KẾT QUẢ GIÂM HOM TRÀ HÒA VÀNG BA VÌ
(CAMELLIA TONKINENSIS ) VÀ TRÀ HOA VÀNG SƠN
ĐỘNG (C. EUPHLEBIA)
Ngô Quang Đê
Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê
Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội
TÓM TẮT
Các hoá chất được sử dụng để giâm hom 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động
là IAA, NAA, IBA và ABT
1
với nồng độ sử dụng là 50, 100, 200ppm, thời gian xử lý là
60 phút. Kết quả cho thấy tất cả các loại hoá chất đều giúp hom ra rễ thuận lợi. Trà hoa
vàng Ba Vì có tỉ lệ ra rễ 30-77,8%; tỷ lệ sống (bao gồm cả cây ra rễ và cây ra mô sẹo) đạt
72-97%. Trà hoa vàng Sơn Động có tỷ lệ ra rễ đạt 61-80%, tỷ lệ cây sống (gồm cả cây ra
rễ và ra mô sẹo) đạt 94%-100%. Hom ngọn (đầu cành), hom dưới ngọn, hom cuối cành
(gần gốc cành) cho kết quả ra rễ và tỉ lệ sống tương tự nhau. Có thể sử dụng cả 3 đoạn
hom để nhân giống nhằm nâng cao hệ số, nhân và giâm hom vụ Xuân tốt hơn vụ Thu.
Từ khoá: Giâm hom, Trà hoa vàng.
MỞ ĐẦU
Trà Hoa Vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể
làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao
cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu (Zhu
Ji Yu, Shen Fei Lai, 2006).
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi và nhân giống
một số loài trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” chúng tôi đã tiến hành giâm hom 2
loài cây trên nhằm tìm hiểu khả năng nhân giống hom của Trà hoa vàng (loại hoá chất,
nồng độ, mùa vụ giâm hom và loại hom) để đưa vào sản xuất.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hom cành của trà hoa vàng được lấy từ cây trà hoa vàng dưới rừng thứ sinh ở Ba
Vì (C. tonkinensis) và Sơn Động (C. euphlebia) (dưới đây gọi tắt là Trà hoa vàng Ba Vì,
Trà hoa vàng Sơn Động), cành được cắt dài 50–70cm, bỏ vào túi ni lông, phun nước giữ
ẩm, đưa về nhà, hôm sau mới cắt hom và đem giâm.
Hom được cắt vát ở gốc, chiều dài hom 5–7cm, mỗi hom có 2–3 lá, được cắt bỏ
1/3-1/2 lá để giảm diện tích thoát hơi nước. Hom cắt xong được thả vào chậu nước sạch,
chủ yếu lấy các hom đầu cành (hom ngọn). Riêng thí nghiệm loại hom thì một cành được
cắt làm 3 đoạn, chia ra hom ngọn, hom dưới ngọn (đoạn thứ 2) và hom gần gốc cành
(đoạn thứ 3). Trước khi xử lý hoá chất hom được ngâm vào dung dịch Benlát 0,1% trong
15 phút để diệt nấm.
Các chất điều hoà sinh trưởng được dùng là IBA, NAA, IAA và ABT
1
với các
thang nồng độ là 50, 100 và 200ppm, thời gian xử lý hoá chất là 60 phút (chỉ nhúng phần
gốc hom 1,5 – 2cm vào hoá chất)
Giá thể để cắm hom là cát sạch, được phơi khô nhiều nắng để khử trùng, sau đó
được sàng bỏ tạp chất và đá sỏi rồi cho vào luống trong nhà giâm hom. Nhà giâm hom
được che sáng bằng lưới đen, cường độ ánh sáng còn 40–50%. Trên luống giâm có khung
chụp nilong trắng để giữ ẩm. Sau khi cắm hom, tưới đủ ẩm cho đất nền (thể nền) chụp
khung nilong. Hàng ngày tưới ẩm 2-3 lần (những ngày trời nắng to thì phun 3 lần), 2–3
ngày thì tưới ẩm cho nền cát một lần, nền cát luôn giữ ẩm 60–70%. Hàng ngày đều theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm của luống giâm vào buổi trưa (từ 12–13 giờ).
Thí nghiệm tiến hành vào mùa hè thu 2007 (tháng 8) và vào mùa xuân 2008
(tháng 2). Mỗi công thức thí nghiệm năm 2007 gồm 30 hom, năm 2008 gồm 36 hom.
