Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

đề tài “vai trò của cán bộ lao động thương binh và xã hội cấp xã đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (qua khảo sát 9 huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.34 KB, 97 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăm sóc bảo vệ, giáo dục trẻ em là việc làm thường xuyên, liên tục và
đặc biệt cấp thiết trong tình hình hiện nay. Đó là nhiệm vụ quan trọng của
khơng chỉ gia đình, các ngành, các cấp, các tổ chức đồn thể mà cịn phải là
sự vào cuộc cần thiết của tồn xã hội. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại, sao
nhãng và tai nạn thương tích trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó,
tỷ lệ trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng nhiều.
Nhiều nguyên nhân đã được các chuyên gia và các nhà quản lý nêu ra: nhận
thức của từng gia đình và toàn cộng đồng chưa đầy đủ; năng lực của đội ngũ
cán bộ còn yếu kém; dịch vụ bảo vệ trẻ em cịn nghèo nàn, chưa có mạng
lưới; thiếu hệ thống pháp lý thân thiện với trẻ em; vai trò của quản lý nhà
nước còn mờ nhạt, chưa hiệu quả…
Đáng chú ý là cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) chưa được
quan tâm một cách đầy đủ và toàn diện: Kinh phí hoạt động, nguồn vốn đầu
tư cho các hoạt động liên quan đến trẻ em còn rất eo hẹp; cán bộ chuyên trách
về công tác trẻ em cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp… Cán bộ
lãnh đạo các cấp tuy đã có chú ý đến cơng tác tuyên truyền và vận động thực
hiện quyền trẻ em nhưng chưa thực sự đi sâu vào các vấn đề liên quan đến trẻ
em; nhận thức của người dân và các cấp lãnh đạo và cả những cán bộ trực tiếp
làm về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn chưa đầy đủ về quyền trẻ em và
trong đó có cả đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Hệ thống cán bộ làm cơng tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp, đặc biệt là cấp xã còn thiếu về số lượng,
hạn chế về năng lực, chủ yếu là kiêm nhiệm và đồng lương trợ cấp cịn ít.
Ngồi ra, vai trò của cán bộ xã hội làm việc về trẻ em và các cán bộ bảo vệ trẻ


2
em (nếu có ở các hệ thống dịch vụ trên) chưa được quy định cụ thể trong các


văn bản pháp luật của Nhà nước để đảm bảo quyền hạn pháp lý khi thực hiện
việc can thiệp, hỗ trợ bảo vệ trẻ em.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Số trẻ em dưới 16
tuổi là 275.839 em, trẻ em dưới 6 tuổi có 119.004 em. Trẻ em con hộ nghèo
có 16.463 em, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em là 3.417 em. Trẻ em thuộc gia đình nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi
được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y
tế cơng lập. Tuy vậy, tình trạng vi phạm quyền trẻ em, trẻ em khơng được
hưởng các quyền của mình cịn xảy ra nhiều [35].
Vĩnh Phúc có 137 xã, phường, thị trấn tương đương với 137 cán bộ cấp
xã làm trong lĩnh vực Lao động- thương binh và xã hội. Nhưng trên thực tế,
đến thời điểm điều tra, cán bộ Lao động- thương binh và xã hội cấp xã vẫn
chưa có một chức danh cụ thể. Phần lớn là cán bộ chuyên trách văn hóa- xã
hội, cán bộ xã đội… kiêm nhiệm làm. Bởi vậy, điều này gây rất nhiều khó
khăn cho việc thực hiện công tác ngành Lao động- thương binh và xã hội nói
chung, cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng. Việc kiện tồn đội ngũ cán
bộ Lao động- Thương binh và xã hội (LĐTBXH) cùng đội ngũ cộng tác viên
thơn, bản làm bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang là một thách thức lớn đối với
nhiều địa phương (trong đó có Vĩnh Phúc) do khơng đủ kinh phí hỗ trợ. Trong
cấu trúc hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, cấp xã là cấp cơ sở gần dân
nhất, truyền tải trực tiếp ý kiến, nguyện vọng của người dân đến các cấp cao
hơn nên cấp xã có một vai trị rất quan trọng trong hệ thống chính trị của đất
nước. Những cán bộ cấp xã đóng vai trị khơng thể thiếu trong việc trực tiếp
triển khai các chương trình, kế hoạch, phổ biến các chính sách của Đảng và


