Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích tổng quan về kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.48 KB, 15 trang )

I.

Phân tích tổng quan về kinh tế vĩ mơ:
1. Tình hình thế giới:
Hoa Kỳ: Kết thúc quý 2, GDP của Mỹ tăng trưởng 1.3% thấp hơn con số 1.8% đã được các

chun gia dự đốn. Bên cạnh đó, ngân sách của chính phủ đang bị thâm hụt và nằm trong tình trạng
báo động, chính phủ đã đứng trước nguy cơ ngưng hoạt động do thiếu kinh phí. Tuy nhiên, nguy cơ
trên đã được loại bỏ sau khi quốc hội và tổng thống Mỹ thông qua quyết định nâng trần nợ cơng.
EU: Khối các quốc gia này đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng nợ cơng, nặng nề nhất có
thể kể đến là Hy Lạp, Bồ Đào Nha… Các gói cứu trợ đã được thảo luận và đưa ra giúp các nước này
vượt qua khó khăn. Nền kinh tế này cũng đang tăng trưởng, đi lên chậm chạp; nỗ lực vượt qua cuộc
khủng hoảng nợ công hiện tại.
BRICS: Các nước trong khu vực này là điểm sáng hiếm hoi trong bầu trời u ám của kinh tế thế
giới. GDP các nước này vẫn tăng trưởng đều và cao. Các quốc gia này đang có một sự dư thừa về vốn;
do đó đang được kỳ vọng sẽ là vị cứu tinh cho nền kinh tế tồn cầu, vị thế của nhóm nước này cũng
dần được nâng lên. Tuy nhiên, các quốc gia này đang gặp phải một vấn nạn đó là lạm phát; các chính
sách thắt chặt tiền tệ được đưa ra nhằm ổn định tình hình. Do vậy nên theo dự đoán, trong thời gian
sắp tới tốc độ tăng trưởng ở khu vực này sẽ chậm lại, nhưng vẫn ở mức cao so với thế giới.


Nhìn chung trên con đường hồi phục của mình, kinh tế tồn cầu đang gặp phải nhiều

trở ngại như nợ công, thâm hụt ngân sách, lạm phát nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia và niềm
tin của các nhà đầu tư thì nó sẽ vượt qua tất cả và tiến lên phía trước, mọi trở ngại sẽ được vượt qua
nhờ vào sự đồng thuận, đồng lòng của tất cả các quốc gia, mối quan hệ cộng sinh giữa các quốc gia
này sẽ giúp giúp mọi khó khăn được giải quyết. Theo quan điểm cua “nhóm”, nếu bỏ qua các giao
động nhỏ trong ngắn hạn, xu hướng chính của thị trường chứng khốn thế giới là tăng; vì nhóm tin
rằng nền kinh tế sẽ dần ổn định hơn và trở lại đúng quỹ đạo của sự tăng trưởng, tái khủng hoảng tồn
cầu sẽ khơng xảy ra.
Dầu thơ: Giá cả loại ngun liệu có vai trị quan trọng bậc nhất đối với thế giới đã bị đẩy lên


đỉnh cao mới, có thời điểm giá dầu trên 110 $/thùng. Điều trên xuất phát từ nguyên nhân nguồn cung
bị gián đoạn, cụ thể hơn là các bất ổn an ninh, chính trị ở khu vực Trung Đơng, Bắc Phi và các nhà
máy lọc dầu lớn trên thế giới ngưng hoạt động do bảo trì và thiên tai.


Theo dự đốn giá dầu sẽ không tiếp tục tăng cao mà sẽ giảm và duy trì ở mức ổn định

khoảng 70-90$/thùng, vì sự sụt nhu cầu và sự ổn định hơn của nguồn cung. Tình hình khơng được
sáng sủa cho lắm của của nền kinh tế hiện tại càng củng cố thêm cho dự đoán trên.
Lương thực: Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), chỉ số giá
lương thực tháng 1 năm 2011 đã tăng 231 điểm, mức cao nhất từ năm 1990 đến nay. Sự gia tăng trên
bắt nguồn từ:Mất mùa; các quốc gia chuyên xuất khẩu giảm lượng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong
nước; dân số tăng nhanh, lượng cung không tăng kịp.


Nhận định về xu hướng giá lương thực thế giới trong năm 2011-2012 đã cho những tín

hiệu khả quan khi mà dự báo về thu hoạch mùa vụ tốt hơn nhiều so với mùa vụ năm 2010-2011.

