Từ đó, khi ta xét theo nghĩa rộng, hoạt động sống của con người cũng
chứa đựng các giá trị văn hóa, từ việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, cho đến
việc giao tiếp, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, giá trị văn hóa trong các hoạt
động này chỉ tồn tại như là giá trị người của tất cả mọi hoạt động sống nói
chung và chưa phải là mục đích trực tiếp. Vì vậy, hoạt động văn hóa ở đây
biểu hiện mang tính chung mà mục đích và nội dung trực tiếp của nó là các
giá trị chân, thiện, mỹ. Đó chính là q trình bảo quản, phân phối và tiêu dùng
các giá trị văn hóa. Thơng qua hoạt động này, giá trị sẽ được sản sinh, vận
động và lan tỏa trong đời sống, với tư cách là loại hoạt động “thực hiện” các
giá trị, hoạt động văn hóa là hoạt động mang tính sáng tạo, thể hiện một cách
tập trung nhất năng lực của văn hóa, khả năng sáng tạo theo quy luật của cái
đẹp của từng cá nhân và cộng đồng. Hoạt động sáng tạo, bảo quản, truyền
bá…có thể là hoạt động của cá nhân nhưng nó ln diễn ra trong mối liên hệ


17
với cộng đồng, hay nói cách khác là nó ln mang tính xã hội. Sáng tạo, bảo
quản hay phân phối mà nó ln ln lấy đối tượng của cơng chúng nhân dân
và lấy nhân dân làm mục đích chung để hướng đến.
1.1.3. Khái niệm đời sống văn hóa

Khi tiếp cận và luận bàn về đời sống văn hóa hiện nay, tác giả Hồng
Vinh cho rằng, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời
sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp
ứng được những nhu cầu của con người. Trong khi đó, các hoạt động văn hóa
đáp ứng nhu cầu tinh thần, làm cho con người tồn tại với tư cách là một sinh
thể xã hội, tức là con người tồn tại như một nhân cách văn hóa. Xã hội càng
tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự đáp ứng nhu cầu đó ngày càng cao, thể hiện
trình độ phát triển người, các hoạt động đáp ứng nhu cầu tinh thần của con
người, đó chính là hoạt động văn hóa [68, tr.162, 163]. Có thể hiểu rằng: Đời
sống văn hóa chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong q
trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn
hóa và sự giao lưu văn hóa, nhằm từng bước thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt
văn hóa của cá nhân và cộng đồng.
Về phương diện nào đó, đời sống văn hóa cũng chính là mơi trường
hoạt động sống của con người. Mơi trường văn hóa là nơi diễn ra mọi hoạt
động văn hóa, có sự hịa trộn giữa văn hóa cá nhân với văn hóa cộng đồng, là
tổng thể của những văn hóa vật thể và phi vật thể, nhân cách văn hóa có sự tác
động lẫn nhau, trực tiếp hình thành nên phẩm giá và lối sống của con người
và xã hội. Văn hóa chính là đời sống, ban đầu nó là cái phân biệt giữa con
người và động vật, về sau, nó là cái phân biệt giữa cá nhân con người và cộng
đồng. Ý nghĩa của văn hóa là chuyển dịch dần từ các mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên sang mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Trong chừng mực nào đó, nếu ta chia đời sống con người ra làm hai
mảng: đời sống vật chất và đời sống tinh thần, dưới góc nhìn trừu tượng hóa,
đời sống vật chất bao gồm tồn bộ các hoạt động thỏa mãn các nhu cầu vật