3
Nhà nước đến với nhân dân trong đó có các chính sách về bảo vệ, chăm sóc
trẻ em.

Câu hỏi được đặt ra là: Vai trò của cán bộ ngành lao động thương binh
xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như thế nào và những yếu tố
nào ảnh hưởng đến vai trị của họ trong cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em;
những giải pháp nào có thể có để giúp nâng cao vai trị của cán bộ ngành lao
động thương binh xã hội để thực hiện hiệu quả cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em? Đề tài: “Vai trò của cán bộ Lao động- thương binh và xã hội cấp xã đối
với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (Qua khảo sát 9 huyện, thành phố, thị
xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)" sẽ trả lời những câu hỏi trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mặc dù công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được Đảng và Nhà nước
thực sự quan tâm, phong trào toàn dân chăm lo cho trẻ em luôn luôn được đẩy
mạnh tại các địa phương trong cả nước, nhưng trong một thời gian dài, những
nghiên cứu, những khảo sát đánh giá về công tác này cịn ít ỏi. Dưới đây là
một số cơng trình cơ bản:
Bàn về việc thực hiện quyền trẻ em và các chính sách về BVCS& GD
trẻ em, Đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Đình Tấn và cộng sự, nhận định
rằng: nhận thức của nhân dân nói chung (trong đó có cán bộ lãnh đạo cấp cơ
sở) về Quyền trẻ em là khá cao, và nhân dân đánh giá vai trò của cán bộ lãnh
đạo quản lý cấp cơ sở thấp hơn cán bộ lãnh đạo, quản lý (LĐ,QL) tự đánh giá
[37]. Báo cáo khoa học của Viện xã hội học năm 2005 cũng chỉ ra rằng các
vấn đề về quyền trẻ em chưa được cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở và cán bộ chuyên
trách chú ý tập trung giải quyết. Các hoạt động tuyên truyền chủ yếu lồng
ghép, nội dung cịn mang tính chung chung, đặc biệt thiếu các khoa tập huấn
sinh hoạt chuyên đề cho cán bộ lãnh đạo. Tình trạng thiếu cán bộ chuyên
trách về trẻ em cũng được cho là một trở ngại lớn trong việc thực hiện quyền


4
trẻ em ở cơ sở [44]. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh, Đặng Bích Thủy về
việc thực hiện lại đề cập đến những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em

với những biến đổi do quá trình chuyển đổi kinh tế đem lại [27, tr.28]. Tác giả
Trịnh Hịa Bình cho rằng vấn đề quyền trẻ em là một vấn đề rất phức tạp khi
thực hiện và nhận thức của cha mẹ về Quyền trẻ em còn khá hạn chế, cần có
nhiều biện pháp tuyên truyền vận động phối hợp để nâng cao nhận thức của
cha mẹ nói riêng và nhận thức của nhân dân nói chung về hiểu biết và thực
hiện Quyền trẻ em [4, tr.37-45]. Trong “Báo cáo kết quả đề tài: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn cơ bản về việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam trong
giai đoạn phát triển 1997- 2020” của Nguyễn Hữu Minh và Đặng Bích Thủy
năm 2009 cũng nhấn mạnh đến hai nguyên nhân chính của việc bất cập giữa
lý thuyết (ban hành các chính sách pháp luật, các khung pháp lý liên quan đến
trẻ em) và thực tiễn (việc thực hiện các chính sách, khung pháp lý đó) là do:
điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam nói chung, của các địa phương, cộng
đồng gia đình nói riêng còn thấp, chưa đủ để thực hiện đầy đủ một số quyền
của trẻ em và do nhận thức của cộng đồng trong đó có nhận thức của cán bộ
làm cơng tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em về quyền trẻ em cịn nhiều hạn
chế [26].
Bên cạnh đó, nghiên cứu nước ngoài của Christian Salazar Volkmann
(2004): “Những điểm mở và thách thức cơ bản với phương thức làm chương
trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã chỉ ra rằng muốn xây dựng được các chương
trình trên cơ sở quyền trẻ em là: đặt trọng tâm vào trẻ em, nhìn nhận tổng thể
về trẻ em, trách nhiệm giải trình, hỗ trợ những người có trách nhiệm, vận
động gây ảnh hưởng, sự tham gia, không phân biệt đối xử, lợi ích tốt nhất của
trẻ em, được phát triển, trẻ em là một phần của cộng đồng, các nguyên nhân
gốc rễ và vấn đề rộng hơn, mối quan hệ đối tác, thông tin và kiến thức…[46].


5
Luận Văn thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Nhâm về “Vai trò của cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú, tỉnh

Bình Phước hiện nay” đã khảo sát một cách khá tồn diện về vai trị của cán
bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở với số lượng 725 mẫu gồm 275 mẫu cán bộ
lãnh đạo quản lý, 450 mẫu đối tượng cha mẹ, giáo viên, học sinh, để khẳng
định vai trị khơng thể thiếu của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở đối với
việc thực hiện Quyền trẻ em [31].
Nhìn chung các nghiên cứu trên đây, đều đã đưa ra được bức tranh khái
quát về tình hình thực hiện quyền trẻ em, các chính sách về BVCS&GD trẻ
em ở Việt Nam cũng như những thuận lợi khó khăn và vai trị của các nhóm
đối tượng: nhân dân, cha mẹ, cán bộ LĐ, QL trong việc thực hiện công tác
này, tuy nhiên lại chưa đề cập cụ thể đến vai trò của cán bộ Lao động- thương
binh và xã hội (một trong những trợ thủ đắc lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp xã) trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong khi họ chính là những
người liên quan trực tiếp nhất đến việc BVCSTE.
Bàn về các yếu tố tác động ảnh hưởng đến vai trị của cán bộ cấp xã
cũng có nhiều nghiên cứu đề cập đến như:
Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ
chốt cấp xã (qua khảo sát ở Đồng bằng Sông Hồng)” (2007), của Nguyễn Thị
Tuyết Mai và cộng sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã cho thấy: những
phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo quản lý, thâm niên quản lý, khả năng tổ
chức, quản lý và điều hành bộ máy quản lý, trình độ phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương, cơ chế, chính sách, quy chế hoạt động của cấp xã, số lượng
dân cư trên địa bàn, thâm niên cơng tác, trình độ dân trí ở địa bàn có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của cán bộ; cịn các yếu tố: trình độ chun
mơn nghiệp vụ, trình độ học vấn, trình độ quản lý, những phẩm chất tâm lý,
sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, mối quan hệ giữa mức lương/ phụ cấp và