1


Lượng hàng dự trữ đã thốt khỏi tình trạng sụt giảm và có dấu hiệu tăng trở lại nhất là lượng dự trữ
gạo, lúa mì và ngũ cốc. Đây là một dấu hiệu tích cực cho đà giảm của giá lương thực trong thời gian
tới.
2. Phân tích vĩ mơ và thị trường chứng khốn trong nước:
a. Tình hình kinh tế vĩ mơ:
 Chính sách điều hành của Chính Phủ:
Về kinh tế, trước diễn biến phức tạp về vấn đề lạm phát, bắt đầu từ tháng 9/2010 khi CPI có xu
hướng tăng cao. Do đó NHNN đã ban hành Nghị quyết 11: ( 24/ 2/2011) để kiểm soát lạm phát và ổn

định vĩ mơ:


Chính sách tiền tệ thắt chặt và thận trọng: hạ trần tăng trưởng tín dụng xuống cịn 15-17%;
hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt,
phù hợp với diễn biến thị trường; tăng cường quản lý ngoại hối.



Chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng
thu ngân sách nhà nước.



Chính sách điều hành tỷ giá sát với giá thị trường để dần dần xóa bỏ tình trạng hai tỷ giá đã
tồn tại lâu nay trong nền kinh tế.

 Tổng sản phẩm nội địa GDP:
Trong năm 2010 GDP của Việt Nam đã đạt 104,6 tỷ USD tăng 13 tỷ USD tương đương 6.78%
so với năm 2009. Theo nhiều tổ chức uy tín dự đốn kết thúc năm 2011 GDP của Việt Nam cũng giữ
được đà tăng trưởng cao(khoảng 6.3% theo IMF và 6% theo EIU) so với năm 2010.
 Lạm phát:
Các yếu tố khách quan từ thế giới, lẫn trong nước cộng hưởng lại đã khiến Việt Nam đón nhận
một cơn bão lạm phát, giá cả hàng hóa tăng cao chóng mặt dù chính phủ đã thực thi các chính sách
thắt chặt, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tính đến hết tháng 8 CPI đã tăng 23,02%, theo dự đoán sẽ
là mức đỉnh của CPI so với cùng kỳ trong năm nay. Bước vào những tháng cuối năm, CPI đã có những
dấu hiệu giảm so với mức đầu năm, khi mà chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ đã bắt đầu thể
hiện được hiệu quả. Cụ thể trong tháng 10 CPI tăng ở mức 0,36% thấp nhất trong 14 tháng.
 Tỷ giá hối đoái:
Năm nay là một năm đầy sóng gió với tỷ giá hối đoái. Trong nửa đầu năm tỷ giá được niêm yết

ở các ngân hàng đều thấp hơn tỷ giá thực tế được giao dịch ở thị trường chợ đen, lúc cao điểm tỷ giá
USD/VND chợ đen đã vượt trên 21000, trong khi tại các NH tỷ giá ln được duy trì ở mức dưới
20900. Tuy vậy nhưng hầu hết các giao dịch đều diễn ra trên thị trường chợ đen. Điều này xuất phát từ
việc nguồn cung ngoại tệ từ các ngân hàng bị thiếu hụt trầm trọng. Để ổn định thị trường ngoại hối,
NHNN đã ra quyết định buộc các tập đồn, cơng ty nhà nước thực hiện kết hối; đồng thời hạ lãi suất
trần huy động ngoại tệ từ 5% xuống còn 3%. Quyết định trên đã giúp làm nguồn cung ngoại tệ trong
hệ thống ngân hàng trở nên dồi dào hơn, qua đó ổn định thị trường ngoại hối; tỷ giá được giữ ổn định.

2


Trong đầu tháng 10, khi tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do liên tục tăng, ngày càng bỏ xa trần tỷ
giá, NHNN cũng đã nâng dần tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
 Cán cân thương mại:
Tính chung chín tháng đầu năm 2011, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, tăng
35,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Chín ước tính đạt 8,3 tỷ USD,
giảm 10,2% so với tháng trước và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính chung chín tháng năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 76,9 tỷ USD, tăng 26,9%
so với cùng kỳ năm 2010
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2011 ước tính đạt 9,3 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng
trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
 Lãi suất:
Lạm phát đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn đối với mặt bằng lãi suất: Lãi suất cho vay đã bị
đẩy lên rất cao, đôi lúc đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của các doanh nghiệp. Thu nhập từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khơng đủ bù đắp chi phí lãi vay (>20% / năm), khiến
nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút, thua lỗ, kể cả phá sản. Đa số các doanh nghiệp đều phải thu
hẹp quy mơ, duy trì sản xuất ở mức cầm chừng để có thể tồn tại qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Ở chiều ngược lại, lãi suất tiết kiệm cũng không kém cạnh; các NH đều đã vượt trần lãi suất
14% để thu hút vốn về cho NH của mình.
 Mối quan hệ giữa lãi suất và chứng khoán:

Các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hết
sức khó khăn. Chi phí vốn bị đẩy lên cao, khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh của đa số các doanh
nghiệp bị giảm sút một cách đáng kể.
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán muốn tiếp cận nguồn tín dụng khi đầu tư cũng gặp
nhiều khó khăn hơn trưeyớc, do tác động của lãi suất và giới hạn tín dụng phi sản xuất được quy định
trong thơng tư 13 của NHNN. Điều này khiến cho dịng tiền lưu thông trong thị trường bị thu hẹp.
 Giá trị nội tại và thị giá của các loại chứng khoán đều sụt giảm.
b. Nhận định xu hướng:
Trong suốt thời gian qua, mục tiêu hàng đầu được đặt ra và thực hiện là ổn định vĩ mô; tạm thời
để sang một bên nhiệm vụ tăng trưởng, để tập trung kiềm chế lạm phát, đưa các chỉ tiêu vĩ mô về
trạng thái tốt, chính sách tiền tệ và tài khóa đều được áp dụng theo hướng thắt chặt.
Tính đến thời điểm các biện pháp điều hành kể trên đã bắt đầu phát huy hiệu quả; cụ thể tình
hình lạm phát đã được kiểm soát, theo dự đoán là đã đạt đỉnh trong tháng 8, mức tăng 0.36% của chỉ
số CPI trong tháng 10 vừa rồi đạt ở mức thấp nhất trong 14 tháng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu vĩ mơ như
cán cân thương mại, dữ trữ ngoại hối đều được cải thiện một cách đáng kể; thị trường ngoại hối hoạt
động ổn định. Tình hình vĩ mơ đã dần sáng sủa và đang từng bước ổn định hơn so với đầu năm.
Dựa trên chính sách điều hành, và tình hình hiện tại chúng tơi dự đốn rằng tình hình kinh tế sẽ
ngày một ổn định và tốt đẹp hơn trong năm 2012. Các chính sách điều hành nhằm duy trì sự ổn định

3


cho nền kinh tế sẽ vẫn được duy trì; tuy nhiên sẽ có một sự linh hoạt nhất định tùy vào tình hình thực
tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Cụ thể, với diễn biến tích cực của tình hình lạm phát, sự
“thắt chặt” của chính sách tiện tệ sẽ được giảm bớt, mặt bằng lãi suất đầu ra sẽ hạ, các doanh nghiệp
trong nền kinh tế sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khoản tín dụng nhằm tài trợ cho các hoạt sản
xuất kinh doanh so với trước kia, gánh nặng lãi suất sẽ giảm bớt; kéo theo sự khởi sắc trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, khiến giá trị nộ tại các doanh nghiệp sẽ tăng lên.
3. Phân tích ngành
 Tổng phương tiện thanh toán:

Theo báo cáo cập nhật của NHNN, tổng phương tiện thanh toán đến tháng 8/2011 ước tăng
3,2% so với tháng trước và tăng 7,83% so với cuối năm 2010. So với các tháng trước, tốc độ tăng tổng
phương tiện thanh toán của tháng 8 này là tương đối mạnh. Sự đột biến trên có thể được giải thích bởi
các chính sách, định hướng giảm lãi suất của NHNN từ tháng 9. So với chỉ tiêu tăng 15-16% mà
NHNN đưa ra thì 7.83% đến thời điểm này vẫn là một con số khiêm tốn.
 Huy động tiết kiệm:
Tốc độ huy động vốn của hệ thống ngân hàng trong tháng 8 cũng đã có sự cải thiện rõ rệt. Tổng
số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/8/2011 ước tăng 3,04% so với tháng
trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 3,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,81%. So với cuối năm
trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 8,44%.
 Lãi suất:
Từ đầu năm đến nay do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nên mặt bằng lãi suất nói
chung được duy trì ở mức khá cao. Vào tháng 4, NHNN đã nâng lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn
thêm 1% lên mức lần lượt là 13% và 14%; dẫn tới việc tiếp cận nguồn vốn từ phía NHNN của các
NHTM gặp khó khăn hơn. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quyết định trên là các NHTM nhỏ, thanh
khoản của các NH này đã rơi vào tình trạng gặp nhiều khó khăn. Do đó các NHTM này đã phải tìm
kiếm nguồn vốn nhiều hơn từ 2 kênh khác là thị trường liên ngân hàng và thị trường huy động tiền gửi
tiết kiệm, hệ quả lãi suất ở hai kênh này đã bị đẩy lên cao hơn lúc trước ở tất cả các kỳ hạn. Đáng lưu
ý là thị trường huy động tiền gửi tiền kiệm đã nổ ra cuộc đua lãi suất huy động tiết kiệm, đỉnh điểm tại
nhiều NH đã huy động với lãi suất trên 18% vượt xa trần 14% mà NHNN đã quy định. Chi phí đầu
vào bị đẩy lên cao nên lãi suất cho vay ra cũng đã tăng theo, có lúc lên trên 25%/năm, gây khó khăn
cho các tất cả cả các thành phần kinh tế. Tuy nhiên từ đầu tháng 9 lãi suất các kỳ hạn của thị trường
liên ngân hàng đã bắt đầu hạ, một dấu hiệu sự hạ nhiệt của mặt bằng chung lãi suất.
 Tăng trưởng tín dụng:
Đánh giá hoạt động ngân hàng 8 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống đạt
8.16%, so với mức 20% đặt ra cho cả năm thì con số này vẫn cịn khá thấp. Vì thế NHNN đã đặt lại
mức tăng trưởng tín dụng cả năm là 15-17%. Nhưng khơng nhất thiết là phải sử dụng hết vì tăng

