Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “ Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong
nghiên cứu, học tập của sinh viên”

Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Lớp TC:
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

HÀ NỘI – 5/2022


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1
B. NỘI DUNG……………………………………………………………......1
I. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng…………………………………………………………...1
1. Các khái niệm………………………………………………………………1
a) Phạm trù triết học là gì?......................................................................1
b) Bản chất là gì?.....................................................................................2
c) Hiện tượng là gì?.................................................................................3
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng…………………......3
a) Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống………...3
b) Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng…………………...…….4
c) Tuy thống nhất, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn……..5
d) Sự tương tác biện chứng…………………………………………….6
3. Ý nghĩa phương pháp luận…………………………………………...…….7


a) Trong hoạt động nhận thức…………………………………….........7
b) Trong hoạt động thực tiễn…………………………………………...8
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên…………………………………………………………..…9
C. KẾT LUẬN…………………………………...…………………………11
Tài liệu tham khảo


A. MỞ ĐẦU
Trong triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về q trình chuyển hóa,
vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, với hai hình thức chủ yếu là
phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy tâm. Trong đó, phép biện
chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã có các quan điểm tương đối hoàn
thiện và được kế thừa đến ngày nay. Khi nhắc đến phép biện chứng này, không
thể không nhắc đến các phạm trù cơ bản, trong đó điển hình là cặp phạm trù bản
chất và hiện tượng.
Trong thực tế, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào xảy ra trong tự nhiên và xã
hội đều có những khía cạnh bên ngồi mà giác quan con người có thể nhận thức
và đánh giá được. Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt, những mối liên hệ
bên trong bị ẩn đi đằng sau sự vật mà chỉ có thể dùng nhận thức lý tính hay cịn
gọi là tư duy trừu tượng để phân tích thật kĩ mới có thể kết luận chính xác được.
Các mặt, các mối liên hệ bên trong đó được hiểu là bản chất, cịn những biểu
hiện của nó ở bên ngoài là hiện tượng. Nắm được các khái niệm cũng như mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng sẽ giúp ta vạch rõ được ranh
giới giữa những yếu tố cốt lõi và những đặc điểm bề ngồi của sự vật, hiện
tượng. Từ đó, ta sẽ có phương hướng, biện pháp phù hợp với mục đích đề ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của điều này, em quyết định nghiên cứu
đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu,

học tập của sinh viên”.

B. NỘI DUNG
I. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng
1. Các khái niệm
a) Phạm trù triết học là gì?
“Bản chất” và “hiện tượng” trong triết học Mác – Lênin vốn là một trong
các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Do đó, để hiểu rõ về hai
phạm trù này, trước hết ta cần trả lời câu hỏi: “Thế nào là phạm trù triết học?”
1


Trong triết học, phạm trù được hiểu là những khái niệm chung nhất, rộng
nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy. “Phạm trù triết học là những hình thức hoạt động trí
óc phổ biến của con người, là những mơ hình tư tưởng phản ánh những thuộc
tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực”.
b) Bản chất là gì?
Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách
quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển
của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tướng ứng của đối tượng.
Ví dụ:
- Bản chất của hiện tượng gió thổi là sự chuyển động của khơng khí từ nơi
có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
- Trong xã hội có giai cấp, bản chất của nhà nước là cơng cụ chun chính
của giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội. Bản chất này được thể hiện
ra dưới nhiều hình thức cụ thể khác nhau phụ thuộc vào tương quan giai
cấp trong xã hội.
Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên bản

chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của các sự vật đó.
Tuy nhiên, khơng phải cái chung nào cũng là bản chất. Chỉ những cái chung
quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng mới là cái chung bản
chất. Ví dụ, người Việt Nam (nhìn chung) có cái chung là màu tóc đen và da
vàng. Nhưng cái chung tóc đen và da vàng không phải là cái chung bản chất của
người Việt Nam.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại, hay cùng một bậc.
Tuy nhiên bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy luật thường
chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng
hợp của nhiều quy luật. Vì vậy phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn
quy luật.

2


c) Hiện tượng là gì?
Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt,
mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngồi; là mặt dễ biến đổi hơn và là
hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Ví dụ:
- Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản. Bản chất đó được thể hiện thơng qua các hiện tượng như
nạn thất nghiệp; đời sống khổ cực của giai cấp vô sản và người lao
động; sự giàu có của giai cấp tư sản;…
- Màu da cụ thể của một người nào đó là trắng, vàng hay da màu chỉ
là hiện tượng, là vẻ bề ngoài.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
a) Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống
* Quan điểm duy tâm về sự tồn tại của bản chất và hiện tượng
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì quan điểm duy tâm khơng thừa nhận hoặc

không hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng, họ cho rằng,
bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người
bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó chỉ là tổng hợp những cảm giác
của con người, chỉ tồn tại trong chủ quan con người. Những người theo chủ
nghĩa duy tâm khách quan tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất nhưng
đó khơng phải là của bản thân sự vật mà theo họ đó chỉ là những thực thể tinh
thần.
Như vậy, vì khơng thừa nhận hoặc khơng hiểu đúng sự tồn tại khách quan
của bản chất và hiện tượng, nên có thể khẳng định, quan điểm duy tâm không
giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trái với các quan điểm duy tâm, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng,
cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn có của sự vật khơng
do ai sáng tạo ra, bởi vì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định.
3


Những yếu tố này liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan
xen, chằng chịt. Trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định.
Những mối liên hệ tất nhiên đó tạo thành bản chất của sự vật. Như vậy, bản chất
là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật, còn hiện tượng là biểu hiện ra bên
ngoài của bản chất, cũng là cái khách quan không phải do cảm giác của chủ quan
con người quyết định.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan
của bản chất và hiện tượng, mà còn cho rằng, giữa bản chất và hiện tượng có mối
quan hệ biện chứng vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối
lập nhau.
b) Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Mỗi đối tượng, mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất với hiện
tượng. Sự thống nhất ấy được thể hiện ở chỗ, bản chất luôn tồn tại thơng qua

hiện tượng, cịn hiện tượng phải là sự thể hiện của bản chất ở mức độ nhất định.
Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ở bên ngồi hiện tượng, khơng cần đến
hiện tượng; đồng thời cũng khơng có hiện tượng nào hồn tồn khơng biểu hiện
bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này, V.I. Lênin viết: “Bản chất hiện ra. Hiện
tượng là có tính bản chất.”
Về cơ bản, bản chất và hiện tượng có xu hướng phù hợp với nhau. Tức là,
bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kỳ
hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc
ít. Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện
tượng khác nhau. Chính vì vậy, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó
cũng thay đổi theo; khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất
theo.
Ví dụ:
- Bản chất của chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng
dư đối với giai cấp vô sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở
nhiều hiện tượng trong xã hội tư bản như sự bần cùng hóa giai cấp vơ
4


sản, nạn thất nghiệp, chiến tranh,... Khi khơng cịn giai cấp tư sản,
khơng cịn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các hiện tượng trên cũng
biến mất theo.
Như vậy, bản chất và hiện tượng có sự thống nhất chặt chẽ với nhau, chính
nhờ sự thống nhất này mà người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật
trong vơ vàn các hiện tượng bên ngồi.
c) Tuy thống nhất, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn
C.Mác từng viết: “Nếu hình thái biểu hiện và bản chất của sự vật trực tiếp
đồng nhất với nhau, thì mọi khoa học sẽ trở nên thừa”. Thật vậy, tuy bản chất và
hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
Do vậy, không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hồn tồn mà ln bao

hàm cả sự mâu thuẫn nhau. Sự mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn
tại và phát triển của sự vật, trong khi đó hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá
biệt. Vì bản chất gắn bó chặt chẽ với cái phổ biến, là một trong số những mối
liên hệ cơ bản nhất tạo thành cơ sở cho sự thống nhất về một hệ thống chỉnh thể
tất cả các cái riêng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xâu chuỗi tất cả chúng về một mối,
phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của đối
tượng. Cịn hiện tượng là hình thức thể hiện của bản chất, nhưng nó khơng biểu
hiện hồn tồn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất mà thơi. Do
đó, hiện tượng phản ánh cái cá biệt, cái đơn nhất.
Thứ hai, bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách
quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Về cơ bản,
hiện tượng – hình thức thể hiện ra bên ngồi của bản chất – có xu hướng phù hợp
với bản chất. Tuy nhiên, chúng không bao giờ hoàn toàn đồng nhất với nhau.
Bởi, các hiện tượng không biểu hiện bản chất dưới dạng y nguyên như bản
chất vốn có mà dưới hình thức đã bị cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực
sự của bản chất bằng cách thêm vào hay bớt đi từ bản chất một vài tính chất, yếu
tố do hồn cảnh cụ thể và các mối liên hệ ngẫu nhiên quy định (Ví dụ: Hiện
tượng khúc xạ, ảo ảnh). Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện
5


tượng khác nhau tương ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Vì vậy, có thể
nói hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.
Thứ ba, bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi hơn, cịn hiện tượng
là cái thường xun biến đổi. Đó là do hiện tượng khơng hồn toàn chỉ được
quyết định bởi bản chất bên trong của đối tượng, mà còn được quy định bởi
những điều kiện tồn tại bên ngồi của nó, bởi những tác động qua lại của nó với
các sự vật, đối tượng xung quanh. Mà các điều kiện tồn tại bên ngồi đó và sự
tác động qua lại của đối tượng này với đối tượng khác lại thường xuyên biến đổi.

