Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐẤU GIÁ 1. ĐỀ TÀI Đánh giá lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam so với pháp luật của một số nước trên thế giới và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức đấu giá tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.58 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
-------------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Pháp luật về đấu giá và đạo đức nghề nghiệp của Đấu giá viên
Kỳ thi chính
Chun đề: Đánh giá lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu giá
tài sản ở Việt Nam so với pháp luật của một số nước trên thế giới và kiến nghị các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam

Họ và tên: ...........................
Sinh ngày .... tháng .... năm ....
Số báo danh:....
Lớp:....

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 20....


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

2

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

3

PHẦN I MỞ ĐẦU


3

PHẦN 2 NỘI DUNG
I.

Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức
đấu giá tài sản

3

1.

Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu
giá tài sản của một số nước trên thế giới

3

a.

Sự hình thành của đấu giá tài sản trên thế giới

3

b.

Khái niệm về đấu giá tài sản của các nước trên thế giới

4

c.


Sự hình thành pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản

5

2.

Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu
giá tài sản ở Việt Nam

5

3.

Pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản của Việt Nam so với
các nước trên thế giới

7

a.

Quan hệ đấu giá tài sản được xác lập giữa các bên

7

b.

Điều kiện của tổ chức hoạt động đấu giá

8


c.

Điều kiện của người điều hành cuộc đấu giá (Đấu giá
viên)

10

d.

Các tài sản được bán đấu giá

12

e.

Trình tự, thủ tục bán đấu giá

13

II.

Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ
chức đấu giá tài sản ở Việt Nam

15

PHẦN 3 KẾT LUẬN

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04

Viết đầy đủ
Nghị định số 86-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn
Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của
Chính phủ
Luật Đấu giá tài sản năm 2016

3

Viết tắt
Nghị định 86
Công ty TNHH
Nghị định 05
Luật đấu giá tài sản



NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Đấu giá tài sản là hoạt động đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới và nhanh
chóng trở thành một trong những phương thức bán tài sản thơng dụng, thậm chí là bắt
buộc đối với một số loại tài sản đặc thù. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam chuyển hướng
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động đấu giá tài sản
mới được quan tâm nghiên cứu và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để quy
định chi tiết về hoạt động này. So với thế giới, pháp luật về đấu giá tài sản của Việt
Nam còn khá non trẻ khi đến năm 2016 mới có một văn bản quy phạm pháp luật
chuyên biệt quy định hoàn chỉnh (Luật Đấu giá tài sản năm 2016), do vậy khơng tránh
khỏi những thiếu sót cần được hồn thiện. Thơng qua bài tiểu luận này, tác giả muốn
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu để tạo nguồn tài liệu tham khảo cho công cuộc
xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu giá tài sản.
Cơ cấu của bài tiểu luận sẽ gồm 03 phần: 1. Mở đầu; 2. Nội dung và 3. Kết
thúc. Phần nội dung sẽ bao gồm lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu
giá tài sản của các nước trên thế giới và của Việt Nam, so sánh pháp luật về tổ chức
đấu giá tài sản của Việt Nam với các nước trên thế giới và kiến nghị các giải pháp
hoàn thiện pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam.
PHẦN 2. NỘI DUNG
I. Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản
1. Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản của
một số nước trên thế giới
a. Sự hình thành của đấu giá tài sản trên thế giới
Trên thế giới, đấu giá tài sản đã được hình thành từ các nền văn minh cổ đại vào
khoảng 500 năm trước Công nguyên và xuất hiện lần đầu tiên tại Babylon. Theo
Herodotus (nhà sử học người Hy Lạp), đấu giá đối với một cuộc hôn nhân đã được tổ
chức hàng năm mà “đối tượng được mua bán là phụ nữ như một sự cưới hỏi”. Bất kể
người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc đấu giá đều bị coi là bất hợp pháp. Ở các nước
trên thế giới, rất nhiều loại tài sản được đưa ra đấu giá và lịch sử về đấu giá đã có hàng

trăm năm. Việc đấu giá tài sản để thu hồi nợ cũng xuất hiện từ thế kỷ này như bán các
trang trại bị vỡ nợ, các vật bị cầm cố quá hạn...
Ở La Mã cổ đại, thuật ngữ “autio” chỉ tất cả các cuộc đấu giá của cá nhân và
của Nhà nước, kể cả bán tự nguyện và bán bắt buộc (cưỡng chế). Kể từ trước thế kỷ
thứ 5, đấu giá tài sản ở La Mã đã được quy định thành nhiều thủ tục đặt nền móng cho
việc đấu giá sau này, như việc “công khai cuộc đấu giá bằng các tấm áp phích, hoặc
bằng lời nói của người đứng đầu thị trấn”, người điều hành cuộc đấu giá có thể là
cơng chức, Đấu giá viên, nhà môi giới,... Tuy nhiên, sau giai đoạn di cư (hay còn gọi là
4


những cuộc xâm lược man rợ - the barbarian invasions) vào thế kỷ thứ 5, nghề Đấu giá
viên đã biến mất, các cuộc đấu giá được quản lý bởi các cơng chứng viên và thừa phát
lại1.
Ở Cộng hịa Pháp, đấu giá tài sản được xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ XV. Đến
thế kỷ thứ XVIII, Paris đã trở thành kinh đô của việc đấu giá các tài sản nghệ thuật,
thậm chí có một tờ báo là Le Mercule thường xuyên đăng tải lịch đấu giá tài sản (đối
với những cuộc đấu giá sắp diễn ra) và kết quả của những cuộc đấu giá đã tổ chức
xong. Thời điểm này, cuộc đấu giá có thể được tổ chức ngay tại nhà của người bán.
Ở Hà Lan, đấu giá xuất hiện từ thế kỷ XV mà hầu hết được tổ chức ở chợ cá.
Sau thế kỷ thứ XVII, đấu giá trở nên phổ biến trong xã hội của Hà Lan với tất cả các
loại tài sản: Hoa tu líp, tàu, cá, biệt thự, lâu đài, máy móc, thiết bị... Việc đấu giá tài
sản để thu hồi nợ. Đấu giá trở nên phổ biến ở Hà Lan là do lý thuyết của Ricard về đấu
giá được công nhận vào đầu thế kỷ XVIII. Người ta biết đến đấu giá Hà Lan qua
phương thức đấu giá giảm dần.
Ở Anh, cho đến thế kỷ XVII, đấu giá đã trở nên phổ biến ở những quán rượu tổ
chức đấu giá cho những tác phẩm nghệ thuật, đồ dùng nội thất. Đấu giá ở Anh được
biết đến qua loại hình đấu giá mở, cơng khai, tăng dần, hàng hóa ln được cơng bố
một cách cơng khai với những người tham gia hay người xem đấu giá.
Ở Mỹ, đấu giá được hình thành và phát triển cùng với những cuộc chinh phục