4



trưởng tín dụng cịn phải cân đối với mục tiêu đặt ra là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Do
đó sẽ khơng có hiện tượng “dồn toa” tín dụng trong các tháng cịn lại.
 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Tuy gặp khơng ít khó khăn trong năm 2011 do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà
nước để kiểm sốt lạm phát, chi phí đầu vào tăng, cửa vốn đầu ra phải hạn chế, nhưng hoạt động của
ngành ngân hàng vẫn được đánh giá tốt hơn các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác. Các
NH lớn vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2011 rất khả quan, nhất là về lợi nhuận, đặc biệt là
mức lãi thuần tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái: tăng từ 50%-90%. Tuy nhiên các khoản lợi
nhuận từ hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, đầu tư chứng khoán… của hầu
hết NH lớn đều khơng tốt, thậm chí nhiều NH lỗ nặng. Điều đáng quan tâm là trong các báo cáo tài
chính của hầu hết các NH trong quý III năm nay tỉ lệ nợ xấu đều tăng lên. Việc nhóm nợ xấu tăng lên
cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp đã phản ánh vào các NH thông qua cơ cấu
nợ.
 Hội nhập WTO:
Năm nay 2011, theo lộ trình gia nhập WTO Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường ngân
hàng, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập, được phép hoạt động và cung cấp
các sản phẩm dịch vụ giống hoàn toàn với các ngân hàng nội địa. Điều này khiến cho cuộc chiến sống
còn giữa các ngân hàng sẽ thêm phần quyết liệt, các ngân hàng yếu kém sẽ dần bị đào thải hoặc sát
nhập lại, điều này sẽ giúp thị trường các tài chính nói chung, thì trường các NH nói riêng sẽ trở nên
khỏe mạnh hơn. Nhiều sản phẩm mới với nhiều lợi ích sẽ được tạo ra.


Nhận định xu hướng chung toàn ngành:

Đến hết tháng 9 tăng trưởng tín dụng mới đạt 8.16% so với chỉ tiêu là 15-17%. Điều này cho
thấy room tín dụng cho 3 tháng cuối năm sẽ khá rộng rãi so với 9 tháng đầu năm. Điều này cộng với
những dự đốn về sự linh hoạt sẽ có trong điều hành chính tiền tệ là cơ sở để chúng tơi cho rằng hoạt
động của các ngân hàng trong thời gian sắp tới sẽ sôi động hơn rất nhiều, đặc biệt là ở mảng tín dụng.
Hiện tại các ngân hàng nhỏ do gặp bất lợi từ thị trường huy động tiền gửi tiết kiệm, do đó các

ngân hàng này đang phải đối phó với các khó khăn về thanh khoản. Các NH nhỏ này buộc phải tìm
đến 2 kênh cứu cánh là thị trường liên ngân hàng và sự giúp đỡ từ NHNN. Tuy nhiên lãi suất liên NH
khá cao cộng với những yêu cầu gắt gao từ phía NHNN, khiến các NH nhỏ này không dễ dàng tiếp
cận tới nguồn tài trợ từ 2 kênh này. Đang có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc các NH nhỏ này có đủ
sức vượt qua được giai đoạn này hay khơng? Nếu khơng vượt qua thì sẽ như thế nào? Theo quan điểm
của nhóm sẽ có một trào lưu sát nhập các ngân hàng nhỏ với các ngân hàng lớn lại với nhau nhằm tăng
cường sức khỏe cho toàn hệ thống, giảm số lượng, nâng cao chất lượng của ngành.
II.

TỔNG QUAN VỀ VIETCOMBANK
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Vietcombank – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – trước đây là Ngân hàng Ngoại

thương Việt Nam, được thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115-CP ngày 30/12/1962 do

5


Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung
ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương hoạt động như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền, phục vụ cho các hoạt động tài chính xuất nhập khẩu của đất nước.
Ngày 14/11/1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong
hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT
ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ra Quyết định số 286/QĐ-NH5
về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3
năm 1993 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động
theo mơ hình Tổng cơng ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994
của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là
Vietcombank.

