Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Quan điểm Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và sự vận dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.82 KB, 112 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
(DTTS). Người thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền
chăm lo đến đời sống nhân dân các DTTS, đồng bào các địa phương miền
núi, biên giới, hải đảo, nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển, giải quyết
từng bước những khó khăn về đời sống, bảo đảm đồng bào được hưởng ngày
càng đầy đủ hơn các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa miền
núi tiến kịp miền xuôi.
Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm,
chăm lo phát triển đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới (từ
1986 đến nay), Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho đồng bào các dân tộc,
nhằm phát triển vùng DTTS. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tồn tại, song những
thành tựu từ chủ trương, chính sách của Đảng đối với đồng bào các dân tộc rất
to lớn, góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước.
Đối với Kon Tum là một tỉnh miền núi - biên giới, nằm ở Bắc Tây
Nguyên, có đồng bào DTTS chiếm 54% dân số toàn tỉnh đã và đang được
Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay,
tỉnh Kon Tum được thụ hưởng nhiều chủ trương, chính sách lớn về phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi; đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng
Tây Nguyên. Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện các chủ trương, chính sách
trên, tỉnh Kon Tum đã có nhiều đột phá, tạo bước chuyển biến quan trọng trên
các lĩnh vực. Tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS có nhiều tiến bộ, đời sống
của đồng bào có bước cải thiện, từng bước giải quyết các vấn đề xã hội bức
xúc; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế có nhiều khởi sắc; tình hình chính trị,
quốc phịng, an ninh từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, so với tiềm năng,



2
thế mạnh và vị trí chiến lược của tỉnh, Kon Tum vẫn cịn một số hạn chế trong
q trình phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế còn lạc hậu, đời sống của
đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những khó khăn về đời sống và một số tồn tại, thiếu sót trong tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc, tơn giáo nên các thế lực phản động đã lợi
dụng vấn đề này để phục vụ cho những mưu đồ chính trị. Chúng triệt để tìm
cách khơi dậy các mâu thuẫn, xung đột trong quá khứ nhằm kích động sự
chống đối của đồng bào DTTS với người Kinh, dựng nên cái gọi là “Nhà
nước Tin lành Đềga”, gieo rắc niềm tin: “Đức mẹ hiện hình”, “Tà đạo Hà
Mịn", nhằm chia rẽ khối đồn kết dân tộc, chống phá chính quyền.
Để tỉnh Kon Tum ổn định về chính trị, phát triển kinh tế theo hướng
nhanh và bền vững, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng thế trận
vững chắc về quốc phòng - an ninh, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho khu vực Tây Nguyên nói chung,
Kon Tum nói riêng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, làm cơ sở đảm bảo
cho an ninh, quốc phịng. Các chính sách này bước đầu đã thu được một số
kết quả quan trọng, làm thay đổi diện mạo của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực.
Nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển vùng đồng
bào DTTS, để vận dụng vào thực tiễn địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm giải quyết
tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, xây dựng thành cơng khối
đồn kết dân tộc, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn, nhất là miền núi vùng sâu vùng xa của
đất nước, là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Chính vì những lý do trên,
tơi đã chọn đề tài: "Quan điểm Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và sự vận dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.



3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS và chính sách đối với đồng bào
các DTTS là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn
đề này được Đảng ta đặc biệt quan tâm và được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu ở những khía cạnh và góc độ khác nhau, thể hiện trong các đề tài khoa
học, sách, bài viết đăng trên các báo, tạp chí. Cụ thể:
Nhóm sách
PGS. Phùng Hữu Phú (1998), Chiến lược đại đồn kết Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích nội
dung tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh; khẳng định đại đồn kết là vấn đề
mạng tính chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng.
Đỗ Quang Hưng - chủ biên (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc,
tơn giáo và đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả tuyển chon và giới thiệu các bài nói,
bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và tôn giáo; các bài
nghiên cứu của nhiều tác giả về chủ đề Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc, tôn
giáo; nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết.
PGS.TS. Phạm Hảo và TS Trương Minh Dục (2003), Một số vấn đề xây
dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong
cuốn sách này, nhóm tác giả đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chính trị ở Tây
Nguyên. Trên cơ sở đó nêu lên một số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị ở
Tây Nguyên.
GS.TS. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên dân tộc học Việt Nam,
Nxb CTQG, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu một số vấn
đề tổng quan về dân tộc học; đặc điểm tình hình các dân tộc ở Tây Nguyên và
những vấn đề đặt ra về chính sách phát triển; dân tộc học và chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), tư tưởng Hồ Chí Minh về đại

đồn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ


4
mới, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả,
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc; vấn đề đồn kết
các DTTS trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Bùi Minh Đạo (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa
đói giảm nghèo các dân tộc thiểu số tại chỗ tại Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích điều kiện kinh tế - xã
hội; thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các
DTTS tại chỗ tại Tây Nguyên.
GS.TS. Nguyễn Đình Tấn - TS. Trần Thị Bích Hằng (2010), Nhận thức
thái độ hành vi của cộng đồng các DTTS đối với chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb
CTQG, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về
chính sách dân tộc; thực trạng nhận thức thái độ hành vi của cộng đồng các
dân tộc đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; các quan điểm,
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của cộng đồng
các DTTS nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở
vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã
nghiên cứu khái niệm DTTS; đặc điểm DTTS Việt Nam; thực trạng phát triển
nguồn nhân lực DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới; hệ thống chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển nguồn nhân lực DTTS Việt Nam đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhóm luận văn, luận án
Trần Phú Quý (2008), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thiểu

số và vận dụng vào giải quyết vấn đề dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai”,
Luận văn thạc sĩ, Học viện Chinh trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh


5
Trong luận văn này, tác giả đã làm rõ khái niệm về dân tộc, DTTS; tư tưởng
Hồ Chí Minh về DTTS. Thực trạng vấn đề DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và một số giải pháp nhằm đổi
mới việc giải quyết vấn đề DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Trần Thanh Hùng (2009), “Huy động và sử dụng vốn xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ, Học
viện Chinh trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, tác
giả đã phân tích đặc điểm nghèo đói của đồng bào DTTS và yêu cầu về xóa
đói giảm nghèo; đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Kon
Tum tác động đến huy động và sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo; thực trạng
huy động vốn xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum
hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn
xóa đói giảm nghèo.
Các cơng trình đã cơng bố trên các tạp chí khoa học
Ngồi các cơng trình khoa học lớn, cịn có nhiều bài báo khoa học
nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và những vấn đề liên
quan đến đại đồn kết các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã
được đăng tải trên nhiều tạp chí về vấn đề này, trong đó có những vấn đề liên
quan đến việc xây dựng khối đại đoàn kết các DTTS ở Tây Nguyên, cụ thể có
các bài:
TS.Nguyễn Văn Nam (1995), Xu hướng vận động của quan hệ dân tộc
khu vực Tây Nguyên và đặc điểm chính sách đối với Tây Nguyên, Đề tài cấp bộ
GS,TS. Lưu Văn Sùng (2005), Một số điểm nóng chính trị - xã hội
điển hình tại các vùng đa dân tộc và miền núi trong những năm gần đây Hiện trạng, ấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống, Đề tài cấp

Nhà nước.


6
GS,TS. Phạm Hảo (2005), Một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm
ổn định chính trị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, đề tài cấp Bộ.
TS. Nguyễn Văn Nam (2006), “Chính sách dân tộc của Đảng đối với các
DTTS ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Dân tộc học, (69).
Nguyễn Thị Quyên (2009), “Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS
ở cơ sở”, Tạp chí Dân tộc học, ( 3), tr.35- 43.
Tạ Thị Tâm (2010), “Chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân
tộc”, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr.77 - 78.
Phan Hiệp (2010), “Hiệu quả của chương trình 135 và giải pháp cho
giai đoạn 2011- 2015 về xóa đói giảm nghèo bền vững”, Tạp chí Cộng Sản,
(48), tr.11 - 12.
Y Vêng (2010), “Kon Tum: nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt ở cơ sở”, Tạp chí Cộng Sản, (809), tr.58 - 61.
ThS. Trần Thị Mỹ Hường (2012), “Thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc”, Tạp chí Cộng Sản, (8), tr.76 - 80.
PGS,TS. Trương Minh Dục (2012), “Phát triển bền vững Tây Nguyên và
những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng Sản, (12), tr.79 - 85.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu nói trên đã đề cập một cách khá
đầy đủ, cơ đọng về tư tưởng đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, trong đó có
những quan điểm về đoàn kết đối với các DTTS ở Việt Nam. Một số cơng trình
đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề DTTS và chính sách dân tộc
nói chung, chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng
như một số vấn đề liên quan đến củng cố khối đoàn kết các DTTS ở Tây
Nguyên. Tuy nhiên, nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển
vùng đồng bào DTTS và sự vận dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay thì từ
trước đến nay chưa có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích


7
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về ưu
tiên phát triển vùng đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện chính sách chính sách ưu
tiên phát triển đối với vùng DTTS ở Kon Tum theo quan điểm Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách ưu tiên
phát triển vùng đồng bào DTTS.
- Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách của Đảng đối với
DTTS ở Kon Tum.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào việc xây dựng và phát
triển vùng DTTS ở Kon Tum theo quan điểm Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những quan điểm của Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển vùng đồng
bào DTTS.
- Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta đối với các
DTTS ở Kon Tum và các giải pháp nhằm phát triển vùng đồng bào DTTS ở
Kon Tum.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về chính sách
ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS.
- Việc thực hiện chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với đồng
bào DTTS ở Kon Tum (từ năm 2001 đến nay), thành tựu và hạn chế.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Cơ sở lý luận


8
Luận văn thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,
các chính sách của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về DTTS.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp lịch sử - lơgíc; phương
pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh; khảo sát, điều tra thực tế và
phương pháp tư vấn của chuyên gia để nghiên cứu, thực hiện đề tài.
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách ưu tiên
phát triển vùng đồng bào các DTTS, luận văn đánh giá thực trạng thực hiện
chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS ở Kon Tum và
đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển trên
tất cả các lĩnh vực đối với DTTS trên địa bàn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Làm sáng tỏ thêm quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách ưu tiên phát
triển vùng đồng bào các DTTS.
Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển
vùng đồng bào DTTS ở Kon Tum, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những
thành công cũng như những hạn chế của cơng tác này. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp trong cơng tác thực hiện chính sách phát triển đối với vùng
DTTS ở Kon Tum theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy bộ
môn tư tưởng Hồ Chí Minh và góp một phần nhỏ để tham mưu cho tỉnh nhà
làm tốt hơn nữa chính chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc trên
địa bàn tỉnh.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.