Công thức đối chứng cũng chuẩn bị như các công thức khác nhưng không xử lí hoá chất.
Kết thúc thí nghiệm hom được nhổ lên tính tỉ lệ ra rễ, số lượng rễ và chiều dài trung bình
rễ của một hom. Thí nghiệm được tiến hành ở vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp,
Xuân Mai, Hà Nội.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trà hoa vàng Ba Vì
Ảnh hưởng của hoá chất và nồng độ đến giâm hom
Thí nghiệm tiến hành vào vụ xuân 2008, bắt đầu từ 18/2/2008, kết thúc ngày 30/4,
sau 72 ngày. Kết quả cho thấy ABT
1
cho tỉ lệ hom ra rễ cao và chất lượng rễ tốt. Ngoài ra
IBA có tác dụng kích thích ra rễ mạnh hơn IAA và NAA. Xử lý thống kê cho thấy 2 công
thức thí nghiệm đạt kết quả cao là IBA 200ppm và ABT
1
50ppm cho tỉ lệ hom ra rễ cao
nhất, riêng ABT
1
50ppm còn cho chất lượng rễ tốt nhất.
Bảng 1. Ảnh hưởng của loại hoá chất và nồng độ sử dụng đến khả năng ra rễ của Trà
hoa vàng Ba Vì
Loại hoá
chất
Nồng độ ppm
Số hom thí
nghiệm
Tỉ lệ ra rễ
(%)
S
ố
r
ễ
trung
bình một
hom
Chi
ề
u d
à
i r
ễ
trung bình
(cm)
Chỉ số
ra rễ*
IBA
50
100
200
36
36
36
55,56
66,67
77,78
9
6
7
0,7
0,9
0,9
6,6
5,2
6,6
ABT
1
50
100
200
36
36
36
77,78
47,22
50,00
14
11
11
1,4
1,2
0,9
19,0
13,0
10,0
IAA
50
100
200
36
36
36
30,56
27,78
33,33
7
6
4
1,7
0,6
0,5
4,6
3,4
2,1
NAA
50
100
200
36
36
36
33,33
52,78
41,67
9
10
3
1,2
0,8
0,8
11,1
8,3
2,4
Đ
ố
i ch
ứ
ng
0
36
36,11
6
0,7
4,4
*Chỉ số ra rễ là tích số giữa số rễ trung bình trên hom với chiều dài bình quân
Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom
Cành trà hoa vàng được cắt làm 3 đoạn: hom ngọn, hom giữa và hom cuối. Hoá
chất được dùng là IBA, nồng độ 1000ppm, hom được chấm phần gốc vào dung dịch hoá
chất thời gian 5 giây, sau đó đem cắm hom ở luống. Xử lí thống kê cho thấy không có sự
sai khác giữa các loại hom, như vậy có thể sử dụng tất cả các loại hom để nâng cao hệ số
nhân giống khi giâm hom.
Bảng 2. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng ra rễ của Trà hoa vàng Ba Vì
Loại hom
Số hom thí
nghiệm
Tỉ lệ ra rễ
(%)
S
ố
r
ễ
trung
bình một hom
(cái)
Chi
ề
u d
à
i r
ễ
trung bình
(cm)
Chỉ số
ra rễ
Tỉ lệ hom
sống (%)
Hom ng
ọ
n
Hom giữa
Hom cuối
36
36
36
50,0
69,4
55,6
6
5
7
0,4
1,1
0,8
2,4
5,4
5,6
88,9
94,4
86,1
Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì
Thí nghiệm được tiến hành với 2 loại hoá chất IBA và ABT
1
, nồng độ sử dụng là
50, 100 và 200ppm. Vụ thu được tiến hành vào cuối tháng 7-2007, kết thúc tháng 12-
2007. Vụ xuân được tiến hành tháng 2-2008, kết thúc tháng 4- 2008. Kết quả cho thấy tỷ lệ
ra rễ ở hom vụ thu rất thấp. Kiểm tra thống kê từng cặp so sánh giữa vụ thu và vụ xuân thì thấy
U
tính luôn luôn lớn hơn U
05
. Trong vụ xuân có 2 công thức cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là 77,8%
(IBA 200 ppm và ABT
1
50 ppm). Không những tỷ lệ hom ra rễ ở vụ xuân cao hơn vụ thu
mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn vụ thu. Ở vụ thu năm 2007 là 4 tháng trong khi ở vụ
xuân năm 2008 chỉ cần 2 tháng 10 ngày.
Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ của Trà hoa vàng Ba Vì
Hoá chất
N
ồ
ng
đ
ộ
s
ử
dụng (ppm)
T
ỷ
l
ệ
hom ra r
ễ
v
ụ
thu 2007
T
ỷ
l
ệ
hom ra r
ễ
v
ụ
xuân 2008
Ki
ể
m tra ti
ê
u
chuẩn | U |
IBA
50
100
200
30,0
37,0
43,0
55,6
66,7
77,8
2,17
2,54
3,02
ABT
1
50
100
200
26,6
17,0
26,7
77,8
47,2
50,0
4,80
2,84
2,01
Đ
ố
i ch
ứ
ng
0
13,3
36,1
2,25
Trà hoa vàng Sơn Động
Ảnh hưởng của loại hoá chất và nồng độ sử dụng
Kết quả cho thấy tỷ lệ ra rễ của các công thức thí nghiệm đạt 61–81%, có sự khác
nhau giữa các công thức nhưng không đáng kể, tỷ lệ ra rễ của công thức đối chứng cũng
tương đối cao (63,9%); số rễ trung bình trên hom và chiều dài rễ trung bình cũng không
có sai khác đáng kể. Chất IBA, nồng độ 100ppm và ABT
1
nồng độ 100ppm cho tỷ lệ ra
rễ khá cao là 75%.
Bảng 4. ảnh hưởng của hoá chất và nồng độ sử dụng đến khả năng ra rễ của Trà hoa
vàng Sơn Động
Loại hoá
chất
Nồng độ
ppm
Số hom thí
nghiệm
Tỷ lệ ra rễ
%
S
ố
r
ễ
trung
bình một
hom (cái)
Chi
ề
u d
à
i
rễ trung
bình (cm)
Chỉ số ra rễ
IBA
50
100
200
36
36
36
69,4
75,0
72,2
4
5
5
0,7
0,7
0,8
2,8
3,5
4,0
ABT
1
50
100
200
36
36
36
66,7
75,0
72,2
6
5
6
0,7
0,8
1,1
4,2
4,0
6,6
IAA
50
100
200
36
36
36
69,4
66,7
61,1
5
5
7
0,8
1,4
1,5
4,0
7,0
10,5
NAA
50
100
200
36
36
36
80,6
58,3
72,2
7
6
6
1,1
1,7
1,3
7,7
10,2
7,8
Đ
ố
i ch
ứ
ng
0
36
63,9
5
1,1
5,5
Ảnh hưởng của loại hom đến kết quả giâm hom
Kết quả cho thấy cả 3 loại hom đều có thể sử dụng giâm hom tốt, tỷ lệ sống (gồm
cả hom ra rễ và hom ra mô sẹo) đạt kết quả rất cao (94%-100%), những hom ra mô sẹo
được tiếp tục chăm sóc tốt sẽ ra rễ.
Bảng 5. Ảnh hưởng của loại hom đến khả năng ra rễ Trà hoa vàng Sơn Động
Loại hom
S
ố
hom
thí
nghiệm
Tỷ lê ra rễ
%
S
ố
r
ễ
TB
một hom
(cái)
Chiều dài rễ
TB (cm)
Chỉ số
ra rễ
Tỷ lệ hom sống
(%)
Hom ng
ọ
n
Hom giữa
Hom cuối
36
36
36
63,9
77,8
63,9
4
4
4
0,7
0,9
0,5
2,8
3,6
2,0
94,4
100
100
Ảnh hưởng thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ
Kết quả giâm hom vào mùa xuân tốt hơn mùa thu, cũng giống như kết quả giâm
hom Trà hoa vàng Ba Vì, tuy rằng có nhiều cặp khi xử lý thống kê có sai khác không rõ
rệt. Riêng với đối chứng, hom giâm vụ xuân có tỷ lệ ra rễ gấp 4,8 lần so với vụ thu. Về
mặt thời gian, giâm hom vụ thu kéo dài tới 4 tháng.