6
cơng việc của cán bộ… thì ảnh hưởng tới năng lực tổ chức thực tiễn [18].
Luận án tiến sỹ của Phạm Công Khâm về chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long” (2000) đã đưa ra nhận
định: đời sống khó khăn, tình trạng thiếu thơng tin cũng ảnh hưởng đến vai trị
và cơng tác cán bộ cấp xã [15]. Nghiên cứu của Trịnh Duy Luân: “Hệ thống
chính trị cơ sở ở nông thôn qua ý kiến người dân (một số vấn đề thực tiễn và
giả thuyết nghiên cứu)”, Tạp chí Xã hội học, 2002, khẳng định đặc điểm lịch
sử và truyền thống văn hóa của địa phương cũng được xem là một nhân tố
quan trọng quyết định đến việc giữ vững ổn định của hệ thống chính trị cơ sở
và việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cán bộ LĐ, QL ở cấp xã [16, tr.310]. Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Nhâm với Luận văn: “Vai trò của cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện Quyền trẻ em ở huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước hiện nay” đã phân tích cụ thể các yếu tố tác động đến các vai
trò của cán bộ LĐ, QL cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em như: thâm
niên cơng tác, giới tính, trình độ học vấn, khối cơng tác và tiền lương, chế độ,
chính sách thấp, điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp, các
phong tục tập qn lạc hậu, hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, q
trình tổ chức và giám sát thực hiện…[31].
Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chủ đề nói trên,
kết quả nghiên cứu từ các cơng trình đó đã cũng cấp được bức tranh chung về
cơng tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh Phúc nói
riêng và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của cán bộ cấp xã trong việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên, trong giới hạn hiểu biết
của mình tác giả cho rằng tính đến nay các nghiên cứu mang tính chất chuyên
sâu và chi tiết để đo lường và đánh giá kiến thức, hiểu biết cũng như thái độ
và hành vi của cán bộ cấp huyện về quyền được bảo vệ của trẻ em vẫn còn là


7
khoảng trống chưa được đề cập nghiên cứu nhiều, và đây chính là khoảng
tróng mà các nghiên cứu tiếp theo cần phải bù đắp. Xuất phát từ thực trạng
đó, học viên lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ về “Vai trò của cán bộ Lao

động- thương binh và xã hội đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em” vừa
đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Nhận diện và phân tích vai trị của cán bộ lao động - thương binh và
xã hội cấp xã về cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tìm hiểu các yếu tố tác
động đến vai trị của những cán bộ Lao động- thương binh và xã hội cấp xã
đối với việc thực hiện công tác này. Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm
nâng cao vai trò của cán bộ Lao động- Thương binh và xã hội cấp xã làm tốt
cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu như:
vai trò, cán bộ lao động - thương binh và xã hội cấp xã, trẻ em, bảo vệ, chăm
sóc trẻ em.
- Xác định rõ các cơ sở lý luận chuyên ngành xã hội học làm nền tảng cho
nghiên cứu như lý thuyết vai trò và lý thuyết hành động xã hội.
- Nhận diện thực trạng về vai trò của đội ngũ cán bộ Lao độngthương binh và xã hội cấp xã trong việc thực hiện công tác BVCSTE thông
qua thu thập, phân tích số liệu thứ cấp và khảo sát điều tra xã hội học.
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến vai trò của những cán bộ cán bộ
LĐTBXH cấp xã đối với việc thực hiện công tác này.
- Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nâng cao vai trò của cán bộ
LĐTBXH cấp xã làm tốt cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu


8
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cán bộ ngành Lao độngThương binh và xã hội cấp xã đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ làm công tác Lao động thương binh và xã hội cấp xã.
- Người dân trong các hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 9 huyện, thành phố, thị xã của Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Từ tháng 6- 8/ 2013.
5. Câu hỏi nghiên cứu, Giả thuyết nghiên cứu, hệ biến số và
khung lý thuyết của luận văn
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Cán bộ LĐTBXH cấp xã có vai trị như thế nào trong cơng tác Bảo
vệ, chăm sóc trẻ em?
2. Những yếu tố nào tác động đến các vai trò của cán bộ LĐTBXH
cấp xã khi thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
+ Nhận thức và hiểu biết của đội ngũ cán bộ Lao động thương binh và
xã hội cấp xã còn hạn chế. Việc thực hiện vai trò của mình trong cơng tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em chưa tích cực và hiệu quả.
+ Có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, thâm niên cơng tác và học vấn
trong việc thực hiện vai trò của cán bộ LĐTBXH cấp xã về cơng tác chăm
sóc, bảo vệ trẻ em.
5.3. Hệ biến số
+ Biến số độc lập:
* Đặc điểm nhân khẩu của cán bộ LĐTBXH cấp xã: độ tuổi; giới
tính; trình độ học vấn; thâm niên cơng tác; địa bàn công tác.
* Các đặc điểm của cộng đồng cư trú: trình độ dân trí, tình hình phát
triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương.


9
+ Biến số phụ thuộc: Vai trò của cán bộ Lao động thương binh và xã
hội cấp xã trong việc thực hiện Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Vai trị lồng ghép, phối hợp, tổ chức thực hiện các chương trình, kế
hoạch về BVCSTE.