9
Chương 1
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ƯU TIÊN
PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Khái niệm dân tộc
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm dân tộc được nhìn nhận
trên 2 góc độ như sau:
Thứ nhất, khái niệm Dân tộc (nation), dân tộc quốc gia
Là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một Nhà nước,
thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, ban đầu được hình thành do sự
tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng
đồng mang tính tộc người (ethnie) của bộ phận tộc người. Tính chất
của dân tộc phụ thuộc vào những phương thức sản xuất khác nhau.
Bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp, rõ rệt nhất ở các nước
phương Tây, do u cầu xóa bỏ tính cát cứ của các lãnh địa trong
một dân tộc, nhằm tạo ra một thị trường chung, nên cộng đồng dân
tộc được được kết cấu chặt chẽ hơn. Kết cấu của cộng đồng dân tộc
rất đa dạng, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong
khu vực và bản thân.
Một cộng đồng dân tộc thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người,
với nhiều ngôn ngữ, yếu tố văn hố, thậm chí nhiều chủng tộc khác
nhau. Ngày nay, do khơng gian xã hội được rộng mở mang tính tồn
cầu, do phương tiện đi lại ngày càng phát triển, nên tình trạng dân
tộc đa tộc người là phổ biến. Hiếm thấy dân tộc một tộc người như

trường hợp Triều Tiên [68, tr.655].
Thứ hai, khái niệm Dân tộc - tộc người (ethnie), ở Việt Nam thường
được dùng để ám chỉ cộng đồng các DTTS, ví dụ dân tộc Tày, dân tộc Bana...


10
Nhìn nhận ở góc độ nghiên cứu Dân tộc học thì cộng đồng này có thể là bộ
phận chủ thể hay thiểu số của một dân tộc (nation) sinh sống ở nhiều quốc gia
dân tộc khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngơn ngữ, văn
hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người.
Theo quan điểm Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của một q trình
phát triển lâu dài của xã hội lồi người. Tuy sự hình thành dân tộc ở mỗi quốc
gia, mỗi khu vực và từng châu lục có đặc thù riêng, song nhìn chung quá trình
ấy xét trong tiến trình phát triển của các hình thức cộng đồng vẫn mang tính
phổ quát nhất.
Trước khi cộng đồng dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những
hình thức cộng đồng khác nhau, theo những bước phát triển từ thấp đến cao,
đó là thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. Thị tộc và tiếp sau đó là bộ lạc là những hình
thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong thời đại
cơng xã ngun thủy, trong đó mối liên hệ huyết thống đóng vai trị chi phối.
Tiếp sau đó là bộ tộc được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc sống trên
một lãnh thổ nhất định. Ở cộng đồng bộ tộc, những nhân tố tộc người được
bảo lưu, kế thừa và phát triển từ những hình thức cộng đồng trước đó, nhưng
đã chịu sự chi phối bởi các nhân tố kinh tế và giai cấp, tuy nhiên những mối
liên hệ đó cịn chưa mạnh mẽ. Bộ tộc cũng chưa phải là một cộng đồng người
ổn định như dân tộc.
Theo V.I.Lênin, ở các nước phương Tây, dân tộc (nation) được hình
thành cùng với sự hình thành của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở phát triển lực
lượng sản xuất, nền sản xuất hàng hóa - tiền tệ ra đời, địi hỏi phải có thị
trường dân tộc thống nhất. Thị trường dân tộc hình thành, bằng sức mạnh của

quy luật kinh tế, phá vỡ tất cả những rào cản của tình trạng cát cứ, ngăn cách.
Dân tộc xuất hiện là sự phát triển của một bộ tộc hoặc là do hợp nhất của
nhiều bộ tộc. Loại hình dân tộc do giai cấp tư sản thống trị được gọi là dân tộc
tư sản. Cịn ở phương Đơng loại hình dân tộc thường xuất hiện trước chủ


11
nghĩa tư bản. Có hiện tượng ấy là do sự thúc đẩy của những nhân tố tự nhiên,
xã hội trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Loại hình dân tộc
này gọi là dân tộc tiền tư bản.
Trên con đường phát triển của lịch sử, từ chủ nghĩa tư bản, lên chủ
nghĩa xã hội, loại hình dân tộc tư sản và dân tộc tiền tư bản, sẽ trải qua sự cải
biến sâu sắc để trở thành dân tộc xã hội chủ nghĩa, trong đó giai cấp cơng
nhân đóng vai trò lãnh đạo, nhân dân lao động trở thành chủ thể tích cực
quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh và sự tiến bộ của dân tộc.
Đối với Hồ Chí Minh, khi nghiên cứu vấn đề dân tộc, chủ yếu Hồ Chí
Minh đề cập đến khái niệm dân tộc ở góc độ Dân tộc quốc gia và đi sâu vào
nghiên cứu vấn đề dân tộc thuộc địa, trên cơ sở đó, hình thành tư tưởng cách
mạng giải phóng dân tộc.
Khái niệm dân tộc - tộc người (hay DTTS), chỉ được Hồ Chí Minh đề
cập nhiều từ sau năm 1945, đặc biệt khi nói về xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc và ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Một ví dụ, khi
dùng cụm từ dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc, trong tác phẩm “Thư gửi các
học sinh” nhân ngày khai giảng năm học mới của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa, Người viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu
được hay khơng, chính là nhờ ở cơng học tập của các em” [44, tr.35]. Về vấn đề
DTTS, Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng đường lối, chính
sách; việc chỉ đạo các cấp, các ngành chú ý, tạo điều kiện, để các DTTS,
đồng bào miền núi, nhanh chóng xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, thu hẹp khoảng

cách, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát triển tiến kịp
miền xi.
Khi nói về tất cả các dân tộc đa số và thiểu số sinh sống trên lãnh thổ
Việt Nam, Người dùng thuật ngữ dân tộc Việt Nam, hay nhân dân Việt Nam.
Cũng có khi Người dùng thuật ngữ dân tộc Việt để chỉ các dân tộc Việt Nam.