Ngày 26/12/2007, Vietcombank thực hiện thành công việc phát hành cổ phiến lần đầu ra công
chúng, là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ
phàn hóa.
Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành ngân
hàng thương mại cổ phần.
Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh
từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố,
giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh mảng bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động,
tối đa hóa lợi nhuận.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân
viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi
nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phịng giao dịch trên
tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 cơng ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại
Singapore, 4 cơng ty liên doanh, 2 công ty liên kết.
Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank,
VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro).
Hiện nay, Vietcombank là thành viên của:
 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
 Hiệp hội ngân hàng châu Á
 Tổ chức thanh tốn tồn cầu Swift
 Tổ chức thẻ quốc tế Visa
 Tổ chức thẻ quốc tế Master Card
2. Điểm Mạnh (Strength):

6


Từ khi thành lập đến nay Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam luôn được biết đến như một
ngân hàng thương mại uy tín nhất, phát huy tốt vai trị đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu, cân đối
ngoại tệ và được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.

Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong
lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động ngân hàng truyền thống cũng như mảng dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Riêng đối với hoạt động Tài trợ thương mại, một trong những lĩnh vực thế mạnh
của Vietcombank, có thể ví VCB như một chiếc cầu nối vững chắc cho các Doanh nghiệp, các Định
chế tài chính trong nước với các đối tác nước ngoài trong các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank
và BIDV) và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản.
Vietcombank tuy là Ngân hàng thương mại cổ phần nhưng nhà nước lại nắm tới hơn 90% số cổ
phần, đây được xem như là một thế mạnh của Vietcombank vì dễ dàng nhận được sự hỗ trợ và hậu
thuẫn NHNN.
Vietcombank là ngân hàng đứng đầu toàn ngành trong lĩnh vực kinh doanh thẻ với 42% tổng thị
phần thẻ gồm cả thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master, American Express, JCB và Dinner Club) và thẻ
ghi nợ nội địa (Connect 24).
Mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch của VCB mặc dù chỉ lớn thứ 4 (sau Agribank,
BIDV và Incombank) nhưng hệ thống Autobank của VCB hiện lớn nhất Việt Nam với hơn 16.300 máy
ATM và điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Trên thị trường thế giới, VCB sở hữu
mạng lưới liên kết với hơn 1.300 ngân hàng và các chi nhánh ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn cầu.
VCB chiếm thị phần lớn nhất trong các lĩnh vực tài trợ thương mại (30%), thanh toán quốc tế
(27%), giao dịch ngoại tệ (chiếm 1/3 khối lượng thanh toán ngoại tệ của tồn Việt Nam), phát hành thẻ
tín dụng (40%) và thẻ ghi nợ nội địa (33%). Thị phần thanh toán nhập khẩu của VCB ln được duy
trì ở mức từ 20%-30% tồn thị trường.
Ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam, có hiệu suất sinh lời cao với tỷ lệ lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân hằng năm gần bằng 20%.
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trường, khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng có chất lượng vượt trội trên nền tảng công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực bình quân
trẻ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ
ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với mơi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập
cao, Vietcombank ln là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn 5,2
triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước, hệ thống khách hàng rộng khắp tồn quốc từ các tập

đồn, tổng cơng ty, các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các doanh
nghiệp nước ngoài, liên doanh.
Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng, sự phát triển ổn
định của kinh tế - xã hội đất nước suốt gần nửa thế kỷ qua, Vietcombank đã vinh dự nhận được nhiều

7


phần thưởng cao quý của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng. Trong hơn 10 năm trở lại đây,
Vietcombank liên tục được các Tạp chí uy tín quốc tế bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên
nhiều lĩnh vực hoạt động.
3. Điểm yếu (Weakness):
Từ khi ra đời đến nay, Vietcombank đã chọn cho mình hướng phát triển theo hình thức bán
bn. Chính định hướng này đã vơ tình làm hạn chế phạm vi hoạt động của Ngân Hàng vì đối tượng
chủ yếu chỉ là các Tổng cơng ty và doanh nghiệp lớn mà bỏ qua các khách hàng cá nhân cũng như các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng
về dịch vụ ngân hàng truyền thống, cấp tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên
80% tổng thu nhập.
Các hợp đồng tín dụng của VCB chủ yếu khách hàng là các doanh nghiệp và công ty nhà nước
(trong đó chỉ khoản 30% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các doanh nghiệp Nhà Nước với quy mô
lớn được sự hỗ trợ từ phía chính phủ có thể đàm phán vay với lãi suất thấp, từ đó làm giảm tính hiệu
quả và lợi nhuận từ hoạt động cho vay của VCB. Bên cạnh đó do Nhà nước nắm giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu của VCB nên trong những trường hợp cần thiết, NH buộc phải thực hiện những biện pháp
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước như cho vay với thời gian dài, lãi suất ưu đãi...
NHNN nắm giữ hơn 90% cổ phần khiến cho Vietcombank luôn bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ
của NHNN. VCB gặp phải những hạn chế như buộc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt và chịu sự chi
phối của chính sách tiền tệ cũng như các chính sách điều chỉnh khác của Ngân hàng nhà nước, quá
trình quyết định ở cấp Hội đồng quản trị có thể bị chậm trể, do đó, VCB thiếu đi sự linh hoạt so với
các NHTM khác trong việc đưa ra các quyết định. Điều này tạo ra rào cản khá lớn cho Vietcombank