- Vai trị tun truyền, vận động, thuyết phục.
- Vai trị xử lý tình huống.
- Vai trị kiểm tra, giám sát
- Vai trị đề xuất, chính sách, giải pháp.
+ Biến trung gian: Hệ thống văn bản pháp luật về công tác BVCSTE.
Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên đối với công tác BVCSTE.
5.1. Khung phân tích

Đặc điểm nhân khẩu của
cán bộ LĐTBXH cấp xã:
tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, thâm niên cơng tác…
Đặc điểm của cộng đồng
cư trú:
- Trình độ dân trí
- Tình hình phát triển kinh tếxã hội của địa phương

Vai trị
của cán
bộ
LĐTBXH
trong
cơng tác
bảo vệ
chăm sóc
trẻ em

Lồng ghép phối hợp, tổ
chức thực hiện


Tuyên truyền vận
động thuyết phục
Xử lý tình huống

Kiểm tra giám sát

Đề xut chớnh sỏch gii
phỏp

- Hệ thống văn bản pháp luật về công tác BVCSTE.
- Sự quan tâm lÃnh đạo, chỉ đạo của cấp
trên đối với cụng tỏc BVCSTE.


10


11
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
6.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh,
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVCS&GD trẻ em
và vai trò của cán bộ cấp cơ sở trong thực hiện BVCS&GD trẻ em.
- Dựa trên các lý thuyết xã hội học: lý thuyết vai trò, thuyết hành động
xã hội.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
- Phân tích tài liệu có sẵn: các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài; các văn bản của Trung Ương và địa phương về cơng tác bảo vệ, chăm sóc
trẻ em.

- Phỏng vấn sâu: 30 cuộc cho 2 cán bộ cấp tỉnh, 3 cán bộ cấp huyện, 10
cán bộ cấp xã và 10 người dân, 5 trẻ em.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng phiếu điều tra An- két với dung lượng mẫu: 240 phiếu, gồm
cán bộ: 70 phiếu; người dân: 170 phiếu.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm rõ các khía cạnh trong vai trị của cán bộ
LĐTBXH cấp xã về việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em, vận dụng cách
tiếp cận xã hội học, các lý thuyết vai trò, thuyết hành động xã hội để đánh giá
vai trò của họ và thực trạng việc thực hiện công tác BVCSTE ở cấp xã.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần chỉ ra thực trạng về vai trị cũng như nhận thức, thái
độ, hành vi của đội ngũ cán bộ LĐTBXH cấp xã trong việc thực hiện công tác
bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Qua đó, đề xuất một số khuyến nghị về truyền thông


12
nâng cao vai trò cho đội ngũ cán bộ cấp xã và khuyến khích tính tích cực
tham gia vào việc thực hiện tốt cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em, góp phần bổ
sung những bằng chứng làm cơ sở cho các cấp trong việc hoạch định các
chính sách về bảo vệ trẻ em, giúp hạn chế ở mức tối đa số trẻ em bị tai nạn
thương tích, xâm hại, trẻ em vi phạm pháp luật… và giảm thiểu số trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần vào việc thực hiện hiệu quả cơng tác
chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.



13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1. Khái niệm cán bộ
Theo quy định của Luật cán bộ, cơng chức thì cán bộ và cơng chức có
những tiêu chí chung là: cơng dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ
ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một
công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành
chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ cấp xã; công chức ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã) [33, tr.8].
* Cán bộ: thuật ngữ này thường được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, cán bộ là nói về những người được bầu hoặc được bổ
nhiệm giữ chức vụ trong các tổ chức (Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân)
thuộc hệ thống chính trị ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Nghĩa vụ và
quyền lợi của cán bộ (và công chức) những việc cán bộ (và công chức) không
được làm; việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện các chế độ
chính sách đối với cán bộ (công chức) theo quy định của pháp lệnh cán bộ,
công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) nước Cộng hịa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1998 và sửa đổi, bổ sung một số điều năm
2003. Chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp đối với các loại cán bộ (và
công chức) được thực hiện theo Nghị quyết số 35-NQ/UBTVQH9 ngày
17/5/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa IX); các Nghị định số 25 và
26/NĐ-CP ngày 25/3/1993 của Chính phủ.
Theo nghĩa rộng, cán bộ bao gồm tất cả những người đảm nhiệm một
công việc mà những công việc này cần khả năng tập hợp, vận động nhân dân



14
hưởng ứng, cùng thực hiện; không chỉ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính
trị mà cả trong các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội… những người tự nguyện
làm việc “ích nước, lợi nước”, được nhân dân tín nhiệm bầu làm cán bộ,
Như vậy, cán bộ được hiểu ở đây là một phạm trù dùng để chỉ tất cả
những người công tác ở các cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể,
lực lượng vũ trang, nằm trong biên chế, cả những người giữ chức vụ lẫn
những người làm công tác chuyên môn nghiệp vụ không giữ chức vụ.
Cán bộ Lao động- thương binh và xã hội khơng có một định nghĩa
riêng, mà chỉ là cán bộ không chuyên trách, làm việc dưới chức danh: cán bộ
Văn hóa- xã hội (theo khoản 4, điều 18 của Nghị định số 92/2009/NĐ- CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã) [10].
1.1.2. Trẻ em và các khái niệm liên quan
* Trẻ em: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phương tây
thường lấy mốc dưới 18 tuổi để xác định ranh giới giành cho em. Theo Công ước
về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc thì “Trẻ em được xác định là người dưới 18
tuổi, trừ khi Luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn” [5, tr.20].
Ở Việt Nam do nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp chăm sóc
và giáo dục trẻ em trong Dân số học thường lấy mốc 15 tuổi để phân biệt trẻ
em với tuổi trưởng thành.
Tại Điều 1- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/
QH11 được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 15/6/2004 ghi:
“Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [32].
Với việc xác định rõ ranh giới lứa tuổi giành cho trẻ em ở nước ta đã
tạo đà cho việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong các lĩnh vực học tập, vui chơi,
giải trí ..Vậy dựa trên tinh thần của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,