12
Chủ tịch Hồ Chí Minh có quan niệm rất rõ ràng như sau: Bây giờ các dân tộc
đều là anh em cả. Dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì
phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đoàn kết như anh em
một nhà.
Tóm lại, khái niệm dân tộc có thể hiểu theo nhiều nghĩa, (tùy theo góc
độ, chuyên ngành khoa học tiếp cận). Tuy nhiên, trong đó có hai nghĩa được
dùng phổ biến nhất:
Thứ nhất, dân tộc được hiểu theo nghĩa quốc gia - dân tộc (nation):
Dân tộc là một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có
lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự
thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền
thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử
lâu dài dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa này ta có dân tộc Việt Nam, dân
tộc Trung Hoa, dân tộc Ấn Độ…
Thứ hai, dân tộc được hiểu theo nghĩa là tộc người (ethnie): Chỉ một
cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung phương thức
sinh hoạt kinh tế, có ngơn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn
hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác và thể hiện thành ý
thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó. Theo nghĩa này, ta có dân
tộc Kinh, dân tộc Bana…vv.
1.1.2. Khái niệm dân tộc thiểu số
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm DTTS được hiểu như sau:

Dân tộc thiểu số, dân tộc có số dân ít (có thể từ hàng chục, hàng
trăm, hàng nghìn cho đến hàng triệu cá thể người), cư trú trong một
quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó, có một dân tộc có số
dân đơng. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân
tộc thành viên hình thành hai ý thức: Ý thức về Tổ quốc mình sinh
sống và ý thức về dân tộc mình. Những DTTS có thể cư trú tập


13
trung hoặc rải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi, vùng hẻo
lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội cịn khó khăn. Vì vậy,
nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc
nhằm xóa dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế - xã hội
giữa dân tộc đông người và các DTTS [68, tr.655].
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khi đề cập đến vấn đề DTTS, Người đã
kế thừa truyền thống đồn kết dân tộc, có những quan niệm đúng đắn về vấn
đề tộc người và giải quyết vấn đề tộc người ở Việt Nam. Quan niệm về DTTS
ở Hồ Chí Minh không chỉ phản ánh trong các tác phẩm, bài viết, bài nói, mà
cịn cả trong cách ứng xử của Người đối với đồng bào các DTTS. Nhờ sự
quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây dựng được hệ
thống luật pháp và chính sách dân tộc đúng đắn, tập hợp, đoàn kết các tộc
người thiểu số thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Mặc dầu có thể khơng nêu ra một khái niệm cụ thể nào về DTTS,
nhưng qua nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy những luận điểm
chủ yếu sau:
Thứ nhất, các DTTS là một bộ phận của cộng đồng quốc gia - dân tộc
Việt Nam thống nhất, đã từng gắn bó keo sơn trong suốt quá trình lịch sử
dựng nước và giữ nước. Trong thư gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại
Plâycu, Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia
Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con

cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” [44, tr.249].
Như vậy, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nội dung trọng yếu trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có sự đồn kết giữa tộc người thiểu số và tộc
người đa số, giữa tộc người thiểu số này với tộc người thiểu số khác, khắc
phục các định kiến tộc người.


14
Thứ hai, Hồ Chí Minh ln phát hiện được hệ giá trị của các tộc người
thiểu số như “rất trung thành, chịu khó”, “rất thật thà và rất tốt”. Các phẩm
chất đó của đồng bào “nhập với thế hiểm trở của núi sông, thành một lực
lượng vô địch” cho cách mạng nước ta. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước
khơng bao giờ được xem nhẹ chính sách dân tộc - vấn đề mà Hồ Chí Minh hết
sức lưu ý và nỗ lực thực hiện.
Thứ ba, Hồ Chí Minh thường kêu gọi các dân tộc phải đồn kết, bình
đẳng và yêu thương nhau, đồng thời phải khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân
tộc hẹp hòi và tự ty dân tộc.
Thứ tư, tương trợ tộc người trong phát triển nguồn nhân lực là một
quan điểm đầy tính nhân văn, phù hợp thực tế, khơng vì bản thân DTTS mà vì
quyền lợi cả quốc gia dân tộc.
Thứ năm, thường xuyên chăm lo phát triển xã hội tộc người nhằm khắc
phục tình trạng kém phát triển, bảo đảm đồng bào được hưởng thu ngày càng
đầy đủ hơn các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, có nhiều quan niệm về DTTS, nhưng tất cả đều cho rằng: “dân
tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp
trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
Những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên, về cơ bản là
tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc
học trên thế giới.

