Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 5 mẹo tăng tốc điện thoại Android pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.07 KB, 5 trang )




5 mẹo tăng tốc điện thoại
Android

Android hiện đang là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới với hàng tá mẫu điện
thoại Android mới gia nhập thị trường mỗi năm. Qua thời gian, người dùng
Android đã chứng kiến và thụ hưởng những cái tiến vượt bậc của hệ điều hành này.
Tuy nhiên một trong những vấn đề khiến người dùng phiền muộn là mặc dù các
phiên bản hệ điều hành mới liên tục được tung ra, các nhà sản xuất điện thoại vẫn
“kiên trì” với các bản hệ điều hành cũ mà phải rất lâu mới cập nhật cho các điện
thoại của họ một lần.

Android tỏ ra khá ý ạch trên các mẫu điện thoại tầm thấp với bộ nhớ eo hẹp và vi
xử lý có tốc độ hạn chế, chưa kể điện thoại còn chạy chậm hơn theo thời gian. Thật
may, có một số thủ thuật mà bạn có thể áp dụng ngay khi nhận thấy dấu hiệu chậm,
lag ở điện thoại, và dưới đây là 5 trong số đó.
1. Xóa các ứng dụng không cần thiết
Kho ứng dụng khổng lồ Google Play là một trong những điểm thu hút nhất ở
Android, và vì quá hứng thú với nó, bạn có thể cài vô số các ứng dụng và game
trên điện thoại chỉ để thử nghiệm, hay thậm chí bạn bè cài hộ mà có khi cả tháng
bạn không dùng đến một lần. Nếu không sử dụng các ứng dụng kiểu này, tốt nhất
là bạn nên gỡ chúng hay ít nhất là kiểm tra lại xem chúng có chạy nền hay không
và tắt đi để tiết kiệm tài nguyên của máy.
2. Chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ
Điện thoại Android thường có 2 tùy chọn lưu trữ, một là bộ nhớ trong và hai là thẻ
nhớ. Hầu hết điện thoại đời cũ có bộ nhớ trong rất hạn chế nên thường sử dụng thẻ
SD để chứa ảnh và nhạc. Tuy nhiên theo như mặc định thì các ứng dụng và game
mới sẽ được cài đặt ở bộ nhớ trong. Ngày này qua tháng khác, bộ nhớ trong sẽ chất
đống với những ứng dụng lớn nhỏ khiến cho điện thoại trở nên ỳ ạch hơn. Do vậy


hãy chuyển các ứng dụng của bạn sang thẻ nhớ bằng cách vào Settings >
Applications, chọn từng ứng dụng và sử dụng tùy chọn “Move to SD card” tại mục
Data như hình dưới đây.

3. Đừng lạm dụng Laucher/Widget
Một trong những tính năng nổi trội nhất của Android là khả năng tùy biến hệ điều
hành. Chẳng hạn, có rất nhiều launcher dành cho Android có tác dụng cải thiện
giao diện, quản lý màn hình home và thay đổi cách tương tác với điện thoại, bên
cạnh sự trợ lực của vô số widget đẹp mắt và tiện dụng. Tuy nhiên đây lại chính là
hai trong số những nguyên nhân khiến cho máy chạy chậm vì thiếu bộ nhớ. Do vậy
nếu thấy máy quá ì ạch thì bạn nên gỡ bớt các widget nặng nề cùng những launcher
sử dụng nhiều hiệu ứng động. Ngoài ra, nhiều launcher cũng có chức năng quản lý
bộ cache riêng, do vậy nếu không muốn gỡ bỏ hẳn thì bạn nên dành thời gian tinh
chỉnh những launcher này để có được hiệu quả mong muốn.
4. Nâng cấp hệ điều hành

Thường thì sau khi một bản cập nhật hệ điều hành được tung ra, các điện thoại
Android sẽ phải mất một khoảng thời gian kha khá trước khi được nhà sản xuất cập
nhật. Mỗi bản cập nhật mới chắc chắn sẽ được cải tiến để loại bớt lỗi, tăng cường
hiệu năng cũng như tăng tốc độ hoạt động. Do vậy hãy thường xuyên kiểm tra xem
máy của bạn đã có bản cập nhật hay chưa, nếu có rồi thì hãy cài đặt bản cập nhật
ngay lập tức để bảo đảm hiệu năng cao nhất cho điện thoại.
5. Root máy và up rom
Dù việc root máy sẽ dẫn đến nguy cơ mất bảo hành, nhưng bạn sẽ hoàn toàn làm
chủ chiếc điện thoại của mình. Còn trong trường hợp điện thoại đã hết bảo hành thì
không có lý do gì bạn phải do dự trước việc root máy. Với một thiết bị Android đã
được root, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tăng tốc vi xử lý và tối ưu
hóa hệ thống. Bên cạnh đó, có nhiều bản ROM được làm riêng cho Android, không
chỉ mang lại những tính năng mới mà còn có khả năng làm tăng tốc độ hoạt động
của điện thoại.

Nếu muốn thử nghiệm các bản ROM cook và rành ngoại ngữ, bạn có thể truy cập
diễn đàn chuyên về điện thoại XDA và bắt đầu tìm kiếm những ROM phù hợp
nhất. Ngoài ra, diễn đàn tinhte.vn của Việt nam cũng là một địa chỉ cung cấp nhiều
bản ROM tối ưu cho từng dòng điện thoại. Ngay cả khi bạn không muốn cài đặt
một bản ROM mới, tại đây cũng có nhiều ứng dụng tăng tốc hệ thống cho một
chiếc điện thoại đã được root. Việc root máy sẽ là cách tốt nhất để tăng tốc một
chiếc điện thoại cũ, những hay chắc chắn rằng bạn hiểu bạn đang làm gì.
Trong trường hợp không muốn root và up ROM, bạn có thể thử chức năng factory
reset điện thoại của mình, việc làm này sẽ quét sạch mọi thiết lập và đưa máy về
trạng thái như vừa mới xuất xưởng. Tất nhiên trước khi thực hiện việc này, hãy chú
ý sao lưu mọi dữ liệu và các công việc cần thiết.

×