15
khi đề cập đến khái niệm trẻ em trong khoá luận này: Trẻ em là những công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi, chưa trưởng thành về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn
thương, cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
* Bảo vệ trẻ em: là việc đảm bảo của xã hội cho mọi trẻ em được
sống trong môi trường an tồn, khơng bị ngược đãi, phân biệt đối xử, kỳ
thị; khơng bị bạo lực, xâm hại tình dục; không phải lang thang kiếm sống,
lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. nguy hiểm và không phải làm
việc xa gia đình [40, tr.5].
* Chăm sóc trẻ em: là sự đáp ứng một cách phù hợp nhất, tốt nhất
những nhu cầu cần được chăm sóc của trẻ em về thể chất, tâm lý, tình cảm,
nhận thức, đạo đức và xã hội [40, tr.5].
1.1.3. Cơ sở
Định nghĩa: là một cấp quản lý nhà nước trong hệ thống quản lý hành
chính nhà nước bốn cấp hiện nay. Cơ sở chính là: xã, phường, thị trấn, là cấp
cơ sở của quản lý nhà nước [2, tr.177-178].
Đặc trưng của cơ sở:
Thứ nhất: Cơ sở là nơi sau chót trong hệ thống chính trị, là nơi sát và
gần dân nhất, là cấp thấp nhất trong quản lý nhà nước nhưng lại là nền tảng
của chế độ chính trị và đời sống xã hội.
Thứ hai: Cơ sở là nơi diễn ra cuộc sống của người dân, là nơi chính
quyền và các đồn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động và triển khai các phong
trào của cộng đồng dân cư để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hành
dân chủ của mình. Do vậy: “mấu chốt của cơ sở là chất lượng cán bộ, là hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị sao cho giữ được dân, làm cho dân yên
ổn, phấn khởi làm ăn, sinh sống, cố kết cộng đồng, quan tâm và bảo vệ thể
chế, phát triển xã hội, phát triển sức dân” [2, tr.177- 178].
Thứ ba: Cơ sở là tầng sâu sát nhất mà sự vận hành của thể chế từ vĩ mơ
phải tác động tới. Đường lối, nghị quyết, chính sách có đi vào cuộc sống hay



16
không là phụ thuộc vào cơ sở, sự thành công hay thất bại của mọi chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều do cơ sở quyết định. Nên
cần đặc biệt quan tâm đến cơ sở. Vì mất cơ sở là mất dân, mất dân là mất
nước, nguồn gốc sâu xa là do cán bộ xa dân. Do vậy, công tác cán bộ ở cơ sở
rất cần được coi trọng.
Thứ tư: Cơ sở là cấp hành động, tổ chức hành động đưa đường lối, nghị
quyết, chính sách vào cuộc sống. Nên năng lực và vai trò của cán bộ cơ sở là
năng lực, vai trò thực hành, tổ chức công việc và thường xuyên tuyên truyền
vận động giáo dục quần chúng [2, tr.177-178].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn: cơ sở ở đây là cấp xã - nơi mà
cán bộ LĐTBXH làm việc và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của mình.
1.1.4. Vai trị
Vai trị của cá nhân như là một vai diễn là một hoặc nhiều chức năng
mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Theo I. Robertsons thì: vai trị là
một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với
một vị thế xã hội nhất định.
Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu.
Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập
đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng. Cịn vai trị xã hội
khơng có tính chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời. Những
hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống,
tác phong từ trước đó trong cuộc sống.
Vai trị xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay
thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế
của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương
ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Mỗi cá nhân có vơ vàn vai trị, có bao
nhiêu mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trị xã hội. Vị thế và vai trò của



17
cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa
vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định
nên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trị khác nhau ở gia đình, ngồi xã
hội…và tuỳ theo vai trị của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác
phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai
trị ln gắn bó mật thiết với nhau. Khơng thể nói tới vị thế mà khơng nói tới
vai trị và ngược lại. Vai trị và vị thế là hai mặt của một vấn đề. Vị thế của cá
nhân được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Và vai trò
của các nhân được xác định bằng cách trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì?
Vai trị phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào vai trò ấy). Một vị thế có thể có nhiều
vai trị. Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trị thì vị thế thường ổn định
hơn, ít biến đổi hơn, cịn vai trị thì biến động hơn. Thơng thường thì sự biến
đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế. Vị thế biến đổi thì vai trị
cũng biến đổi.
Cịn J.H.Fisher lại cho rằng: vai trò là những hành động, hành vi ứng xử,
khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người hay một nhóm
xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế (vị trí xã hội) của họ [36, tr.127].
Vai trò của cán bộ Lao động- thương binh và xã hội được hiểu là một
tập hợp các quyền và nghĩa vụ mà xã hội mong đợi họ làm, thực hiện. Trong
đề tài này, sẽ tìm hiểu vai trị của cán bộ Lao động- thương binh và xã hội ở 5
khía cạnh. Đó là:
- Vai trị lồng ghép, phối hợp với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể tổ
chức các chương trình, kế hoạch, mơ hình, dự án về thực hiện cơng tác Bảo
vệ, chăm sóc trẻ em.
- Vai trị tun truyền, vận động, thuyết phục nhân dân tham gia công
tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Vai trị xử lý tình huống liên quan đến Trẻ em và Trẻ em có hồn cảnh

đặc biệt (TECHCĐB).