trong kinh doanh và tìm kiếm cho mình một cổ đơng chiến lược để phát triển toàn diện hơn mà cụ thể
là trong mảng bán lẻ và đầu tư.
4. Cơ hội (Opportunities):
Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam,
hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam đang ngày càng
mở rộng tạo ra nhiều cơ hội cho Vietcombank mở rộng hoạt động của mình ở nước ngồi.
Bước sang năm 2011, các rào cản đối với các tổ chức tín dụng nước ngồi sẽ bị bãi bỏ, bên cạnh
những khó khăn nhất định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thì đây cũng là một cơ hội tốt cho
các ngân hàng thay đổi để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả
không chỉ trong huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết hợp tác với nước ngồi
trong chuyển giao cơng nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường.
Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do mở rộng khả năng tiếp cận với các khu vực
thị trường mới, các nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp, có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm,
nâng cao trình độ cơng nghệ và quản trị ngân hàng, đồng thời cịn có khả năng huy động các nguồn

8


vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí
cơ hội.
Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy q trình thu hút nguồn vốn đầu tư. Vietcombank có
thể tận dụng thế mạnh của mình trong các nghiệp vụ ngoại thương để phát triển các mối quan hệ đại
lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công nghệ với các ngân hàng
nước ngồi, từ đó nâng cao khả năng phục vụ cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của mình khơng
chỉ trong nước mà trên phạm vi quốc tế.
5. Mối đe dọa (Threat):
Thách thức lớn nhất đối Vietcombank là quy mơ vốn cịn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ
cơng nghệ cịn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã
tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực, tổng mức vốn tự có của 5

ngân hàng thương mại lớn nhất nước(Công thương, NN&PTNT, ĐT&PT, Ngoại thương, Phát triển
Nhà ĐBSCL) cũng chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Vốn điều lệ chỉ
chiếm 4% trên tổng tài sản, con số này rất khiêm tốn so với yêu cầu 8% thông lệ quốc tế.
Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì việc mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng
đã sâu rộng hơn nhiều so với trước đây do Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong quá trình hội
nhập. Về tổng thể, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các
TCTD nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và
loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, khiến ngân hàng nội địa nói chung và Vietcombank nói
riêng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng nước ngồi, có thể dẫn tới mất thị phần,
kinh doanh thua lỗ, rủi ro tăng cao. Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phải đáp ứng các chuẩn mực về an
tồn theo thơng lệ quốc tế như tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, trích lập dự phịng rủi ro, phân loại nợ theo
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Năm 2010 chứng kiến sự mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động của các ngân hàng ngoại tại
Việt Nam. 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã phát triển 14 chi nhánh trên cả nước và thường xuyên
tung ra những sản phẩm, dịch vụ với nhiều tiện ích. Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân
hàng ngoại sẽ là “cú hích” cho sự phát triển của các ngân hàng Việt Nam Vietcombank, nếu không
muốn bị thua trên sân nhà, Vietcombank cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong điều kiện
mới.
III.

Phân tích cơng ty:
1. Phân tích khái qt nguồn vốn – tài sản:
a. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng:
Nhìn trực quan theo biểu đồ tăng trưởng vốn qua các năm bên dưới, ta thấy rất rõ ràng nguồn

vốn của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Điều này đã phần nào nói lên được tính hiệu quả trong hoạt
động và uy tín của Vietcombank trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nhìn vào cơ cấu vốn
huy động ta nhận thấy vốn huy động là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng.


9


Đến tháng 6 năm 2011 ngân hàng đã tăng tổng tài sản lên 344.207 tỷ đồng, đạt 97,34% so với
mục tiêu đặt ra cho năm 2011 (số kế hoạch là 353,620 tỷ đồng), trong đó, tổng nguồn vốn huy động là
179.196 tỷ đồng, chiếm 71,68% kế hoạch huy động vốn của cả năm (với số kế hoạch là 249,984 tỷ
đồng). Từ thực tế cho thấy công tác huy động vốn của Vietcombank hiệu quả hơn nhiều so với kế
hoạch.