mở rộng thuộc địa của người Anh, khi đó đấu giá được dùng phổ biến để mua bán các
cơng cụ lao động, động vật, thuốc lá2.
Có thể thấy, việc đấu giá tài sản đã được hình thành từ rất sớm trên thế giới,
xuất phát từ một nhu cầu thực tiễn: Người bán luôn muốn bán được giá cao và người
mua muốn trả một cái giá hợp lý, khi tài sản cần bán có nhiều người quan tâm thì tất
nhiên người bán sẽ để cho những người này tự do trả giá và sẽ bán cho người trả giá
cao nhất, điều này đã đặt nền móng cho sự phát triển của đấu giá tài sản.
b. Khái niệm về đấu giá tài sản của các nước trên thế giới
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về đấu giá tài sản, các khái niệm về đấu giá
tài sản được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau xuất phát từ quan điểm lập pháp,
trình độ phát triển kinh tế cũng như sự ảnh hưởng của hai hệ thống pháp luật lớn là
Civil law và Common law lên pháp luật ở mỗi quốc gia.
Điều 3 Luật đấu giá tài sản nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996 quy
định: “Bán đấu giá là hình thức bán và mua tài sản cơng khai, theo đó các tài sản và
quyền tài sản được bán cho người trả giá cao nhất”. Mục 150-X-1-01 quy chế của Ủy
1 Le Conseil des ventes volontaires: />2 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội,
10-11.

5


ban đấu giá bang Alabama (Hoa Kỳ) thì đấu giá: “Là việc bán công khai một tài sản
cho người trả giá cao nhất”3.
Ở Pháp, khái niệm đấu giá được hiểu là “lời đề nghị được thực hiện để trả một
giá cao hơn so với đề nghị trước đó, người đưa ra đề nghị cuối cùng (giá cao nhất)
được tuyên bố là người trúng đấu giá”4.
Có thể thấy, tuy khái niệm khác nhau, nhưng chung quy mục đích của việc đấu
giá vẫn là có sự trả giá, và người mua được tài sản là người trả giá cao nhất.
c. Sự hình thành pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản
Với sự ra đời của hoạt động đấu giá tài sản và ngày càng được tổ chức thường

xuyên, chuyên nghiệp, cũng như nhu cầu của các cơ quan công quyền cần bán đấu giá
bắt buộc các tài sản để thi hành án, thu hồi nợ,... thì việc ban hành những quy định
pháp luật để quản lý hoạt động đấu giá là một nhiệm vụ cấp bách của các nước trên thế
giới.
Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống pháp luật chính, đó là hệ thống Luật dân
sự - Dân luật (hay còn gọi là hệ thống pháp luật lục địa – civil law) và hệ thống Thơng
luật (Common law). Vì nguồn gốc ra đời cũng như cách tiếp cận khác nhau cho nên
pháp luật về đấu giá tài sản ở các nước bị ảnh hưởng bởi một trong hai hệ thống pháp
luật trên cũng rất khác nhau.
Như đã đề cập ở trên, các thủ tục đấu giá tài sản đã được đặt nền móng từ thời
La Mã cổ đại (nguồn gốc hình thành nên hệ thống Dân luật), mà thủ tục quan trọng
nhất là “công khai thông tin cuộc đấu giá”. Việc đế chế La Mã mở rộng khắp lãnh thổ
khắp quanh Địa Trung Hải ở Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á đã đem sự ảnh hưởng pháp
luật của họ đi khắp các lãnh thổ mà đế chế này thống trị. Hầu hết các nước trên thế
giới đều quy định về tính cơng khai của cuộc đấu giá, điều kiện về cá nhân, tổ chức
thực hiện cuộc đấu giá, chi tiết sẽ được tơi phân tích ở Mục 3 - Pháp luật về tổ chức
đấu giá tài sản của Việt Nam so với các nước trên thế giới.
2. Lịch sử hình thành, phát triển pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt
Nam
Hoạt động đấu giá tài sản đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm trên thế giới
và được du nhập vào Việt Nam vào thời kỳ thực dân Pháp. Lúc này, hoạt động đấu giá
còn rất sơ khai và do các hỗ giá viên thực hiện.
Tài sản thi hành án dân sự là loại tài sản đầu tiên được đưa ra đấu giá theo quy
định pháp luật và đã được ghi nhận trong Luật thương sự tố tụng để thi hành trong các

3 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 11.
4 Dictionnaire juridique de Serge Braudo, />
6



Tịa Nam án Bắc kỳ năm 19345. Tiếp đó, khung pháp lý cho hoạt động đấu giá tài sản
ở Việt Nam được quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là những văn bản
đầu tiên của nước ta quy định về hoạt động đấu giá nói chung6.
Như vậy, pháp luật về đấu giá tài sản tại Việt Nam lại hình thành từ nhu cầu
phát mãi tài sản để thi hành án. Việc bán các tài sản này thông qua hình thức đấu giá sẽ
đảm bảo được quyền lợi cho cả người có nghĩa vụ thi hành án và người được thi hành
án (tài sản được bán với giá cao nhất có thể).
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “đấu giá là hình thức bán những hàng hóa
hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn,
những người mua trả giá từ thấp đến cao, hàng hóa được bán cho người mua trả giá
cao nhất”7. Tuy nhiên cho đến hiện tại, khái niệm về đấu giá tài sản này đã có phần lỗi
thời. Thứ nhất, về tài sản được đưa ra bán đấu giá khơng cịn tập trung vào hàng đắt
tiền, q hiếm nữa mà phổ cập cho rất nhiều loại và không phân biệt về giá trị cao hay
thấp, như xe ô tô, bất động sản, cổ phiếu, tài sản thi hành án,... Thứ hai, về phương
thức đấu giá khơng chỉ có việc trả giá lên, mà tài sản cịn có thể bán cho người chấp
nhận giá theo phương thức đặt giá xuống.
Cùng với sự pháp triển của luật pháp Việt Nam thì quy định về đấu giá cũng
dần được các nhà lập pháp hoàn thiện. Ban đầu, tại khoản 1 Điều 2 Quy chế bán đấu
giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ
(Nghị định 86) quy định: “Bán đấu giá là hình thức bán tài sản cơng khai mà có nhiều
người muốn mua và trả giá theo thủ tục tại Quy chế này; người trả giá cao nhất và ít
nhất bằng giá khởi điểm là người mua được tài sản đấu giá đó”, theo đó Nghị định 86
đã định hình được trình tự thủ tục của cuộc đấu giá, dựa trên nguyên tắc cơng khai và
đã góp phần phát triển các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp. Tuy nhiên nghị
định này vẫn cịn nhiều hạn chế và mới chỉ có một phương thức đấu giá là “trả giá
lên”. Kế thừa quy định của Nghị định 86, Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và Nghị định
số 17/2010/NĐ-CP đã hồn thiện được quy trình đấu giá, nhưng các nghị định này
cũng chỉ quy định một phương thức đấu giá tài sản là “trả giá lên”.
Phương thức đấu giá “đặt giá xuống” được quy định lần đầu ở điểm b khoản 2

