VỢ NHẶT
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả Kim Lân
- Là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc.
- Thành công với tác phẩm viết đề tài: nông thôn vùng Bắc bộ Việt Nam (cuộc sống, con
người, phong tục tập quán)
- Cẩn trọng, tỉ mỉ, sâu lắng, luôn đi tới tận cùng nỗi niềm tâm trạng số phận
- Nhận định:
+ “Là đứa con của đồng ruộng một lòng đi về với đất với người, với phần hậu nguyên
thủy” (Nguyên Hồng)
+ “Không phải người viết mà là thần viết” (Nguyễn Khải)
2.Tác phẩm
- Xuất xứ: Vợ nhặt là truyện ngắn in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của
truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám
nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hịa bình lập lại (1954), ơng dựa vào một
phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
- Tóm tắt: Trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, Tràng - một chàng trai nghèo nàn, thơ
kệch, dân xóm ngụ cư quyết định cưới cô thị cong cớn, đanh đá về làm vợ. Bà cụ Tứ là
mẹ Tràng tuy trong lòng lo lắng nhưng vẫn lạc quan khuyên nhủ các con làm ăn. Cuộc
sống của Tràng từ khi có vợ có sự thay đổi lớn. Nhà cửa tươm tất, gọn gàng. Bữa ăn đầu
có nàng dâu nghẹn ngào bởi bát cháo cám nhưng câu chuyện về người dân đi phá kho
thóc Nhật mà cơ thị kể đã để lại lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong đầu Tràng.
II.Đọc – Hiểu văn bản
1.Nhân vật Tràng
a.Lai lịch và ngoại hình
- Tràng là một chàng trai nghèo khổ, xấu xí, thơ kệch nhưng khỏe mạnh
- Ngoại hình: + “cái đầu trọc, hai con mắt gà gà nhỏ tí, quai hàm bạnh ra”
+ “lưng to rộng như lưng gấu”
+ “ngửa cổ cười hềnh hệch”
-“Tràng là một nhân dạng mà hóa cơng gọt đẽo quá sơ sài” (Đỗ Kim Hồi)
- Tràng làm nghề kéo xe bị chở thóc th
- Tràng sống với mẹ già trong ngơi nhà rúm ró ở xóm ngụ cư
-> Tràng là người lao động thuộc tầng lớp cùng đinh, dưới đáy xã hội lúc bấy giờ.
b.Tình huống nhặt vợ của Tràng
- Tràng hò chơi cho đỡ nhọc khi kéo xe thóc vào dốc tỉnh.
- Người đàn bà giúp Tràng với hy vọng được đãi ăn.
- Sau thời gian mất mặt, Tràng gặp lại người đàn bà và bị đòi nợ miếng ăn.
- Thị ăn liền 4 bát bánh đúc khi được Tràng mời và quyết định đi theo Tràng khi anh nói
đùa vu vơ.
-> Tràng lấy được vợ tình cờ như nhặt được một viên sỏi trên đường đi: dễ dàng, chóng
vánh.
c.Tâm trạng Tràng kể từ khi “nhặt vợ”
*Khi người đàn bà quyết định đi theo Tràng
- Lúc đầu anh lo lắng, bất an “Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái
thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng”
- Sau đó, anh liều lĩnh chặc lưỡi chấp thuận: “Chậc, kệ !”
+ tình thương của Tràng đối với người đàn bà
+ đối diện, thách thức của Tràng đối với hoàn cảnh
+ tổ ẩm gia đình
-> Tràng là người sống có suy nghĩ và tốt bụng
*Trên đường về nhà
- Tràng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.
Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”
- Tràng tỏ ra thích chí và tự đắc với mình “Hắn cũng biết thế, nhưng hắn lại lấy vậy làm
thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình”
-> Điều đó cho thấy Tràng đã luôn khao khát hạnh phúc lứa đôi
*Khi về đến nhà
- Ngượng ngùng “Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên,
thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị
cười cười: - Khơng có người đàn bà, nhà cửa thế đấy !
