Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHÒNG GIÁO dục đào tạo CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.45 KB, 8 trang )

UBND HUYỆN TÂN HỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG TÂN THÀNH B

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC CẢM XÚC CHO TRẺ NHĨM 24-36 THÁNG THƠNG QUA
TRẢI NGHIỆM TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN THÀNH B
Phần I
Khái quát về bản thân
1. Họ và tên: Huỳnh Ngọc Hường , sinh năm: 1985
2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Tân Thành B
3. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Cao Đẳng sư phạm Mầm Non
4. Chức vụ: Giáo viên
5. Nhiệm vụ được giao: dạy lớp.
Phần II
Nội dung sáng kiến, giải pháp
1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến,
giải pháp.
1.1. Thực trạng tình hình đơn vị.
Trường Mẫu giáo Tân Thành B có 5 điểm trường, gồm: điểm Chính, điểm
Tứ Tân, điểm Sa Rài, điểm Rọc Muống và điểm B2. Nhà trường có tổng số 09 lớp,
tổng số 199 học sinh. Cán bộ công nhân viên nhà trường 27 người, gồm: 3 ban
giám hiệu, 19 giáo viên và 5 nhân viên.
- Trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ có rất nhiều hoạt động, nhiều cơ hội được trải
nghiệm cũng là điều kiện thuận lợi để bản thân vận dụng được nhiều hoạt động trải
nghiệm giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm và vận dụng những điều trẻ biết vào thực tế.


- Cảm xúc của trẻ cịn mang tính bộc phát không ổn định, trẻ chưa biết điều
chỉnh cảm xúc của mình, hay khóc, cáu giận hoặc có hành vi hung hăng, quát mắng
bạn tranh dành đồ chơi với bạn. Một số trẻ sống trong mơi trường gia đình khơng
thuận lợi hồn cảnh kinh tế gia đình khó khan, trẻ hay thể hiện cảm cúc tiêu cực
như tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn, không biết chia sẻ với bạn. Trẻ chưa
mạnh dạn, chưa chủ động chia sẻ cảm xúc, mong muốn, nhu cầu với cơ, ngơn ngữ
giao tiếp cịn hạn chế.
1


- Được tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn với chuyên đề hướng dẫn
tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non thông qua trải nghiệm
trong các cơ sở giáo dục mầm non. Bản thân nắm rõ hơn các phương pháp tổ chức
hoạt động và hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động, biết cách tạo nhiều cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm, có hiểu biết về giáo dục trải nghiệm và biết vận dụng trải
nghiệm trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ
1.2. Thực trạng của bản thân.
Năm học 2021-2022, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ ,
tổng số học sinh là 20 cháu, trong đó có 11 nữ. Do ảnh hưởng của mơi trường gia
đình, đặc biệt là thiếu sự quan tâm chăm sóc và giáo dục các cháu khi ở nhà nên
các cháu chưa ngoan .
- Bản thân là giáo viên cơng tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ, hiểu được đặc điểm và biểu hiện cảm xúc của trẻ
nhóm 24 – 36 tháng,
Trước khi đi vào nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát trẻ để lấy số đưa vào
nghiên cứu sáng kiến. Thời gian làm khảo sát từ tháng 02/2022.
Tổng số trẻ được khảo sát là 20 trẻ tại lớp Nhà trẻ
- Một số trẻ không được cha mẹ hướng dẫn kiểm soát những biểu hiện cảm xúc
tiêu cực trong gia đình, đặc biệt là sự tức giận. Cha mẹ trẻ phần lớn làm công nhân,
làm thuê và nghề nông chưa dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc trẻ và

phối hợp với giáo viên.
STT

Nội dung khảo sát

01

Kết quả khảo sát
Số lượng

Tỷ lệ %

Trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân
và người khác.

4/20

20%

02

Hiểu cảm xúc của bản thân và người khác

3/20

15%

03

Sử dụng và kiểm soát cảm xúc của bản thân


4/20

20%

04

Cha mẹ trẻ quan tâm đến việc giáo dục
cảm xúc cho trẻ

5/20

25%

- Chưa thường xuyên tích hợp nội dung giáo dục cảm xúc cho trẻ vào các
hoạt động, tổ chức các hoạt động cịn đơn giản khơng theo quy trình 4 bước của
2


giáo dục trải nghiệm, chưa tạo được nhiều tình huống chơi để giúp trẻ có điều kiện
bọc lộ cảm xúc qua cách giải quyết tình huống. Chưa phối hợp tốt với cha mẹ trẻ để
khai thác tiềm năng của gia đình trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ.
Vì tất cả những những lý do này tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để
giúp trẻ cảm nhận cảm xúc thật tốt , tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để
tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ.
Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó tơi xin mạnh dạn chia sẽ kinh nghiệm của mình
với nội dung “ Một số giải pháp tồ chưc hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ 24-36
tháng thông qua trải nghiệm trong trường Mẫu giáo Tân Thành B”
2. Nội dung sáng kiến và giải pháp thực hiện :
2.1. Giáo dục cảm xúc qua các trò chơi, hoạt động liên quan tới cảm xúc

Thơng qua các trị chơi như biểu cảm gương mặt, theo thẻ cảm xúc, dự đoán
cảm xúc qua tranh ảnh giúp trẻ có thể thêm hiểu biết về “cảm xúc” như trò nhận
biết các cảm xúc vui, buồn, giận, khóc, cười… thơng qua các biểu tượng khn mặt
tương ứng. Qua đó, các em sẽ biết được đâu là cảm xúc tích cực, đâu là tiêu cực và
khi nào một người đang vui hay buồn để từ đó trẻ sẽ có những hành động ứng xử
phù hợp với tình huống thực tế.
Trị chơi: Dự đốn
Cách chơi: Trải bộ thẻ ra mặt bàn để trẻ lần lượt chọn thẻ nhưng khơng nói
cho bạn chơi thẻ đó là gì. Diễn tả bằng biểu cảm trên khuôn mặt để xem các bạn có
đốn ra thẻ cảm xúc trẻ đã chọn khơng.
Trị chơi: Ghép cặp
Cách chơi: In ra 2 bộ thẻ cảm xúc. Úp các bộ thẻ xuống. Mỗi trẻ được lật 2
thẻ cùng lúc. Nếu tìm được 1 cặp thẻ, số thẻ này sẽ thuộc về trẻ.
Trò chơi: Cảm xúc tiêu cực và tích cực
Phân loại thẻ thành cảm xúc tích cực và tiêu cực. Thảo luận, chia sẻ với con
tại sao lại có sự phân loại này.
Trị chơi: Chia sẻ với cảm xúc của bạn bè
Chọn một thẻ cảm xúc tiêu cực. Trò chuyện về các cách để giãi bày và chia
sẻ nếu con phát hiện một người bạn có cảm xúc đó. Thực hành cách nói lời an ủi,
động viên hoặc học cách lắng nghe, bạn và con có thể đổi vai cho nhau

3


Khi ở nhà cha mẹ có thể chơi cùng trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân như
cười, khóc... Sau đó đặt câu hỏi cho bé là “mẹ đang làm gì”? “Mẹ khóc hay cười”
những câu hỏi về cảm xúc đòi hỏi bé tư duy để trả lời.
- Thiết kế bảng cảm xúc chào hỏi: Mỗi buổi sáng đến lớp, các con lựa chọn
trạng thái cảm xúc theo hình để thể hiện với cơ khi cơ đón vào lớp bằng một cái
nắm tay, bằng một nụ cười hoặc một điệu nhún nhảy vui tươi.

Tổ chức các trị chơi đóng vai, đóng kịch giúp trẻ hóa thân vào nhân vật, dễ
dàng thể hiện cảm xúc tự nhiên với các nhân vật. Ví dụ: trẻ hồi tưởng với “Con rối
- búp bê bằng vải” cho thấy liên quan đến trải nghiệm cảm xúc của chính bản thân
trẻ. Ví dụ, buổi chiều, búp bê cảm thấy rất vui - trẻ sẽ nói về những cử chỉ, hành
động, điệu bộ của bản thân thông qua hình ảnh búp bê
- Sử dụng câu truyện, bài thơ, bài hát: bài hát, bài thơ có vần điệu hoặc âm
nhạc có thể được sử dụng để tăng cường cho trẻ tự nhận thức về những cảm xúc đã
được phát triển thơng qua các hoạt động khác.
Ví dụ, các trẻ ở lớp có thể nghĩ ra những vần thơ của riêng mình để điều
chỉnh cảm xúc như: “Nếu bạn đang vui, bạn hãy vỗ tay và hãy mỉm cười hoặc làm
một điệu nhảy”.
- Dạy trực tiếp các tình huống xảy ra xung quanh trẻ: Dạy trẻ thể hiện cảm
xúc bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với các tình huống thực tế.
- Trong thời gian trẻ chưa đến trường, tôi xây dựng video tuyên truyền phối
hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ tại nhà. (Video
dạy trẻ kể truyện chiếc áo mới, trò chơi đọc đồng dao con mèo mà trèo cây cao,
nhận biết màu sắc, lau mặt...tải hình ảnh tuyên truyền về giáo dục cảm xúc).
2.2. Bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm
- Tạo cơ hội để trẻ diễn đạt cảm xúc: Giúp trẻ sử dụng các từ cảm xúc trong
vốn từ vựng hằng ngày của trẻ. Làm mẫu cách thể hiện cảm xúc bằng cách nắm bắt
cơ hội để chia sẻ cảm xúc của cô như “Cô thấy buồn khi con xơ đẩy bạn, cơ đốn
bạn ấy sẽ rất là buồn”
- Chia sẻ trao đổi những cảm nhận của trẻ về những cảm xúc trên các hoạt
động hằng ngày từ gia đình đến trường học. “mẹ ơi buồn quá, mẹ ơi vui quá”
Tôi tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc qua trải nghiệm cho trẻ theo 4
giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: trải nghiệm
4