Bảng 6. Ảnh hưởng thời vụ giâm hom đến khả năng ra rễ của Trà hoa vàng Sơn Động
Loại hóa chất Nồng độ ppm
T
ỷ
l
ệ
hom ra r
ễ
vụ thu 2007 (%)
T
ỷ
l
ệ
hom ra r
ễ
vụ xuân 2008 (%)
Ki
ể
m tra ti
ê
u
chuẩn | U |
IBA
50
50
69.4
1.63
100
40
75
3.05
200
66.7
72.2
0.49
ABT1
50
36.7
66.7
2.54
100
53.3
75
1.87
200
63.3
72.2
0.77
Đ
ố
i ch
ứ
ng
0
13.3
63.9
4.99
Tóm lại các thí nghiệm cho thấy Trà hoa vàng Ba Vì (C. tonkinensis) và Trà hoa
vàng Sơn Động (C. euphlebia) có thể giâm hom thành công, đạt tỷ lệ ra rễ tương đối cao.
Với trà hoa vàng Ba Vì, công thức IBA 200ppm và ABT1 50ppm đạt tỷ lệ ra rễ 77,8%.
Với trà hoa vàng Sơn Động, 3 công thức IBA 100ppm, ABT1 100ppm và NAA 50ppm
đạt tỷ lệ ra rễ tương ứng là 75%, 75% và 80,6%. Kết quả này cũng tương đồng với thí
nghiệm giâm hom Trà hoa vàng Tam Đảo (C. petelotii) của Đỗ Đình Tiến (2000) cho kết
quả từ 70%-83% với hóa chất IAA, 70%-86% với hóa chất IBA.
KẾT LUẬN
Trà hoa vàng Ba Vì (C. tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (C. euphlebia) có
thể giâm hom thành công để sản xuất cây con với số lượng lớn phục vụ cho trồng cảnh
quan. Trên mỗi cành có thể cắt được 3 đoạn hom đều cho tỷ lệ ra rễ cao, nâng cao hệ số
nhân.
Giâm hom vụ Xuân (tháng 2) tốt hơn hẳn vụ Thu, tỷ lệ hom ra rễ cao hơn, thời
gian ra rễ ngắn hơn, tiết kiệm nhân công chăm sóc tại vườn ươm.
Nhìn chung các loài cây thuộc chi Camellia có thời gian ra rễ lâu hơn các loài cây
khác, thường thời gian giâm hom từ 2 đến 3 tháng mới nên kết thúc thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng - nguồn tài nguyên quý hiếm cần bảo vệ và
phát triển. Việt Nam hương sắc, tháng 5 năm 2001.
Zhu Fi Yu, Shen Fei Lai, 2006. Các cây kinh tế chất lượng cao nổi tiếng ở Quảng
Tây, Trung Quốc. Nhà xuất bản Lâm nghiệp Trung Quốc 2006. 321 trang (Trung văn).
Đỗ Đình Tiến, 2000. Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái và
khả năng nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii). Luận
văn thạc sĩ Đại học Lâm nghiệp, 2000.
CUTTING PROPAGATION RESULTS FROM TWO
YELLOW CAMELLIA SPECIES: BA VI (CAMELLIA
TONKINENSIS) AND SON DONG (CAMELLIA
EUPHLEBIA)
Ngo Quang De, Le Thanh Son
Dinh Thi Le
Vietnam Forestry University, Xuan Mai, Chuong My, Ha Noi
SUMMARY
Rooting chemicals used to propagate cuttings of Ba Vi yellow flowering Camellia
tonkinensis and Son Dong yellow flowering Camellia (Camellia euphlebia) are IAA,
IBA, ABT
1
with concentration of 50, 100, 200ppm. Time of rooting regulator hormone
treatments is 60 minutes. The results showed that all chemicals stimulate root induction.
Rooting rates of Ba Vi yellow flowering Camellia range from 30 – 77.8%, the surviving
rate including rooting and callusing are 72-97%. Whereas, the rooting rate of Son Dong
yellow flowering Camellia ranges from 61-80% and surviving rates of both rooted trees
and callus trees are from 94-100%. The different parts of branch are used for the
experiment: top, middle and last. Result indicated that the surviving and rooting
rate of the three kinds of cutting are similar and can be used for multiplication.
Study on seasonal effect showed the spring season give better results than autumn.
Key words: cutting propagation, yellow flowering Camellia
Ả
nh 02. M
ộ
t s
ố
k
ế
t qu
ả
gi
â
m hom Tr
à
hoa v
à
ng S
ơ
n
Đ
ộ
ng
-
B
ắ
c Giang