18
- Vai trò kiểm tra, giám sát hiệu quả của việc thực hiện cơng tác Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em.
- Vai trị đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Lý thuyết vai trò xã hội
Vai trò là một trong những khái niệm then chốt của xã hội học. Nói đến
vai trị xã hội thì khơng thể khơng nhắc đến vị thế xã hội. Vị thế xã hội và vai
trò xã hội đều là những khái niệm cơ bản, nền tảng của xã hội học. Vai trò xã
hội được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Vị thế xã hội (Social
Status) là một vị trí xã hội, mỗi vị thế quy định chỗ đứng cũng như cách ứng
xử của mỗi cá nhân hoặc nhóm xã hội. Tương ứng với từng vị thế xã hội sẽ có
một mơ hình hành vi được xã hội mong đợi. Mơ hình hành vi đó chính là vai
trị tương ứng của vị thế xã hội. Do vậy, vai trò xã hội được hiểu là “sự tập hợp
những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt buộc mà xã hội mong đợi đối với một
vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá nhân có vị thế đó” [38, tr.18]. Hay
vai trị chính là một tập hợp các mong đợi về các quyền và nghĩa vụ (hành vi)
gắn cho một vị trí xã hội của một người hay một nhóm người.
Vai trị xã hội có hai đặc tính quan trọng: là các nghĩa vụ, quyền lợi và sự
thực hiện của cá nhân có vị thế; là sự mong đợi của xã hội về nghĩa vụ và
quyền lợi của một người hay một nhóm người ở một vị trí xã hội nhất định.
Việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi phải gắn với sự mong đợi của xã hội,
nghĩa vụ và quyền lợi đó do xã hội mong đợi, kỳ vọng. Nghiên cứu vai trò
của cán bộ LĐTBXH cấp xã đối với việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em là
nghiên cứu việc thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của họ gắn với những quy định

của Đảng, Nhà nước ta và những mong đợi của nhân dân về vai trị thực hiện
bảo vệ, chăm sóc trẻ em của cán bộ LĐTBXH cấp xã.


19
Cùng một vị thế xã hội, nhưng trong các xã hội, các giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau thì những mơ hình hành vi mà xã hội địi hỏi sẽ
khác nhau, nói cách khác vai trị xã hội trong các gia đoạn đó cũng khác nhau.
Do vậy, nghiên cứu vai trò của cán bộ LĐTBXH cấp xã đối với việc thực hiện
bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần xem xét trên quan điểm lịch sử cụ thể.
Theo thuyết vai trò xã hội, vai trò của cán bộ LĐTBXH cấp xã đối với
việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em phụ thuộc nhiều vào vị trí xã hội, địa
vị, chức vụ công tác mà họ đang đảm nhiệm.
Để thực hiện một vai trò xã hội, chủ thể xã hội phải đáp ứng được sự
mong đợi, kỳ vọng của xã hội bao gồm hai khía cạnh. Trước hết, chủ thể đó
bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ và những hành vi có tính chuẩn mực mà xã
hội mong đợi ở cá nhân có vị thế. Thứ hai, trên vị thế xã hội của mình, chủ
thể xã hội có quyền thực hiện các chuẩn mực mà xã hội quy định, địi hỏi,
đồng thời có quyền u cầu các chủ thể xã hội khác phải tơn trọng các quyền
đó. Cán bộ LĐTBXH cấp xã cần thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy
định của Đảng, Nhà nước và sự kỳ vọng, mong đợi của nhân dân; có quyền
thực hiện các quy định về vai trò của cán bộ LĐTBXH cấp xã cần thực hiện
bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo thẩm quyền và được quyền yêu cầu gia đình,
nhà trường, cộng đồng xã hội tơn trọng các quyền đó.
Theo thuyết vai trị xã hội, cá nhân khơng hồn tồn thực hiện được vai
trị của mình nếu khơng có sự hợp tác của nhóm xã hội mà người đó tham gia.
Sẽ khơng đạt được hiệu quả cao các vai trò của cán bộ LĐTBXH cấp xã cần
thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em nếu khơng có sự sẵn sàng, đồng thuận và
hợp tác tích cực của trẻ em, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.
Theo quan điểm chức năng, vai trò giúp cho sự ổn định và phát triển của

xã hội. Bởi vì, nó cho phép các thành viên trong xã hội biết trước được quyền
lợi và nghĩa vụ của người khác để ứng xử phù hợp. Nếu cán bộ LĐTBXH cấp


20
cơ sở thực hiện tốt vai trị của mình trong việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ
em thì trẻ em được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình để
phát triển tồn diện.
1.2.2. Thuyết hành động xã hội
Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (tiếng Anh: Social actions) là
một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội.
Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng
phái chính trị, v.v... Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa
các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa
bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội. Một thực tế có thể quan sát
được trong mọi tình huống cá nhân và cơng cộng hàng ngày là hành động xã
hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình
thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương đối.
Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng
thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một
ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội.
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động
xã hội được cho là hồn chỉnh nhất; ơng cho rằng, hành động xã hội là
hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã
hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành
động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như
vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó [11, tr.117]. Weber đã nhấn
mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì khơng thể là một
hành động xã hội. Mọi hành động khơng tính đến sự tồn tại và những phản
ứng có thể có từ những người khác thì khơng phải là hành động xã hội.

