Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Đài phát thanh và truyền hình ninh bình với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.15 MB, 115 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hố là vấn đề vừa có
tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước, ông cha ta đã để lại một kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể phong
phú và đa dạng. Đó là những tài sản vơ giá cần phải được gìn giữ cho mn
đời con cháu mai sau.
- Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá là chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Điều này được thể hiện qua các văn kiện Đại hội Đảng, nhất là
trong thời kỳ đổi mới.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh
vấn đề bảo tồn phát huy di sản văn hoá dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn
hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.
- Vấn đề cấp thiết về bảo tồn di sản văn hoá cịn thể hiện rõ qua Luật
Di sản văn hố với nhiều nội dung liên quan đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hoá.
- Trong những năm qua việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ở Ninh
Bình đã được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện khá tốt. Tuy nhiên
vẫn còn những hạn chế như: nhiều di tích văn hố, lịch sử, tâm linh đang bị
xuống cấp trầm trọng do chưa được quan tâm, đầu tư bảo tồn đúng mức.
Nhiều giá trị văn hoá truyền thống bị mai một, biến tướng theo chiều
hướng xấu; có lúc, có nơi sự quản lý nhà nước của các ngành chức năng
bị buông lỏng.
- Trong sự nghiệp phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc nói chung, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hố của địa phương nói
riêng, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Phát thanh và
Truyền hình có vai trị quan trọng.


2


Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình đã có nhiều tin, bài tuyên
truyền về những giá trị di sản văn hố, giúp nhân dân trong tồn tỉnh hiểu
được giá trị đặc trưng của di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp nhân
dân tích cực hơn trong việc xây dựng, phát huy bản sắc văn hoá của địa
phương. Tuy nhiên, so với yêu cầu, còn nhiều vấn đề mà Đài PT và TH cần
phải làm tốt hơn.
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh
Bình với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương” là việc
làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá (DSVH) là vấn đề được giới nghiên
cứu trong và ngồi nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu và khảo sát ở nhiều cấp
độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
Trên thế giới nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm di sản văn hoá
(Cultural heritage). Abraham Moles quan niệm DSVH như một “mã di truyền
xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”. Feredico Mayor hình dung DSVH như một
“hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hố dân tộc.
Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản - “tài sản văn hoá”
Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình
“Việt Nam Văn hố sử cương” của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với
quan điểm: “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh
thần thì phải giữ văn hố cũ (di sản) làm thể(gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá
mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hồ tinh t của văn hố phương Đông
với những điều sở trường về khoa học của văn hố phương Tây”. Năm 1997,
GS,TS. Hồng Vinh hồn thành cuốn sách “Một số vấn đề về bảo tồn và phát
triển di sản văn hoá dân tộc”. Trên cơ sở hệ thống lại một số quan niệm
DSVH của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về
DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002,



3
Luật Di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp
quy về DSVH.
Công trình “Một con đường tiếp cận di sản văn hố” do Bộ Văn hố Thơng tin ấn hành (Hà Nội năm 2006) đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài.
Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: “Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát
huy di sản văn hoá” (Vũ Quốc Hiền), “Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng
của phát triển bền vững” (Lê Thành Vinh); “Di tích lịch sử và văn hố đồng
bằng sơng Hồng” (Đặng Văn Bài);
Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài “Bảo vệ di
sản, cuộc chiến từ những góc nhìn” đăng ở Tạp chí Văn hố nghệ thuật số
289 tháng 07/2008.
Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay. Theo tác
giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát
từ những hệ luỵ của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách
nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu
rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình
dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hố vật thể
và phi vật thể”.
Trong cuốn “Tìm về Di sản văn hố dân gian trong tín ngưỡng và tơn
giáo ở Việt Nam” (Nxb Thuận Hố, Huế, 1996), tác giả Chu Quang Trứ đề
cập đến di sản văn hoá vùng đồng bằng Bắc Bộ trong bối cảnh chung của
DSVH dân tộc.
- Nghiên cứu, đề cập đến di sản văn hố ở Ninh Bình có các bài viết
trên trang thơng tin điện tử Ninh Bình; các sách giới thiệu về các di tích lịch
sử đền, chùa phục vụ du khách thập phương…
- Đề cập đến vai trị, vị trí và nhiệm vụ của Đài PT và TH Ninh Bình
với việc bảo tồn di sản VH chủ yếu nằm trong một số văn kiện báo cáo,



4
phương hướng, nhiệm vụ của Đài hoặc một số bài viết nhưng chưa mang tính
tồn diện và hệ thống.
Nhận xét chung:
- Phần lớn các cơng trình nghiên cứu và tư liệu trên đây đều trực tiếp
hoặc gián tiếp đề cập đến DSVH và thực trạng bảo tồn phát huy DSVH ở
nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau.
- Thực tế chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ
thống và quy mô về tác động của Đài PT và TH Ninh Bình đối với vấn đề bảo
tồn và phát huy di sản văn hoá tại địa bàn tỉnh. Vì vậy, kế thừa những thành
tựu nghiên cứu trước đó, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu vai trò và tác động
của Đài PT và TH Ninh Bình đối với lĩnh vực này, đánh giá và tìm các giải
pháp tiếp tục nâng cao vai trị của Đài đối với vấn đề quan trọng này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đài
PT và TH Ninh Bình đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hố ở
Ninh Bình, đề tài đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
để Đài PT và TH Ninh Bình phát huy được vai trò trong việc bảo tồn, phát
huy giá trị di sản văn hoá của địa phương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vai trị của Đài PT và TH Ninh Bình đối với việc bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hố địa phương.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của PT và TH Ninh Bình (phân tích,
đánh giá một cách tồn diện những mặt hoạt động, cơng tác của PT và TH
Ninh Bình khẳng định rõ những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại yếu
kém, rút ra những kinh nghiệm nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hoá của địa phương).