Điều 185 Luật Thương mại 2005, theo đó “phương thức đặt giá xuống là phương thức
bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá
được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng”. Phương thức đấu
giá này được bắt nguồn từ Hà Lan (nên thường được giới thương nhân gọi là “đấu giá
5 Nguyễn Thị Minh (2012), “Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 12, 27-35.
6 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 11.
7 Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995, 136.

7


theo phương thức Hà Lan”), đáp ứng được nhu cầu bán đấu giá nhanh chóng các loại
hàng hóa giống nhau và/hoặc mau hỏng.
Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2016 đã quy định được bộ khung pháp lý hoàn
chỉnh cho hoạt động đấu giá tài sản ở Việt Nam, góp phần phát triển hoạt động đấu giá
ngày càng hiệu quả và chuyên nghiệp.
3. Pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản của Việt Nam so với các nước trên
thế giới
a. Quan hệ đấu giá tài sản được xác lập giữa các bên
Thực tiễn tư pháp các nước cho thấy, các tranh chấp xảy ra trong hoạt động đấu
giá tài sản thường liên quan đến việc xác định ai là chủ thể bán đấu giá: Doanh nghiệp
tổ chức đấu giá hay người có tài sản đấu giá. Những vụ việc tranh chấp thường thấy
như người trúng đấu giá khơng thanh tốn hoặc trễ thời hạn thanh tốn tiền mua tài
sản, người có tài sản đấu giá vi phạm thời hạn bàn giao hoặc giao tài sản có khuyết tật
mà khơng được mơ tả cơng khai trong q trình đấu giá,... Khi này, doanh nghiệp đấu
giá có phải đứng ra chịu trách nhiệm thay cho bên vi phạm hay không? Việc xác định
quan hệ giữa doanh nghiệp đấu giá với với người có tài sản đấu giá là rất quan trọng,
giúp phân định được quyền và nghĩa vụ, cũng như trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra

tranh chấp.
Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều xác định quan hệ giữa người có
tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá là quan hệ về hợp đồng. Dưới góc độ là một hợp
đồng, hợp đồng về đấu giá tài sản cũng mang bản chất của hợp đồng mua bán nói
chung, đó là ưng thuận, song vụ và có đền bù nhưng cần làm rõ các nét đặc thù. Khi
xem xét nét đặc thù trong bản chất của hợp đồng về tổ chức cuộc đấu giá tài sản, các
nước theo hệ thống pháp luật khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau 8. Sự khác biệt đến
từ việc xác định đây là quan hệ ủy thác hay quan hệ đại diện.
Pháp luật đấu giá của các nước theo hệ thống dân luật (Civil law) xác định quan
hệ giữa tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá là quan hệ ủy thác. Bên nhận ủy
thác (doanh nghiệp đấu giá tài sản) sẽ nhân danh chính mình tiến hành bán đấu giá và
ký hợp đồng mua bán tài sản với người trúng đấu giá. Do đó, quyền và nghĩa vụ trong
hợp đồng sẽ phát sinh giữa doanh nghiệp đấu giá tài sản với người trúng đấu giá. Ví
dụ, Điều L321-5 Bộ Luật Thương mại Pháp quy định người tổ chức cuộc đấu giá đóng
vai trị người được ủy quyền hoặc đại diện của của chủ sở hữu tài sản, việc ủy thác
được thiết lập bằng văn bản9. Các Nghị định về bán đấu giá tài sản của Việt Nam trước
khi luật đấu giá tài sản năm 2016 có hiệu lực cũng xác định quan hệ này là quan hệ ủy
8 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 15.
9 Article L321-5, Code de commerce, />
8


thác, theo đó, người có tài sản đấu giá ký hợp đồng ủy quyền đấu giá với tổ chức bán
đấu giá, tổ chức bán đấu giá sẽ ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với người trúng
đấu giá10.
Pháp luật đấu giá của các nước theo hệ thống thông luật (Common law) lại xác
định quan hệ giữa tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá là quan hệ đại diện. Theo
đó, người đại diện (tổ chức đấu giá) sẽ nhân danh bên giao đại diện (người có tài sản
đấu giá) bán tài sản đấu giá, ký hợp đồng mua bán tài sản sau đấu giá. Khi đó, quyền
và nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ phát sinh giữa bên có tài sản đấu giá và bên trúng đấu

giá11. Ở Việt Nam, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 xác định quan hệ giữa tổ chức đấu
giá và người có tài sản đấu giá là quan hệ hợp đồng dịch vụ, tổ chức đấu giá thực hiện
dịch vụ bán đấu giá tài sản theo trình tự, thủ tục luật định. Việc ký hợp đồng mua bán
theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016 lại mang ảnh hưởng của cả quan hệ
ủy thác theo hệ thống dân luật lẫn quan hệ đại diện theo hệ thống thơng luật. Theo đó,
hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có thể ký kết hai bên (người có tài sản đấu giá với
người trúng đấu giá) hoặc ký kết ba bên (giữa người có tài sản đấu giá, người trúng
đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản)12. Về mặt bản chất, pháp luật Việt Nam xem quan hệ
đấu giá là quan hệ về hợp đồng thông qua một tổ chức đấu giá trung gian. Người có tài
sản khơng tự bán tài sản, người mua không tự mua tài sản theo cách thông thường mà
việc mua bán tài sản thông qua một chủ thể trung gian là tổ chức có chức năng đấu
giá13.
b. Điều kiện của tổ chức hoạt động đấu giá
Pháp luật của các nước trên thế giới đều cho rằng đấu giá tài sản là một hoạt
động đặc thù, tuy rằng cá nhân, pháp nhân đều có thể tổ chức hoạt động đấu giá nhưng
cần phải được sự cấp phép hoạt động từ cơ quan có thẩm quyền.
Ở Pháp, theo quy định của pháp luật thì điều kiện bắt buộc đối với hoạt động
đấu giá tài sản là phải do những cá nhân, tổ chức đủ điều kiện nhất định tiến hành, và
“khơng ai có thể sử dụng đấu giá tài sản như một phương pháp thông dụng để thực
hiện hoạt động thương mại của họ”. Điều L321-1 Bộ Luật Thương mại Pháp quy định:
“Việc tự nguyện bán đấu giá tài sản là động sản chỉ được tiến hành khi tài sản đó là
10 - Khoản 1 Điều 7 Nghị định 86-CP ngày 19/12/1996 quy định: “Người bán đấu giá chỉ được tiến hành bán
đấu giá tài sản sau khi ký kết hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản với người bán tài sản...”.
- Khoản 3 Điều 35 Nghị định 17/2010/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được ký kết
giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá...”.
11 Đào Ngọc Báu, Lê Quang Hòa (2016), “Nhận diện và điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong hoạt động đấu
giá tài sản”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 16 (320), 26 – 32.
12 Khoản 2 Điều 46 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết
giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá
và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua

bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.
13 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 16.