1.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN

1.2.1. Vị trí, vai trị của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trong
tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam
Ở Việt Nam, khu vực miền núi, rẻo cao, biên giới, thường là nơi cư trú
của vùng đồng bào DTTS. Đây là những vị trí có ý nghĩa chiến lược về quốc
phịng, an ninh, đồng thời có ý nghĩa quan trọng về phát triển kinh tế, văn


15
hóa. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền núi đã có những đóng góp khơng nhỏ. Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ:
Miền núi chiếm 2 phần 3 tổng số diện tích nước ta và có hơn 3000
cây số biên giới. Tục ngữ có câu “Rừng vàng, biển bạc”, câu đó rất
đúng. Miền núi có tài nguyên rất phong phú, có nhiều khả năng để
mở mang nơng nghiệp và cơng nghiệp. Những điểm đó nói rõ rằng
miền núi có một vị trí cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị và
quốc phịng của cả nước ta [49, tr.458].
Về phát triển kinh tế, miền núi là khu vực có thế mạnh về lâm nghiệp,
nông nghiệp và công nghiệp chế biển sản phẩm từ nơng - lâm nghiệp. Nói đến
miền núi, Người cho rằng “rừng vàng, biển bạc” để nhắc nhở mọi người tôn
vinh vùng lãnh thổ rộng lớn này của nước ta. Miền núi là nơi diện tích rừng,
đất đai chiếm tỷ lệ rất lớn với nhiều tiềm năng, thế mạnh; có điều kiện thuận
lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nhiệp, cây dược liệu, chăn
nuôi gia cầm, gia súc lớn; nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy,
chúng ta phải làm cho miền núi trở thành nơi giàu có để nâng cao hơn nữa đời
sống của nhân dân, để thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Về lĩnh vực an ninh quốc phịng, miền núi nước ta chiếm vị trí đặc biệt

quan trọng. Vùng miền núi, biên giới phía Bắc chính là khu căn cứ địa đầu
tiên của cả nước, đóng vai trị quyết định trong sự nghiệp cách mạng giải
phóng dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước,
vùng rừng núi Việt Bắc đã đi vào lịch sử: “mồ chôn giặc Pháp”; “rừng che
bộ đội, rừng vây quân thù”. Được sự che chở của núi rừng, được sự giúp đỡ
của đồng bào các dân tộc, trong kháng chiến chống Mỹ, vùng rừng núi Tây
Nguyên với dải Trường Sơn hùng vĩ, đã góp phần tích cực vào thắng lợi
của quân và dân ta. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,
khu vực vùng đồng bào DTTS, miền núi vẫn đóng vai trị rất quan trọng; là


16
biên cương của Tổ quốc, có nhiều cửa ngõ thơng thương với các nước láng
giềng; giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
Do đặc điểm kinh tế - tự nhiên và lịch sử, phần lớn DTTS sống ở miền
núi. Từ bao đời nay, địa bàn cư trú của đồng bào luôn là lá chắn bảo vệ vùng
biên cương xa xôi của Tổ quốc. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhiều địa
danh vùng DTTS đã đi vào lịch sử đất nước như những mốc quan trọng. Điều
đó một phần do điều kiện thuận lợi của tự nhiên, của núi rừng hiểm trở đem
lại, nhưng chủ yếu là do truyền thống yêu quê hương đất nước và đoàn kết
của đồng bào các dân tộc ở nước ta được tôi luyện trong lịch sử dựng nước và
giữ nước. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc cùng sánh
vai bên nhau chiến đấu bảo vệ đất nước. Hầu hết các căn cứ địa cách mạng
của chúng ta từ trước Cách mạng Tháng Tám, trong kháng chiến chống thực
dân Pháp đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đều đặt ở những vùng
đồng bào các DTTS sinh sống.
Sớm nhận thấy vị trí trọng yếu của miền núi nên Hồ Chí Minh quan
tâm xây dựng các khu căn cứ địa, phát động phong trào cách mạng ở vùng
dân tộc miền núi. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc vượt cột mốc biên giới

về hang Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng trong sự chở che, bảo vệ, nuôi
dưỡng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Cũng tại nơi này Hội nghị Trung
ương Đảng ta lần thứ VIII do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định đường lối
xây dựng các tổ chức cách mạng, thành lập mặt trận đoàn kết thống nhất
dân tộc, gọi tắt là mặt trận Việt Minh; xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng, chuẩn bị các điều kiện và thời cơ thuận lợi tiến tới tổng khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân. Cũng tại khu căn cứ địa cách mạng
Việt Bắc, quốc dân Đại hội ra mệnh lệnh tổng khởi nghĩa, thành lập chính
phủ lâm thời; hợp nhất Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu
quốc quân thành Giải phóng quân Việt Nam. Năm 1940 -1941, các chi bộ