Biểu Đ ồ Tăng Tr ưở ng Vố n qua các năm
ĐVT: Tỷ đ ồ ng
350,000

307,496

300,000
250,000

197,363

222,090

255,496

200,000 167,128
158,989 169,457
144,810
150,000
120,695


208,320

Tổng nguồn vốn
Tổng vốn huy động

100,000
50,000
0

2006

2007

2008

2009

2010

Năm 2006, vốn điều lệ của Vietcombank là 4,356 tỷ đồng đến năm 2011 đã tăng lên 17,588 tỷ
đồng .Trong năm 2010, Vietcombank đã 2 lần tăng vốn điều lệ thành công với mức tăng 9,28% (lần 1)
và 33% (lần 2), đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17.588 tỷ đồng, đáp ứng kỳ vọng của đông đảo nhà đầu
tư và cổ đơng về đảm bảo an tồn vốn; đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; đầu tư vốn cho các
công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác, đồng thời sử dụng
để tăng trưởng tín dụng và kinh doanh vốn.
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank:

Tiền gửi khơng kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi vốn chuyên dụng

Tiền gửi ký quỹ
Phát hành giấy tờ có giá
Tổng cộng

2009
Tỷ đồng
69006
127287
3152
1601
386
201432

%
34.26%
63.19%
1.56%
0.79%
0.19%

2010
Tỷ đồng
68462
185312
3578
1351
3563
262266

%

26.10%
70.66%
1.36%
0.52%
1.36%

6/2011
Tỷ đồng
65012
167022
3514
1030
2548
239126

%
27.19%
69.85%
1.47%
0.43%
1.07%

Nhận xét: Trong cơ cấu huy động vốn của Vietcombank, tiền gửi có kỳ hạn luôn luôn chiếm một
tỷ trọng lớn nhất (>60%), ngân hàng có nguồn vốn tương đối ổn định, có nhiều lợi thế và chủ động
hơn trong việc sử dụng vốn. Nguồn vốn có kỳ hạn dồi dào hơn cho thấy khả năng chủ động của

10


Vietcombank trong cho vay và đầu tư bởi ngân hàng có thể hoạch định được các khoản thời gian trả

tiền không giống như việc chi trả các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn là rất bất ngờ và khó dự tính trước
bởi khách hàng có thể đến rút tiền một cách đột xuất.
b. Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng:
 Phân tích tình hình dự trữ:


Phân tích tình hình dự trữ bắt buộc: VCB ln tn thủ và đảm bảo số dự trữ bắt buộc là
đúng theo quy định.



Phân tích dự trữ đảm bảo khả năng thanh tốn

Tỷ lệ an tồn vốn c ủa VCB qua các năm (%)
9.30

9.40
9.20
9.00
8.80
8.60
8.40
8.20
8.00
7.80
7.60
7.40

9.20


9.00

8.90

8.11

2006

2007

2008

2009

2010

Từ năm 2006 đến 2010, VCB luôn đảm bảo khả năng thanh tốn, hệ số an tồn vốn(CAR) ln
lớn hơn tỷ lệ tối thiểu mà ngân hàng nhà nước yêu cầu và trong năm 2011, VCB vẫn luôn giữ vững tỷ
lệ này, mặc khác còn hỗ trợ thanh khoản cho nhiều ngân hàng thương mại khác.
 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng


Phân tích quy mơ và sự tăng trưởng tín dụng

Biểu đ ồ t ăng t r ưởng t ín d ụng qua các nămĐVT: Tỷ đ ồng
200,000

176,814

180,000

160,000

141,621

140,000
120,000

97,631

100,000
80,000

112,793

67,743

60,000
40,000
20,000
-

2006

2007

2008

2009

2010


11


Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ nhận thấy số dư tín dụng tăng liên tục qua các năm hoạt động. Từ
năm 2006 đến 2011, dư nợ tín dụng chỉ tăng lên 3 lần trong khi vốn điều lệ tăng lên khoảng 4 lần.
Điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng hơn về độ an toàn của việc sử dụng vốn.

2010
34.84%
53.43%

Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn

11.73%



Phân tích dư nợ tín dụng theo thời gian đáo hạn

2009
35.12%

52.04%

Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn


12.83%

6/2011
33.04%
11.11%

106993;
55.85%

Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn

12


Nhận xét: Vietcombank chủ yếu tài trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, rủi ro thấp.