Đây là giai đoạn giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm hoặc nhớ lại kinh nghiệm. Tổ
chức hoạt động dưới hình thức trải nhiệm như 1 trò chơi, câu chuyện, video, tình
huống...
Ví dụ: Hoạt động “Kể chuyện bé nghe”
Câu truyện: “Đơi bạn tốt”
Cơ nói tên 1 loạt các cảm xúc khác nhau như: Vui, buồn, tức giận, sợ
hãi...Sau mỗi khi gọi tên một cảm xúc thì yêu cầu trẻ thể hiện cảm xúc đó qua cử
chỉ, điệu bộ, nét mặt.
+ Giai đoạn 2: trải nghiệm phân tích các trải nghiệm
Tổ chức cho trẻ quan sát, xem video, tranh ảnh, tình huống và chia sẻ, điều
này giúp trẻ nhớ lại hoặc gợi lại, khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ về sự quan tâm, giúp
đỡ, chia sẻ...Tơi cho trẻ trải nghiệm phân tích các trải nghiệm bằng hình thức: thảo
luận, phân tích trải nghiệm dựa trên các yêu cầu đã xác định mục tiêu cần giáo dục
cảm xúc cho trẻ.
Ví dụ: Tổ chức trị chuyện với trẻ
Tơi cùng chia sẻ với trẻ về những trạng thái cảm xúc trẻ vừa trải qua? Suy
nghĩ của trẻ về các cảm xúc? Trẻ thấy thoải mái ở cảm xúc nào? Khi biểu hiện cảm
xúc với các bạn và mọi người xung quanh trẻ thấy mọi người như thế nào. Khi vui
con biểu hiện thế nào? Khi buồn con biểu hiện ra sao?
Giai đoạn 3: Hình thành kinh nghiệm về cảm xúc
Giai đoạn này giúp trẻ rút ra được những nguyên tắc, hiểu biết đúng về việc
thể hiện các cảm xúc khác nhau phù hợp với tình huống và hồn cảnh. Tổ chức với
hình thức trị chuyện, đàm thoại, thống nhất với trẻ.
Ví dụ: Khi thể hiện các cảm xúc thì các con cần tập trung vào các phần của
cơ thể biểu hiện nét mặt, giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ.
. Vui: nét mặt rạng rỡ, reo hị, nhảy lên, ơm bạn...
. Buồn: nét mặt buồn bã, mắt cụp xuống, đầu cúi xuống, khóc, đi trốn...
. Tức giận: mặt đỏ, hét to, tay chân đấm đá, vứt, ném đồ đạc...
. Sợ hãi: Mắt mở to, tay chân run, khóc, đi trốn tránh...
Các con cũng cần biểu hiện cảm xúc phù hợp với từng tình huống và hồn

cảnh, điều đó rất cần trong cuộc sống.
5


+ Giai đoạn 4: khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
Mục đích của giai đoạn này là khuyến khích trẻ tích cực thể hiện các cảm
xúc trong cuộc sống. Hình thức tổ chức, hướng dẫn trẻ cách thể hiện cảm xúc tích
cực trong cuộc sống.
Ví dụ: Tơi khuyến khích trẻ thể hiện các cảm xúc như vui vẻ, hạnh phúc
trong cuộc sống hàng ngày.
2.3. Phối hợp với cha mẹ trẻ tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc qua
chơi cho trẻ tại nhà
Tạo nhóm zalo cha mẹ trẻ nhóm 24-36 tháng
Giới thiệu kho video, một số tài liệu hướng dẫn cha mẹ giáo dục cảm xúc
cho con ở nhà: Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại. Ba mẹ có thể
cho con xem video, sử dụng các tài liệu để giáo dục cảm xúc cho bé được bán
nhiều trên thị trường. Chẳng hạn như đồ chơi cho bé phát triển cảm xúc, tranh ảnh,
sách báo,... Hoặc tham khảo các tài liệu thông qua internet, sách chuyện hướng dẫn
cha mẹ giáo dục cảm xúc cho con, có thể kể một số đầu sách tiêu biểu là “Từ điển
cảm xúc cho bé” (NXB Kim Đồng), Combo 6 cuốn Phát triển trí tuệ cảm xúc
(Jayneen Sanders), Bộ sách EQ – Trí tuệ cảm xúc ..…
- Tổ chức tuyên truyền đến cha mẹ trẻ thơng qua nhóm zalo, họp trên Google
meet giúp cha mẹ trẻ nhận ra được tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho
trẻ ngay từ lứa tuổi cịn nhỏ giúp trẻ có được những cảm xúc tích cực, góp phần
giúp trẻ hình thành nhân cách tốt sau này khi trẻ lớn lên. Khuyến khích phụ huynh
đã quan tâm thực hiện tốt hơn với giáo viên trong việc giáo dục và hình thành cảm
xúc cho trẻ.
- Hàng ngày, Cha mẹ trẻ nên dành thời gian chơi cùng trẻ và nói chuyện theo
cách của trẻ. Trẻ càng lớn, càng có nhiều nhu cầu chơi với bạn cùng tuổi. Trong
thời gian trẻ ở nhà để phòng chống dịch bệnh COVID-19, Cha mẹ trẻ đơi lúc đóng

