Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Phương pháp chữa bỏng có hại cho trẻ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.13 KB, 7 trang )



Phương pháp chữa bỏng
có hại cho trẻ

Theo các bác sĩ của Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất
nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà
không biết cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa
sai, khiến vết thương nặng hơn rất nhiều.
Ngày 4/6, một bé trai 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu tại Viện
Bỏng Quốc Gia trong tình trạng suy kiệt nặng, giảm từ 13kg
xuống còn 5kg. Khi nhập viện, bé chỉ còn thoi thóp thở, 1
ngày sau thì bé tử vong. Nguyên do là bởi bé bị bỏng nước
sôi ở lưng với diện tích chỉ 15%. Nhưng sau 2 tháng điều trị
bằng các loại thuốc gia truyền của thầy lang gần nhà, vết
bỏng của bé không khỏi mà ăn sâu vào thịt khiến bé không
thể qua được.
Điều này đã cảnh báo sự thiếu kiến thức trầm trọng của các
bậc cha mẹ trong việc điều trị vết bỏng cho con. Từ một
trường hợp đau lòng này, đi sâu tìm hiểu mới thấy không ít
bậc phụ huynh cho đến ngày nay vẫn áp dụng những cách trị
bỏng phản khoa học khiến con cái có khi chỉ bị bỏng nhẹ mà
lại khó qua khỏi.
Một bé gái 5 tuổi, quê ở Hải Hậu, bị bỏng bô xe máy. Thay vì
ngâm vết bỏng của con vào chậu nước lạnh, bố mẹ bé lấy
một bát muối cho vào túi vải bọc lại rồi quấn vào vết bỏng
quanh chân con. Kết quả là vết bỏng của bé bị ăn vào rất sâu,
gần một tháng trời không khỏi và phải đến Viện Bỏng Quốc
gia để cấp cứu.

Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư


vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Theo các bác sĩ của Viện Bỏng Quốc Gia cho biết, rất nhiều
trường hợp trẻ bị bỏng nhẹ nhưng do người nhà không biết
cách xử lý hoặc áp dụng các kinh nghiệm chữa sai, khiến vết
thương nặng hơn rất nhiều.
Trường hợp bé M. 20 tháng tuổi ở Hải Dương thật là đáng
tiếc. Bé phải điều trị lâu dài tại viện bởi khi ở nhà với bà nội,
chẳng may bé bị vấp vào phích nước sôi làm nước bắn vào
bàn chân bé. Ngay lập tức bà nội bé M. đã lấy đá chườm cho
cháu để vết bỏng không phồng lên. Nhưng do chườm đá quá
lâu mà vùng da bé bị hoại tử, phải phẫu thuật cấy da. Trong
trường hợp này, các bác sĩ khuyên chỉ cần ngâm vùng cơ thể
bị bỏng của em vào nước lạnh sạch trong 15-20 phút thì vết
thương của em sẽ dịu lại ngay.
Tuy nhiên, nghe đến việc bị bỏng thì ngâm vết bỏng vào
nước lạnh có vẻ rất đơn giản nhưng lại không hề dễ thực hiện
chút nào. Có những bậc cha mẹ cũng chính vì không biết
thực hiện mà gây nguy hiểm cho chính con cái mình. Con trai
bị bỏng nước canh, anh Thảo (Tả Thanh Oai, Hà Nội) đã
nhanh nhẹn đặt con ngồi nguyên trong chậu nước lạnh gần
tiếng đồng hồ. Sau thấy con có dấu hiệu bị sốt, đưa con đến
Viện Bỏng khám anh Thảo bị bác sĩ mắng cho một trận vì tội
vùng tổn thương của bé rất nhẹ nhưng cuối cùng em rơi vào
tình trạng nguy kịch, phải hồi sức cấp cứu vì bị viêm phế
quản do nhiễm lạnh.
Cũng theo các bác sĩ của Viện này, không ít bậc cha mẹ đã
rất “sáng tạo” trong các cách chữa bỏng cho con. Có mẹ dùng
vôi bôi lên vùng da tổn thương của con vì bà nội hay ăn trầu
bảo vôi mát, lại lành. Người khác thì dùng tỏi đắp vào vết rộp
ở chân con khiến vùng tổn thương càng phỏng nặng. Rồi

những thứ như trứng, nhựa chuối, tương, nước mắm… cũng
được biến thành “thuốc” chữa bỏng cho con. Không ít người
lại chuộng đắp lá, dùng thuốc đông y để chữa bỏng cho trẻ vì
cho rằng như vậy mới lành, lại rẻ.
Thực ra, việc xử lý khi trẻ bị bỏng khá đơn giản. Chỉ cần
ngâm nước lạnh 15-20 phút vừa giúp vết bỏng hạ nhiệt, vừa
giảm đau, giảm phù nề cho vết thương. Sau đó, đắp gạc ướt
lên rồi băng ép và đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để
được các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Nếu bị bỏng ở những vùng cơ thể khó ngâm nước như mặt,
cổ… thì có thể dùng khăn sạch, ướt đắp lên.
Theo bác sĩ, khi bị bỏng cần được xử lý ngay lập tức, tốt nhất
là trong 15 phút đầu. Nếu để muộn, tổn thương càng sâu thì
việc điều trị càng mất nhiều thời gian, phức tạp và để lại di
chứng, sẹo xấu. Da trẻ còn rất non nớt, mỏng manh nên bố
mẹ tuyệt đối không được đắp các loại lá, hay “thuốc” tự chế
cho con.
Yeusuckhoe.com (Theo Afamily)

×