17
Đảng Cộng sản đầu tiên cũng được ra đời tại vùng có đồng bào DTTS các
tỉnh Hịa Bình, Sơn La, n Bái, Thanh Hóa.
Năm 1941, sau 30 năm bơn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu
nước, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên mà Người xây dựng là tại Pắc Bó (Cao
Bằng) và từ đó phát triển ra khắp vùng Việt Bắc. Ngay khi cách mạng Việt
Nam còn trong trứng nước, Người đã kêu gọi tồn dân, trong đó có các
DTTS, tham gia cách mạng: Hỡi đồng bào yêu quý! Việc cứu quốc là việc
chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm.
Trong thời gian này, đồng bào các DTTS đã góp phần quan trọng trong việc
xây dựng căn cứ địa, nuôi giấu cán bộ, giao thông liên lạc, tổ chức các lực
lượng cách mạng như: Mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân v.v... đều đã ra đời ở căn cứ Việt Bắc - địa bàn cư trú của các dân
tộc ít người. Bốn năm sau, năm 1945, trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa, Hồ
Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh:
Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) có hàng chục triệu đội
viên, gồm đủ các tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh, gồm đủ các

dân tộc Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán... Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn
kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này... Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ
Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên! [43, tr.395-396].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trị to lớn của các DTTS
trong cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Người cho rằng:
Các dân tộc thiểu số đã sát cánh với anh em đa số chiến đấu chống
kẻ thù chung, đưa Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến đến thắng
lợi. Từ ngày hồ bình lập lại, Nhà nước ta đã giúp đỡ các dân tộc
anh em tiến bộ thêm về mặt kinh tế, văn hoá và xã hội. Các dân tộc
đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đang
hăng hái thi đua xây dựng nước nhà [48, tr.371-372].


18
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
non trẻ ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp núp sau quân Anh đã quay
lại xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đảng và Chính
phủ lại trở về Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Bất kỳ đàn ông,
đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc"
[44, tr.354]. Đáp lại lời kêu gọi đó, nhân dân các DTTS đã cùng nhân dân cả
nước đứng lên kháng chiến, kiến quốc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, những vùng đất biên cương
thiêng liêng của Tổ quốc đã được lớp lớp thế hệ đồng bào các DTTS kiên
cường và bền bỉ, đoàn kết đấu tranh, xây dựng đất nước. Đồng bào đã góp
phần rất lớn vào cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của dân tộc. Trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã có sự đóng góp không nhỏ của các
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người DTTS - những người con
ưu tú trên các miền đất nước. Đó là con em các dân tộc Tày, Nùng, Mường,

Dao, Thái, Sán Chỉ…ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Tà ơi, Hrê, Bru, Bana,
Gia Rai, Xơ Đăng…ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; Chàm, Hoa,
Khơ Me ở đồng bằng Nam Bộ. Đặc biệt trong 34 chiến sĩ đầu tiên của đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần
Hưng Đạo, Cao Bằng, ngày 22/12/1944, có 29 chiến sĩ là người DTTS. Đó
là những chiến sĩ ưu tú góp phần xây dựng nên lực lượng vũ trang hùng
mạnh của quân đội ta.
Người rất xúc động khi biết đông đảo chiến sĩ cách mạng được đồng
bào các dân tộc giúp đỡ, nuôi dưỡng, bảo vệ trong thời tiền khởi nghĩa, trong
cách mạng và kháng chiến. Bản thân Người đã được đồng bào cưu mang.
Khơng qn ơn nghĩa đó, trong thư gửi đồng bào các tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Đơng, Người viết: Tơi ln nhớ đến lịng u


19
nước và sự giúp đỡ của đồng bào trong những ngày tơi ở thượng du.Trong Bài
nói chuyện với đồn đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang:
Các đồng bào Mán, Thổ.
Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên đó ai nấy đã
nhiệt tâm u nước, u nịi, đã gắng sức giúp anh em Việt Minh
trong cuộc vận động giải phóng dân tộc rất nhiều. Chính tơi có đi
qua các miền anh em ở, tới đâu tôi cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán
ai nấy đều một lòng mong Tổ quốc độc lập, ghét oán bọn giặc xâm
lăng [44, tr.119].
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng bào các DTTS đã đóng góp
bao cơng sức để ủng hộ cách mạng, làm nên sự nghiệp vẻ vang của cả dân
tộc. Khi đánh giá cơng lao đó, Người viết: Việt Bắc trước kia là căn cứ của
cách mệnh, đã nổi tiếng khắp cả nước, khắp thế giới. Thì ngày nay, Việt Bắc
phải thành căn cứ của kháng chiến, để giữ lấy cái địa vị và cái danh giá vẻ
vang của mình… Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành cơng, thì kháng chiến

sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi.
Người đánh giá cao vị trí, vai trị của đồng bào các DTTS đối với cộng
đồng dân tộc Việt Nam trong tiến trình cách mạng. Trong tác phẩm “Báo cáo
về dự thảo hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khố I nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hồ”. Người khẳng định:
Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc
sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ. Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên
một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao
động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp [48, tr.371].
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc được thực tiễn đó, và trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã không ngừng phấn đấu thực


20
hiện vì một chính sách dân tộc đúng đắn và sát hợp. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận rõ vị trí đó
của đồng bào các dân tộc và đã đề ra những chủ trương, chính sách có ý nghĩa
chiến lược, đảm bảo khối đoàn kết thống nhất, phát huy vai trò của đồng bào
các DTTS trong kháng chiến chống xâm lược và trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngay khi nước nhà mới giành được độc lập, chính quyền nhân dân non
trẻ vừa mới thành lập, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược hịng đơ hộ
nước ta một lần nữa. Chúng đánh chiếm Tây Nguyên và tiếp tục chính sách
“chia để trị”, tìm mọi cách tun truyền, chia rẽ, ngăn cách đồng bào Kinh với
đồng bào Thượng. Trước tình hình đó khi Đại hội các DTTS miền Nam tại
Plâycu ngày 19 tháng 4 năm 1946, Người đã gửi thư chúc mừng, động viên,
thăm hỏi, Người đã khẳng định:
Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê
Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt

Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng
khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…Giang sơn và Chính phủ là giang
sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng
ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính
phủ ta [44, tr.249].
Làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau Đại hội các đại
biểu đã nhanh chóng tỏa về các bn, làng vận động quần chúng, tổ chức các
buổi liên hoan, lễ hội ăn thể theo phong tục, bày tỏ niền tin tuyệt đối của đồng
bào vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ, quyết tâm thực
hiện đồn kết các dân tộc, đoàn kết Kinh - Thượng, sát cánh cùng nhau chiến
đấu chống thực dân pháp.
Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù trong điều kiện
thiếu thốn, khó khăn nhưng hàng vạn đồng bào các dân tộc đã hăng hái tham


21
gia du kích, xây dựng làng kháng chiến hoặc thốt ly chiến đấu bảo vệ quê
hương, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều cán bộ người Kinh theo lời dạy của Hồ chủ
tịch đã lên Tây Nguyên cùng ăn, cùng ở, chung lưng đấu cật để chống thực
dân Pháp, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Từ đó phong trào cách mạng
Tây Nguyên có những bước chuyển biến rõ rệt. Hàng loạt địa phương như
An khê, Cheo Reo, Pleiku, Chưty… đã tổ chức các phong trào học tập thư
Bok Hồ, cắt máu ăn thề, nguyện cùng nhau đoàn kết, theo Bác, theo Đảng
chiến đấu chống kẻ thù chung, bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính quyền, bảo vệ
nền độc lập của Tổ quốc. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
mãi mãi ghi đậm bằng những trang vàng chói lọi về tình đồn kết gắn bó
keo sơn giữa các DTTS, đồng bào Kinh với đồng bào Thượng đã kề vai sát
cánh chiến đấu và lập nên những chiến công vang dội góp phần làm nên
chiến thắng Đơng Xn 1953 - 1954, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh
xâm lược của thực dân Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng bào các DTTS đã
đóng góp sức người, sức của ủng hộ cách mạng, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Đặc biệt đối với vùng DTTS ở Tây Nguyên sau hiệp định
Giơnevơ năm 1954, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tiến hành cuộc
chiến tranh hủy diệt. Rừng Trường Sơn - Tây Nguyên đã trở thành căn cứ địa
vững chắc của cách mạng. Trong suốt những năm chiến tranh, đồng bào các
dân tộc nơi đây đã một lòng tin tưởng vào Bác Hồ và trung ương Đảng, vượt
lên mọi khó khăn, thử thách, hy sinh gian khổ, liên tục tiến hành đấu tranh,
lập nên những chiến công oanh liệt, giành thắng lợi trong cuộc tổng tấn công
và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm
1975 lịch sử, mở đầu bằng chiến thắng Buôn Ma Thuột - Tây Nguyên và kết
thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh bại hồn tồn cuộc chiến tranh xâm
lược của Đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội.


22
Qua 30 năm chiến đấu lâu dài, gian khổ và anh dũng, đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên đã cống hiến cho đất nước những con người ưu tú, xả thân vì
nước và vun đắp cho mối tình đồn kết keo sơn giữa các dân tộc, tiêu biểu là
các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân, như: cụ Đinh Núp dân tộc Bana, Y Bih Alêô, y
Ngông Niê Kdăm dân tộc Êđê, Nay Der Kpah Klơng dân tộc Giarai, Ure, Y
Buông dân tộc Xơđăng, …
Như vậy, trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, đặc biệt
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vùng dân tộc
và miền núi nước ta như Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên… luôn luôn được
chọn là căn cứ địa kháng chiến vững chắc để tiến hành chống quân xâm lược.
Và chính những địa danh cùng với các đồng bào DTTS nơi đây đã góp cơng,
góp của cho những thắng lợi tiếp của các chiến công lẫy lừng như: Chiến dịch

Biên Giới (1950), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Bn Ma
Thuột (1975). Có thể nói, vùng dân tộc và miền núi là nơi mở đầu cũng là
điểm cho sự kết thúc số phận hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ đánh giá cao vị trí, vai trị của các
DTTS trong cách mạng giải phóng dân tộc mà Người cũng ln ln tin
tưởng và đánh giá rất cao vị trí, vai trị của các DTTS trong q trình đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người quan niệm rằng: xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là sự nghiệp chung của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, do vậy không thể không dựa vào miền núi, nơi tập trung chủ yếu các tài
nguyên khoáng sản phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, xây dựng đất
nước, khơng thể khơng nhờ vào sự đóng góp của đồng bào các DTTS. Người
đã khẳng định:
Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đồng bào đã có nhiều
cơng trạng vẻ vang và oanh liệt. Ngày nay, trong công cuộc xây


23
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi và đấu tranh để thực hiện hịa
bình, thống nhất Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp
phần xứng đáng của mình [49, tr.458].
Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề dân tộc và miền núi thực sự có vị trí
chiến lược khơng chỉ về an ninh, quốc phịng mà cả về kinh tế và mơi trường.
Người đánh giá cao vai trị của DTTS trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người khẳng định: “Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt. Nếu nói đúng
thì đồng bào nghe, đồng bào làm và làm được” [50, tr.169]. Những đức tính
nổi trội đó của đồng bào “nhập với thế hiểm trở của núi sông, trở thành sức
mạnh vô địch”. Chúng ta phải làm cho miền núi trở thành nơi giàu có để nâng
cao hơn nữa đời sống của nhân dân, để thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa nước nhà.

Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
dân tộc ta đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm Hồ Chí Minh về vị
trí trọng yếu của quốc phòng, an ninh vùng DTTS, là căn cứ địa cách
mạng, là chỗ dựa vững chắc, nơi trực tiếp cung cấp nhân tài vật lực cho các
chiến trường, nơi xuất phát của các chiến dịch vĩ đại của dân tộc. Bản chất
của đồng bào các DTTS là sống thật thà, một lòng theo Đảng và Bác Hồ,
trung thành với lợi ích của Tổ quốc, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; đoàn kết gắn bó với đồng bào Kinh, giữ gìn khối đại đồn kết tồn
dân tộc.
Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng định: vấn đề dân
tộc có vị trí chiến lược lớn. Đến Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của
Đảng tiếp tục khẳng định:
Vấn đề dân tộc và đồn kết dân tộc có vị trí chiến lược, lâu dài trong
sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt
Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại


24
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa [24, tr.121-122].
1.2.2. Nội dung ưu tiên phát triển vùng dân tộc thiểu số theo quan
điểm Hồ Chí Minh
Quan điểm Hồ Chí Minh về ưu tiên phát triển vùng DTTS xuất phát từ
trình độ phát triển và mức sống chênh lệch giữa DTTS với dân tộc đa số, giữa
miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị. Cộng đồng các DTTS là
một phần lực lượng lao động xã hội quan trọng, cho nên thực hiện tốt các
chính sách ưu tiên phát triển vùng DTTS sẽ tạo điều kiện cho họ vươn lên
nắm bắt cơ hội cũng như chuẩn bị tốt những năng lực cần thiết để vận dụng
cơ hội.

Mục đích của việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng
bào DTTS nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển, bảo đảm đồng bào được
hưởng thụ ngày càng đầy đủ hơn các quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng: “Chính sách dân tộc của chúng ta là nhằm
thực hiện sự bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ
nghĩa xã hội” [48, tr.372].
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, miền núi cịn nhiều khó khăn, có mức
sống kinh tế, văn hóa, xã hội thấp hơn nhiều so với đồng bào miền xi.
Trong bài nói chuyện với đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang ngày 27.3.61,
Người nói:
Vấn đề dân tộc: Dưới chế độ thực dân và phong kiến, đồng bào rẻo
cao sống rất cực khổ. Ngày nay, đồng bảo rẻo cao được tự do bình
đẳng, khơng bị áp bức bóc lột như trước kia. Nhưng đời sống vật
chất và văn hóa chưa được nâng cao mấy. Đó là vì cán bộ lãnh đạo
không chú ý đầy đủ đến đồng bào rẻo cao. Bác thay mặt Trung ương
và Chính phủ giao cho cán bộ từ tỉnh đến xã phải ra sức giúp đỡ hơn
nữa cho đồng bảo rẻo cao về mọi mặt [49, tr.83].


25
Chính vì xuất phát từ thực trạng miền núi có nhiều khó khăn so với
miền xi như vậy nên Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương ưu tiên
phát triển miền núi về mọi mặt để thực hiện việc bình đẳng dân tộc,
đưa miền núi từng bước tiến kịp miền xuôi.
1.2.2.1.Ưu tiên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
Do điều kiện kinh tế - tự nhiên do lịch sử để lại nên hầu hết các DTTS
đều sinh sống ở vùng núi cao, biên giới xa xôi; điều kiện cơ sở hạ tầng, giao
thơng cơng trình thuỷ lợi... rất khó khăn, thiếu thốn. Địa bàn miền núi nơi
đồng bào các DTTS sinh sống có những khó khăn khách quan nhất định như:
khí hậu khắc nghiệt, địa hình khơng thuận lợi cho sản xuất, từ đó dẫn đến việc

giao lưu kinh tế kém phát triển, đầu tư sản xuất đòi hỏi nguồn kinh phí lớn,
trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu dẫn đến việc khó áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hồ Chí Minh chỉ đạo Đảng, nhà nước phải có chủ trương, chính sách
ưu tiên, tương trợ, giúp đỡ các DTTS trong việc phát triển kinh tế, để kinh tế
miền núi theo kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các DTTS được hưởng ngày
càng đầy đủ hơn những quyền lợi về chính trị, kinh tế, văn hóa. Đối với Chính
phủ sẽ gắng sức giúp cho các DTTS về mọi mặt. Và các dân tộc được tự do
bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng được độc lập
hoàn tồn, tự do và thái bình.
Hồ Chí Minh chỉ ra thế mạnh của miền núi về đất đai, cây trồng, về khả
năng chăn nuôi đại gia súc, về tài nguyên khống sản. Chính vì vậy, Người
xác định miền núi phải ưu tiên phát triển nông nghiệp. Phát biểu tại Hội nghị
đại biểu các DTTS Việt Nam ngày 3/12/1945, Người khẳng định: “Về kinh tế,
sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng”. Như vậy, theo quan
điểm Hồ Chí Minh phải ưu tiên phát triển nông nghiệp để đảm bảo đủ cái ăn,
cái mặc, đủ nhà ở cho nhân dân, lấy nông nghiệp là cơ sở để tạo tiền đề cho
cơng nghiệp hố đất nước, bởi vì nơng nghiệp là con đường cốt yếu có thể


×