Hành động không phải là kết quả của q trình suy nghĩ có ý thức thì


21
không phải là hành động xã hội. Hành động xã hội phải là hành động có ý
thức, có mục đích định hướng vào người khác.
Ông phân loại hành động xã hội với bốn mẫu sau:
Thứ nhất, kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi vì nó vẫn
được làm như thế từ xưa đến nay: hành động tuân thủ những thói quen, nghi
lễ, phong tục, tập quán truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác.
Thứ hai, kiểu hành động cảm tính bị dẫn dắt bởi cảm xúc: là hành động
do các trạng thái xúc cảm tình cảm bột phát gây ra, khơng có sự cân nhắc, xem
xét, phân tích mối quan hệ giữa cơng cụ, phương tiện và mục đích hành động.
Thứ ba, kiểu hành động duy lý với giá trị hướng tới mục đích (hành
động duy lý giá trị- định hướng theo giá trị xã hội): là hành động của cá
nhân con người hướng tới các giá trị xã hội. Trong đời sống thông qua các
tương tác xã hội, thì từ đời sống này sang đời sống khác đã hình thành nên
hệ thống giá trị xã hội. Hành động này được thực hiện vì bản thân hành
động, có giá trị nào đó quyết định hành động, được thúc đẩy bởi ý thức của
chủ thể về giá trị mà hành động đó mang lại cho mình (có sự cân nhắc của
chủ thể). Có thể nói hành động của cán bộ LĐTBXH cấp xã được xét ở
dạng hành động này. Khi thực hiện nghĩa vụ và quyền của mình trong cơng
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì họ cần phải xem hành động đó có phù hợp
với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cách mạng và pháp luật.. khơng? Đó là
hành động có tính đến sự cân nhắc các giá trị khác, là hành động tích cực
được đánh giá cao.
Thứ tư, kiểu hành động duy lý có mục đích hay cịn gọi là kiểu hành
động mang tính cơng cụ (duy lý công cụ): là hành động mà cá nhân cần phải
lựa chọn kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu, hành động này được thực hiện với sự
cân nhắc, tính tốn lựa chọn cơng cụ, phương tiên, mục đích sao cho có hiệu

quả cao nhất. Là hành động mang tính chủ động cao. Có động lực thúc đẩy


22
mạnh mẽ. Ví dụ: trong kinh doanh, người ta phải tính tốn kỹ để làm sao đạt
được lợi nhuận cao nhất.
Theo Weber, bốn loại hành động xã hội này không tách riêng mà có
sự tác động thâm nhập lẫn nhau. Khi phân tích hành động xã hội của cán bộ
LĐTBXH cấp xã đối với việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì ta cần
chỉ ra được đâu là hành động duy cảm, duy lý giá trị, duy lý cơng cụ và duy
lý truyền thống để có được biện pháp hiệu quả khắc phục những hành động
chưa tốt và phát huy những hành động tích cực. Từ trước đến nay, khi nói
đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quan điểm truyền thống vẫn là che chở, bảo
bọc mà chưa tính đến yếu tố chủ thể là trẻ em, tức mới chỉ coi trẻ em là đối
tượng cần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục mà khơng tính đến yếu tố chính bản
thân trẻ em hồn tồn có thể trực tiếp tham gia vào q trình chăm sóc,
bảo vệ, giáo dục trẻ em. Đấy là minh chứng cụ thể cho quyền tham gia
của trẻ em, để trẻ em được nói lên tiếng nói của chính mình. Bởi vậy, ta
cần khắc phục những hành động duy lý truyền thống của cán bộ LĐTBXH
cấp xã như hành động với quan niệm xem trẻ em là đối tượng mà nhà
nước cần hỗ trợ, bảo vệ. Đồng thời, phát huy những hành động mang tính
tích cực ủng hộ việc trẻ em tham gia vào các q trình chăm sóc, giáo dục
và bảo vệ trẻ em.
Hành động xã hội được phân loại dựa trên động cơ của hành động nên
khi tìm hiểu vai trị của cán bộ LĐTBXH cấp xã đối với công tác bảo vệ,
chăm sóc trẻ em thì cần lý giải được những ngun nhân, động cơ bên trong
của hành động, những thuận lợi hay khó khăn khi thực hiện các vai trị đó. Đó
là sự chi phối của các yếu tố văn hóa- xã hội, tinh thần như các chuẩn mực
văn hóa, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt… đến hành động xã hội của
cán bộ LĐTBXH cấp xã.



23
1.3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ EM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC
BẢO VỆ, CHĂM SĨC TRẺ EM