- Thấy sờ sợ “Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ”
- Bồn chồn, mong mẹ về “Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết !”
- Băn khoăn trước biểu hiện buồn của vợ “Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế
nhỉ ?...Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ ?”
- Vẫn chưa tin việc mình có vợ “đến bây giờ hắn vẫn cịn ngờ ngợ như khơng phải thế.
Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư ? Hà ! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm
phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng…”
- Bâng khuâng nhớ lại hai lần gặp gỡ với người đàn bà
-> Là người đàn ông thật thà, chất phác
*Khi bà cụ Tứ về
- Vui mừng, reo lên như đứa trẻ “Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi với vào
trong nhà: U đã về đấy ! Hắn lật đật chạy ra đón”
- Hồi hộp, lo lắng trước sự im lặng của bà cụ Tứ
- Nhẹ nhõm, vui mừng khi bà cụ Tứ bằng lòng “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ
hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng bước từng bước dài ra sân”
-> Hiếu thảo, biết tôn trọng mẹ
*Sáng hơm sau
- Ngỡ ngàng trước việc mình có vợ “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới
trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ
đến hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải”
- Thấy ngạc nhiên trước sự thay đổi “Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt
nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn
hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ
đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một goc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước
vẫn để không cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay
lối đi đã hót sạch”
- Yêu quý, gắn bó với ngơi nhà của mình hơn “Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường
nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng”
- Thấy vui sướng, hạnh phúc, trưởng thành “Một nguồn vui sướng, phấn chấn, đột ngột
tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hăn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận
phải lo lắng cho vợ con sau này”
-> Suy nghĩ chín chắn, có trách nhiệm
*Qua câu chuyện của người vợ kể
- Thần mặt ra nghĩ ngợi
- Nhớ lại lần thấy đoàn người trên đê Sộp
-> Tiếc nuối vẩn vơ
- Nghĩ đến đám người đói và lá cờ bay phấp phới
-> Manh nha nhận ra con người phải đi
2.Nhân vật người vợ nhặt
a.Lai lịch
- Không tên, không xác định tuổi
- Không xác đĩnh nhà cửa, quê quán
- Không nghề nghiệp
- Chỉ thấy ngồi yên trước cửa nha 2kho nhặt hạt rơi, hạt vãi…
-> Thân phận nhỏ bé, có cuộc sống bấp bênh, trơi nổi giữa dịng đời vơ định
b.Ngoại hình
- “Hơm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt
lưỡi cày xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”
-> Đói khổ, xơ xác, nhếch nhác, thảm thương
c.Tính cách
*Trước khi làm vợ Tràng
- Lần đầu gặp Tràng:
+ Cong cớn, đốp chát với bạn, với Tràng
+ Dạn dĩ, táo bạo
+ Tốt bụng, vui vẻ
“ Thị cong cớn: Có khối cơm trắng mấy giị đấy !Này, nhà tơi ơi, nói thật hay nói khốc
đấy?...Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng…Thị liếc mắt, cười tít.”
- Lần thứ hai gặp Tràng:
+ Có phần trơ trẽn khi địi ăn bằng được “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.” “Ăn thật nhá !Ừ
thì ăn sợ gì.” “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trị gì. Ăn
xong thị cầm dọc đơi đũa quệt ngang miệng, thở.”
+ Đánh mất lòng tự trọng khi theo không về làm vợ Tràng
*Sau khi quyết định đi theo Tràng
- Trên đường về nhà:
+ Cảm thấy xấu hổ trước tình cảnh của bản thân
+ Cảm thấy ngượng ngịu, khó chịu trước sự tị mị của người dân xóm ngụ cư
-> Ý thức về lòng tự trọng
“Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất
đi nửa mặt” “Người đàn bà như cũng biết xung quanh người ta đang nhìn dồn cả về phía
mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia.”
- Khi về đến nhà:
+ Buồn, thất vọng trước gia cảnh của Tràng “Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy
lép nhô lên, nén một tiếng thở dài”
+ Nhưng không biểu lộ sự thất vọng
-> Là người phụ nữ tế nhị
- Khi gặp mẹ Tràng: