Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đảng bộ tỉnh ninh bình lãnh đạo giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.64 KB, 105 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Việc làm là vấn đề xã hội có tính tồn cầu, là mối quan tâm hàng đầu
của tồn nhân loại nói chung, của mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng. Có thể nói,
hiệu quả của việc giải quyết việc làm cho người lao động gắn liền với sự tồn tại
và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam - một quốc gia vừa bước vào
giai đoạn “dân số vàng” với 90 triệu người, trong đó, số người trong độ tuổi lao
động chiếm 70%. Đây là nguồn nhân lực phong phú, đồng thời cũng là áp lực rất
lớn đối với các cơ quan chức năng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Vì thế, giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề được Đảng
Cộng sản Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội trước
hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có
cơng ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” [46, tr.415]. Tư
tưởng này của Người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ:
Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều
biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động
được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành phần
kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả
năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc,
đảm bảo an tồn và vệ sinh lao động, phịng chống tai nạn và bệnh
nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng
nghề… sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao
động thất nghiệp [30, tr.140-150].
1.2. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã tập trung giải
quyết vấn đề việc làm cho người lao động, song tình trạng thất nghiệp, thiếu



2
việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Riêng địa bàn nông thôn, nơi chiếm 74,37% dân số và
75,6% lực lượng lao động và gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang
sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn cao, chiếm 19,3% so với
5,1% thất nghiệp ở thành thị [6, tr.11]. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động
là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của các ngành, các địa phương và từng gia đình.
Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm
năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội; mặt
khác, là hướng cơ bản để xố đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện
và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của vấn
đề đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động
nông thôn, nhất là các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu
hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu lao động ở nông thôn, giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông
nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện
cho lao động nông thôn có việc làm… [32, tr.195].
1.3. Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với quy mô
dân số là 907.755 người, trong đó số dân sống ở thành thị là 172.399 người,
nông thôn là 735.356 người [16, tr.79], tốc độ phát triển dân số bình quân
1,32%/năm, nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm lớn, nhưng mức độ giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn cịn thấp so với
nhu cầu. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề của Đảng bộ và chính quyền tỉnh
Ninh Bình nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (2006), Ninh
Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung đẩy mạnh phát


3

triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động như:
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục hồi các làng nghề truyền thống, phát triển
công nghiệp, du lịch, dịch vụ… Tuy nhiên, do đẩy nhanh việc xây dựng các
khu, cụm công nghiệp và đô thị, nên nhiều hộ nông dân mất đất canh tác,
trong khi các cấp chính quyền và các nhà đầu tư chưa kịp thời bố trí cơng việc
mới cho người lao động. Vì thế, số người thất nghiệp ở nơng thơn tăng nhanh.
Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX,
nhiệm kỳ 2006 - 2010 xác định:
Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho nơng dân vùng giải phóng
mặt bằng làm khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch
xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí cho người lao động. Duy trì và
phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề. Đẩy
mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo
nguồn lao động, tích cực xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động [24, tr.75].
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình lãnh đạo giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 2001 đến năm
2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, góp phần vào cơng tác nghiên cứu tồn diện lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình, đồng thời bước đầu đúc kết những kinh nghiệm có tính gợi mở để giúp các
cấp ủy, chính quyền thúc đẩy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn
ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc làm nói chung, việc làm cho lao động nơng thơn nói riêng là một đề
tài mang tính thời sự nên đã thu hút được nhiều người quan tâm dưới những góc
độ khác nhau. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong cả
nước nói chung, lao động ở nơng thơn Ninh Bình nói riêng đã nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan và nhà khoa học.



4
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đã có nhiều cơng trình, bài viết
của các cơ quan nghiên cứu và nhà khoa học liên quan tới vấn đề này. Có thể kể
đến các nhóm cơng trình sau đây:
- Những cơng trình liên quan đến đề tài do các nhà xuất bản ấn hành:
PGS. Nguyễn Quang Hiển, “Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp”,
Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995; TS. Nguyễn Hữu Dũng - TS. Trần Hữu Trung,
“Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
1997; Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương (2002), “Thị trường lao động Việt Nam,
định hướng và phát triển”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội; Đinh Đăng Định
(chủ biên), “Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt
Nam hiện nay”, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004… Từ những góc độ tiếp cận khác
nhau, các tác giả đề cập đến vấn đề việc làm cho người lao động là một trong
những vấn đề toàn cầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc
làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc
làm ở Việt Nam trên con đường xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt là chất
lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn.
- Những cơng trình liên quan trực tiếp tới đề tài được công bố trên các
tạp chí khoa học: Nguyễn Đức Nhật, “Những giải pháp giải quyết việc làm từ
năm nay đến năm 2000”, Thông tin kho bạc nhà nước 1997, số 08; Nguyễn Thị
Hằng, “Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu
quốc gia giải quyết việc làm”, Tạp chí Lao động và Xã hội số 4 năm 1999; Bùi
Văn Quán, “Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho
giai đoạn 2001-2005”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số chuyên đề 3 năm 2001;
Vũ Đình Thắng, “Vấn đề việc làm cho lao động nơng thơn”, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 3 năm 2002; Đỗ Minh Cương, “Dạy nghề cho lao động nông thôn
hiện nay”, Nông thôn mới, số 91 năm 2003; Lê Thị Ngân,“Phát triển nguồn
nhân lực trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng



5
thơn”, Tạp chí Cộng sản số 36 năm 2003; Nguyễn Sinh Cúc, “Giải quyết việc
làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra”; Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8 năm
2003; Tạ Trung, “Xóa đói, giảm nghèo và việc làm - vấn đề có giá trị nhân văn
sâu sắc”, Tạp chí Thơng tin cơng tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng- Văn
hóa Trung ương, tháng 11 năm 2003; Nguyễn Hữu Dũng, “Giải quyết vấn đề lao
động và việc làm trong q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố nơng nghiệp,
nơng thơn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247 năm 2004; Vũ Văn Phúc, “Giải
quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nơng thơn hiện nay”, Tạp chí
Châu Á - Thái Bình Dương, số 42 năm 2005… Từ những góp độ tiếp cận khác
nhau, các tác giả đề cập đến tầm quan trọng của việc đáp ứng yêu cầu lao động
và việc làm trên con đường xây dựng, phát triển đất nước theo đường lối đổi
mới; sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chương trình quốc gia; các
giải pháp trong giải quyết vấn đề lao động trẻ và việc làm gắn với xóa đói giảm
nghèo, đặc biệt là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và nông dân. Đây là những gợi mở tốt
cho tác giả tham khảo, kế thừa đối với đề tài luận văn.
- Các tham luận được công bố trong các kỷ yếu hội thảo khoa học đề
cập đến vấn đề việc làm cho người lao động dưới nhiều góc độ khác nhau:
PGS, TS. Lê Danh Tốn, “Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam”; Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đường lối đổi mới của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (1986 - 2007)”; GS,
TS. Hồng Ngọc Hịa, “Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh từ việc thu hồi
đất của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong q trình cơng nghiệp hóa
và đơ thị hóa”; PGS, TS. Trần Đình Hoan và TS. Lê Mạnh Khoa “Sử dụng
nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Việt Nam” ... Bài viết khẳng định giải
quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế - xã hội
rất tổng hợp và phức tạp. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với
Việt Nam nếu như cùng với q trình hội nhập ngày càng sâu hơn, tồn diện



6
hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn trong sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các luận văn, luận án nghiên cứu lao động và việc làm: Bùi Anh Tuấn Đại học Kinh tế quốc dân, Luận án tiến sĩ Kinh tế “Tạo việc làm cho người lao
động qua vấn đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam”, bảo vệ năm 1999; Trần
Ngọc Diễn - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Luận án tiến sĩ Kinh tế:
“Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho người lao động ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” bảo vệ năm 2002... Các tác giả đã nghiên cứu vấn
đề việc làm cho người lao động Việt Nam thơng qua việc sử dụng các nguồn vốn
nói chung và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, đồng
thời, đề ra các giải pháp cụ thể để đạt được chất lượng và hiệu quả trong chính sách
lao động và việc làm cho người lao động, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát
triển chung của đất nước là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và cơng
bằng xã hội.
Những cơng trình, nhiệm vụ khoa học trên đã khái quát những quan điểm
của Đảng, Nhà nước trong giải quyết việc làm cho người lao động; những kết
quả đạt được, những hạn chế và vấn đề đạt ra trong giải quyết việc làm và đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, đến nay, chưa có một cơng trình khoa học nào đề cập tới vấn đề giải
quyết việc làm ở nơng thơn Ninh Bình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu các chủ trương, biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nông
thôn của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong 10 năm (2001 - 2010). Qua đó, làm rõ sự
chủ động, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong vấn đề giải quyết việc làm
ở nơng thơn.
3.2. Nhiệm vụ

Phân tích những chủ trương, biện pháp của Trung ương Đảng và sự vận
dụng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc giải quyết việc làm cho lao động ở


7
nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010.
Tái hiện quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo giải quyết việc làm
cho lao động ở nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010.
Đánh giá những kết quả, chỉ ra những hạn chế và đúc kết những kinh
nghiệm trong lãnh đạo giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn từ năm
2001 đến năm 2010 của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với
việc giải quyết việc làm cho người lao động; các chủ trương, biện pháp, sự chỉ
đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và những kết quả đạt được trong việc
lãnh đạo giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình từ năm
2001 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Về khơng gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài
liệu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề lao động và việc làm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp với

phương pháp điều tra xã hội học, thống kê, so sánh để phản ánh, luận giải quá
trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn từ năm 2001 đến năm 2010.
5.3. Nguồn tài liệu


8
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu gốc gồm: Các văn kiện của Đảng
và Nhà nước liên quan tới vấn đề lao động, việc làm; các văn kiện, nghị quyết của
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm
2010 có đề cập tới việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động.
Báo cáo tổng kết, sơ kết đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết
việc làm ở nơng thơn tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Các số liệu
thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Ngồi ra, tác giả cịn tham khảo thực tế và kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học thơng qua các cơng trình, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn có liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Tái dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giải quyết việc làm cho người
lao động nông thôn trong tỉnh từ năm 2001 đến năm 2010.
Góp phần làm sáng tỏ vấn đề giải quyết việc làm ở nơng thơn Việt Nam
nói chung, nơng thơn tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy
mơn “Tình hình nhiệm vụ của tỉnh Ninh Bình” ở trường Chính trị tỉnh Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương, 7 tiết


9

Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NƠNG THƠN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH
BÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN

1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình tác động
đến việc làm ở nơng thơn
1.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là tỉnh cực nam đồng bằng sơng Hồng *, diện tích tự nhiên
1.390,3 km2, dân số 901.747 người, mật độ dân số đạt 659 người/km 2. Tồn tỉnh
có 8 huyện, thành phố, thị xã (6 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã), 146 xã, phường,
thị trấn (trong đó có 23 phường và thị trấn).
Ninh Bình có hệ thống giao thơng thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường sông.
Hệ thống đường bộ qua địa phận Ninh Bình có bước phát triển đáng kể,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, có tác động tích cực về nhiều
mặt trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hệ thống đường thủy được nâng cấp, hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa,
ụ tàu, khu neo tránh tàu thuyền nằm trên các sông và các cửa sông cũng đã được
tu sửa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp với mức độ khác nhau vào giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận Ninh Bình tạo nhiều điều kiện
thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa, nhất là vận chuyển vật liệu
xây dựng, điều đó có ảnh hưởng tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho lao
*


Tỉnh Ninh Bình được thành lập năm 1831. Trải qua một số lần nhập, tách với tỉnh Nam Định và Hà Nam, đến
năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập như ngày nay.


10
động nông thôn của tỉnh.
Với những thuận lợi trong các hệ thống giao thông của tỉnh đã tạo điều
kiện cho việc mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế, văn hố của Ninh
Bình với các tỉnh trong vùng và cả nước.
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích tự nhiên không lớn so với khu vực
đồng bằng sông Hồng và cả nước, nhưng địa hình địa chất rất đa dạng và phức
tạp, vừa có đồng bằng, vùng nửa đồi núi và đồi núi, vừa có vùng trũng, ven biển.
Vùng đồng bằng có diện tích khoảng 101.000 ha (chiếm 71,1% diện tích
tự nhiên), đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lao động ở địa
phương canh tác sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
Vùng đồi núi và nửa đồi núi ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm
khu vực thuộc các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư và n Mơ. Diện tích
khoảng 35.000 ha (chiếm 24,7% diện tích tự nhiên). Vùng đồi núi và nửa đồi núi
với các dãy đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng
lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài ngun khống sản, đặc biệt
là đá vơi, có nhiều tiềm năng phát triển cơng nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là xi
măng, có nhiều hang động danh lam thắng cảnh, tiềm năng phát triển ngành du
lịch, cây công nghiệp, cây ăn quả...
Vùng ven biển và biển gồm 4 xã ven biển huyện Kim Sơn, diện tích
khoảng 6.000 ha (chiếm 4,2% diện tích tự nhiên). Vùng này có nhiều điều kiện
phát triển cây cơng nghiệp (cây cói), ni trồng thủy sản, khai thác các nguồn
lợi ven biển và ngoài khơi.
Với cấu tạo địa chất đa dạng và phức tạp như vậy đã tạo cho Ninh Bình
nhiều nguồn tài ngun thiên nhiên có giá trị như suối nước nóng Kênh Gà,
nước khống Cúc Phương; nhiều phong cảnh đẹp như Tam Cốc Bích Động

(Nam thiên đệ nhị động) ở Hoa Lư; Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Gia
Thanh - Gia Viễn; rừng nguyên sinh quốc gia Cúc Phương ở huyện Nho Quan...
Đặc điểm điều kiện địa hình nêu trên tạo điều kiện để cho Ninh Bình phát triển


11
nền kinh tế tổng hợp với hướng kết hợp vùng kinh tế ven biển, đồng bằng với
kinh tế vùng đồi núi; kết hợp giữa các ngành kinh tế nông nghiệp, cơng nghiệp
với du lịch dịch vụ.
Ninh Bình là vùng tiểu khí hậu, mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đơng Bắc, gió mùa Đơng Nam, ngồi
ra cịn ảnh hưởng của khí hậu rừng núi và khí hậu vùng ven biển. Trong đó hai
mùa khá rõ: mùa đơng tương đối lạnh và khơ, cuối mùa thì ẩm ướt; mùa hạ nắng
nóng, nhiều mưa bão.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 23 0C, thấp nhất thường là tháng 1,
khoảng 10 - 150C và cao nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 30-35 0C. Trong năm
có tới 8 - 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C .
Chế độ mưa có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nhiều tương ứng vào mùa hạ (từ
tháng 4 đến tháng 10) và mùa mưa ít tương ứng với mùa đông (từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng trên 1.800 ly đến
1.900 ly nhưng tập trung chủ yếu vào mùa hạ, mùa đơng ít mưa, khơ lạnh.
Khí hậu - thủy văn trên là điều kiện thuận lợi cho Ninh Bình phát triển
nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, gồm nhiều loại cây trồng, vật ni có
nguồn gốc từ nhiều miền địa lý khác nhau (nhiệt đới, ơn đới...), trong đó có vụ
đơng với nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, mùa đông lạnh do ảnh hưởng gió mùa Đơng Bắc, nên việc
gieo trồng vụ đơng và ni trồng thuỷ sản phải xác định thời điểm thích hợp.
Gió Tây Nam khơ nóng hoạt động mạnh vào tháng 6, tháng 7 gây thiếu nước
nghiêm trọng cho cây trồng đầu vụ hè thu. Mùa mưa thường kèm theo bão, gây
úng nội đồng, gây ảnh hưởng đáng kể cho sản xuất, địi hỏi phải có những biện

pháp phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sử dụng hợp lý quỹ
đất để phòng tránh thiên tai, phát huy những ưu thế của thời tiết và khí hậu.
Tài nguyên thiên nhiên của Ninh Bình rất phong phú và đa dạng, gồm
nhiều loại khác nhau:
Tài nguyên đất: Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá nhất cho sự phát triển


12
kinh tế - xã hội. Tổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 139.034 ha, gồm 19
loại đất gộp thành 5 nhóm đất chính: đất mặn, đất phù sa, đất sám bạc màu, đất
đỏ vàng, đất thung lũng dốc tụ. Đất nơng nghiệp là 66.970 ha, trong đó chủ yếu
là đất phù sa, đất pha cát và một phần đất thịt, đất mặn rất thích hợp với các loại
cây trồng như: lúa, mầu, cây cơng nghiệp (cói, lạc, đậu tương...), cây ăn quả. Đất
đai của tỉnh Ninh Bình rất thuận lợi trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi trồng thủy, hải sản và phát triển đô thị.
Trong 10 năm (2001 - 2010), quỹ đất của tỉnh Ninh Bình được sử dụng
ngày càng hiệu quả hơn. Các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng,
đất khu dân cư tăng đều qua các năm, đất chưa sử dụng ngày càng thu hẹp lại, từ
30.726 ha năm 2001 xuống còn lại 9.687 ha năm 2010.
Cùng với việc tích cực chuyển đổi cơ cây trồng trong nông nghiệp, giá trị
sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập giải quyết việc làm và
nâng cao đời sống cho nông dân trong tỉnh.
Nguồn lợi thủy, hải sản phong phú và đa dạng bao gồm các sản vật của
vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Khả năng khai thác thủy, hải sản lên tới
50.000 tấn, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá thu, cua,
ghẹ, ốc, sò... lên tới hàng nghìn tấn. Hiện tại tổng diện tích mặt sơng, hồ và đầm
ven biển có thể phát triển nuôi trồng thủy, hải sản lên trên 10.000 ha.
Tài nguyên rừng: Đất rừng của tỉnh Ninh Bình có hơn 27,5 nghìn ha,
chiếm 19,8% diện tích tự nhiên của tỉnh, với đủ ba loại rừng là rừng sản xuất,

rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đặc biệt, Rừng quốc gia Cúc Phương và Khu
bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là hai khu vực có đặc trưng điển
hình về rừng và cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.
Tài ngun khống sản: có trữ lượng và chất lượng rất tốt như đá vôi rất
thuận lợi để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi


13
măng và đá xây dựng. Đá Đôlômit khoảng 2,3 tỷ tấn có chất lượng tốt, hàm
lượng MgO từ 17% đến 19%, tập trung ở Thạch Bình, Phú Long, n Đồng,
Đơng Sơn để làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và làm một số hóa
chất khác. Đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và ở những vùng tương
đối bằng phẳng thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn và Yên Mô
cùng các bãi bồi ven sơng để sản xuất gạch, ngói và làm nguyên liệu cho ngành
xi măng và ngành đúc. Nước khoáng Kênh Gà ở huyện Gia Viễn, nước khoáng
Cúc Phương ở huyện Nho Quan có trữ lượng lớn, hàm lượng Magiê-Carbonat
và các khống chất cao, có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nước giải khát và phát
triển du lịch nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, cịn có than bùn trữ lượng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn phân bổ ở
huyện Gia Viễn, Nho Quan và Tam Điệp, dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ
sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình có nhiều thuận lợi cho
trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây, con, nhất là cây lương thực và rau màu...,
cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Ninh Bình là tỉnh thuần nơng, vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời;
nhân dân đồn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng, kiên cường trong
đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều

thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng tích cực đến giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Về kinh tế: Trong 10 năm (2001 - 2010), kinh tế Ninh Bình có tốc độ phát
triển nhanh, GDP bình quân hàng năm đạt 16,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nơng, lâm, ngư
nghiệp… Sản xuất công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh. Tổng vốn đầu tư
xã hội đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 43,9%/năm…, nguồn vốn rót chủ yếu
tập trung vào hạng mục chính phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đơ thị, nông


14
nghiệp và xóa đói giảm nghèo [25, tr.13].
Các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp từng bước đi vào hoạt động, đã
thu được một số kết quả nhất định về thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp phát
triển và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Trước năm 2006, các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh chỉ thu hút được một số dự án nhỏ, phân
tán. Những năm từ 2006 đến nay, thu hút đầu tư của khu vực này có những
chuyển biến, đã có hơn 90 dự án đầu tư được chấp nhận và cấp giấy chứng nhận
đầu tư với số vốn lên đến 36.000 tỷ đồng và tiếp nhận được 1.927 lao động vào
làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Các ngành công nghiệp đầu tư chủ yếu vào các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp bao gồm: công nghiệp vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí, luyện
kim, hóa chất, cơng nghiệp lắp ráp và sản xuất ơ tơ, đóng và sửa chữa tàu, dệt may,
chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng và một số ngành công nghiệp khác. Đây là điều
kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Bình thực hiện nhanh chóng q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển mạnh kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc
biệt là lao động nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn của tỉnh Ninh Bình trong
những năm đổi mới có bước phát triển khá. Tuy cịn hơn 75% lao động làm
nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhưng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông

thôn đã có nhiều chuyển biến. Các chính sách của tỉnh về phát triển nông
nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế vùng, xây dựng
mơ hình, chính sách hỗ trợ giống vật ni, cây trồng mới... được triển khai và
mang lại kết quả tốt. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa, năng suất lúa tăng
từ 9,9 tấn/ha năm 2005 lên 11,8 tấn/ha năm 2010, lương thực bình quân đầu
người đạt trên 500kg/người/năm.
Cơ cấu cây trồng, vật ni từng bước được chuyển đổi. Tồn tỉnh đã
chuyển đổi 2.000 ha đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng những cây,
ni những con có giá trị kinh tế cao. Một số vùng chuyên canh sản xuất hàng


15
hóa, phát triển kinh tế vùng ven biển, kinh tế trang trại, vùng đồi rừng đã tích
cực áp dụng tiến bộ cơng nghệ sinh học, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao,
phù hợp nhu cầu thị trường.
Chăn ni theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục phát triển. Nhiều trang
trại và mơ hình chăn ni các con đặc sản như hươu, ba ba, cá sấu, nhím... mang lại
hiệu quả kinh tế cao đang ngày càng nhân rộng. Những mơ hình này có tác động
tích cực đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở những vùng này.
Thủy sản phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010
diện tích ni trồng thủy sản tăng 45%, giá trị sản xuất thủy sản chiếm 12,6%
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế hộ và các
thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thu
hút thêm nhiều lao động nông thôn vào làm việc.
Về văn hóa - xã hội:
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh Ninh Bình có nhiều tiến bộ, đời
sống nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt, bộ mặt đơ thị và nơng
thơn có nhiều đổi mới. Những kết quả đó đã khơi dậy tính chủ động tích cực,
năng động, sáng tạo của người dân trong tự tạo và tìm việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 18% năm 2005 xuống cịn 6,15% năm 2010.

Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2005 - 2010 đã thơng qua
nhiều chương trình, dự án giải quyết việc làm, cho vay tín dụng ưu đãi. Qua đó,
vấn đề việc làm được giải quyết một cách căn bản hơn. Bình quân mỗi năm, tỉnh
đã giải quyết việc làm cho khoảng 17.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động
được 1.700 người. Tuy vậy, do chất lượng lao động ở nông thơn cịn thấp nên
vẫn tồn tại tình trạng lãng phí thời gian, năng suất thấp.
Mạng lưới văn hóa, thơng tin phát triển đều khắp, đáp ứng yêu cầu công
tác tuyên truyền, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới
được quan tâm và đi vào chiều sâu. Nhiều cơng trình văn hóa cơ sở được cải tạo,


16
nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Hệ thống thư viện, đặc biệt là thư viện tỉnh
được xây dựng và đã đi vào hoạt động, phục vụ nâng cao đời sống tinh thần của
nhân dân, đạt 100% tỷ lệ xã có nhà văn hóa - bưu điện. Đến nay, tồn tỉnh có
79,1% số hộ; 56,8% khu dân cư; 37,4% xóm, làng, phố đạt tiêu chuẩn văn hóa;
70% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tỷ lệ phát thanh trong tỉnh là 100%, số hộ
được xem truyền hình đạt trên 90%. Cơng tác báo chí, tun truyền có bước tiến
bộ, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Những kết quả trong lĩnh vực văn hóa,
thơng tin trên đã góp phần tích cực thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao động
nơng thơn đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do có sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính
quyền và nhận thức của nhân dân được nâng lên nên công tác giáo dục, đào tạo
có bước chuyển biến tích cực. Phong trào xây dựng xã hội học tập được triển
khai sâu rộng, đặc biệt là trong việc phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở và
công tác đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và thi đỗ
đại học xếp thứ 11/64 tỉnh, thành. Đứng thứ 3 toàn quốc về số trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia, đạt 77,9% và xếp thứ 15 toàn quốc về đạt chuẩn phổ thông
cơ sở, thứ 16 về phổ thơng trung học. Đến nay, tồn tỉnh đã có 61% số trường

trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
Về đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề có bước phát triển mới. Trường
Đại học Hoa Lư đã đi vào hoạt động. Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình hoạt động có hiệu quả như trường Cao đẳng dạy nghề LILAMA, trường Cao
đẳng cơ giới, trường Cao đẳng nghề Việt - Xô, trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật
tỉnh Ninh Bình, hệ thống các trung tâm dạy nghề và truyền nghề tại các làng nghề...
Những thành quả to lớn trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã góp phần to lớn vào
việc nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, tác động rất tích cực đến giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lực lượng lao động trẻ.
Cơng tác chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ.
Với phương châm phịng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng, trong nhiều


17
năm qua, Ninh Bình khơng để xảy ra dịch bệnh lớn. Công tác khám, chữa bệnh
được quan tâm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ và
cán bộ y tế được nâng lên. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống y tế được quan
tâm đâu tư xây dựng. Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 700 giường đầu tư xây
dựng mới đã đưa vào sử dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của
nhân dân trong tỉnh. Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, gần
54,4% trong số đó có bác sỹ và trên 65% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Tổng
số cán bộ y tế là 2.040 người, đạt khoảng 21,8 người/1 vạn dân và gần 7 bác
sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 23,5% năm 2005 xuống cịn
17,5% năm 2010. Nhờ đó, thể lực và tình trạng sức khỏe của người lao động nói
chung, lao động nơng thơn nói riêng ngày càng được cải thiện, có tác động tạo
thuận lợi trong giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn tỉnh Ninh Bình.
Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2001 - 2010 xấp xỉ 0,2%, trung bình mỗi
năm tăng khoảng 1.660 người (xem bảng 1.1). Dân số là cơ sở hình thành các
nguồn nhân lực với lượng dân số đông đã bổ sung vào lực lượng lao động hàng
năm với số lượng đáng kể. Số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ

cao. Đây là lợi thế rất lớn về lao động trong tỉnh trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, đồng thời cũng là thách thức để giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động này.
Bảng 1.1: Thực trạng phát triển dân số đến năm 2010 015, tr.22]
Năm 2000

Năm 2010

Tốc độ tăng
trung bình (%)

Chỉ tiêu

Số
lượng
(người)

Tỷ trọng
(%)

Số
lượng
(người)

Tỷ trọng
(%)

19972000

20012010


Dân số trung bình
Phân theo giới tính:
- Nam
- Nữ
Phân theo khu vực:
- Thành thị

886.754

100

901.747

100

0,72

0,19

434.042
452.712

48,95
51,02

448.428
453.319

49,73

50,27

0,69
0,75

0,37
0,009

119.404

13,5

171.218

18,99

8,4

4,0


18
- Nơng thơn

767.350

86,5

730.529


81,01

-0,22

-0,53

Nguồn: Chi cục Thống kê Ninh Bình, 2011
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế, văn hố, xã hội nêu
trên, Ninh Bình vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn trong việc giải
quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nơng thơn.
- Thuận lợi:
Ninh Bình là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế tổng
hợp. Ngồi lợi thế về phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, cịn có lợi thế
phát triển cơng nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Bên cạnh
đó, tỉnh cịn có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động
sang lĩnh vực này.
Trong những năm qua, Ninh Bình đã nhanh chóng đi vào ổn định và phát
triển, các ngành nghề truyền thống đã và đang được phục hồi, phát triển, thu hút
ngày càng nhiều vốn đầu tư. Các khu cơng nghiệp của tỉnh kinh tế phát triển,
góp phần tích cực vào cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt
là lao động ở khu vực nơng thơn.
Ninh Bình có lực lượng lao động dồi dào, sức khỏe tốt, có truyền thống
hiếu học, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật, quản lý ngày càng tăng. Đây là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Khó khăn:
Là một tỉnh mới được tái lập, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội cịn thấp,
đến nay Ninh Bình vẫn là tỉnh nghèo. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao trong nền kinh tế, sản xuất công nghiệp nhỏ bé, cơng nghiệp lạc hậu,

thiếu vốn, khó khăn về thị trường tiêu thụ và thu hút đầu tư.
Vấn đề đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng người dân lao động ở nông


19
thôn bị mất đất sản xuất. Quỹ đất nông nghiệp ở một số vùng nông thôn ngày
càng thu hẹp do bị thu hồi phục vụ nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu
đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và nhu cầu công cộng, lợi ích quốc gia.
Việc thiếu đất ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp làm nảy
sinh nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là vấn đề việc làm của người lao động sau
khi bị thu hồi đất.
Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, phần lớn là lao động phổ
thông, đơn giản chưa qua đào tạo. Số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật,
tay nghề cao chiếm tỷ lệ thấp, đây là trở ngại lớn trong việc giải quyết việc làm
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tuy có trữ lượng đá, nước
khống lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức.
Việc mời gọi các nhà đầu tư trong và ngồi nước cịn nhiều hạn chế,
nguồn vốn đầu tư vào khu du lịch, khu cơng nghiệp chưa nhiều.
Những khó khăn trong phát triển kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực
chưa cao là trở ngại đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động của
tỉnh. Trong lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã nhận thức đúng những
thuận lợi, khó khăn này; đồng thời đề ra được những định hướng và giải pháp
đúng nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm
cho người lao động.
1.1.2. Tình hình giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn Ninh
Bình trước năm 2001
Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam ln coi
trọng yếu tố con người, bởi vì con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực của sự phát triển. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao

động luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Mục tiêu của chính sách lao động, việc làm của Đảng là hướng vào giải
phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi
dậy tiềm năng của mỗi người và của cả cộng đồng dân tộc, coi trọng giá trị sức


20
lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người cùng phát triển.
Trước thời kỳ đổi mới, người lao động được coi là có việc làm và được xã
hội thừa nhận, trân trọng là những người làm việc trong các thành phần kinh tế
quốc dân thuộc khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Ở cơ chế đó, Nhà
nước hoặc tập thể bố trí việc làm cho người lao động. Do đó, trong xã hội khơng
thừa nhận có hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm
không đầy đủ.
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đánh dấu bước chuyển biến trong nhận thức và
quan niệm về vấn đề việc làm của Đảng và Nhà nước. Đại hội đã xác định: “Nhà
nước cố gắng tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra
việc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi khả
năng của các thành phần kinh tế khác, kể cả kinh tế tư bản tư nhân” [27, tr.88].
Đây là khâu đột phá có tính cách mạng về việc làm ở nước ta; Nhà nước khơng
bao cấp tồn bộ về việc làm mà chuyển dần sang hình thức Nhà nước kết hợp
với người lao động, gia đình và xã hội, tạo việc làm cho người lao động. Từ
quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách và cơ chế quản
lý cho phù hợp với sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; tạo nhiều
việc làm mới, đáp ứng nhu cầu việc làm và nâng cao đời sống cho người lao
động. Ngày 09-10-1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành
Quyết định số 136/HĐBT. Đây là dấu mốc có tính lịch sử nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức sản xuất trong khu vực

kinh tế nhà nước, chuyển ra ngoài làm việc.
Đến năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đưa ra
phương hướng cơ bản và toàn diện về giải quyết việc làm phù hợp với thời kỳ
đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Đại hội nêu quan điểm:
Coi trọng cả phát triển sản xuất và dịch vụ. Kết hợp giải quyết việc
làm tại chỗ với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các


21
khu kinh tế mới, hình thành các cụm kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ nhỏ ở
nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động,
đa dạng hố việc làm có thu nhập để thu hút người lao động [28, tr.76]
Đảng ta đã chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, coi đó là
“Trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi đơn vị thuộc thành phần kinh tế, của
từng gia đình, từng người” [28, tr.77]. Và “Phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm, kể
cả cho những người dôi ra trong quá trình sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh và bộ
máy quản lý, chú trọng đào tạo lại nghề nghiệp và giúp một phần vốn cần thiết
ban đầu” [28, tr.103]. Quan điểm trên của Đảng đã góp phần xã hội hóa vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện quyền lao động và quyền có
việc làm của người lao động.
Ngày 11-4-1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị quyết số
120/HĐBT về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm. Hội
đồng Bộ trưởng đã thể chế hóa những quan điểm đổi mới cơ bản đó của Đảng về
việc làm trong cơ chế thị trường như: Đa dạng hóa việc làm và đa dạng hóa thu
nhập, giải phóng sức lao động trên cơ sở tự do hóa trong lao động; Thực hiện các
chương trình quốc gia về việc làm và lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm. Đặc
biệt từ ngày 01-01-1995, Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta bắt đầu có hiệu lực,
quan điểm, chủ trương, chính sách và cơ chế về vấn đề việc làm của Đảng được thể
chế hóa một cách có hệ thống, đồng bộ, tạo ra hành lang pháp lý để phát triển việc
làm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), vấn đề việc làm trong cơ
chế thị trường đã được nhận thức rõ hơn và phát triển lên một tầm cao mới. Đại
hội xác định: “Nhà nước đầu tư tạo thêm chỗ làm việc và tạo điều kiện cho mọi
người tự mình và giúp đỡ người khác tạo việc làm” [29, tr.114]. Lần đầu tiên,
những phác thảo quan trọng của thị trường lao động định hướng xã hội chủ
nghĩa đã được vạch rõ:
Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo


22
pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục bố trí lại dân cư và lao
động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên địa bàn có tính chiến lược
về kinh tế, quốc phòng-an ninh. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh
xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm
ở nông thôn [29, tr.114-115].
Đại hội đề ra những mục tiêu cụ thể về vấn đề việc làm:
Nhanh chóng triển khai chương trình quốc gia giải quyết việc làm, tạo
điều kiện cho mọi người lao động tự tạo, tự tìm việc làm. Mỗi năm thu
hút thêm 1,3 - 1,4 triệu lao động có chỗ làm việc. Trong chỉ đạo thực
hiện sẽ tạo thêm cơ hội cho người lao động tự tạo và tìm việc làm để
có thể đưa mức thu hút lao động hàng năm lên cao hơn. Giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao
động ở nông thôn lên 75% [29, tr.203].
Nhằm cụ thể hóa một bước chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VIII,
ngày 01-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 126/1998/QĐTTg về việc quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm
2000. Quyết định chỉ rõ:
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con
người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng
nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đây là một
chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều giải pháp, tạo ra việc làm mới,

tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp
và nông thôn. Trong 5 năm (1996 - 2000) đã tạo ra việc làm ổn định
cho 1 triệu hộ với 2 triệu lao động và 6 - 7 triệu nhân khẩu [7, tr.177].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của
Đảng và các chính sách của Nhà nước về vấn đề lao động, việc làm, Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình đã đề ra nhiều phương hướng, biện pháp và tăng cường chỉ đạo
giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh nói chung và lao động ở nơng thơn


23
nói riêng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIII, nhiệm kỳ 1996 2000 nhấn mạnh:
Trước hết, phải trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tích
cực giải quyết việc làm cho người lao động, cả nông thôn và thị xã, thị
trấn, phấn đấu mọi người lao động đều có việc làm, thu nhập, có mức
sống ấm no, một bộ phận khá giả, giàu có, thực hiện cơng bằng xã hội.
Thu hút và điều động một bộ phận lao động vào việc khai thác tiềm
năng vùng đồi núi, vùng biển và ngoài tỉnh. Phát triển các trung tâm
dạy nghề, dịch vụ việc làm, đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề
nghiệp cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa
đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng. Có kế hoạch cụ
thể đến từng thơn, xóm, đường phố, từng gia đình để thực hiện xóa
đói, giảm nghèo. Phấn đấu đại bộ phận nhân dân đời sống được cải
thiện rõ rệt [22, tr.49].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, trong 5 năm (từ 1996 - 2000),
Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế có
bước tăng trưởng khá, nhất là sản xuất lương thực, tốc độ tăng trưởng bình qn
GDP là 8,12%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,28%, công nghiệp
tăng 15,12%, dịch vụ tăng 9,72%. Cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội được tăng cường. Trong 5 năm đã đầu tư 871,6 tỷ đồng cho xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tăng 44,2%, cho công
nghiệp gấp 3,7 lần, cho giao thông vận tải gấp 2,6 lần, cho sự nghiệp giáo dục, y
tế gấp 2,4 lần so với thời kỳ trước. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời
sống nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt [23, tr.13-14].
Cùng với việc phát triển kinh tế, công tác giải quyết việc làm cho người
lao động có bước phát triển mới. Các doanh nghiệp của Nhà nước trên địa bàn


24
tỉnh đã thu hút hàng nghìn lao động, hàng chục làng nghề sản xuất tiểu thủ công
nghiệp như sản xuất hàng cói, thêu ren, đồ gỗ, đá mỹ nghệ, thu hút gần 160
nghìn lao động nơng thơn [23, tr.15-16].
Để đạt được những kết quả trên, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các
cấp, các ngành coi trọng việc tuyên truyền vận động cán bộ và nhân dân đổi
mới nhận thức trong quan niệm về việc làm. Theo đó, cán bộ, đảng viên và
nhân dân bước đầu xóa bỏ được tâm lý coi trọng lao động đang làm việc
trong khu vực Nhà nước, xem nhẹ lao động làm việc khu vực ngoài Nhà
nước; thay đổi chuẩn mực và thang đánh giá cống hiến của người lao động
cho xã hội, không phải chủ yếu căn cứ vào làm việc gì, ở đâu, cho ai mà phải
căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả được thị trường chấp nhận, đáng
giá và trả công như thế nào. Người lao động trong khu vực cơ quan nhà nước,
tổ chức quốc doanh, tập thể, tư nhân hay gia đình đều được coi trọng như
nhau, vì đều tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, giải quyết việc làm ở Ninh Bình vẫn
cịn nhiều hạn chế: Sự chuyển đổi cơ cấu lao động gắn với cơ cấu kinh tế còn
chậm, thị trường lao động chưa phát triển rộng, hệ thống thông tin thị trường lao
động, thông tin quản lý lao động, việc làm còn yếu kém, chưa đảm bảo cung cấp
thơng tin đầy đủ chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực
hiện và nghiên cứu đề xuất chính sách. Chất lượng lao động của tỉnh Ninh Bình

chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý về đào tạo nghề còn bất cập, cơ
cấu lao động mất cân đối. Thiếu lao động chuyên môn nghề nghiệp, thừa lao
động phổ thông. Giải quyết việc làm cho người lao động chưa bền vững, thu
nhập của người lao động còn thấp. Còn thiếu những chính sách kinh tế hữu hiệu,
đủ mạnh để thu hút đầu tư, khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế, tạo mở
việc làm.
Tình hình trên đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Ninh Bình phải có những chủ


25
trương, biện pháp đồng bộ để phát huy yếu tố con người, tạo ra nguồn lao động
có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, giải quyết tốt vấn đề việc
làm cho người lao động.
1.2. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH NINH BÌNH VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về giải quyết vấn đề việc làm
ở nông thôn
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh
tế - xã hội. Giải quyết tốt vấn đề việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hố,
xã hội, góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố. Vì vậy, giải quyết vấn đề việc làm không chỉ là trách
nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao động, việc làm mà còn là trách
nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và cả
bản thân người lao động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động, trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng đã đề ra nhiều

chủ trương, định hướng cơ bản nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo nhiều việc làm cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao
động ở nơng thơn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Sự
lãnh đạo của Đảng trong giải quyết việc làm đã góp phần tạo nên những thành
tựu bước đầu rất quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước.
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng


×