18
chất, làm nên sự tồn tại sinh vật của con người. Tương tự, đời sống con người
hình thành trên cơ sở những hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần để nâng cái

tồn tại sinh vật ấy lên tầm xã hội, thông qua việc thỏa mãn những nhu cầu vật
chất và tinh thần, con người còn nhằm thỏa mãn một nhu cầu khác hướng tới
các giá trị nhân hóa, cái chân trong nhận thức, cái thiện trong hành động và
cái mỹ trong cảm xúc. Đây chính là đời sống văn hóa, nó như là mặt cắt
ngang đối với đời sống của con người, xuyên thấm sâu trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống vật chất và lĩnh vực tinh thần, như sự thăng hoa của đời
sống vật chất và đời sống tinh thần.
Thực ra, giữa đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa cũng khơng
hồn tồn đồng nhất. Sự khác nhau được thể hiện: mơi trường văn hóa là mơi
trường chứa đựng những giá trị văn hóa và diễn ra các mối quan hệ văn hóa,
các hoạt động văn hóa của con người. Cịn đời sống văn hóa là “Tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo văn hóa” của con người nhằm thỏa mãn các
nhu cầu văn hóa, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ, hướng con người và xã
hội phát triển theo tinh thần nhân văn, nhân bản.
Đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, phải được biểu hiện thông
qua sự đáp ứng lạnh mạnh và đa dạng, mức độ tham gia của người dân. Dựa
vào đời sống thực tế hiện nay, các nhà nghiên cứu đã khái quát một số dạng
hoạt động văn hóa phổ biến như sau:
- Hoạt động sáng tác và biểu diễn văn nghệ, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào đời sống.
- Hoạt động khai trí, giáo dục nâng cao kiến thức cho mọi người, dạy
học, diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin.
- Hoạt động giao lưu sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm…
- Hoạt động tiêu dùng sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe nhạc,
xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm.
- Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, xây dựng nếp sống
gia đình văn hóa.


19

- Hoạt động thể dục, thể thao vui chơi, giải trí.
Cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố cơ bản: Con người văn
hóa, hệ thống các giá trị văn hóa, các quan hệ văn hóa, các hoạt động văn hóa,
hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa. Giữa các yếu tố đó có sự tác động
qua lại lẫn nhau, phản ánh toàn bộ đời sống của con người đáp ứng các nhu cầu
hưởng thụ nhằm tác động đến sự phát triển của con người và xã hội.
Như vậy, đời sống văn hóa thực chất là mặt tự giác của đời sống con
người. Nội dung của các mặt tự giác ấy là các giá trị văn hóa được vận động,
bộc lộ trong các hoạt động sống, các mối quan hệ, nhằm tạo ra sự hài hòa giữa
các cá nhân với cộng đồng, giữa xã hội với tự nhiên. Điều dễ nhận thấy là khi
mặt tự giác ấy mất đi, đời sống của con người chỉ còn đơn thuần là chuổi hoạt
động của bản năng sinh tồn mà thơi.
Ý nghĩa của đời sống văn hóa có thể nhìn thấy từ mối quan hệ giữa nó
với đời sống vật chất và tinh thần. Không nên hiểu đời sống văn hóa như một
điều gì cao xa, tách biệt với đời sống thực tế, và nó càng khơng phải là “cờ,
đèn, kèn, trống, đinh dây, hồ giấy”, là sự mua vui, giải trí như một số người
đã nghĩ. Đời sống văn hóa nằm ngay trong đời sống vật chất và tinh thần của
con người, ngay trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Có thể hình dung đời
sống vật chất và đời sống tinh thần là biểu hiện bề ngồi, cịn đời sống văn
hóa là nội dung bên trong, là ý nghĩa của đời sống thường nhật. Ý nghĩa văn
hóa có được trước hết là ở đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, đời sống tinh
thần phong phú, vui tươi, lành mạnh …
Khái niệm về đời sống văn hóa hiện nay cũng chính là quan niệm về
đời sống mới mà lúc sinh thời Bác Hồ chúng ta đã từng nhắc đến. Từ hơn nữa
thế kỷ trước, trong quyển sách “Đời sống mới”, Bác Hồ đã chỉ ra rằng: mục
đích của đời sống mới là: “Làm thế nào đời sống của nhân dân ta vật chất
được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn” [20, tr.95], mới tức là khác
với cái cũ, với cái lạc hậu. Đời sống mới “khơng phải là cao xa gì, khơng phải
khó khăn gì”, “Nó khơng bảo ai phải hy sinh chút gì”. Đời sống mới xuất phát