Vì vậy, hiện tượng “động” hơn, biến đổi thường xuyên hơn so với bản chất – cái
tương đối ổn định, ít biến đổi. Khẳng định điều này, V.I. Lênin viết: “Cái không
bản chất, cái bề ngồi, cái trên mặt, thường biến mất, khơng bám "chắc", không
"ngồi vững" bằng "bản chất".”
Tuy nhiên, cũng theo V.I. Lênin, “không phải chỉ riêng hiện tượng là tạm
thời, chuyển động, lưu động, bị tách rời bởi những giới hạn chỉ có tính chất ước
lệ, mà bản chất của sự vật cũng như thế”. Điều này có nghĩa là bản chất không
“đứng im”, không giữ y nguyên như cũ từ lúc sinh ra cho đến lúc biến mất; mà
bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi chậm hơn nhiều so với hiện tượng.
d) Sự tương tác biện chứng
Về cơ bản, bản chất quyết định hiện tượng. Nhưng nhiều khi, hiện tượng
cũng tác động lại bản chất.
+ Bản chất và hiện tượng về căn bản có xu hướng phù hợp với nhau. Bất
kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc ít.
Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện
tượng khác nhau. Chính vì vậy, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó
cũng thay đổi theo; khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất
theo. Có nghĩa là, bản chất quyết định đến hiện tượng.
+ Tuy nhiên, do bản chất và hiện tượng khơng trùng khớp hồn tồn với
nhau, hiện tượng biểu hiện bản chất dưới hình thức đã bị cải biến hoặc nhiều khi
6


phản ánh không đúng bản chất, dẫn đến việc hiện tượng cũng tác động ngược trở
lại bản chất, khiến bản chất dần dần biến đổi.
Ví dụ, nhiều người vẫn thường nói với nhau cụm từ “khẩu xà tâm Phật”, ý
nói là những người nói lời ác nhưng trong tâm lại tốt; bản chất là tốt nhưng hình
thức biểu hiện ra lại là những lời nói ác. Tuy nhiên trong thực tế, những người dù
cho thực sự có bản chất tốt nhưng lại ln nói ra những lời xấu xa, ghét bỏ thì

chắc chắn, chính những ngơn từ ấy sẽ tác động , dần khiến bản chất con người
thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Tức là bản chất đã bị hiện tượng tác động
làm cho biến đổi. Hay như trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu
Quang Vũ, nhân vật Trương Ba bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống gửi
trong thân xác thô lỗ, phàm tục của anh hàng thịt và dần bị xác hàng thịt làm mất
đi bản chất thanh cao, trong sạch, ngay thẳng của mình.
* Tổng kết:
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất và
hiện tượng đều tồn tại khách quan trong mối liên hệ hữu cơ, cái này không thể
tồn tại thiếu cái kia; giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện chứng vừa
thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nhận thức một cách đúng đắn về cặp phạm trù bản chất và hiện
tượng cũng như nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa chúng, ta rút ra một
số ý nghĩa phương pháp luận.
a) Trong hoạt động nhận thức
Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức, để hiểu biết một cách đầy đủ về sự
vật, đối tượng, cần phải đi sâu vào bên trong để tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất,
không dừng lại ở hiện tượng, bởi hiện tượng thường biểu hiện bản chất dưới hình
thức đã bị cải biến.
Thứ hai, muốn nhận thức được bản chất phải thông qua thực tiễn để nắm
bắt các hiện tượng biểu hiện nó. Bản chất khơng tồn tại thuần túy mà tồn tại bên
trong đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng. Vì vậy, để nhận
7


thức được bản chất của đối tượng phải xuất phát từ thực tiễn, xuất phát từ các sự
vật, hiện tượng, q trình thực tế, từ đó nắm bắt được các hình thức biểu hiện
bản chất (các hiện tượng).
Thứ ba, phải phân tích tổng hợp nhiều hiện tượng mới có thể hiểu đúng

