Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

DÁNG đi và PHÂN TÍCH DÁNG đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 57 trang )


DÁNG ĐI VÀ
PHÂN TÍCH DÁNG ĐI
1st Edition
Editor: MinhDatRehab
© 2011 PHCN Online Books.


Terms & Conditions
Cấp phép Sách điện tử
Các mục đích sử dụng được phép đối với sách điện tử của
bạn là:
Tải xuống một bản sao của sách điện tử của PHCN Online books;
Tạo, lưu trữ và xem các bản sao sách điện tử của bạn trên máy tính;
máy đọc sách điện tử, điện thoại thơng minh, máy tính bảng hoặc các
thiết bị di động tương tự; và
In một bản sao của mỗi sách điện tử chỉ để bạn sử dụng.

Việc sử dụng bị cấm đối với sách điện tử
là:

Các cách sử dụng bị cấm đối với nội dung tải xuống của bạn

Xuất bản, bán, cấp phép, cho thuê, hoặc phân phối bất kỳ sách điện
tử nào ở bất kỳ định dạng nào;
Chỉnh sửa, điều chỉnh hoặc thay đổi bất kỳ sách điện tử nào và tạo
ra bất kỳ tác phẩm phái sinh nào kết hợp bất kỳ nội dung của sách đó;
Sử dụng bất kỳ sách điện tử nào trái pháp luật hoặc vi phạm quyền
hợp pháp của bất kỳ người nào theo bất kỳ luật hiện hành nào hoặc theo
bất kỳ cách nào xúc phạm, khiếm nhã, phân biệt đối xử hoặc có thể bị
phản đối;


Sử dụng thương mại đối với bất kỳ sách điện tử nào tải xuống.

Thoả thuận và Luật pháp
Tài liệu này sẽ là thỏa thuận giữa bạn và chúng tôi về các chủ
đề này.
Các Điều khoản & Điều kiện sử dụng Sách điện tử này sẽ
được điều chỉnh và hiểu theo luật pháp Việt Nam.
PHCN Online Books


Dedication

For my beloved family and students.
“The only person who is educated is the one who has learned how to learn
…and change.”
― Carl Rogers


Preface
PHCN Online Books là những “cuốn sách nhỏ" (mini-books)
dưới dạng ebook được tổng hợp từ các bài viết trong trang
blog PHCN Online do tác giả biên soạn, dịch thuật. Mục đích
của những cuốn sách nhỏ này là cung cấp bạn đọc nội dung
khá hoàn chỉnh về một chủ đề nhất định để bạn đọc quan tâm
có thể tham khảo offline ngay trên điện thoại, máy tính bảng
của mình.
Trong q trình biên soạn, “cuốn sách nhỏ" sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận
được những phản hồi và góp ý quý báu của bạn đọc để các
ebook này ngày càng hồn thiện hơn.

Các ý kiến đóng phản hồi xin gởi về địa chỉ
Người biên soạn cũng mong bạn đọc dành ít thời gian tham
khảo Các Điều khoản và Điều kiện ở trước Lời ngỏ này.
Xin trân trọng cám ơn
MinhdatRehab


Phần 1

Các Giai Đoạn Trong Dáng Đi
Tổng quan Dáng đi (Gait)
Dáng đi (gait) được định nghĩa là chuỗi liên tục thành nhịp các giai
đoạn đu đưa (swing) và tựa (support) của hai chân khi bàn chân hoặc ở
trong không (đu đưa) hoặc tiếp xúc với đất (tựa). Đi được đặc trưng bởi
có một giai đoạn tựa kép trong đó cả hai chân tiếp xúc với đất, xen kẽ
với các giai đoạn tựa đơn khi chân kia đưa tới trước để bước tiếp. Trong
khi đi khơng có giai đoạn hai chân đều hở đất (nghĩa là giai đoạn bay).
Giai đoạn tựa (chống) là khi bàn chân tiếp xúc với đất (từ điểm bàn
chân chạm đất đến khi bàn chân rời khỏi đất). Giai đoạn này thường
được chia thành tiếp xúc ban đầu (chạm gót), đáp ứng tải (hoặc bàn chân
bằng), giữa thì tựa, cuối thì tựa (nhấc gót), và tiền đu đưa (nhấc ngón
chân).
Giai đoạn đu đưa xảy ra từ lúc bàn chân rời đất đến khi bàn chân đó
chạm đất lại. Giai đoạn này thường được chia thành đầu thì đu đưa, giữa
thì đu đưa và cuối thì đu đưa.
Tỷ lệ thời gian tương ứng sử dụng trong hai giai đoạn đu đưa và
tựa này thay đổi đáng kể khi đi và chạy. Khi đi bình thường thì tựa chiếm
60%, thì đua đưa chiếm 40%. Khi đi nhanh và chạy, thời gian giai đoạn
tựa giảm đi. Ví dụ chạy vừa 55%, chạy nhanh 50%.