1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em
và vai trị của cán bộ lao động thương binh và xã hội cấp xã trong cơng
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Hồ Chí Minh ln coi trọng cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, khơng những thế Bác đã nhìn nhận rất đúng và đánh giá cao về vị trí, vai
trị của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đối với Người, trẻ em là
tương lai của đất nước, dân tộc, thế giới. Người thấy rất rõ bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em phải gắn với chiến lược đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ công
dân cho đất nước, đội ngũ cán bộ cho Cách mạng: “Ngày nay chúng là nhi
đồng. Ít năm nữa, chúng là cơng dân, cán bộ” [23, tr.85]. Q trình bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng là quá trình trao dần cho trẻ em trách nhiệm
cơng dân của một quốc gia độc lập: “Các cháu phải xứng đáng là chủ nhân
tương lai của nước Việt Nam hịa bình- thống nhất- độc lập- dân chủ và giàu
mạnh” [19, tr.296].
Không những thế, Bác còn khẳng định trẻ em là hiện tại, bởi vậy trẻ em
cần một mơi trường chăm sóc, giáo dục tốt trong một xã hội lành mạnh. Việc
chăm lo cho con trẻ trong hiện tại quyết định sự tồn vong, phát triển của một
dân tộc. Hồ Chí Minh đã cho trẻ em vị thế của một công dân nhỏ tuổi, là một
cá thể với những nhân cách, nhu cầu cần được tơn trọng và bảo vệ.
Phải chăng vì thế mà, Bác đã đưa ra mục tiêu, nội dung, phương pháp
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em rất rõ ràng, cụ thể. Đó là:
Mục tiêu cuối cùng và sâu xa của cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em gắn chặt với mục tiêu và sự nghiệp Cách mạng: trau dồi cho trẻ em


24
và thế hệ trẻ phẩm chất Cách mạng và lý tưởng Cách mạng để tạo nên những
con người cộng sản với ý nghĩa đầy đủ nhất. Hình mẫu con người Việt Nam
mới cần phải được thành hình ngay trong những chặng đường đầu tiên của
công việc nuôi dưỡng, giáo dục con trẻ: “Phải giáo dục cho các cháu đạo đức
cộng sản, biết yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu kỷ luật..” [22,
tr.263- 264]. Từ đó Bác đưa ra các nội dung, phương pháp bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em như sau:
Một là, chăm sóc, giáo dục trẻ em là khoa học và nghệ thuật: Người đã
nói: “Giáo dục nhi đồng là một khoa học” [23, tr.712- 713]. Tính khoa học và
nghệ thuật trong phương pháp giáo dục nhi đồng cần bắt nguồn từ mục tiêu
giáo dục, từ vị trí, vai trị của trẻ em và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Bởi vậy,
Bác cho rằng: “Phải giữ tồn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động,
trẻ trung của chúng…Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui
cung cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều
vui đều học” [23, tr.712- 713].
Hai là, tôn trọng, tin ở trẻ em: Người chủ yếu tự đặt mình vào vị trí của
các em, thân tình như người bạn, người anh, người bác, người ơng. Người ln
đặt lịng tin vào các em, trò chuyện, viết cho các em để giãi bày, hướng dẫn tâm
tình về tất cả mọi việc: việc của các em, việc của đất nước, việc đánh giặc, việc
tăng gia, việc thế giới. Người tin các em sẽ hiểu, sẽ làm được bằng khả năng của
chính các em. Bác khuyến khích trẻ em tự tin, chủ động và trung thực: “Trong
sinh hoạt hàng ngày, các cháu nên tập tự lực cánh sinh cho quen. Các cháu bé
cũng vậy, không nên làm nũng” [22, tr.561]. Tôn trọng trẻ em cũng là nguyên tắc
quan trọng, xuyên suốt trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em: “Trẻ em
có quyền tự do bày tỏ ý kiến” [41, tr.30]. Từ nguyên tắc này, mọi hành động bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải xuất phát từ sự tôn trọng các quyền của

trẻ em chứ không phải theo lối ban ơn hoặc ép buộc.


25
Ba là, tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em sống và phát triển: Bác
nhắc nhở người lớn phải có phương pháp giáo dục phù hợp, quan trọng
nhất là phải biết nêu gương, vì trẻ em hay bắt chước, dễ tiếp thu cả cái tốt,
cái xấu, nên: “thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu từ lời nói đến
việc làm” [19, tr.330- 331].
Bốn là, khuyến khích trẻ em tìm hiểu, tạo điều kiện cho trẻ em tham
gia công việc dất nước, Cách mạng: Hồ Chí Minh động viên các em tìm hiểu
và tham gia Nhi đồng cứu vong hội (một tổ chức Cách mạng của các em) một
cách rất thân tình và cởi mở: “ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội
(các em đã vào Hội đó chưa? Em nào chưa vào thì nên vào Hội cho vui)” [19,
tr.16]. Bác không những động viên trẻ em tham gia cơng tác Trần Quốc Toản
mà cịn liên hệ rất gần gũi tự nhiên công việc thường nhật của trẻ em với công
việc của người lớn để giáo dục ý thức chính trị cho các em:
…chú, bác, anh, chị thi đua tăng gia sản xuất để các cháu được cơm
no, áo ấm. Thế là người lớn đấu tranh cho nhi đồng. mà các cháu
cũng đấu tranh. Các cháu đấu tranh thế nào? Các cháu: thi đua học
tập, thi đua giúp tăng gia sản xuất, thi đua giúp đỡ các gia đình
thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh [23, tr.221].
Năm là, giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng: Người ln mong muốn:
Các cháu phải đồn kết, thương yêu nhau, giữa nhi đồng Việt Nam
với nhau, giữa nhi đồng Việt Nam với nhi đồng Trung Quốc, nhi
đồng Liên Xơ, nhi đồng các nước. Đó là tinh thần quốc tế, Với tinh
thần quốc tế ấy, sau này các cháu nhi đồng thế giới lơn lên sẽ không
áp bức nhau, xung đột nhau, không chiến tranh đánh giết lẫn nhau.
Trái lại, các cháu sẽ thân ái nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau giữ gìn
và hưởng thụ hạnh phúc hịa bình và dân chủ [23, tr.221-222].



×