Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cách thông minh xử lý 5 tật cực xấu của bé pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.67 KB, 4 trang )

Cách thông minh xử lý 5 tật cực xấu của bé
Không cho ai động vào đồ chơi, giãy nảy ăn vạ khi đòi thứ gì mà mẹ không
mua… là một vài tật xấu điển hình ở bé mầm non.
1. Không cho ai động vào đồ chơi
Tình huống: Một em bé hàng xóm sang chơi, chạm vào đồ chơi của bé nhà bạn.
Ngay lập tức, bé nhào tới giật lại và giữ đồ chơi khư khư, dù mẹ động viên thế nào
cũng nhất định không chia sẻ. Đây là một trong nhữngtật xấu của con mà cha mẹ
nhiều khi phải xấu hổ với mọi người vì không bảo ban được bé.
Chia sẻ từ chuyên gia: Trước khi nhà có khách, hãy yêu cầu bé chọn 3-4 đồ chơi
đặc biệt mà bé không muốn chơi chung cùng ai. Tiếp đến, bạn có thể gợi ý để bé
cất đồ chơi ở nơi kín đáo để những bé khác không thể chạm vào. Đồng thời, giải
thích với bé những đồ chơi còn lại có thể chơi chung hoặc đặt tên là “đồ chơi chia
sẻ”. Nếu bé vẫn khư khư với những món đồ chơi được gọi là chia sẻ thì bạn cần
nhắc bé: “Con đồng ý là chơi chung với bạn Tin thứ này rồi mà. Mẹ rất vui nếu con
biết chơi cùng bạn”.
2. Ăn vạ khi không vừa ý
Tình huống: Bạn đưa con đi siêu thị, bé đòi mua kẹo nhưng bạn nói ở nhà vẫn còn
nên không mua cho bé. Bé lăn đùng ra sàn nhà ăn vạ.
Chia sẻ từ chuyên gia: Ăn vạ là “đặc trưng” ở bé trước tuổi đi học vì bé chưa đủ
khả năng ngôn ngữ để bày tỏ cảm xúc của mình. Bất kỳ khi nào có thể, cha mẹ nên
diễn tả bằng lời những cảm xúc phù hợp, chẳng hạn: “Mẹ biết là con đang tức giận
vì không được mẹ mua kẹo. Nhưng mẹ đã giải thích rồi, ở nhà còn nhiều kẹo lắm.
Mẹ không thể mua tiếp cho con được”. Sau đó, chỉ cho bé các hoạt động khác để
bé quên ăn vạ.

Không chịu chia sẻ là một trong những tật xấu của trẻ. (Ảnh minh họa)
3. Không muốn chia đồ ăn cho ai
Tình huống: Bạn đưa hai con đi công viên. Bạn yêu cầu bé chia phần đồ ăn cho
anh (chị, em) của bé nhưng bé không chịu.
Chia sẻ từ chuyên gia: Với các bé mẫu giáo, chia sẻ là một khái niệm khó vì bé
vẫn còn khá ích kỷ. Tuy nhiên, nếu được thực hành thường xuyên thì chia sẻ sẽ là


một trong những kỹ năng xã hội quan trọng ở bé. Trong tình huống trên, bạn có thể
động viên: “Con chia cam cho em, mẹ vui lắm. Em bé vui mà con cũng thấy vui
nữa”. Bé sẽ hiểu cảm giác vui vẻ khi bé làm gì đó tốt đẹp cho người khác. Ngoài
ra, cũng nên nói cho bé biết cảm xúc của người khác để bé hiểu sự đồng cảm.
4. Lười dọn đồ chơi
Tình huống: Nhà bạn bao giờ cũng bề bộn vì bé rải đồ chơi khắp nơi. Bạn yêu cầu
bé dọn và bé từ chối.
Chia sẻ từ chuyên gia: Hãy khuyến khích bé dọn dẹp ngay sau khi chơi. Nếu bé
nằn nì: “Mẹ dọn đi” thì hãy nắm tay bé và đề nghị: “Mẹ con mình cùng dọn nhé”.
Sau đó nên khen ngợi khi bé dọn dẹp sạch sẽ.
5. Không muốn về
Tình huống: Bạn đưa bé sang nhà người thân chơi. Vì bé mải chơi nên không
muốn về, dù bị mẹ giục.
Chia sẻ từ chuyên gia: Đột nhiên phải đứng dậy đi về làm bé khó thích ứng. Tốt
nhất bạn nên cho bé lời cảnh báo: “5 phút nữa là về con nhé’. Cho dù bé chưa hiểu
rõ khái niệm thời gian nhưng nhắc nhở trước khiến bé dễ dàng chuyển sang một
hoạt động khác hơn.
Nếu sau 5 phút mà bé vẫn “cứng đầu”, bạn có thể nghiêm túc hỏi bé: “Con tự đứng
lên về cùng mẹ hay để mẹ về một mình? Hết 5 phút lâu rồi”.


×