Hình 1: Các thì của dáng đi bình thường

(Ghi chú: IC = Initial Contact (chạm gót); LR = Loading Response
(đáp ứng tải); M St = Mid support (giữa thì tựa); T St = Terminal
support (cuối thì tựa); PS = Pre swing (tiền đu đưa); I Sw = Initial swing
(đầu thì đu đưa); M Sw = Mid swing (giữa thì đu đưa); T Sw = Terminal
swing (cuối thì đu đưa).

Bảng: Thuật ngữ cũ và mới về các thì của dáng đi


Sau đây chúng ta xem xét chi tiết hơn các giai đoạn

Thì Tựa (Stance Phase)
(Tựa cịn được gọi là chống, trụ)
Tiếp xúc ban đầu (Initial contact): 0% chu trình
Là thời điểm một phần của bàn chân chạm sàn.
Dáng đi bình thường: chạm gót chân

Đáp ứng tải (Loading response): 0-10% chu trình
Khởi đầu cùng với giai đoạn tiếp xúc đầu tiên, kết thúc lúc chân
đối diện khơng cịn chạm sàn.
Là giai đoạn tựa hai chân, trọng lượng chuyển từ chân kia sang chân
này; thân mình chuyển sang bên (ngồi); bàn chân từ chạm gót tiến đến
tiếp xúc hồn tồn.


Giữa thì tựa (Mid stance): 10-30% chu trình
Khởi đầu từ lúc kết thúc giai đoạn đáp ứng tải; kết thúc lúc chân

kia vượt qua chân tựa.
Trọng lượng cơ thể hoàn toàn ở trên chân tựa trong khi chân đối
diện đu về phía trước, thân mình dịch chuyển ra trước. Gót chân tựa vẫn
sát sàn.

Cuối thì tựa (Terminal stance): 30-50% chu trình
Khởi đầu từ lúc kết thúc giai đoạn giữa thì tựa; kết thúc khi chân
đối diện chạm đất (tiếp xúc ban đầu của chân đối bên)
Cơ thể dịch chuyển về phía trước qua khỏi chân tựa; gót chân tựa
nhấc lên khỏi mặt nền.


Tiền đu đưa (Pre swing): 50-60% chu trình
Khởi đầu cùng lúc tiếp xúc đầu tiên chân đối bên; kết thúc ngay khi
bàn chân hở mặt nền, hết chịu trọng lượng.
Thân mình chuyển về bên trong (sang chân đối diện)
Là giai đoạn đáp ứng tải của chân đối bên

Xem thêm: Phân tích dáng đi: thì tựa và các rockers (lắc chân)

Thì Đu (Swing phase)
(Đu đưa còn được gọi là đong đưa)


Đầu đu đưa (Initial swing): 60-73% chu trình
Khởi đầu khi (phần trước) bàn chân hở đất hoàn toàn
clearance)

(foot


Kết thúc khi gối vượt qua chân đối diện, nhưng bàn chân vẫn còn ở
sau chân đối diện.

Giữa đu đưa (Mid swing): 73-87%
Khởi đầu khi kết thúc đầu đu đưa; kết thúc khi cẳng chân đứng dọc

Cuối đu đưa (Terminal swing): 87-100%



Khởi đầu từ giữa thì đu; kết thúc bằng tiếp xúc ban đầu.

chân.