5
- Đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ, thiết thực, phù
hợp với Đài PT và TH Ninh Bình nhằm góp phần tun truyền cho nhân dân
hiểu rõ hơn và từ đó nêu cao trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy di sản
văn hố địa phương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các hoạt động của Đài PT và TH
Ninh Bình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố ở Ninh Bình
trong những năm qua để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Đài trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá của địa phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: phân tích và tìm hiểu rõ hơn về vai
trị, thực trạng của Đài PT và TH với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn
hoá của địa phương.
- Giới hạn về phạm vi không gian nghiên cứu: là các hoạt động của Đài
PT và TH Ninh Bình.
- Giới hạn về phạm vi thời gian nghiên cứu: Đánh giá hoạt động của phát
thanh, truyền hình từ năm 1992 đến năm 2013 (từ khi tái lập tỉnh đến nay)
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về văn hoá.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
tiếp cận nghiên cứu xã hội học
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Thơng qua cách nhìn nhận của
mình để đối chiếu giữa thực tiễn với lý luận, từ đó đưa ra phân tích, nhận xét



6
đánh giá về những mặt làm được và những mặt chưa làm được trong hoạt
động của Đài PT và TH Ninh Bình đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản
địa phương, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục những điểm yếu và
phát huy những mặt mạnh.
Phương pháp lịch sử - logic: Nghiên cứu quá trình nhận thức của Đài PT
và TH Ninh Bình đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá địa phương.
Phương pháp liên ngành: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành, đa ngành như: Truyền thông học, dân tộc học, văn hoá học, bảo
tàng học, xã hội học. Bên cạnh đó đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
điền dã, phương pháp so sánh nhằm phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác
bảo tồn di sản văn hoá ở địa phương của Đài PT và TH Ninh Bình.
6. Đóng góp về khoa học khoa học của luận văn
Thông qua luận văn nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học về việc
cần thiết phải bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của địa phương cũng như vai
trò của Đài PT và TH trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó.
Luận văn là cơng trình khoa học phân tích, làm rõ những thành tựu
cũng như hạn chế của Đài PT và TH Ninh Bình đối với việc bảo tồn di sản
văn hố của địa phương từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ này.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đề tài nghiên cứu là kênh tham khảo giúp cho Đài PT và TH
Ninh Bình nhận thức rõ hơn vai trị nhiệm vụ của mình trong bảo tồn phát huy
di sản văn hố địa phương, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm thực
hiện tốt hơn nhiệm vụ của đơn vị.
Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vai trò của Đài PT và
TH trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hố tỉnh Ninh Bình.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


7

Chương 1
VAI TRỊ CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
NINH BÌNH VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Di sản văn hoá
a. Khái niệm về di sản văn hoá
Di sản văn hoá với tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá
trình lịch sử khá lâu. Thuật ngữ này được hình thành và biết đến từ cuộc
cách mạng tư sản Pháp 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp
quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc
giấu cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để
tránh thất thoát và phá hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã
tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác
định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc
đó được hiểu như ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân
chứ không phải của riêng một ai, đó là “ý niệm đã tạo thành cái ý thức về
di sản quốc gia” [17, tr.90].
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương Quốc Anh đã định
nghĩa. “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”.
Đề tài DSVH ngày càng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong

những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về DSVH với các góc
độ khác nhau, với nhiều cách phân loại khác nhau phục vụ các mục đích
nghiên cứu khác nhau. Hầu hết các cơng trình nghiên cứu có quan niệm tương
đối thống nhất về DSVH, dù nó tồn tại dưới dạng vật chất hay tinh thần


8
nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân, có giá trị to lớn trong
đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc.
Theo “ Từ điển tiếng Việt” (Nxb Hà Nội 1992) thì di sản là cái mà thời
đại trước để lại; cịn văn hố là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sang tạo ra trong quá trình lịch sử. Tổng hợp các ý
nghĩa nói trên, DSVH được hiểu là những gì con người sáng tạo ra, khám phá
ra và đã bảo vệ, giữ gìn được của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương
đại và tương lai. Như vậy, DSVH được hiểu là tài sản, là báu vật của thế hệ
trước để lại cho thế hệ sau. DSVH bao gồm những sản phẩm vật chất và phi
vật chất, sản phẩm hữu hình hay vơ hình do con người sáng tạo ra. Các sản
phẩm hữu hình như cơng trình, kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm mỹ thuật và thủ
công tinh xảo… Các sản phẩm phi vật chất là các giá trị tinh thần, truyền
thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng. Khái niệm DSVH
còn bao hàm cả di sản về thiên nhiên do con người khám phá ra và bảo vệ, tôn
tạo chúng.
Theo Công ước về bảo vệ DSVH và tự nhiên của thế giới được UNESCO
thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1932 tại Pari thì DSVH được hiểu là:
Các di tích: Các cơng trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ hồnh tráng,
các yếu tố hay kết cố có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động với các
nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật
hay khoa học.
Các quần thể: Các nhóm cơng trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến

trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: Các cơng trình của con người hoặc cơng trình của con
người kết hợp với cơng trình của tự nhiên cũng như các khu vực kể cả các di
chỉ khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học.


9
Giai đoạn thập kỷ 70 - thể kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân chia
khá rõ về DSVH và di sản thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm
1992, Uỷ ban Di sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp
hay cịn gọi là cảnh quan văn hố để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi
bật giữa văn hoá và thiên nhiên của một số khu di sản.
Như vậy, UNESCO đã đề cao các giá trị của các di sản về phương diện
lịch sử, nghệ thuật hay khoa học hoặc thẩm mỹ, dân tộc học, nhân chủng học.
UNESCO cũng đề cao vai trị của các nước tham gia cơng ước phải xác định
và phân định những tài nguyên thuộc loại DSVH hay di sản thiên nhiên được
bảo vệ, bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của
mình. Tuy nhiên, việc phân định hoặc những quan điểm khác nhau về DSVH và
di sản thiên nhiên cũng chỉ tương đối, bởi bất cứ DSVH nào cũng khơng tránh
khỏi khung cảnh thiên nhiên mà nó tồn tại và chịu sự chi phối, tác động của yếu
tố thiên nhiên. Và ngược lại, trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa các yếu tố
văn hoá, lịch sử và các cơng trình phản ánh sự sáng tạo của con người.
Luật Di sản văn hoá (năm 2001) của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khẳng định: DSVH là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại có vai trị to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Điều 1 của Luật Di sản văn
hoá ghi rõ: “DSVH bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hố vật
thể, là sản phẩm tinh thần, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt

Nam" [20, tr.12].
Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo
thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái
niệm tài sản từ quá khứ. Bởi lẽ khơng phải cái gì của q khứ cũng được coi
là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa
chọn theo như cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch


10
sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong
muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật di sản văn hoá cùng với
các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm
tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng cường sự hiểu biết
về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng DSVH của dân tộc.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong công việc phê
chuẩn Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể năm 2003 của UNESCO
và là thành viên của Uỷ ban liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng
hoạt động các chính sách quốc tế có liên quan đến cơng ước này. DSVH là
yếu tố cốt lỗi của văn hoá, chuyển tải bản sắc văn hoá của một cộng đồng xã
hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hoá quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trị to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Vì vậy, bảo tồn và phát huy
các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và đóng góp vào việc
giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nhằm nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
DSVH Việt Nam khi được bảo tồn, kế thừa và phát huy sẽ có tác dụng tích
cực trong xây dựng văn hoá Việt Nam đương đại, kết gắn chặt chẽ với quá

trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Tóm lại:
Di sản văn hố là tồn bộ tài sản văn hố do lịch sử để lại. Theo Luật
Di sản văn hố thì di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, là một bộ phận của di sản văn hố nhân loại, nó có vai
trị to lớn trong việc dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Với hơn 54 dân


11
tộc anh em, Việt Nam có một kho tàng di sản văn hố vơ cùng phong phú và
đa dạng. Đây là một tài sản vơ giá. Nói như Hồ Chủ tịch, nó là những “hịn ngọc
q”. Cho nên, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của cha ông để lại là một
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.
b. Phân loại di sản văn hoá
Cũng giống như sự phân chia cấu trúc của văn hoá, người ta chia
DSVH thành nhiều loại khác nhau, theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc mục
đích nghiên cứu, quản lý. Thơng thường ta gặp các cách phân chia như sau:
DSVH vật thể - DSVH phi vật thể; DSVH hữu hình - DSVH vơ hình; DSVH
tĩnh - DSVH động.
Theo UNESCO tại phiên họp thứ 32 (tháng 10/2003) đã thống nhất
quan niệm rằng: Di sản văn hoá bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể.
Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm văn hố có thể “ sờ thấy
được”. Văn hố vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hoá chủ yếu dưới
dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét,
màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. DSVH vật
thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt.
Văn hoá vật thể được khách thể hoá và tồn tại như một thực thể ngoài bản
thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật bào mòn
của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. DSVH vật thể

luôn đứng trước nguy cơ biển dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với nguyên gốc.
Di sản văn hoá phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hố khơng phải
chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong khơng gian và thời gian, mà nó
tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử của con người
thông qua các hoạt động đời sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà
thể hiện ra. Từ người ta có thể nhận biết được sự tồn tại của văn hóa phi vật thể.
Đặc trưng rõ nhất của văn hố phi vật thể là nó ln tiềm ẩn trong tâm
thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động của


12
con người. Văn hoá phi vật thể được lưu giữ trong thế giới tinh thần của con
người và thông qua hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động trong tư
cách một hiện tượng văn hoá.
“DSVH phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và
các khơng gian văn hố có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm và một số
trường hợp là cá nhân, công nhận là một phần DSVH của họ. Được chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, DSVH phi vật thể được các cộng đồng và
nhóm khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua
lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong
họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ them sự tơn trọng đối
với sự đa dạng văn hố và tính sáng tạo của con người”.
Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hoá phi vật thể
cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của
thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có
xu hướng thêm, bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi
vật thể. Cho nên, văn hố phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của
cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào
cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa,

văn hoá phi vật thể cịn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do
sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại.
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn
hoá của Việt Nam phân loại DSVH gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể.
Theo Luật di sản văn hoá: “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có
giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu
giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp


13
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền thống, tri thức về y, dược học
cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri
thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học, bao gồm các di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia. Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hố, khoa học. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa
điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá
trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
lịch sử, văn hố, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
tiêu biểu về lịch sử, văn hố, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo
vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học” [20, tr.13].
Việc phân loại DSVH như trên (DSVH vật thể và DSVH phi vật thể)
cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hố đều có phần
vật thể và phần phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Bởi vậy,
nghiên cứu DSVH cần phải đặt DSVH vật thể và DSVH phi vật thể trong mối

quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ được giá trị vật
chất và giá trị tinh thần của DSVH đối với đời sống xã hội.
c. Vai trò của di sản văn hoá
DSVH là tài sản văn hoá của các thế hệ trước để lại, “ là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
những giá trị mới và giao lưu văn hóa” [8, tr.63]. Vì vậy, DSVH giữ vai trị
quan trọng và trở thành nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. DSVH Việt Nam là kết tinh trí tuệ, tình cảm từ ngàn đời của các thế
hệ cha ông. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng cho đến
ngày nay chúng ta vẫn gìn giữ được một kho tàng DSVH vơ cùng phong


14
phú và đa dạng. Nhờ kho tàng DSVH ấy, thế hệ hơm nay và các thế hệ mai
sau có được bệ đỡ vững chắc về truyền thống lịch sử, bề dày văn hoá của
dân tộc Việt Nam hào hùng để tiến bước vững chắc vào tương lai. DSVH
Việt Nam phản ánh tinh thần, truyền thống, tình cảm, bản lĩnh, trách nhiệm
cũng như cách ứng xử của con người Việt Nam trước những biến cố của tự
nhiên và lịch sử.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay, việc nhận thức đúng chức
năng xã hội của DSVH, vai trò của DSVH đối với sự phát triển văn hoá và
phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề hết sức cần thiết. Vai trị đó được thể
hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, bộ phận quan trọng của văn hoá, DSVH tạo nên mơi trường
văn hố các cộng đồng.
Văn hố là thiên nhiên thứ hai nuôi dưỡng đời sống cá nhân và cộng
đồng. Loài người tồn tại và phát triển được nhờ vào hai hệ sinh thái có quan
hệ biện chứng, tác động lẫn nhau: sinh thái tự nhiên (đại tự nhiên) và sinh thái
văn hoá (cái nhân tạo).
Trong sinh thái văn hố, DSVH chiếm một vị trí đáng kể so với những

sản phẩm, giá trị văn hoá mới được sáng tạo ra trong hiện đại. Mơi trường văn
hố chính là sinh thái văn hoá được trừu tượng hoá khi tách các yếu tố, các
giá trị văn hoá ra khỏi những cá nhân, những nhóm cộng đồng cụ thể, trong
đó các DSVH vật thể và phi vật thể là yếu tố cơ bản.
DSVH được tích tụ trong thời gian tạo nên mơi trường đại tự nhiên.
Quan trọng hơn nó giúp con người có được năng lực mang bản chất người để
phát triển trên nền tảng văn hố mà mình đã sáng tạo ra. Con người chính là
sự tích hợp những yếu tố của hai môi trường tự nhiên và văn hố, là sự tích
hợp những yếu tố của hai mơi trường tự nhiên và văn hố, là sự tích hợp của
DSVH quá khứ với sự sáng tạo văn hoá mới của xã hội hiện tại. DSVH có vai
trị bảo tồn, bảo vệ sự sống của con người.


15
Các DSVH thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường, trước hết là bảo vệ
chính các di sản đó. Các DSVH gắn bó với mơi trường và bao quanh con
người nên bảo vệ chúng chính là bảo vệ mơi trường sống. Ông J.SteWard nhà
nhân học hiện đại người Đức cho rằng: “Những nền văn hố ở trong những
mơi trường tương tự sẽ có xu hướng phát triển theo những quá trình giống
nhau và sẽ tạo nên những đáp trả tương tự đối với những thách thức của mơi
trường”. Ơng gọi “những đặc điểm văn hóa đó kết hợp chặt chẽ với những
trường tục là hạt nhân văn hóa”.
Thứ hai, DSVH là cơ sở để giáo dục truyền thống, là cơ sở lựa chọn
giá trị văn hoá mới. động lực tinh thần của xã hội.
DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống. Truyền thống là cái cũ đã
trở thành thói quen, thành nền nếp được truyền lại và được tiếp nối trong hiện
tại, nó bao gồm cái cũ đang được phát huy. Kế tục truyền thống là làm cho
truyền thống mang tính liên tục, khơng bị đứt đoạn. Cịn bản sắc dân tộc là
đặc tính dân tộc, là cốt cách dân tộc được biểu hiện ở hệ giá trị dân tộc, được
cả cộng đồng lựa chọn, thừa nhận, chấp nhận trên nền cảnh lịch sử của cộng

đồng được đem vào vận hành trong đời sống cộng đồng.
Bản sắc dân tộc Việt Nam theo quan điểm của Đảng ta, đó là:
Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng
xã, Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức
cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị
trong lối sống [8, tr.56].
Các nhà xã hội học hiện đại cho rằng bản sắc văn hoá của dân tộc có
hai đặc điểm:
Là hệ thống văn hố đã được định hình, phát triển trong suốt tiến trình
lịch sử dân tộc, bản sắc văn hoá của dân tộc là cái căn cước mang đậm diện mạo,