bản chất. Trong quá trình nhận thức bản chất của sự vật, phải xem xét rất nhiều
hiện tượng khác nhau từ nhiều góc độ khác nhau. Sở dĩ như vậy vì bản chất của
sự vật khơng được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định nào, mỗi
hiện tượng chỉ biểu hiện một hoặc một vài khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản
chất dưới hình thức đã bị cải biến, nhiều khi xuyên tạc bản chất hoặc phản ánh
không đúng bản chất.
Tuy nhiên trên thực tế, trong một hoàn cảnh và một phạm vi thời gian nhất
định, khơng bao giờ có thể xem xét hết được mọi hiện tượng biểu hiện bản
chất của sự vật. Do vậy, phải ưu tiên xem xét trước hết các hiện tượng điển hình
trong hồn cảnh điển hình. Dĩ nhiên, kết quả của một sự xem xét như vậy chưa
thể phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật. Mà đó mới chỉ phản ánh một cấp độ
nhất định của nó. Quá trình đi vào nắm bắt các cấp độ tiếp theo, ngày càng sâu
sắc hơn trong bản chất của sự vật là một q trình hết sức khó khăn, lâu dài,
cơng phu, khơng có điểm dừng.
Cũng chính vì vậy, khi kết luận về bản chất của sự vật, cần hết sức thận
trọng, tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện.
Tóm lại, nhận thức bản chất của đối tượng là một quá trình phức tạp đi từ
hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Đúng
như V.I. Lênin từng viết: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện
tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất
cấp hai,..., cứ như thế mãi”.
b) Trong hoạt động thực tiễn
Trong mọi hoạt động thực tiễn, cần phải dựa vào bản chất của sự vật để
xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật, khơng nên chỉ dựa vào hiện
tượng vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy
8


định sự vận động và phát triển của sự vật, cịn hiện tượng là cái thường xun
biến đổi, khơng quyết định sự vận động phát triển của sự vật.

Bản chất là sự thống nhất giữa các mặt, các mối liên hệ tất nhiên vốn có
của sự vật, hiện tượng; bản chất là sự thống lĩnh của các mâu thuẫn biện chứng
và chúng được giải quyết trong quá trình phát triển dẫn đến sự biến đổi của bản
chất, tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác. Do đó
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, các phương pháp đã được áp dụng vào
hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi bằng các phương pháp khác, phương
pháp mới phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối tượng.
II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan
hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng trong nghiên cứu, học tập của
sinh viên
Trong nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện
chứng giữa bản chất và hiện tượng, phép biện chứng duy vật đã thực hiện chức
năng phương pháp luận chung nhất, qua đó định hướng rằng: Trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào bản chất, đi sâu vào tìm hiểu bản chất
của đối tượng chứ không dừng lại ở hiện tượng. Với tư cách là sinh viên, mỗi
người cần nhận thức được điều đó và vận dụng vào trong nghiên cứu, học tập.
Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được học để hiểu bản chất, từ đó vận
dụng, áp dụng các kiến thức, kỹ năng vào công việc, cuộc sống. Do đó, khi
nghiên cứu, học tập một vấn đề nào đó, sinh viên cần phải đi sâu vào tìm hiểu
bản chất của nó, tuyệt đối khơng được “học vẹt”, học không hiểu bản chất. Khi
bắt gặp các khái niệm, kiến thức mới của môn học, sinh viên cần tự đặt ra các
câu hỏi “Tại sao?”, “Như thế nào?”, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu để từ đó nắm
được gốc rễ vấn đề, hiểu được bản chất. Qua đó, ta khơng chỉ làm chủ được kiến
thức để học tốt các môn học trên trường mà cịn có thể áp dụng vào thực tiễn.
Thứ hai, trong hoạt động nghiên cứu, sinh viên muốn nhận thức đúng bản
chất của đối tượng thì cần phải xuất phát từ thực tiễn, phân tích tổng hợp nhiều
hiện tượng. Ví dụ, trong nghiên cứu khoa học người ta thường bắt đầu từ việc
quan sát, thống kê các hiện tượng (quan sát tự nhiên hay qua thí nghiệm) trên cơ
9