Duỗi gối đưa cẳng chân đưa ra trước, dẫn đến tăng chiều dài bước

Đặt trước tư thế (preposition) của bàn chân để chuẩn bị cho thì tựa
(chịu trọng lượng): gập mu bàn chân.

Hình 2. Minh hoạ các giai đoạn của dáng đi (chân có tơ đậm), Hãy so sánh giữa hai chân


Xem video Youtube: phân tích các giai đoạn của dáng đi bình
thường


Phần 2

Phân Tích Định Lượng Dáng Đi
Để có những thơng tin định lượng chính xác về dáng đi bình thường

cũng như bất thường, người ta thường sử dụng những phương tiện đo
lường từ đơn giản đến phức tạp. Các tham số thu được có thể là các
thơng tin về chuyển động học (kinematics) thẳng và góc cũng như những
thơng tin về lực động học (kinetics) và năng lượng (energy). Hầu hết các
phịng thí nghiệm lượng giá dáng đi (gait analysis lab) đều trang bị những
camera (6-8 camerra) ghi hình vận động của cơ thể trong một khoảng
không gian nhất định. Mặt nền của đường đi có trang bị những bản ghi
lực (force plate) để đo lực phản ứng, từ đó cung cấp các thông tin về lực
động học và năng lượng tiêu hao. Cơ thể người được lượng giá được
gắn những bộ cảm biến để nhận biết các điểm mốc giải phẫu và cả
những điện cực ghi điện cơ đồ. Tất cả những thông tin này được đưa
vào một hệ thống máy vi tính xử lý để cho ra những đường biểu diễn về
chuyển động học và lực động học dáng đi của đối tượng (hình 3). Từ đó,
chúng ta sẽ có thể phân tích chính xác về dáng đi của đối tượng để đưa ra
kết luận tương ứng.

Hình 3: Một phịng thí nghiệm phân tích dáng đi với hệ thống camerra và bản ghi lực.


Phân tích Chuyển động học Dáng đi
Đặc điểm chuyển động học thẳng của dáng đi
Nhịp bước chân (stride): là khoảng từ một sự kiện của một chi đến
cùng sự kiện của cùng chi đó ở lần tiếp xúc tiếp theo. Ví dụ: từ lúc chạm
gót chân phải đến lúc chạm gót chân phải. Có thể chia nhịp bước đi thành
hai bước đi.
Bước chân (step): phần của nhịp bước chân từ một sự kiện xảy ra
ở chân này đến cùng một sự kiện ở chân kia. Ví dụ: từ lúc chân phải
chạm đất đến lúc chân trái chạm đất. Như vậy hai bước thành một stride
hay còn gọi là chu kỳ dáng đi.
Các tham số thường đo là:

Chiều dài bước chân (step length)
Chiều dài nhịp bước chân (stride length)
Độ rộng bước chân (Step width): khoảng cách từ đường đi chân
phải đến chân trái
Tốc độ bước chân (cadence): số bước chân/giây (bình thường 1,9
bước/giây)
Tốc độ chạy/đi (speed) = chiều dài nhịp bước chân * tốc độ nhịp
bước chân

Hình 4. Nhịp bước chân (stride) và bước (step) trong chu kỳ dáng đi.

Như vậy có thể gia tăng tốc độ đi/chạy bằng cách gia tăng chiều
dài bước chân hoặc tốc độ bước hoặc cả hai. Nhiều nghiên cứu cho thấy