9


tài sản cũ hoặc tài sản mới do người bán sản xuất ra và người bán không phải là một
thương nhân hoặc một người làm nghề thủ công”14. Như vậy, tài sản được bán đấu giá
ở Pháp trong các cuộc đấu giá tự nguyện được định hình là các tài sản cũ, hoặc tài sản
mới trong trường hợp người bán khơng sản xuất thường xun loại tài sản đó. Điều
L321-4 Bộ Luật Thương mại Pháp quy định một số điều kiện của tổ chức hoạt động
đấu giá tài sản như: Được thành lập theo luật của một quốc gia thành viên của Liên
minh Châu Âu hoặc của một quốc gia khác tham gia Hiệp định về khu vực kinh tế
Châu Âu và có văn phịng hoặc cơ sở trên lãnh thổ của quốc gia đó; Có ít nhất một cơ
sở tại Pháp (dưới hình thức đại lý, chi nhánh hoặc công ty con); Những người quản lý,
nhân viên của doanh nghiệp phải có ít nhất một người đáp ứng đủ các điều kiện của
Đấu giá viên; Đã làm thủ tục công khai hoạt động với Ủy ban quản lý về bán đấu giá
động sản tự nguyện (Conseil des ventes volontaires de meubles aux enchères
publiques)15. Các công ty bán đấu giá động sản tự nguyện chỉ có thể thực hiện hoạt
động sau khi được sự cho phép của Ủy ban quản lý về bán đấu giá động sản tự nguyện.
Ở Trung Quốc, Luật bán đấu giá được áp dụng đối với hoạt động bán đấu giá do
các doanh nghiệp bán đấu giá tiến hành trong lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa. Theo đó, việc bán đấu giá tài sản do các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực
hiện. Người trực tiếp chủ trì cuộc bán đấu giá do doanh nghiệp bán đấu giá nhận uỷ
quyền là các Đấu giá viên. Doanh nghiệp bán đấu giá phải có tư cách pháp nhân, được
thành lập để tiến hành hoạt động đấu giá (điều kiện về loại hình doanh nghiệp và
ngành nghề kinh doanh), doanh nghiệp đấu giá tài sản có thể thành lập ở cấp thành phố
hoặc thị xã và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý bán đấu giá theo ủy quyền
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và/hoặc khu tự trị. Vốn của doanh nghiệp bán đấu giá tài
sản thông thường phải tối thiểu 1.000.000 nhân dân tệ, đối với doanh nghiệp bán đấu

giá tài sản là cổ vật thì vốn đăng ký tối thiểu lên đến 10.000.000 nhân dân tệ.
Ở Bang Florida (Hoa Kỳ), doanh nghiệp bán đấu giá hay công ty bán đấu giá
được phép thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân (proprietorship), công ty
hợp danh (partnership), liên doanh (corporation). Để thành lập công ty đấu giá, chủ sở
hữu công ty phải nộp đơn đề nghị cấp phép tới Hội đồng Đấu giá viên thuộc Phòng
Kinh doanh và Quy chế nghề nghiệp tiểu bang Florida để được cấp phép, ngoại trừ các
trường hợp được miễn việc cấp giấy phép16.
Ở bang Albeta – Canada, quy định công ty hợp danh hoặc công ty đối vốn
(công ty cổ phần, công ty TNHH) khi được chủ tịch cơ quan quản lý hoạt động bán
14 Article L321-1, Code de Commerce, />15 Article L321-4, Code de Commerce, />16
State
of
Florida

Department
of
Business
/>SID&xactCode=1030&clientCode=4803&XACT_DEFN_ID=5922

10

and

Professional

Regulation,


đấu giá cấp giấy phép thì cá nhân, tổ chức được tham gia vào hoạt động điều hành bán
đấu giá. Người kinh doanh bán đấu giá không được ủy quyền, cho phép hoặc chỉ đạo

nhân viên của mình; tham gia, cho phép hoặc ủy quyền cho bất cứ cá nhân nào khác
điều hành bán đấu giá, trừ khi nhân viên hoặc cá nhân này có đủ điều kiện điều hành
bán đấu giá theo quy chế17.
Ở Việt Nam, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định dịch vụ đấu giá tài sản do
hai loại hình tổ chức thực hiện, đó là doanh nghiệp đấu giá tài sản và trung tâm dịch vụ
đấu giá tài sản. Xuất phát từ quan điểm lập pháp hiện nay của Việt Nam, doanh nghiệp
hoạt động đấu giá tài sản phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh
dịch vụ đấu giá nên chỉ được hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân và công
ty hợp danh. Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định khá chi tiết về điều kiện của
doanh nghiệp đấu giá tài sản, như tên doanh nghiệp phải bao gồm cụm từ “doanh
nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”; đối với doanh nghiệp tư
nhân, chủ doanh nghiệp, đồng thời là giám đốc doanh nghiệp phải là Đấu giá viên, cịn
đối với cơng ty hợp danh phải có ít nhất một thành viên hợp danh là Đấu giá viên, tổng
giám đốc hoặc giám đốc công ty phải là Đấu giá viên. Doanh nghiệp đấu giá phải có
trụ sở, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá 18. Đối với trung tâm dịch vụ đấu
giá tài sản, đây là tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị
sự nghiệp cơng lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc
Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là Đấu giá viên 19. Ngoài ra, khi tổ chức cuộc đấu giá,
tổ chức đấu giá tài sản phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục tại Luật Đấu giá tài sản năm
2016, như ban hành quy chế cuộc đấu giá,...20 Do tính chất pháp lý của hai loại hình tổ
chức đấu giá tài sản, các nhà lập pháp đều cho rằng các trung tâm dịch vụ đấu giá tài
sản cần phải thực hiện chế độ tự chủ tài chính và tiến tới chuyển sang hoạt động theo
mơ hình doanh nghiệp mà khơng trực thuộc Sở Tư pháp để tạo một môi trường cạnh
tranh cơng bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp đấu giá trong nền kinh tế thị
trường21.
c. Điều kiện của người điều hành cuộc đấu giá (Đấu giá viên)
Cùng với sự quy định chặt chẽ về điều kiện của tổ chức hoạt động đấu giá,
người điều hành cuộc đấu giá (Đấu giá viên) cũng được pháp luật các quốc gia trên thế
giới đặt ra những điều kiện nhất định, để cuộc đấu giá diễn ra minh bạch, chuyên
nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật.