16
trí tuệ, tâm hồn và phong cách dân tộc. Nó thẩm thấu vào mọi hoạt động vật
chất, tinh thần và trong cả sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong mỗi dân
tộc.
Luôn luôn biến đổi phát huy trong hiện tại, tuy nhiên phải tuỳ thuộc
vào nhận thức và nhu cầu có tính lịch sử - cụ thể. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sự khác nhau trong việc đánh giá và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
ở mỗi thời kỳ, mỗi không gian lịch sử cụ thể. Khi nói bản sắc dân tộc cũng
cần nói đến các giá trị đặc trưng của văn hoá tộc người, do tộc người nào đó
tạo nên hoặc tiếp biến văn hố ngoại lai trên cơ sở các giá trị dân tộc.
Trong DSVH của một dân tộc có chứa đựng những giá trị văn hoá của
dân tộc trong quá khứ, làm cơ sở cho sự chuyển đổi thành giá trị mới, làm cho
bản sắc dân tộc luôn luôn được khẳng định và trường tồn cùng dân tộc. Trong
một nền văn hoá dân tộc nếu di sản bị chối bỏ thì nền văn hố ấy sẽ mất bản
sắc, tự đánh mất mình. Bản sắc văn hoá giống như cái màng lọc để lựa chọn

những yếu tố mới được sáng tạo ra. Cái nào phù hợp (có giá trị), tiến bộ sẽ
được phát triển, cái không phù hợp sẽ bị loại bỏ.
Mặt khác DSVH còn là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo cái mới. Nếu
khơng có cái cũ thì khơng có cái mới. Cái mới chỉ ra đời trên cơ sở kế thừa và
phát triển trên cơ sở cái cũ. Hơn nữa DSVH còn là “ nguyên liệu”, “ vật liệu”
cho sự phát triển văn hố bằng sự tích luỹ vốn liếng văn hoá của quá khứ.
DSVH của các thời đại trước tạo ra những nấc thang cho sự phát triển văn hoá
của thời đại sau. Mỗi lần cái mới xuất hiện bằng sự phủ định biện chứng cái
cũ là một lần đánh dấu sự tiến bộ của văn hoá. Trong mối quan hệ nhân quả
đó, vai trị của DSVH hết sức to lớn: khơng có di sản thì khơng có cái mới,
khơng có cái mới thì khơng có sự phát triển.
Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Đảng khẳng định: “Văn hoá là nền


17
tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội” [8, tr.55]. Trong nền văn hoá của mỗi dân tộc bao giờ cũng có
sự hiện hữu của các DSVH của nó. Do vậy, DSVH hiển nhiên là yếu tố cơ
bản của nền tảng tinh thần của xã hội.
DSVH là một bộ phận hợp thành của nền tảng tinh thần xã hội, tạo điều
kiện ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. DSVH giữ vai trị cấu thành
mơi trường sống mà cụ thể là môi trường sinh thái văn hố của con người,
nếu thiếu mơi trường này thì con người khơng thể tồn tại được. Có thể nói,
các giá trị trong DSVH của các thời kỳ khác nhau đều có thể đồng hành tồn
tại và tác động cùng một lúc vào đời sống hiện tại với các hiệu quả khác nhau,
như vấn đề hình thành mơi trường sinh thái văn hố, hay vấn đề hình thành ý
thức cả cá nhân và cộng đồng trong suốt tiến trình lịch sử, tạo nên sự tiếp nối
của truyền thống văn hoá. Như vậy, các DSVH đã ảnh hưởng trực tiếp đến các

vấn đề về nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, thông tin, tích luỹ, bảo quản kinh
nghiệm lịch sử… Do vậy, DSVH có tác động rất lớn trong việc xây dựng nền
văn hoá mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Ngày nay với tinh thần đổi mới và mở cửa hội nhập với thế giới, chúng
ta lại một lần nữa ý thức đầy đủ hơn vai trị của văn hố dân tộc trong việc
định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói
riêng. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị
truyền thống là làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành
cái bóng mờ của người khác, dân tộc khác.
Nếu biết phát huy các giá trị tinh thần trong DSVH dân tộc, biến di sản
tinh thần thành ý chí, sức mạnh phục hưng đất nước sẽ tạo nên một động lực
lớn vượt qua sự nghèo khó và mọi thách thức. Các giá trị tinh thần truyền
thống nếu được nuôi dưỡng trong tâm hồn dân tộc sẽ điều chỉnh, điều tiết cân
bằng xã hội, làm bớt đi những tiêu cực, những mặt trái của cơ chế kinh tế thị
trường, sự phát triển chệch hướng của khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ kinh


18
nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ thực tiễn đời
sống dân tộc, chúng ta thấy được DSVH chính là nguồn “ năng lực mềm” của
sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ tư, DSVH thúc đẩy việc giao lưu, tiếp biến văn hoá được vận
thơng, làm cho văn hố dân tộc và nhân loại phát triển đa dạng.
Q trình phát triển văn hố dân tộc là q trình khơng ngừng sáng tạo
những giá trị văn hoá mới, đồng thời tiếp biến những yếu tố ngoại lai, biến
đổi chúng thành yếu tố nội sinh trên cơ sở bản sắc dân tộc. Do vậy, vấn đề đặt
ra là phải dựa vào các yếu tố cốt lõi của bản sắc dân tộc để kế thừa và tiếp
biến các giá trị văn hoá mới. Trong xu thế phát triển đa dạng của văn hố,
DSVH dân tộc góp phần vào việc đẩy mạnh giao lưu văn hoá, tạo ra sự hiểu
biết lẫn nhau, hình thành tinh thần hồ bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân

tộc và tồn nhân loại. Năm 1946, sau khi xem bảo tàng các dân tộc ở Pari,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Các dân tộc dù có những biểu hiện
khác nhau về văn hố như thế nào thì họ cũng “đều yêu sự lành, ghét sự dữ”.
Điều đó nói nên rằng chính các di sản văn hố của các dân tộc thể hiện khát
vọng về hồ bình, hữu nghị. Nhờ đó mà các dân tộc có sự giao lưu, hợp tác để
cùng nhau bảo vệ hồ bình, bảo vệ sự sống còn của nhân loại.
DSVH với những biểu hiện nhiều mặt của nó, làm sợ dây cố kết cộng
đồng vững chắc khi nó hướng con người trở về với cội nguồn, với những giá
trị thiêng liêng từ ngàn đời. Từ đó thức dậy ý thức tự chủ, tự cường dân tộc,
kết nối con người vào cộng đồng, kết nối hiện tại vào trong truyền thống.
DSVH chính là sự hội tụ sức mạnh tổng thể của toàn dân tộc.
Từ nhận thức đúng vai trò cũng như tầm quan trọng của DSVH trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta sẽ có những chính sách,
giải pháp nhằm hướng đến bảo tồn và phát huy những giá trị của DSVH đúng
hướng. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, văn hố được nhìn nhận như là
động lực để phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống DSVH được coi là tài sản,


19
nguồn lực để phát triển kinh tế. Song việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội phải gắn với việc bảo vệ, giữ gìn các DSVH. Việc khai thác
những nguồn lực từ DSVH phải hướng đến cả hai chức năng là kinh tế và văn
hoá. Nếu như chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế mà khơng quan tâm đến việc
bảo tồn, tôn tạo sẽ dẫn đến nguy cơ làm biến dạng và phá huỷ tài sản văn hố
của đất nước. Vì vậy, chúng ta phải “ Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát
huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), để từ đó thấy
được vai trị to lớn của DSVH đối với sự xây dựng đất nước và phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội của nước ta hiện nay”.
1.1.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
a. Quan niệm về bảo tồn di sản văn hoá

Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi” [28, tr.261].
Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt động bảo tồn thường bắt gặp ba
từ: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn.
Bảo quản mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ thuật để gìn giữ,
chăm sóc đối tượng được nguyên vẹn tồn tại lâu dài. Bảo vệ chứa đựng nội
dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nói cách khác bảo
vệ là giữ không để bị xâm phạm. Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn, là hoạt động
giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại, hay nói
cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và
hãm sự xuống cấp của kết cấu đó.
Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình
thành, ý nghĩa của DSVH nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật
chất cho DSVH và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi
phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của
xã hội. Cơng tác bảo tồn DSVH có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt
động như:
Bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái tạo -


20
làm lại, qui hoạch bảo tồn.
Trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn DSVH xuất hiện ngay từ khi
con người ý thức được giá trị của DSVH trong đời sống, đồng thời hiểu được
mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con người gây ra, họ đã
khơng ngừng tìm kiếm các biện pháp bảo tồn. Trong lịch sử bảo tồn theo cơ
sở khoa học được hình thành và phát triển từ Pháp vào giữa thế kỷ 19. Cho
đến vài thập kỷ gần đây, bảo tồn DSVH trở thành mối quan tâm của nhiều
giới khoa học và là điểm nóng chú ý của xã hội. Ở nhiều nước bảo tồn DSVH
trở thành một ngành học có tính chuyên môn cao, người ta áp dụng các qui
tắc chung về bảo tồn theo các qui ước chung của cộng đồng quốc tế.

Năm 1954, UNESCO đưa ra Nghị quyết về bảo tồn di sản văn hoá.
Năm 1964, tổ chức ICOMOS (Hội đồng Quốc tế các di tích và di chỉ)
cho ra đời Hiến chương Venice về bảo tồn và trùng tu di tích, di chỉ.
Năm 1972, Cơng ước về việc bảo tồn các DSVH và thiên nhiên thế giới
do UNESCO đề xướng và khởi thảo chính thức có hiệu lực dựa trên tinh thần
tôn trọng Hiến chương Venice.
Năm 1981, Hiến chương Burra ra đời nhằm bổ sung thêm cho Hiến
chương Venice, chủ trương xử lý thận trọng sự thay đổi: làm mọi việc cần
thiết để bảo tồn di sản, song mặt khác càng ít thay đổi càng tốt để di sản giữ
được tối đa giá trị văn hố của nó.
Năm 1994, văn kiện Nara về tính nguyên gốc đã nhấn mạnh tính đa
dạng văn hố và đa dạng di sản, “ơtuỳ theo tính chất của DSVH, bối cảnh văn
hố của di sản đó và sự biến chuyển của nó trong thời gian mà phán xét về
tính ngun gốc có thể gắn với một loạt các nguồn thông tin khác nhau. Các
dạng thơng tin có thể bao gồm hình thức và thiết kế, vật liệu và chất liệu, cách
sử dụng và chức năng, truyền thơng và kỹ thuật, vị trí và mới dựng lập, tinh
thần và cách thực hiện, những yếu tố bên trong và bên ngoài di sản. Việc sử
dụng những nguồn thơng tin đó sẽ cho phép dựng nên được các chiều kích