để tăng tốc độ, ban đầu người chạy gia tăng chiều dài bước chân. Tuy
nhiên, mức gia tăng này có giới hạn và để chạy nhanh hơn, người đó phải
gia tăng tốc độ bước chân.
Mỗi người thường có một tốc độ đi ưa thích quen thuộc. Tốc độ
này thường khoảng 1,46m/s.
Các thông số dáng đi được điều chỉnh khi các điều kiện cơ thể
hoặc môi trường cản trở chu kỳ dáng đi. Ví dụ, một người khiếm khuyết
thể chất (như bại não… ) thường đi với vận tốc và nhịp độ chậm hơn
bằng cách tăng thì tựa, giảm thì đu đưa, và chiều dài bước đi ngắn lại.
Các yếu tố mơi trường cũng ảnh hưởng tốc độ đi, ví dụ khi đi trên đường
trơn trượt, hầu hết giảm chiều dài bước chân và tăng độ rộng bước.
Điều này giảm thiểu khả năng ngã bằng cách tăng góc đánh gót với đất
và giảm khả năng dịch chuyển bàn chân trên mặt phẳng trơn trượt.
Đặc điểm chuyển động học góc của dáng đi

Phân tích chuyển động góc khi đi và chạy thường là biểu diễn hình
học các hoạt động của các khớp theo thời gian. Sự thay đổi tầm vận
động nhiều nhất là ở mặt phẳng đứng dọc, và có thể xác định bằng phân
tích 2D. Một phân tích đầy đủ hơn (ba mặt phẳng) địi hỏi đánh giá bằng
phân tích 3D.
Hình 5 biểu diễn sự thay đổi chuyển động học góc của các khớp
chi dưới cả ở ba mặt phẳng theo thứ tự là mặt phẳng trán, đứng dọc, và
mặt phẳng ngang khi đi.


Hình 5: Chuyển động góc của các khớp chi dưới khi đi ở ba mặt phẳng

Phân tích Lực động học Dáng đi.
Các vận động khi đi là kết quả của co cơ. Hình 6 tóm lược hoạt
động cơ trong khi đi. Các cơ chủ yếu để khởi đầu và ngừng các vận
động của chi. Hầu hết hoạt động đong đưa của chân là do tác dụng như
quả lắc của trọng lượng và không cần co cơ gắng sức.


Hình 6: Hoạt động cơ trong khi đi. Trục ngang biểu diễn phần trăm của một nhịp bước chân
(zero: chạm gót và 100% là chạm gót cùng chân nhịp tiếp theo).

Đánh giá lực động học thường được thực hiện đầu tiên bằng cách
đo lực phản ứng của mặt nền lên cơ thể. Hình 7 cho thấy đường biểu
diễn phản lực nền điển hình khi đi. Đường biểu diễn cho thấy đặc điểm
của các giai đoạn tựa đơn (single support) và tựa kép (double support)
và sự chuyển lực từ bàn chân này sang bàn chân kia. Giai đoạn tựa kép ,
là giai đoạn chuyển lực từ bàn chân này sang bàn chân kia, cho phép kiểm
soát tốc độ tải (độ dốc của đường cong) và giữ tốc độ chuyển tương đối
thấp. Lực thẳng đứng vẫn giữ tương đối bằng trọng lượng cơ thể suốt

giai đoạn tựa đơn, và lực tối đa vào lúc chạm gót và nhấc chân chỉ cao
hơn trọng lượng cơ thể một ít. Lực cao ở hai thời điểm này là do cơ thể
giảm tốc vào lúc đánh gót và sau đó tăng tốc vào lúc nhấc ngón.


Hình 7: Các lực thẳng đứng điển hình trong dáng đi bình thường

Các lực trước-sau (hình 8) cho thấy các lực tác dụng dọc hướng của
vận động, lực này là các lực hãm (braking) hoặc lực tiến (driving) phụ
thuộc vào hướng của chúng. Vào lúc đánh gót lực tác động theo hướng
ngược với vận động nên là lực hãm. Khi tâm khối đi qua bàn chân và bắt
đầu xuất hiện lực tiến, do đó lực trở nên dương và là lực đi tới. Điểm mà
lực thay đổi từ lực hãm sang lực tiến tới thường giữa 45% - 50% tổng
thời gian tựa. Những thay đổi với mẫu bình thường này sẽ gợi ý một
dáng đi bất thường.


Hình 8. Các lực trước-sau điển hình trong dáng đi bình thường.