Phân tích chất lượng tín dụng:

Tỷ lệ nợ xấu
(Đơn vị tính: %)
2010

2.83

2009


2.47

2008

4.61

2007

3.87

2006

2.7
0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5


4

4.5

5

Trong năm 2007 và 2008, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tương đối cao do khủng hoảng kinh tế
và đã được cải thiện đáng kể trong năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình hình
kinh tế thế giới có nhiều bất ổn khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
điều này làm cho tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng lên đáng kể làm tác động không tốt đến ngân
hàng.
2. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí:
a. Tốc độ tăng thu nhập:
Tốc độ tăng thu nhập = (Thu nhập 2010 - Thu nhập 2009) / Thu nhập 2009
= ( 28.487.521 – 24.477.379) / 24.477.379
= 0,1638 = 16,38 %
b. Tốc độ tăng chi phí:
Tốc độ tăng chi phí = ( chi phí 2010 – chi phí 2009) / chi phí 2009
( khơng tính thuế TNDN)
= ( 23.092.862 – 16.610.765) / 16.610.765
= 0,3902 = 39.02%
c. Tỷ trọng từng khoản thu nhập
Tỷ trọng từng khoản thu nhập = Số dư từng khoản thu nhập / Tổng thu nhập
2010

2009
Tỷ

Các khoản mục
Số tiền


trọng

Tỷ
Số tiền

trọng

% thay
đổi

13


TN từ lãi và các khoản tương
tự:
- Lãi cho vay KH
- Lãi tiền gửi
- Lãi tương tự khác
TN từ hoạt động dịch vụ
TN từ hoạt động KDNH

20.580.638
16.013.983
1.470.577
3.096.078
1.918.540
4.591.129

72,24%

56,21%
5,16%
10,87%
6,73%
16,12%

15.293.558
10.858.959
1.068.834
3.365.765
1.372.403
3.786.778

70,53%
50,08%
4,93%
15,52%
6,33%
17,46%

34,57%
47,47%
37,59%
-8,01%
39,79%
21,24%

TN từ mua bán CK kinh doanh
TN từ mua bán CK đầu tư
TN từ hoạt động khác

TN từ góp vốn, mua cổ phần
Tổng cộng

21.565
159.096
724.527
492.026
28.487.521

0,08%
0,56%
2,54%
1,73%

134.421
452.213
246.689
396.437
21.682.499

0,62%
2,09%
1,14%
1,83%

-83,96%
-64,82%
193,70%
24,11%


NX: Trong thu nhập thì phần lớn là Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự, tỷ trọng này tăng
lên đáng kể và có mức tăng tương đối tốt 34,57%, ngồi ra cịn có TN từ hoạt động dịch vụ tăng
39,79%.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là thu nhập từ hoạt động KDNH với mức tăng là 21,24%.
d. Tỷ trọng từng khoản chi phí:
Tỷ trọng từng khoản chi phí = Số dư từng khoản chi phí / Tổng chi phí
2010
Tỷ

Các khoản mục

CP lãi và các khoản CP tương tự:
- Trả lãi tiền gửi
- Trả lãi tiền vay
- CP tương tự
CP từ hoạt động dịch vụ
CP từ hoạt động KDNH
Chi phí từ mua bán CK kinh
doanh
CP từ mua bán CK đầu tư
CP từ hoạt động khác
CP hoạt động
CP dự phòng rủi ro TD

2009

% thay

Tỷ


đổi

Số tiền
12.392.22

trọng
53,66

Số tiền

trọng
52,95

5
11.695.33

%
50,64

8.794.892

%
51,09

40,90%

2
595.863
101.030
502.130


%
2,58%
0,44%
2,17%
17,28

8.485.842
184.294
124.756
383.190

%
1,11%
0,75%
2,31%
16,83

37,82%
223,32%
-19,02%
31,04%

3.990.576

%

2.794.880

%


42,78%
-

0
17.528
144.780

0,00%
0,08%
0,63%
19,68

45.546
191.144
118.683

0,27%
1,15%
0,71%
21,03

100,00%
-90,83%
21,99%

4.544.416
1.501.207
23.092.86


%
6,50%

3.493.917
788.513
16.610.76

%
4,75%

30,07%
90,38%

2

5

14


e. Tổng chi phí / Tổng thu nhập (2010) = 81,06 %
(2009) = 67,86 %
NHẬN XÉT:
Theo tỷ lệ trên thì trong năm 2010 cứ 100 đồng thu nhập được tạo ra thì chi phí chiếm 81,06 đồng, tỷ
lệ này ở năm 2009 thấp hơn: cứ 100 đồng thu nhập kiếm được thì chỉ có 67,86 đồng là chi phí.
Mặt khác, tốc độ tăng chi phí là 39,02% lại cao hơn nhiều so với tốc độ tăng thu nhập 16,38%. Trong
đó chi phí chủ yếu là trả lãi tiền gửi của KH, lãi vay các NHTM và NHNN, ngồi ra cịn có chi phí
hoạt động KDNH và chi phí từ hoạt động khác.
chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có mức tăng mạnh nhất.
Thu nhập từ hoạt động mua bán CK giảm nhiều nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Qua đó có thể thấy việc quản lý chi phí chưa được tốt, nên tăng cường cho vay để k bị ứ động vốn.
Việc trích dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao có thể đảm bảo mức an tồn nhưng lại làm chi phí tăng
đáng kể, NH cần xem xét lại mức dự phòng hợp lý.

15



×