17 Cục bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp (2015), “Tài liệu họp ban soạn thảo dự án Luật đấu giá tài sản”, Phụ lục
VI, Nghiên cứu tổng hợp pháp luật về bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới, 107 – 124.
18 Điều 23, Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
19 Điều 22, Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
20 Khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
21 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 18.

11


Ở Pháp, người muốn trở thành Đấu giá viên phải đáp ứng điều kiện: Có bằng cử
nhân luật (Baccalauréat en droit), có kiến thức về lịch sử, nghệ thuật và phải trả qua kỳ
thực tập 02 năm tại các tổ chức bán đấu giá tài sản. Kì thi đấu vào để được thực tập tại
tổ chức bán đấu giá tài sản là một kì thi rất khó vượt qua, chỉ có trung bình 10% trên
tổng số thí sinh thi đỗ. Bộ Luật Thương mại của Pháp cũng quy định các điều kiện đối
với thể nhân tổ chức và thực hiện cuộc đấu giá các động sản công khai hoặc đấu giá
qua phương tiện điện tử, bao gồm: Là công dân Pháp hoặc công dân của quốc gia
thành viên Liên minh Châu Âu (EU) hoặc cơng dân của quốc gia có tham gia thỏa
thuận về khu vực kinh tế Châu Âu; Chưa từng bị kết án hình sự, khơng bị sa thải, kỷ
luật khi làm các nghề nghiệp trước đây; Có trình độ chun mơn phù hợp, Đã làm thủ
tục cơng khai hoạt động với Ủy ban quản lý về bán đấu giá động sản tự nguyện 14. Mặt
khác, Bộ Luật Thương mại của Pháp cũng cho phép công chứng viên và thừa phát lại
điều hành cuộc đấu giá (trừ trường hợp bán đấu giá động sản tự nguyện) ở những
thành phố khơng có Đấu giá viên tư pháp và phải tuân thủ các quy định pháp luật22.
Ở Trung Quốc, Đấu giá viên là người trực tiếp chủ trì các cuộc bán đấu giá.
Người muốn trở thành Đấu giá viên phải đáp ứng các điều kiện: Có bằng tốt nghiệp
đại học và kinh nghiệm chuyên môn về đấu giá, đã làm việc trong doanh nghiệp trong
doanh nghiệp đấu giá từ 02 năm trở lên, có tư cách đạo đức tốt. Để được cơng nhận
chính thức là Đấu giá viên, người đáp ứng những điều kiện trên phải tham gia kỳ thi
tuyển chọn Đấu giá viên do Hiệp hội đấu giá tổ chức. Những người đạt yêu cầu của kỳ

thi sẽ được Hiệp hội này cấp chứng chỉ Đấu giá viên và được chủ trì các cuộc bán đấu
giá tài sản23.
Ở Hoa Kỳ, các yêu cầu về giấy phép Đấu giá viên được quy định khác nhau ở
mỗi tiểu bang. Bang California không quy định về việc cấp giấy phép Đấu giá viên bắt
buộc, tuy nhiên các thành phố và quận thuộc bang này có thể yêu cầu 24. Ở bang
Alabama, việc phải được cấp giấy phép đấu giá là bắt buộc đối với người điều hành
cuộc đấu giá (trừ những cuộc đấu giá chỉ thực hiện trực tuyến), người học nghề đấu
giá phải đủ 18 tuổi, người được cấp giấy phép đấu giá phải tối thiểu 19 tuổi. Người
muốn trở thành Đấu giá viên phải trải qua rất khóa học chuyên môn, bao gồm Pháp
luật về đấu giá, Kỹ năng trả giá theo từng bậc, Luật hợp đồng, Nghiệp vụ sổ sách và
tài chính,... Giấy phép đấu giá tại bang Alabama được cấp mới mỗi năm và sẽ hết hạn
vào ngày 30/9 hàng năm. Ngoài ra, người muốn trở thành Đấu giá viên phải mua bảo
hiểm trị giá 10.000 USD, phải tham gia các khóa học thường xun ít nhất 06 giờ mỗi
hai năm (Đấu giá viên từ 65 tuổi trở lên được miễn khóa học này)25.

22 Article L321-2, Code de Commerce, />23 Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 – phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 18-19.
24 Western College of Auctioneering, />
12


Tại Việt Nam, pháp luật được xây dựng ngày càng nâng cao tiêu chuẩn để trở
thành Đấu giá viên. Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, Đấu
giá viên chỉ cần đáp ứng các điều kiện như: Là cơng dân Việt Nam và thường trú tại
Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế cơng tác theo ngành học từ 02
năm trở lên; có phẩm chất dạo đức tốt, Không phải là người bị mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án
mà chưa được xố án tích, người đang bị quản chế hành chính 26. Cho đến Luật Đấu giá
tài sản năm 2016, người muốn trở thành Đấu giá viên còn phải đáp ứng các điều kiện
khắt khe hơn như phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở
lên (so với 02 năm quy định tại Nghị định 05), phải tham gia và hồn thành khóa đào