sở đó tiến hành nghiên cứu (có thể thơng qua việc xác lập các mơ hình giả
thuyết,...) về bản chất của hiện tượng để giải thích hiện tượng quan sát được.
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên phải xem xét đối tượng nghiên cứu
từ nhiều hiện tượng, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, trong một
bối cảnh và thời gian nhất định khó có thể xem xét hết các hiện tượng có thể xảy
ra. Vì vậy, sinh viên nên thu hẹp phạm vi và ưu tiên xem xét trước hết các hiện
tượng điển hình trong hồn cảnh điển hình. Tuy kết quả của việc kiểm tra này
khơng thể phản ánh hết bản chất của đối tượng nhưng nó cũng phản ánh đúng ở
một mức độ nhất định. Cũng chính vì lý do trên, khi kết luận về bản chất của đối
tượng nghiên cứu, cần hết sức thận trọng, tránh những nhận định chủ quan, tùy
tiện.
Ví dụ, khi nghiên cứu về những khó khăn đối với sinh viên trường Đại học
Kinh tế Quốc dân khi phải học online do đại dịch Covid-19, nhóm nghiên cứu
cần khảo sát nhiều người khác nhau tham gia học online dưới những hoàn cảnh
điều kiện, tác động khác nhau. Tuy nhiên, việc khảo sát hết toàn bộ sinh viên
trong trường sẽ tốn rất nhiều thời gian, cơng sức và chi phí. Vì vậy, nhóm nghiên
cứu khảo sát khoảng 500 sinh viên, bao gồm cả những người cảm thấy thích ứng
được và thích việc học online, hoặc những người gặp nhiều vấn đề, khó khăn
trong việc học online. Mặc dù 500 chỉ là con số tương đối nhỏ so với toàn bộ
sinh viên trong trường nhưng nó đã cung cấp lượng thơng tin đáng kể, từ đó
nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích, tổng hợp để tìm ra được những khó khăn
thường gặp của sinh viên khi học online, sau đó có thể gửi lên nhà trường để tìm
ra biện pháp hỗ trợ phần nào cho sinh viên.
Thứ ba, sinh viên phải xác định rằng nhận thức bản chất của đối tượng là
một quá trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến
bản chất sâu sắc hơn, do đó muốn học tập tốt, sinh viên cần kiên trì, nâng cao
tinh thần tự học, ln chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức.
Trong hoạt động nghiên cứu, khi sinh viên phân tích tổng hợp hiện tượng
thì nên đặt đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, từ

đó nắm được bản chất của đối tượng một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Sinh
10


viên sẽ nắm vững bản chất cấp I, và đây không phải là kết thúc. Từ bản chất cấp
I, sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu, khám phá để tìm ra bản chất cấp II, từ cấp
II đến cấp III, cứ như thế mãi,...,
Thứ tư, bản chất có sự biến đổi trong quá trình phát triển của đối tượng,
tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng này sang dạng khác. Do đó các
phương pháp đã được áp dụng vào hoạt động cũ trước đây cũng phải thay đổi
bằng các phương pháp khác, phương pháp mới phù hợp với bản chất đã thay đổi
của đối tượng.
Điều đó có nghĩa là sinh viên cần chủ động đổi mới, sáng tạo, khám phá,
thay đổi những phương pháp nghiên cứu, học tập cũ đã được áp dụng bằng
những phương pháp mới, phù hợp với bản chất đã thay đối của đối tượng, phù
hợp với thời đại và bối cảnh hiện tại, qua đó đạt được thành cơng trong học tập,
nghiên cứu và áp dụng vào trong cơng việc, góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển của bản thân.

C. KẾT LUẬN
Như vậy, bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng
duy vật của triết học Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái bản chất là
phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật
với hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Việc
nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng của cặp
phạm trù này đã định hướng hoạt động nhận thức và thực tiễn, đó là: Trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào bản chất của đối tượng chứ không
dừng lại ở hiện tượng; phải xuất phát từ thực tiễn, phân tích tổng hợp nhiều hiện

tượng mới có thể nhận thức đầy đủ bản chất của đối tượng
Trong thời đại công nghệ phát triển, đất nước ngày càng hội nhấp quốc tế
và đặc biệt là quá trình số hóa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, xã hội
đang đòi hỏi những lao động có chất lượng cao hơn, thích ứng nhanh hơn, nhạy
11


bén hơn, đặc biệt cần có đủ tri thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu phát triển của
xã hội. Là một sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thông qua việc
nghiên cứu quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa bản
chất và hiện tượng, bản thân em đã đề ra cho mình các nguyên tắc nghiên cứu,
học tập tập trung vào bản chất; chủ động thay đổi, áp dụng các phương pháp học
tập mới hiệu quả hơn; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
việc học. Từ đó chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng phù hợp để áp dụng
vào công việc.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc
đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội, 2021.
2. GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Hội
đồng biên soạn giáo trình mơn Triết học Mác – Lênin, Hà Nội, 2019.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dùng trong
các trường Đại học, Cao đẳng), (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung)
4. Wikipedia Tiếng Việt: Bản chất và hiện tượng (Chủ nghĩa Marx-Lenin)
(sửa đổi lần cuối vào ngày 11 tháng 5 năm 2022)




×