vai làm bạn, làm một nhân vật… chơi cùng con, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu của
mình. Tạo điều kiện cho trẻ chơi chung với các bạn hàng xóm nhiều độ tuổi để trẻ
có thể học kĩ năng, kinh nghiệm sống lẫn nhau, đồng thời trẻ thực hành cách tương
tác ứng xử của anh chị lớn với em bé và ngược lại.
- Ngoài ra tôi đã chia sẻ gợi ý một số hoạt động giáo dục giúp phụ huynh
chơi cùng con như thông qua kho tài liệu của nhà trường để phối hợp giáo dục cảm
xúc cho trẻ qua kênh youtube của trường.
6


Phần III
Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả
1. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp:
1.1.Khả năng : Thông qua đề tài này giúp các giáo viên có thêm một số kinh
nghiệm về một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ nhóm 2436 tháng thơng qua hoạt động trải nghiệm.
1.2.Phạm vi áp dụng : trong trường Trường Mẫu Giáo Tân Thành B và có
thể nhân rộng ở trường Mẫu giáo trong huyện.
2. Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến,
giải pháp.
Trẻ có nhiều cảm xúc tích cực: vui vẻ, tự tin, thích thú khi tới lớp. Trẻ biết
đồn kết, thân thiện khi chơi với bạn, biết giúp đỡ cô, giúp bạn. Trẻ biết yêu thương
những người thân, quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những bạn gặp khó khăn. Trẻ nhận
biết được cảm xúc của bản thân và nhận biết dược cảm xúc của người khác, trẻ biết
thể hiện cảm xúc.
*Sau quá trình thực hiện áp dụng sáng kiến đến tháng 4 năm 2022 hiệu quả
và lợi ích đem lại :
Tổng số trẻ được khảo sát là 20 trẻ tại lớp 24-36 tháng
Tháng 02/2022 Tháng 04/2022
TT


Nội dung
Đạt

Tỉ lệ

Đạt

Tỉ lệ

So sánh
tăng %

01

Trẻ nhận biết được cảm xúc của
bản thân và người khác.

4/20

20%

18/20

90%

+ 70%

02

Hiểu cảm xúc của bản thân và

người khác

3/20

15%

19/20

95%

+ 80%

03

Sử dụng và kiểm soát cảm xúc của
bản thân.

4/20

20%

18/20

90%

04

Cha mẹ trẻ quan tâm đến việc giáo
dục cảm xúc cho trẻ


5/20

25%

20/20

100% + 75%

Phần IV
7

+ 70%


Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
- So với thực trang ban đầu thì tơi gặt hái được nhiều thành công hơn như: tổ
chức hoạt động thu hút hấp dẫn trẻ hơn, công tác tuyên truyền phối hợp với Cha mẹ
trẻ có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc
cho trẻ thông qua trải nghiệm.
- Cha mẹ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện tổ chức hoạt
động giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua trải nghiệm. Cha mẹ trẻ cảm thấy hài
lòng khi thấy được sự thay đổi các cảm xúc tích cực của con mình, mọi lời nói,
hành động đều tích cực, Cha mẹ trẻ an tâm, hài lịng, thỏa mãn về sự thay đổi tích
cực đó.
2. K.iến nghị (nếu có)
Trên đây là sáng kiến, giải pháp của bản thân trong năm học 2021-2022, đề
nghị Hội động xét duyệt, công nhận.
Thủ trưởng đơn vị
HIỆU TRƯỞNG


Người thực hiện

Huỳnh Ngọc Hường

8



×