20
từ chỗ nước ta bây giờ “người nghèo khổ thì nhiều, người no ấm thì ít”. Vì vậy,
đối với đời sống mới “việc đầu hết” xuất phát từ ăn, mặc, ở, đi lại. Nó “chỉ sửa
đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi người, tức là
sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” [20, tr.95].
Đời sống văn hóa được biểu hiện trong mọi hoạt động sống của con
người. Nếu như đời sống vật chất hay đời sống tinh thần là các khái niệm chỉ
những hoạt động sống của con người, thì đời sống văn hóa là khái niệm có
tính bao trùm, thể hiện cụ thể các mặt giá trị của đời sống vật chất và đời sống
tinh thần của con người. Thiếu đi ý nghĩa văn hóa, đời sống của con người chỉ
còn là một chuỗi các hoạt động hướng tới những nhu cầu bản năng mà thôi.
Khái niệm đời sống vật chất hay đời sống tinh thần chỉ hàm chứa phương tiện,
nội dung sinh hoạt; đó là những phương diện tồn tại cho mình, cho cá nhân.
Trong khi đó, đời sống văn hóa phản ánh trình độ đáp ứng và xử lý hai loại
nhu cầu nói trên, hàm chứa những mối quan hệ nhiều chiều.
1.2. XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở VÙNG DÂN TỘC CƠ TU TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

1.2.1. Vị trí địa lý, vai trị, lịch sử hình thành vùng dân tộc Cơ Tu
tỉnh Quảng Nam hiện nay
Dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ kéo dài suốt cả phía Tây của miền
Trung đất nước, nơi tiếp giáp với Tây Nguyên, nơi đấy, nằm ở vùng Tây nam
tỉnh Thừa Thiên - Huế và Tây bắc tỉnh Quảng Nam là địa bàn cư trú của dân
tộc Cơ Tu.
Người Cơ Tu sinh sống ở vùng địa lý có địa hình khá phức tạp, hiểm
trở bị cắt xẻ bởi nhiều sông, suối, núi cao và thung lũng hẹp. Nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên khí hậu khắc nghiệt. Đây cũng là
vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên rừng, nhất là gỗ và các loại động vật quí
hiếm. Đặc điểm tự nhiên của vùng đất người Cơ Tu sinh sống tuy có những

nét yếu tố riêng biệt nhưng vẫn nằm trong một khu vực tương đối thống nhất
trong điều kiện tự nhiên nối liền miền Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị,


21
Thừa Thiên - Huế, với Bắc Tây Nguyên. Trong đó đặc biệt là sự tương đồng
về địa hình, miền khí hậu, hệ thổ nhưỡng của miền Tây Thừa Thiên - Huế với
miền Tây tỉnh Quảng Nam, nơi đây chính là địa bàn cư trú của người Cơ Tu ở
Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm địa hình của khu vực miền Trung, vùng miền
núi phía Tây và vùng đồng bằng Dun Hải phía Đơng tiếp giáp với nhau. Do
vậy, địa bàn cư trú của người Cơ Tu xét về mặt địa hình chung của khu vực lại
tiếp giáp với vùng cư trú của dân tộc Kinh, vùng trung du và đồng bằng. Từ
những vấn đề đó, chúng ta có thể thấy rằng, người Cơ Tu sinh sống trên một địa
bàn có những yếu tố địa lý tương đối thống nhất. Ngồi ra, khi xét ở một bình
diện rộng ra nữa thì vùng địa hình, thổ nhưỡng ở nơi này có những mối quan hệ
tương hỗ, gắn bó trong hệ sinh thái vùng phía Đơng tỉnh Sê Kơng (Lào) tiếp giáp
với miền Tây tỉnh Quảng Nam. Những đặc điểm chung tự nhiên của vùng người
Cơ Tu sinh sống là một trong những cơ sở cần thiết để khi xét đến những đặc
điểm về xã hội của dân tộc Cơ Tu ở Việt Nam, dân tộc Cơ Tu có hơn gần 6 vạn
người, xếp thứ 26 trong danh mục các thành phần các dân tộc Việt Nam (nằm
trong danh sách các thành phần dân tộc Việt Nam. Tổng cục thống kê - Điều tra
dân số 1-4-1979, công bố QĐ số 121 - ngày 2-3-1979).
Ở địa bàn tỉnh Quảng Nam, dân tộc Cơ Tu có số lượng ước khoảng 42
ngàn người, dân số thuộc loại đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở miền núi
phía Tây tỉnh Quảng Nam, ở hai huyện A Lưới và Nam Đơng tỉnh Thừa Thiên
- Huế có khoảng hơn 12 ngàn người. Ngoài ra, người Cơ Tu còn cư trú ở hai
huyện Đắc Chưng và Kà Lùm của tỉnh Xê Kông (Lào) với số lượng hơn 1 vạn
người.
Địa bàn phân bố dân cư (địa vực cư trú) tương đối tập trung ở tỉnh
Quảng Nam người Cơ Tu cư trú ở tồn bộ các huyện Đơng Giang, Tây Giang,