tạo nghề đấu giá (trừ trường hợp những người công tác trong lĩnh vực liên quan được
miễn đào tạo nghề đấu giá), và phải hoàn thành thời gian tập sự hành nghề đấu giá (06
tháng)27. Luật đấu giá tài sản năm 2016 cũng quy định về những trường hợp không
được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá (Điều 15), thu hồi và cấp lại chứng chỉ (Điều
16-17), Đấu giá viên không được tự hành nghề độc lập với tư cách cá nhân mà phải
hành nghề tại tổ chức được phép hoạt động đấu giá, mặt khác, mỗi đấu giá viên chỉ
được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp
đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản28.
d. Các tài sản được bán đấu giá
Ở Pháp, có hai loại tài sản được đưa ra bán đấu giá, đó là động sản (meuble),
bất động sản (immeuble). Đối với tài sản là động sản sẽ do các “công ty bán đấu giá
động sản tự nguyện” thực hiện cuộc đấu giá (hàng hóa cũ) hoặc thương gia thực hiện
(hàng hóa mới), đối với tài sản là bất động sản sẽ do các Công chứng viên thực hiện
việc đấu giá. Tuy nhiên, tài sản là bất động sản để thi hành án thuộc trường hợp đặc
biệt, chính các Thẩm phán hoặc Đấu giá viên tư pháp được bổ nhiệm sẽ tổ chức cuộc
đấu giá để bán tài sản này.
Pháp luật Canada lại phân định các tài sản được bán đấu giá thơng qua phương
pháp loại trừ. Theo đó, các loại tài sản đều được đưa ra bán đấu giá, trừ các tài sản đặc
thù như: Tài sản thi hành án, tài sản bị tịch thu để nhà nước thu hồi thuế, tài sản là súc
vật nuôi, tài sản của các tổ chức tôn giáo, từ thiện hoặc không sinh lợi, tài sản thuộc
quyền sở hữu của các tổ chức giáo dục.
Quy định về tài sản được bán đấu giá tại Thái Lan lại rất rộng, bao gồm cả
những vật cũng như các đối tượng không cụ thể (như quyền tài sản,...), có thể có giá trị
25 Western College of Auctioneering, />26 Điều 41 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP.
27 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
28 Điều 18 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

13



và có thể chiếm dụng được. Tài sản bán đấu giá có thể là tài sản do chủ sở hữu tự
nguyện bán hoặc phải bắt buộc đấu giá trong việc xử lý tài sản thế chấp29.
Ở Trung Quốc, do việc đấu giá các cổ vật được diễn ra phổ biến nên chính
quyền Trung Quốc quy định việc đấu giá tài sản là cổ vật văn hóa phải được đánh giá
và cho phép của cơ quan quản lý văn hóa nơi người có tài sản đấu giá cư trú. Cịn đối
với các loại tài sản khác thì quy định cũng khá tương đồng với các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, vì sự ảnh hưởng của hệ thống Dân luật (đặc biệt là các quy phạm
pháp luật của Cộng hòa Pháp), Luật Đấu giá tài sản năm 2016 cũng chia tài sản bán
đấu giá ra thành hai loại chính, đó là tài sản mà pháp luật quy định phải bán đấu giá
(bán đấu giá bắt buộc) và tài sản mà chủ sở hữu tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu
giá (bán đấu giá tự nguyện)30, tương đồng với các tiếp cận của Bộ Luật thương mại
Pháp (Code de commerce). Các tài sản mà pháp luật quy định phải bán đấu giá được
liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản, tuy nhiên, cần phải hiểu rằng không
phải tất cả các loại tài sản được liệt kê ở đây mặc nhiên phải bán qua hình thức đấu
giá, mà phải căn cứ theo quy định của quy phạm pháp luật tương ứng. Ví dụ, đối với
tài sản là quyền sử dụng đất (điểm c khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản), nếu quy
định về pháp luật đất đai bắt buộc phải bán đấu giá đối với quyền sử dụng đất đó thì
phải thực hiện đúng quy định, trường hợp pháp luật đất đai khơng quy định thì vẫn có
thể lựa chọn những hình thức bán khác.
e. Trình tự, thủ tục bán đấu giá
Ở Đức, nhằm bảo vệ quyền lợi của người bán, người mua và quyền lợi của nhà
nước trong quá trình bán đấu giá, Pháp luật của Cộng hoà Liên bang Đức quy định
người bán đấu giá chỉ được phép bán đấu giá trên cơ sở hợp đồng uỷ thác bán đấu giá.
Việc thông báo và niêm yết việc bán đấu giá chậm nhất là một ngày trước ngày mở
bán đấu giá, người bán đấu giá phải thông báo về thời gian, địa điểm bán đấu giá, xem
tài sản bán đấu giá, và mô tả chung về tài sản bán đấu giá. Không được bán đấu giá
vào ngày lễ và ngày chủ nhật, tuy nhiên, có thể để công chúng xem tài sản bán đấu giá
vào những ngày này. Pháp luật còn quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin, điều
hành bán đấu giá, rao bán, đề nghị giá, trúng giá, biên bản đấu giá, cấm phân phát đồ
uống kích thích, cấm “gà giá” (giả vờ cho người tham gia trả giá dẫn dắt việc định giá

cao hơn) và xử lý vi phạm hành chính về bán đấu giá.
Ở Trung Quốc, theo Luật Bán đấu giá tài sản thì người bán đấu giá tài sản phải
công bố nội quy bán đấu giá và những vấn đề cần thiết khác trước khi tiến hành bán
đấu giá. Khi điều hành cuộc bán đấu giá, người bán đấu giá phải tiến hành lập biên bản
bán đấu giá. Người lập biên bản và đấu giá viên ký vào biên bản. Khi cuộc đấu giá
29 Cục bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp (2015), “Tài liệu họp ban soạn thảo dự án Luật đấu giá tài sản”, Phụ lục
VI, Nghiên cứu tổng hợp pháp luật về bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới, 107 – 124.
30 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

14


thành thì người mua được tài sản mới ký vào biên bản. Nếu tài sản đấu giá đòi hỏi phải
thực hiện các thủ tục như thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu và giấy chuyển
quyền sở hữu theo quy định thì trên cơ sở văn bản bán đấu giá tài sản và các tài liệu
khác có liên quan, người ủy quyền bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản phải
thực hiện các thủ tục cần thiết.
Ở Nhật Bản, pháp luật đấu giá tài sản quy định thủ tục đấu giá động sản tương
đối đơn giản, đa số vụ việc yêu cầu là trình giấy tờ bằng chứng. Theo đó giấy tờ gồm
yêu cầu bán đấu giá sau khi có phán quyết của Tồ án hoặc xuất trình cho Tồ án giấy
tờ chứng nhận sự hiện hữu của quyền lợi đối với tài sản bảo đảm. Trong trường hợp
yêu cầu bán đấu giá sau khi có phán quyết của Tịa án thì cũng cần xuất trình các giấy
tờ khác như bản án. Thủ tục yêu cầu bán đấu giá được thực hiện bằng cách đệ đơn
bằng văn bản (yêu cầu bằng miệng không được chấp nhận) kèm theo một số giấy tờ
cần thiết đến toà án như bản sao sổ đăng ký bất động sản. Ngoài ra, người yêu cầu bán
đấu giá phải chịu các chi phí cần thiết cho việc bán đấu giá động sản gồm tiền tạm ứng
chi phí, lệ phí nộp đơn, tem bưu chính, lệ phí đăng ký. Trình tự đấu giá bất động sản
gồm có hai hình thức là trả giá bằng thư kín và đấu giá cơng khai. Hình thức trả giá
bằng thư kín lại có hai loại là trả giá vào ngày đã định và trả giá trong suốt thời hạn đã
định; cịn hình thức đấu giá cơng khai là cách kéo giá mua dần lên trong ngày đấu giá.

