Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

FILE 20220612 230809 nảy mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.71 KB, 5 trang )

Trạng thái nảy mầm của hạt
1) Khái niệm
Sự nảy mầm của hạt là q trình cơ bản mà các lồi thực vật khác nhau phát
triển từ một hạt đơn lẻ thành một cây non. Quá trình này ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng của cây trồng
Ví dụ: Sự nảy mầm của một mầm của cây con nhú ra từ hạt giống của cây
hạt kín hay hạt trần

Hạt mầm đã ra cây non


Hạt mới nhú mầm non

2) Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt
Trong quá trình nảy mầm của hạt sẽ có các nhân tố ảnh hưởng và liên quan
cần thiết đến, bao gồm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong
a) Yếu tố bên ngoài:
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa và phát triển tế bào.
Để hạt nảy mầm, cần nhiệt độ vừa phải khoảng 25-30°C. Các loại hạt khác
nhau yêu cầu nhiệt độ tối ưu khác nhau.
Một số hạt thì cần tiếp xúc với nhiệt độ thấp để phá vỡ trạng thái tiềm sinh.
Một số hạt giống khi ở trong trạng thái tiềm sinh sẽ không nảy mầm kể cả
khi các điều kiện đều thuận lợi. Hạt giống mà phụ thuộc vào nhiệt độ để kết
thúc sự tiềm sinh thường là dạng tiềm sinh sinh lý.
+ Nước: Là yếu tố vô cùng cần thiết trong quá trình nảy mầm. Đối với hạt khô
hoặc rất khô cần hấp thu một lượng nước đáng kể so với trọng lượng của nó.
Nước giúp cung cấp hydrat hóa cần thiết cho các hoạt động quan trọng của
nguyên sinh chất, sự hấp thu nước bởi hạt giống được gọi là sự hút hơi ẩm,
cung cấp oxy hòa tan cho phôi đang phát triển, làm mềm vỏ hạt ,tăng tính
thấm của hạt. Nước cũng giúp làm vỡ hạt và cũng chuyển thức ăn khơng
hịa tan thành dạng hịa tan để chuyển vào phôi.


+ Oxy: rất cần thiết trong sự nảy mầm để cho sự chuyển hóa (trao đổi chất).
Oxy được sử dụng trong hơ hấp hiếu khí là nguồn năng lượng chính của cây
con cho đến khi nó mọc lá xanh.
Một số hạt giống có các lớp áo hạt không thẩm thấu được nên oxy không thể
xâm nhập, gây nên sự tiềm sinh vật lý mà sẽ mất đi khi lớp áo hạt bị mòn đủ để
hạt trao đổi khí và hấp thu nước từ mơi trường.
+ Ánh sáng hoặc bóng tối: có thể là một sự kích hoạt của môi trường cho
sự nảy mầm. Hầu hết hạt giống khơng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng hay
bóng tối, nhưng nhiều loại hạt, sẽ không nảy mầm cho đến khi tiếp nhận
một lượng ánh sáng vừa đủ để hạt phát triển thành cây con.
b) Yếu tố bên trong: chất lượng của hạt giống


+ Vỏ hạt có khả năng chống lại nước và khí, hạn chế sự hấp thu nước và trao
đổi oxy.
+ Những hạt có phơi chưa phát triển hoặc chưa trưởng thành
+ Hạt có chứa chất điều hịa sinh trưởng thực vật, có tác dụng ức chế sự nảy
mầm của hạt.
3) Quá trình nảy mầm của hạt:

Trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, hạt hút nước nhanh chóng và điều này dẫn
đến hiện tượng phồng lên và làm mềm vỏ hạt ở nhiệt độ tối ưu. Giai đoạn này
được gọi là sự hút hơi ẩm
. Hạt bắt đầu quá trình tăng trưởng bằng cách kích hoạt các enzym, kích hoạt
sinh lý bên trong của nó và bắt đầu hơ hấp, sản xuất protein và chuyển hóa
thức ăn dự trữ. Đây là giai đoạn trễ của quá trình nảy mầm của hạt.Bằng cách
vỡ vỏ, mầm xuất hiện để tạo thành rễ sơ cấp. Hạt bắt đầu hút nước dưới đất.
Sau khi xuất hiện của lá mầm và bộ lông, chồi non bắt đầu phát triển lên trên.



Trong giai đoạn cuối của quá trình nảy mầm của hạt, tế bào của hạt trở nên
hoạt động trao đổi chất, kéo dài và phân chia để tạo ra cây con.
4) Nghiên cứu về thời gian nảy mầm của hạt
Hạt giống không thể nào biết được thời gian nào tốt nhất để nảy mầm,
để không bị chết sau khi nảy mầm bởi sự tác động áp lực môi trường
một số loài thực vật tạo ra hạt nảy mầm vào những thời điểm khác nhau
để phòng ngừa rủi ro này. Nhiều lồi tạo ra hạt giống có thể ở trạng thái
khơng hoạt động và tồn tại trong đất vài năm và một số loài cũng tạo ra
hạt nảy mầm vào các thời điểm khác nhau trong một mùa.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phịng thí nghiệm Sainsbury, Đại
học Cambridge (SLCU) đã sử dụng cây mẫu cải xoong (Arabidopsis
thaliana) cho kết quả do hai hc-mơn thực vật - axit abscisic (ABA) ức
chế sự nảy mầm và axit gibberellic (GA) thúc đẩy sự nảy mầm - tương tác
với nhau để kiểm soát quyết định nảy mầm, chúng điều chỉnh sự biến
đổi thời gian trong nảy mầm.
Thời gian nảy mầm trung bình (MGT) được tính bằng cơng thức:
MGT = ∑ (n × d) / N. (Ellis và Roberts, 1981).
trong đó:
n = số hạt nảy mầm mỗi ngày
d = số ngày kể từ khi bắt đầu thử nghiệm
N = tổng số hạt nảy mầm khi kết thúc thí nghiệm
Tài liệu tham khảo
/> /> /> />%20and%20Roberts%2C%201981).




×