Nam Giang. Người Cơ Tu cư trú ở 6 xã, 1 thôn gồm: Thị trấn Thành Mỹ, các
xã Cà Dy, Tabhinh, Chà Val, Zuôih, La dêê và thôn Công-tơ-rơn xã La dêê.
Ngồi ra, người Cơ Tu cịn cư trú ở xã Hòa Phú và Hòa Bắc ở huyện Hòa
Vang thành phố Đà Nẵng (địa bàn mà người Cơ Tu cư trú ở 2 xã thuộc huyện


22
Hòa Vang trước năm 1986 thuộc đất của huyện Hiên (cũ), sau đó, do phân
định lại ranh giới cắt về cho huyện Hòa Vang).Ở tỉnh Thừa Thiên - Huế người
Cơ Tu sinh sống ở một địa bàn tương đối tập trung, đó là huyện A Lưới họ cư
trú ở các xã Hương Lâm, Hương Nguyên, huyện Nam Đông và cư trú ở các
xã Hương Hữu, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Quảng, Thượng Lộ và
Hương Sơn. Ngồi ra, cịn ở một số xã như Hồng Hạ, A Đớt, Hồng Thượng
của huyện A Lưới, người Cơ Tu sống cư trú xen kẽ với người Tà Ơi.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các địa bàn cư trú của người Cơ Tu chúng
ta thấy một số vấn đề sau:
- Trên bình diện cả nước: Địa bàn cư trú ở tỉnh Thừa Thiên - Huế với
tỉnh Quảng Nam và cả thành phố Đà Nẵng nằm ở một khu vực thống nhất, kề
cận nhau. Có thể thấy rằng, địa vực cư trú kéo dài, liên tục từ huyện A Lưới Nam Đông (Thừa Thiên - Huế), huyện Hịa Vang (Đà Nẵng) Đơng Giang,
Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam). Địa bàn cư trú không bị
những phân cách lớn, phức tạp bởi yếu tố địa hình. Từ đó khơng tạo nên sự
cách trở về khơng gian quá lớn trong địa vực cư trú. Tính quần cư cộng đồng
lớn, xen cư với các dân tộc cận cư xảy ra với mức tương đối không đáng kể.
Địa bàn cư trú ở phía Đơng (vùng đồng bằng khơng có dân tộc thiểu số cư
trú) tiếp giáp ngay vùng cư trú của dân tộc Kinh.
- Trên bình diện với nước bạn Lào: Địa vực cư trú của người Cơ Tu tại
Việt Nam và với người Cơ Tu ở hai huyện Đắc Chưng, Ka lùm tỉnh Sê Kông
tiếp giáp với nhau. Mặc dù vậy, có những khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa
Đông và Tây Trường Sơn nhưng địa bàn dân cư khơng có sự gián đoạn lớn,
khơng có dân tộc khác sống xen kẻ.

- Trên bình diện tỉnh Quảng Nam: Địa bàn cư trú của người Cơ Tu ở 3
huyện Đơng Giang, Nam Giang và Tây Giang có tính tập trung cao, các bộ
phận cư dân tính theo vùng: cao, trung, thấp; tính theo huyện, xã đều liền kề
nhau. Đặc biệt ở huyện Đông Giang, người Cơ Tu sinh sống trên khắp địa bàn
của huyện, tiếp giáp về phía đông gắn liền với địa bàn của người Kinh, sát cư
dân miền biển.


23
Núi rừng co dần về Tây cũng đồng nghĩa với sự co dần vùng đất cư trú
của những tộc người sống bằng nông nghiệp nương rẫy, trên mặt dốc của núi
đồi theo lối phát, đốt, chọc, trỉa. Hiện tượng này đã lưu lại trong dấu ấn tộc
người, khiến chúng ta có thể dễ dàng nhận ra qua hệ thống truyền thuyết, thần
thoại, ngôn ngữ và cả trong thực tế, liên quan đến vùng đất sinh sống cũ của
họ ở vùng núi rừng lan đến vùng ven biển. Chính hiện tượng này đã tạo nên
những đặc điểm đáng lưu ý, khi nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Bắc miền
Trung. Điểm nổi bật trong mối quan hệ xuôi ngược Đông - Tây ở đây không
đơn thuần là vấn đề giao lưu văn hóa, mà cịn là hoạt động kinh tế thông qua
việc mua bán, trao đổi những phẩm vật đáp ứng nhu cầu của từng thời kỳ theo
mạng lưới sông suối và đường mịn. Có thể nói, hoạt động có tính chất thương
nghiệp đã xuất hiện khá sớm qua hệ chợ phiên được thiết lập dọc theo các
điểm giao tiếp Kinh - Thượng từ thời phong kiến.
Địa bàn cư trú của người Cơ Tu là một vùng núi non trùng điệp, phần
lớn đổ theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Ngọn Atouat là ngọn núi cao nhất
vùng này (2.500m). Khối núi ấy dựa vào Cao nguyên Tahoi trải dài trên biên
giới Việt - Lào và cách sơn hệ phía bắc bởi các Cao nguyên. Điểm sinh sống
của họ tập trung dọc theo triền dốc và thung lũng của sông Giằng, sông Cái và
sông Bung.
Từ những vấn đề trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng địa bàn cư
trú của người Cơ Tu là rộng lớn, tập trung, không bị xáo trộn, chia cắt bởi sự

cư trú của các dân tộc khác. Địa bàn cư trú của họ là có sự gắn bó với địa bàn
vùng đồng bằng, vùng người Kinh; lại có sự liên hệ qua lại về mặt kinh tế văn hóa, trong q trình lịch sử từ trước cho đến nay, chưa có một tài liệu
nghiên cứu khoa học nào cho thấy trong quá trình nghiên cứu lịch sử địa bàn
cư trú của tộc người Cơ Tu vượt ra ngoài khu vực này hoặc chuyển cư từ Bắc
Trường Sơn vào hay Bắc Tây Ngun ra. Vì vậy, có thể là cơ sở để cho rằng
với đặc điểm về địa bàn cư trú như vậy đã có những tác động trong quá trình
hình thành dân tộc và xác định nguồn gốc dân tộc. Cũng cần lưu ý thêm rằng,


24
sự biến động về địa bàn cư trú của những bộ phận, bộ tộc, dòng họ đã xảy ra
trong lịch sử là tất yếu đối với các dân tộc thời kỳ cuối của chế độ công xã
nguyên thủy và các hình thái kinh tế nguyên thủy (du canh - du cư, nông
nghiệp nương rẫy, chiếm đoạt). Ở người Cơ Tu cũng xảy ra tình trạng này
nhưng chưa thấy diễn ra sự thiên di lớn. Sự biến động có chăng cũng nằm
trong khu vực cư trú như đã trình bày trên. Một vấn đề quan trọng khác trong
vấn đề cư trú của địa bàn dân tộc Cơ Tu cũng là mối quan hệ với các dân tộc
cận cư khác. Về phía Bắc, người Cơ Tu cận cư với người Tà Ôi ở huyện A
Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Về phía
Nam, cận cư với người Tà riềng, Ve (Dẻh) và Bh”noong (Phơ noong) thuộc
dân tộc Gié - Triêng ở 2 huyện Nam Giang, Phước Sơn, Quảng Nam. Về phía
Đơng, cận cư với người Kinh ở các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Đại Lộc,
Quế Sơn (Quảng Nam). Về phía Tây, cận cư với đồng tộc ở 2 huyện Đắc
Chưng, Kà Lùm tỉnh Sê Kông.
Từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng đến nay, địa bàn cư trú
của dân tộc Cơ Tu có những biến động nhỏ, do việc chuyển cư sinh sống, làm
ăn của đồng bào Kinh lên vùng miền núi. Bên cạnh đó, do thực hiện cuộc vận
động định canh, định cư và việc hoạch định lại biên giới Việt - Lào từ những
năm 1977, 1978 nên đã có những sự dịch chuyển từ vùng này sang vùng khác
của một số bộ phận các làng, xã. Qua khảo sát các địa phương trên, có thể nêu