Trước khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành thì cách thức này được áp dụng khá
phổ biến nhưng hiện nay cách thức này khơng được tồ án áp dụng nữa. Trả giá vào
ngày đã định là việc những người muốn mua bất động sản sẽ phải tập hợp vào một
ngày đã định, mỗi người sẽ viết một phiếu ghi giá muốn mua, các phiếu này sẽ được
mở công khai ngay tại chỗ và quyết định người được mua. Trả giá trong suốt thời hạn
đã định là thủ tục nhận trả giá bằng thư kín trong một thời hạn đã định (khoảng hai
tuần lễ), sau đó, mở thư vào một ngày đã định để quyết định người được mua.
Thủ tục trả giá bằng thư tín là thủ tục mà người có nguyện vọng muốn mua phải
đến Tồ án nhận mẫu thư trả giá, điền vào những khoản cần thiết và đưa cho chấp
hành viên hoặc qua đường bưu điện. Thư trả giá phải sử dụng một mẫu duy nhất,
không thể bỏ thư trả giá bằng loại giấy tờ nào khác. Thư trả giá được bỏ vào một
phong bì niêm phong kỹ và được bỏ vào một thùng kín. Chấp hành viên có trách
nhiệm phải bảo quản nghiêm ngặt thùng thư này. Trước khi bỏ thư giá, người có
nguyện vọng mua tài sản muốn biết hiện trạng và giá bán tối thiểu của bất động sản thì
Tồ án sẽ niêm yết bản báo cáo của chấp hành viên, bản báo cáo của người đánh giá và
bản chi tiết của bất động sản bán đấu giá ở một nơi nhất định trong Toà án trong một
thời hạn nhất định (hai tuần lễ trước khi mở đầu thời hạn bỏ thư giá). Thư trả giá được
mở cơng khai tại phịng đấu giá tài sản, từ giá cao nhất đến giá thấp nhất. Sau khi mở
thư xong, chấp hành viên sẽ đọc tên những người đã trả giá cao nhất của từng vụ việc.
Sau khi làm xong tất cả thủ tục, chấp hành viên nhận tiền thù lao bán đấu giá. Sau khi
đã xác định xong người mua, Toà án sẽ xem xét người mua có đủ tư cách pháp lý để

15


mua hay khơng, thủ tục bán có đúng luật hay khơng, nếu thấy khơng có vấn đề thì Tồ
án sẽ ra một văn bản cho phép bán tài sản cho người mua. Nếu có tranh chấp xảy ra
các bên đương sự có quyền khiếu nại đối với việc cho phép bán này. Sau khi quyết
định cho phép bán có hiệu lực, trong một thời gian nhất định, người mua phải nộp tất
cả số tiền mua bất động sản và khi số tiền được nộp xong thì quyền sở hữu bất động

sản đó sẽ được chuyển cho người đó. Sau khi số tiền nộp xong, người mua không cần
phải làm hợp đồng với chủ sở hữu trước đó mà Tồ án sẽ thông báo cho Sở đăng ký về
việc chuyển quyền sở hữu đã được chuyển sang người mua và yêu cầu Sở đăng ký làm
thủ tục đăng ký; người mua phải chi trả phí đăng ký. Thủ tục bán đấu giá động sản
được thực hiện theo hai cách, cách đấu giá lên và cách trả giá bằng thư kín vào ngày
đã định (ngoại trừ động sản là kim loại quý thì khơng được bán dưới giá tiêu chuẩn
của kim loại q ấy hoặc chứng khốn có mệnh giá như cổ phiếu thì phải bán theo giá
bằng hoặc hơn giá trong ngày thực hiện bán đấu giá). Người trúng giá phải trả tiền
ngay trong ngày đã đấu giá hoặc ngày mở thư trả giá. Vào thời điểm người mua trả
tiền cho chấp hành viên, quyền sở hữu động sản được chuyển cho người mua, chấp
hành viên sẽ giao động sản cho người mua31.
Tại Việt Nam, Luật Đấu giá tài sản quy định trình tự, thủ tục đấu giá rất chi tiết
và chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch, cơng khai, đáp ứng được bản chất của việc đấu
giá tài sản. Quy trình đấu giá tài sản bao gồm:
- Lựa chọn tổ chức đấu giá;
- Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
- Xây dựng quy chế đấu giá;
- Thông báo, niêm yết, đăng báo để công khai thông tin cuộc đấu giá;
- Thực hiện lại thủ tục đấu giá nếu hết hạn nộp hồ sơ mà khơng có người đăng
ký tham gia đấu giá;
- Hướng dẫn cho khách hàng đăng ký tham gia đấu giá và xem tài sản đấu giá;
- Tổ chức cuộc đấu giá, lập biên bản đấu giá tài sản;
- Hướng dẫn khách hàng trúng đấu giá thực hiện thanh toán tiền mua đấu giá và
ký hợp đồng mua bán tài sản qua đấu giá với người có tài sản đấu giá32.
Trong trường hợp đủ điều kiện luật định (về loại tài sản, về giá trị tài sản, đã
đấu giá lần thứ hai không thành,...), tổ chức đấu giá có thể thực hiện quy trình đấu giá

31 Cục bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp (2015), “Tài liệu họp ban soạn thảo dự án Luật đấu giá tài sản”, Phụ lục
VI, Nghiên cứu tổng hợp pháp luật về bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới, 107 – 124.
32 Chương III, “Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản”, Luật Đấu giá tài sản năm 2016.


16


theo thủ tục rút gọn, khi này, quy định đối với thời gian niêm yết sẽ ngắn hơn so với
thủ tục thơng thường, giúp nhanh chóng đủ điều kiện tiến hành cuộc đấu giá33.
Về hình thức đấu giá và phương thức đấu giá, khoản 1 Điều 40 Luật Đấu giá tài
sản quy định có 04 hình thức đấu giá (Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; Đấu
giá trực tuyến), trong đó đấu giá trực tuyến là một hình thức rất mới được các nhà lập
pháp Việt Nam tiếp thu từ các nước trên thế giới. Khoản 2 Điều 40 Luật Đấu giá tài
sản quy định có hai phương thức đấu giá là hương thức trả giá lên và phương thức đặt
giá xuống. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong quy chế
cuộc đấu giá và phải công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
II. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt
Nam
Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt
động đấu giá tài sản đã tạo được bộ khung pháp lý giúp hoạt động đấu giá ngày càng
trở nên quan trọng, không chỉ đáp ứng nhu cầu về xử lý tài sản thi hành án như các
quy định cũ, mà còn trở thành một phương thức bán tài sản được quan tâm. Tuy nhiên,
pháp luật về tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế đã bộc lộ
trong q trình thi hành và cần được hồn thiện.
Thứ nhất, cần bổ sung bước giá là nội dung bắt buộc phải thể hiện trong quy
chế cuộc đấu giá. Khoản 2 Điều 34 Luật Đấu giá tài sản quy định những nội dung bắt
buộc của quy chế cuộc đấu giá, theo đó bước giá khơng được xem là nội dung bắt
buộc. Tuy nhiên, theo điểm đ khoản 1 Điều 41 và Điều 42 Luật Đấu giá tài sản quy
định Đấu giá viên phải thông báo bước giá tại cuộc đấu giá. Điều này gây nên một bất
cập, nếu quy chế cuộc đấu giá đã được công khai cho khách hàng tham gia đấu giá mà
khơng có nội dung về bước giá thì Đấu giá viên căn cứ vào đâu để thông báo bước giá.
Bất cập này sẽ được giải quyết nếu như bước giá là nội dung bắt buộc phải thể hiện

trong quy chế cuộc đấu giá và đã được công khai cho người tham gia đấu giá được biết
từ trước cuộc đấu giá.
Thứ hai, cần quy định chi tiết hơn về việc đăng thông báo đấu giá trên báo in,
báo hình. Khoản 1 và khoản 2 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản có quy định bắt buộc thủ
tục đăng thông báo đấu giá trên báo in, báo hình đối với đối với tài sản đấu giá là động
sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản. Tuy nhiên, việc
quy định chung chung chỉ cần là “báo in, báo hình” đã giúp một số tổ chức đấu giá dễ
dàng lách luật, khiến thủ tục này mất đi mục đích cơng khai thơng tin của nó. Điển
hình như một số tổ chức đấu giá thực hiện việc đăng thông tin trên báo không liên
quan đến việc mua bán, thương mại và thông tin rất khó đến được với khách hàng;
Đăng thơng báo bán đấu giá trên báo với chi chít các thơng tin, ở đó, thơng tin về đấu
33 Điều 53 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

17


giá được in rất nhỏ, khách hàng khó có thể nhìn thấy thơng tin bán tài sản; Đăng trên
báo gần như khơng có độc giả; việc đăng báo trên báo hình của trung ương cũng rơi
vào hồn cảnh tương tự vì có q nhiều kênh truyền hình, có tổ chức đăng thông báo
đấu giá trên kênh học tiếng dân tộc cho người thiểu số, có tổ chức đăng thơng báo trên
các kênh truyền hình VOV, VTC nhưng ở những khung giờ rất ít người xem như 3 giờ
sáng, 12 giờ đêm... để tiết kiệm chi phí hoặc với mục đích bưng bít thơng tin, hạn chế
khách hàng đăng ký tham gia đấu giá... Do đó, cần quy định cụ thể về điều kiện báo in,
báo hình được đăng thơng tin cuộc đấu giá và phổ biến rộng rãi trang web đấu giá tài
sản của Bộ tư pháp ( để mọi người dân đều có thể tiếp cận
được với các thơng tin công khai của hoạt động đấu giá tài sản.
Thứ ba, cần thống nhất thay đổi đối tượng được sở hữu tiền mua hồ sơ tham gia
đấu giá tài sản của khách hàng tham gia đấu giá. Hiện nay, theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 4 Thông tư số 48/2017/TT-BTC quy định chế độ tài chính trong hoạt
động đấu giá tài sản, số tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá được tính trừ vào số tiền thù

lao dịch vụ đấu giá. Phần cịn lại (nếu có) được chuyển về cơ quan được giao xử lý
việc đấu giá quyền sử dụng đất. Quy định này tồn tại bất cập, đó là việc bán hồ sơ đấu
giá được tổ chức đấu giá thực hiện và tiêu tốn nhân lực, vật lực (máy in, giấy), tuy
nhiên doanh thu từ hoạt động này lại thuộc về về cơ quan được giao xử lý việc đấu giá
quyền sử dụng đất. Chính điều này đã làm cho các tổ chức đấu giá mất đi động lực
“chào hàng”, chăm sóc khách hàng, quảng cáo tài sản đấu giá nhằm bán được nhiều hồ
sơ tham gia đấu giá. Các tổ chức đấu giá dễ có xu hướng chuyển sang việc làm cho tài
sản đấu giá tiếp cận được với ít người hơn, để tổ chức nhiều lần đấu giá không thành
nhằm thu được nhiều chi phí đấu giá. Việc quy định thống nhất về việc tổ chức đấu giá
được sở hữu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá tài sản của khách hàng tham gia đấu giá
sẽ giải quyết được những vấn đề này, giúp hoạt động đấu giá tài sản được diễn ra hiệu
quả hơn.
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận này, độc giả sẽ có cái nhìn bao qt về lịch sử hình
thành, phát triển của đấu giá tài sản trên thế giới và ở Việt Nam, biết được sự khác
nhau về mặt quy định pháp luật, một phần nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này. Mặt
khác, bài tiểu luận cũng đã phân tích những điều kiện của tổ chức hành nghề đấu giá,
của Đấu giá viên, quy trình cơ bản của hoạt động đấu giá tài sản.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như những khó khăn về mặt ngôn ngữ khi
tiếp cận với những nguồn tài liệu nước ngoài (quy định pháp luật, các bài viết về pháp
lý) nên khơng tránh khỏi những sai sót khi dịch nghĩa, cũng như chưa đi được chuyên
sâu về nội dung. Tuy vậy, tác giả vẫn hy vọng bài tiểu luận này có thể đóng góp một
phần nhỏ để giúp những độc giả tìm hiểu về hoạt động đấu giá tài sản và vào q trình
hồn thiện quy định pháp luật về đấu giá tài sản ở Việt Nam.

18


19



TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
01
02
03

Tên tài liệu
Học viện tư pháp (2020), Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (tập 1 –
phần chung), Nxb Tư Pháp, Hà Nội
Đào Ngọc Báu, Lê Quang Hòa (2016), “Nhận diện và điều chỉnh các
quan hệ pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản”, Tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 16 (320), 26 – 32
Cục bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp (2015), “Tài liệu họp ban soạn thảo dự
án Luật đấu giá tài sản”, Phụ lục VI, Nghiên cứu tổng hợp pháp luật về
bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới

20



×