Một khía cạnh phân tích khác là cơng cơ học của cơ. Cơng của
cơ là tích của moment khớp và dịch chuyển góc khớp. Cơng dương khi có
hoạt động co cơ hướng tâm, như các moment gấp tạo nên vận động gấp.
Công âm khi các hoạt động ly tâm, moment của lực ngược chiều với vận
động. Ví dụ, cơng âm sẽ tạo nên moment duỗi gối khi khớp gối đang
gấp. Thường thì cơng dao động quanh giá trị âm và dương nhiều lần
trong chu chuyển đi và chạy.
Hình 9 mô tả chuyển động học khớp, moment lực tổng của cơ, và
công tương ứng ở khớp háng, gối và cổ chân trong một bước đi.



Hình 9. Dịch chuyển góc, moment lực, và cơng trong một nhịp bước đi. A. Háng, B. Gối, C. Cổ
chân. Đường dọc đậm phân cách thì tựa và thì đu đưa.

Ở khớp háng, có một moment duỗi háng ở đầu thì tựa cho đến
giữa thì tựa. Vào cuối thì tựa, có một hấp thụ cơng khi các cơ gấp háng
co làm giảm tốc độ duỗi háng. Chuẩn bị cho nhấc chân, cơ gấp háng co
lại để tạo công khởi đầu giai đoạn đong đưa. Háng tiếp tục gấp trong thì
đong đưa qua công được tạo nên bởi moment cơ gấp háng cho đến cuối
giai đoạn đong đưa bởi một moment duỗi háng.
Ở khớp gối, giai đoạn đáp ứng tải có sự gấp gối được kiểm soát
bởi một moment duỗi gối từ lúc chạm chân đến giữa thì tựa. Vào cuối thì
tựa, lại có một moment gấp gối và di chuyển đến một moment duỗi gối
nhỏ. Trong thì đu đưa, ít có tạo cơng cho đến cuối giai đoạn đu đưa, khi
các cơ gấp gối hoạt động ly tâm để làm chậm động tác duỗi gối để
chạm gót chân.
Ở cổ chân có một moment gập mu bàn chân ngắn trong giai đoạn
đầu của thì tựa khi bàn chân được hạ xuống mặt đất. Sự chuyển sang
moment gấp lòng bàn chân ban đầu xảy ra qua hoạt động gấp lòng bàn







chân để kiểm soát sự xoay của cẳng chân lên bàn chân. Sau đó là tiếp tục
moment gấp lịng bàn chân khi các cơ gấp lòng bàn chân co đồng tâm để
đẩy chân đi tới. Vào lúc bắt đầu thì đong đưa, sự gấp lòng bàn chân tiếp
tục xảy ra dưới sự kiểm soát của hoạt động cơ gấp mu bàn chân co ly
tâm. Khi ở thì đong đưa, ở cổ chân ít có cơng được tạo ra.


Vai trị của chi trên trong dáng đi:
Chi trên có vai trị như một yếu tố làm vững hạn chế các thay đổi
trong động lượng góc của cơ thể và do đó bảo tồn năng lượng. Nếu
khơng có tay thì cơ thể (thân) sẽ lắc lư nhiều (động lượng góc) khi chân
xoay ra trước và ra sau.
Hai tay đong đưa theo kiểu đối nghịch với hai chân (nghĩa là tay
phải gấp vai và khuỷu tối đa khi chân phải nhấc ngón và duỗi vai và
khuỷu khi đánh gót phải). Do đó, thân trên xoay theo hướng ngược với
xương chậu. Hoạt động của hai tay tạo nên một động lượng góc đối
nghịch với chân và do đó giảm sự thay đổi động lượng góc của toàn cơ
thể.
Ghi chú: mặc dù khối lượng của chân lớn hơn tay, hai tay có thể
tạo động lượng hầu như bằng với động lượng của hai chân. Điều này là
do hai tay ở vị trí xa đường giữa hơn và do đó cần ít khối lượng hơn để
có cùng moment qn tính
Động lượng góc (L) = moment qn tính (I) * vận tốc góc (ω)
Trong mặt phẳng ngang, hai tay khơng có tác dụng bởi vì chúng
hoạt động theo hướng đối nghịch, nghĩa là tay này ra trước và tay kia ra
sau. Về phương thẳng đứng hai tay đóng góp khoảng < 5% lực nâng của
cơ thể.


Hình 10: Tóm lược các chuyển động góc của khớp và hoạt động cơ ở mặt phẳng đứng dọc trong
dáng đi bình thường.


Phần 3

Phân Tích Dáng Đi Trên Lâm Sàng

Phương pháp phân tích dáng đi trên lâm
sàng
Ghi nhớ 5 điều kiện cho dáng đi
Độ vững ở thì tựa/chống (stance phase stability)
Hở bàn chân ở thì đu (swing clearance)
Đặt trước tư thế bàn chân ở cuối thì đu (foot pre-position in terminal
swing)
Chiều dài bước chân đủ (Adequate step length)
Hiệu quả của dáng đi (Bảo tồn năng lượng) (Energy conservation)
Thực hiện lượng giá dáng đi:
Hỏi về các than phiền và vấn đề của người bệnh
Quan sát dáng đi và phân tích video ở các mặt phẳng đứng dọc/trán/cắt
ngang. Xem xét vận động của cơ thể theo một trình tự nhất định (dưới lên
hoặc trên xuống) của thân mình, hai tay, khung chậu, háng, gối, cổ bàn chân.
Đánh giá các đặc điểm về nhịp điệu, thời gian, không gian (khoảng
cách), các bất thường vận động góc. Xem xét 5 điều kiện cho dáng đi ở trên và
liệt kê các bất thường nếu có.
(Tốt nhất nên quay video ở 2 mặt phẳng (đứng dọc và trán) bằng điện
thoại/máy quay để phân tích dễ hơn.)

đến:

Phân tích vấn đề:
Ví dụ khơng gập mu chân đủ vào giữa- cuối thì đu (bàn chân ngựa) dẫn
ảnh hưởng hở bàn chân thì đu,
khơng chuẩn bị đúng tư thế bàn chân để chạm gót,
khơng chạm gót,


dáng đi không hiệu quả

Đưa ra giả thuyết về khiếm khuyết: do bất thường về tầm vận động,
cơ lực, trương lực, cảm giác, lực, moment, kiểu hoạt hoá cơ, kiểm sốt vận
động?
Các sai lệch, bất thường có thể là ngun phát, thứ phát hoặc là bù trừ
để đảm bảo chức năng.
Ví dụ với bàn chân ngựa thật sự:
Nguyên phát (primary): không gập mu chân đủ
Thứ phát (secondary): Gối quá duỗi thì tựa
Bù trừ (để đi được): Qt vịng khớp háng ở thì đu

Các thay đổi dáng đi trên lâm sàng
Nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến dáng đi và chức năng đi lại. Một số dáng
đi bệnh lý thường gặp là:
Dáng đi chống đau:
Để giảm đau bệnh nhân rút ngắn thời gian tựa ở bên đau và nhanh chóng
chuyển trọng lượng sang chân kia.
Dáng đi cứng khớp háng:
Khi khớp háng bị cứng, bệnh nhân không thể gấp khớp háng khi đi để
nhấc chân lên hở đất trong thì đu đưa.
Dáng đi Trendelenberg:
Như trường hợp phá vỡ giải phẫu bên phải trong gãy cổ xương đùi chưa
liền hoặc yếu cơ mông nhỡ.
Hoạt động của cơ mông nhỡ kéo xương chậu xuống dưới trong thì tựa
khơng hiệu quả hoặc yếu do mất một điểm tựa vững.
Xương chậu hạ xuống ở phía bên kia (tức là bên trái) gây nên mất vững.
Dáng đi chân ngắn:
Chân ngắn chân dài trở nên rõ khi một chân ngắn hơn chân kia 1 inch
(2,5 cm). Dáng đi nghiêng chậu xuống dưới rõ và biến dạng bàn chân ngựa ở
chân ngắn (bù trừ).



×