một số biến động về địa bàn cư trú như sau:
Trong những năm 1977 - 1978 do việc hoạch định lại biên giới Việt Lào, đồng bào Cơ Tu ở xã Bhallêê (huyện Hiên cũ) được chuyển cư từ vùng
đất hiện nay nằm ở xã Ca Trúp, Tà Vàng huyện Kà Lùm tỉnh Sê Kông - Lào
lúc bấy giờ là đất của ta, về địa bàn cư trú tại vùng trung và vùng cao hiện nay
của huyện Tây Giang. Trong những năm 1976 - 1978 một số xã như ATiêng,
Avương huyện Hiên đã chuyển cư một bộ phận dân của xã xuống cư trú ở
vùng đất thấp hơn thuộc các xã A Vương, Tà Lu, Sông Kôn, ATing. Nguyên
nhân: Do thực hiện cuộc vận động định canh - định cư. Từ sau ngày giải


25
phóng đến nay một bộ phận dân cư của xã Tà Pờ huyện Giằng (nay là vùng
đất của xã Zuôih huyện Nam Giang) chuyển cư xuống vùng thấp để cư trú, ở
các xã TàBhing, Cà Dy. Nguyên nhân: Do thực hiện cuộc vận động định canh
định cư. Người kinh đến cư trú trong vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu xảy ra
mạnh mẽ kể từ sau ngày giải phóng đến nay. Trong đó một bộ phận nhỏ là cán
bộ, cơng chức, viên chức Nhà nước và một số khá lớn là người buôn bán, khai
khẩn đất mới. Việc cư trú này tập trung vào các xã vùng thấp, thị trấn nơi có
vùng giao thơng thuận lợi. Cụ thể: Ở huyện Hiên (cũ) khu vực thung lũng
Sông Vàng (Nông trường Quyết Thắng - Xã Ba và một ít ở Xã Tư, khu vực
Bền (xã Sông Kôn), xã Tà Lu (khu vực trung tâm huỵên lỵ P rao), ở huyện
Giằng (cũ) và khu vực thị trấn Thành Mỹ. Ngồi ra, cịn có sự biến đổi trong
địa vực cư trú do một bộ phận dân cư thiên di từ ngoài Bắc vào như: dân tộc
Tày, dân tộc Nùng vào cư trú vùng Đồng Răm thuộc thị trấn Thành Mỹ huyện
Nam Giang từ năm 1989 đến nay.
Sự biến động trên đây tuy nhỏ, cũng không gây nên sự xáo trộn, thay
đổi lớn trong địa bàn cư trú nhưng đã tạo nên một điểm mới trong địa bàn
phân bố dân cư vùng người Cơ Tu. Đó là, đã có một số điểm cư trú cận cư,
xen cư giữa dân tộc Cơ Tu và một số dân tộc khác và từ sự thay đổi này đã tác
động ít nhiều đến các lĩnh vực kinh tế - văn hóa, đặc điểm dân trí, cũng như

sự biến động các lĩnh vực khác trong những năm qua, hiện nay và cũng như
trong thời gian sắp đến.
1.2.2. Xây dựng đời sống văn hóa với phát triển kinh tế- xã hội ở
vùng dân tộc Cơ Tu tỉnh Quảng Nam hiện nay
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 BCHTW (khóa VIII) đã đề ra
phương hướng chung về phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta là: Phát huy chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết cũng khẳng định làm cho văn hóa thấm


×