21
nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của DSVH được khảo sát”. Văn kiện
này mở ra một đường mới, lối suy nghĩ thoáng hơn và linh hoạt hơn tuỳ theo
tính chất, hồn cảnh cụ thể để mà phán xét về tính nguyên gốc của DSVH.
Tuy nhiên văn kiện Nara vẫn khẳng định vị trí khơng hề thay đổi của Hiến
chương Venice về tính nguyên gốc của DSVH.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến
hoá hay biến thái. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ bảo tồn khống óc
khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. hơn nữa, khi nói đối

tượng là bảo tồn “phải được nhìn tinh hoa”. Chúng ta đã khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức
khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Có thể kết luận rằng, khơng có một phương pháp chung nào cho một
bảo tồn ở tất cả các DSVH. Vì vậy, khi bảo tồn một DSVH cụ thể cần nghiên
cứu thật kỹ, chọn lựa phương án thích hợp với từng địa phương, từng đặc thù
riêng của nó để đảm bảo cho cộng đồng và các thể hệ mai sau rằng: “cái
chúng ta đang trưng bày là xác thực chứ không phải đồ giả, là lịch sử chứ
không phải tuyên truyền, là sự uyên bác chứ không phải định kiến, là thông
tin chứ khơng phải là sự kích động và là sự cảm hứng chứ không phải là
những lời sáo rỗng” [7, tr.46].
b. Quan niệm về phát huy giá trị di sản văn hoá
Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt toả
sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [28, tr.664].
Phát huy được hiểu là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt
toả tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Nói một cách rõ hơn, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản
phẩm một cách có hiệu quả. Cơng việc này xuất phát từ nhu cầu thực tế, con


22
người mong muốn sản phẩm của họ tạo ra phải được nhiều người cùng biết
đến hoặc đem về những lợi ích kinh tế. Phát huy giá trị DSVH là một hoạt
động có tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ
của xã hội, cho việc phát triển du lịch bến vững và góp phần quan trọng trong
việc giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc đồng
thời là nhịp cầu nối giữa bạn bè năm châu. Cách thức phát huy của mỗi di sản,
mỗi thời điểm khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào văn hố của mỗi vùng, vào
nhận thức của từng người. Nhưng tất thảy các hoạt động này đều phải dựa vào

giá trị sẵn có của di sản, làm tôn vinh vẻ đẹp và sự phát triển các giá trị văn
hố đó. Hình thức chủ đạo của phát huy là quảng bá hình ảnh của di sản trên
mọi phương diện nhằm khai thác, thu hút khách đến thăm quan, đầu từ. Từ đó
giúp việc phục hồi tối đa các giá trị văn hoá truyền thống, tạo cơ hội giao lưu
giữ các nền văn hoá khác nhau góp phần hiểu biết lẫn nhau và tăng cường mối
quan hệ quốc tế vì hồ bình, vì sự phát triển của xã hội. Mặt khác, nếu biết
phát huy lợi thế của DSVH thì đây cịn được xem là một tiềm lực kinh tế.
Kinh nghiệm của nhiều nước Châu Á và một số nước Châu Âu cho thấy, nếu
biết cách khai thác giá trị của DSVH sẽ đem về lợi ích kinh tế vô cùng to lớn
từ lượng khách du lịch, qua đó góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Với tiềm năng có nhiều DSVH vào bậc nhất thế giới, Trung Quốc đã khéo
khai thác tài sản quí giá đó để đầu tư cho phát triển du lịch. Hình thức phát
huy giá trị của DSVH được nhà nước đặc biệt quan tâm và lập thành những
dự án lớn trong lĩnh vực trao đổi văn hố, từ đó đưa các loại hình DSVH dân
tộc giao lưu, mở rộng mới quan hệ giữ các nước. Đất nước Singapore cũng
khai thác thế mạnh từ nền văn hoá đa dân tộc tạo thành từng khu di sản, như
trung tâm di sản phố Tàu, trung tâm di sản Malay. Mỗi điểm dừng lại có cách
phát huy khác nhau, tại trung tâm di sản Malay ngồi việc di khách khám phá
nền văn hố của người Hồi giáo qua lỗi kiến trúc, tìm hiểu nền học vấn… cịn
được thưởng thức các món ăn địa phương, âm nhạc truyền thống, thử nghiệm


23
tại các làng nghề.
Như vậy, DSVH giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho
việc sản xuất hàng hố dịch vụ, du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra
những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, làm thoả mãn các nhu cầu đa dạng
của khách du lịch và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt cơng
tác bảo tồn. Hơn nữa, việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại một lợi
nhuận vô giá về tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về DSVH sẽ có tác

động trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá
nhân và cộng đồng.
c. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố
Bảo tồn và phát huy ln gắn liền với nhau như một cặp phạm trù trong
việc xây dựng và phát triển văn hoá. Bởi lẽ, văn hoá là cái thể hiện lối sống
của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn
không đem ra sử dụng thì khơng phát huy được giá trị ẩn chứa trong di sản,
rồi thời gian sẽ làm di sản phai mờ và nhanh chóng bị chìm vào lãng quên.
Chỉ khi giá trị các di sản được phát huy thì mới có cơ sở, có căn cứ và làm
điều kiện để bảo tồn di sản. Do vậy, phát huy sẽ tạo ra hướng tiếp nhận,
ảnh hưởng mới làm cho các giá trị văn hố khơng bị lãng qn mà cịn lan
toả và giữ được bản sắc của mình. Bảo tồn là căn bản, làm cơ sở cho sáng
tạo, phục vụ phát huy và ngược lại phát huy giúp cho bảo tồn DSVH được
tốt hơn, toả sáng hơn. Vì vậy, cần xử lý hài hoà mỗi quan hệ giữa bảo tồn
và phát huy, để bảo tồn không cản trở sự phát triển, trái lại còn tạo cơ sở
cho sự phát triển bền vững.
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH nên được coi là một hoạt
động khoa học, đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu, sự phối hợp liên ngành
và phải tuân thủ những quy tắc cao nhất của bảo tồn là giữ được tính nguyên
gốc của di sản gắn với những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội cụ thể của
từng thời kỳ. Trên nguyên tắc đó, phải giải quyết mối quan hệ giữ bảo tồn và


24
phát huy giá trị của DSVH cần có sự hiểu biết đầy đủ về nội dung chứa đựng
trong di sản, cũng như các thuộc tính của DSVH đó. Đồng thời đánh giá toàn
diện, nhận định đâu là yếu tố kế thừa, thậm chí cả yếu tố tân trang, vay mượn
của một di sản để từ đó có sự lựa chọn hình thức bảo tồn cho phù hợp. Trong
trường hợp nào cần ưu tiên cho sự phát triển, còn khi nào lại phải chọn
phương án bảo tồn. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức coi DSVH không

những là cội rễ của bản sắc văn hoá, mà việc bảo tồn và phát huy nó là giải
pháp để phát triển bản sắc văn hố dân tộc, là cơng cụ tham gia vào tồn cầu
hố và là vốn liếng, là lợi thế có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Vì vậy,
việc bảo tồn DSVH và sáng tạo ra những sản phẩm đỉnh cao để trở thành
DSVH tương lai, làm cho DSVH trở thành một thành tố của quá trình “di
truyền xã hội” là trách nhiệm không của riêng ai.
Ở Việt Nam, trong quá trình CNH, HĐH, nhiều ngơi nhà cổ, cơng trình
kiến trúc nghệ thuật… có nguy cơ bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng,
đường cao tốc… trong các dự án phát triển. Và mặc dù đã có Luật Di Sản văn
hố nhưng trên thực tế tình trạng lấn chiếm diện tích, trộm cổ vật hay thiếu
một quy hoạch tổng thể để bảo tồn vẫn cịn là vấn đề “ nóng”. Bài tốn đặt ra
cho Việt Nam là cần tìm ra được giải pháp thảo đáng, dung hoà giữa bảo tồn
văn hoá và phát triển kinh tế, biến DSVH thành nguồn tài ngun q giá
phục vụ cho cơng cuộc xây dựng đất nước.
Cùng với cả nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, Ninh Bình đang tập
trung dồn sức triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn. Cơng cuộc đổi mới tồn diện đang diễn ra ngày càng sôi động, gay gắt
và quyết liệt, đã đặt vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH truyền thống
trước nhiều cơ hội và thách thức. Thực tiễn đó địi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ
và đánh giá đúng về lĩnh vực này để có thể đưa ra những chính sách phát triển
phù hợp, nhất là về lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhằm biến nguồn lực DSVH quý
giá của các thế hệ trước để lại thành nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp phát


25
triển bền vững của quê hương, đất nước hôm nay và mai sau.
Việc chống xuống cấp các di sản văn hoá đã được các cơ quan Đảng,
Nhà nước tiến hành thực hiện từ cấp cơ sở đến Trung ương. Đặc biệt, ngày
29-6-2001, kỳ họp thứ chín Quốc hội khố X nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thơng qua Luật Di sản văn hoá. Luật Di sản văn hoá được ban

hành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu về văn
hố ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hoá. Đây rõ ràng là một bước tiến, thể hiện sự quan
tâm của toàn Đảng, toàn dân về tài sản văn hoá quốc gia.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, chúng ta thấy cịn có những hạn chế
và yếu kém trong cơng tác này. Nhiều di tích tiếp tục bị xâm phạm, lấn
chiếm, đánh cắp làm hư hại, thất thốt khá nặng nề. Nhiều di sản q
khơng cịn khả năng khơi phục. Có trường hợp, di sản văn hoá, thiên nhiên
quốc gia bị xâm lấn, tàn phá. ở một số nơi, trong khi tiến hành bảo tồn,
trùng tu đã không cẩn thận, thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực chun mơn,
làm biến dạng, mất giá trị di tích, đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng,
kháng chiến của nhân dân ta. Hiện tượng “chảy máu đồ cổ” chưa ngăn chặn
được. Khơng ít văn hố phi vật thể đang mai một dần, nhất là vùng đồng
bằng dân tộc thiểu số (chẳng hạn, chữ viết các dân tộc chưa phát triển).
Nhận định về những yếu kém trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn
hoá các dân tộc thiểu số, Hội nghị lần thứ 10 khoá IX đã nêu: Việc bảo tồn,
phát huy truyền thống văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số chưa
đạt yêu cầu, một số giá trị văn hoá đang mai một hoặc bị khai thác thiếu
hiểu biết vì mục đích thương mại.
Đóng góp vào việc bảo tồn các di sản văn hố, khơng thể khơng kể đến
vai trị của hệ thống phát thanh truyền hình cả nước nói chung và Đài PT và


×