Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của nhật bản-lưu ý và giải pháp cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.01 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI II
Đề tài :
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU CỦA
NHẬT BẢN. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ GIẢI PHÁP CHO
VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Lớp
: TS Đỗ Thị Hương
: Nhóm 4
: Kinh tế Quốc tế 52A
1
Hà Nội, 11- 2013
ĐỀ TÀI:
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU
CỦA NHẬT BẢN. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VÀ GIẢI
PHÁP CHO VIỆT NAm
MỤC LỤC
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) từ ngày 7/11/2007 sau khi ký Hiệp định ngày 7/11/2006. Điều này tạo ra rất
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải đối
mặt với rất nhiều thách thức khi bước vào một thị trường toàn cầu với những quy


định khác nhiều so với trước đây. Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu
thế mạnh của Việt Nam, cũng phải chịu rất nhiều tác động từ điều này.
Mặc dù thị trường Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt
may Việt Nam, đồng thời Việt Nam đang mở rộng sang một số thị trường mới như
Trung Đông, Hàn Quốc… nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuât khẩu dệt may
truyền thống của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
dệt may của nước ta. Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt
may lớn nhất thế giới, đồng thời thị trường Nhật Bản cũng có nhiều quy định khắt
khe đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu. Trong cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may
3
của Nhật Bản, Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng 6%, vì vậy đây là một thị trường tiềm
năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc
khủng hoảng kinh tế, sản lượng hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản có xu hướng
chậm lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần có nhiều biện pháp
phù hợp để tăng cường hoạt động xuất khẩu, khai thác thị trường Nhật Bản tuy yêu
cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm nhưng có nhiều tiềm năng phát triển.
Do tính tất yếu trên, nhóm nghiên cứu về đề tài: “Chính sách quản lý hàng
dệt may nhập khẩu của Nhật Bản, một số lưu ý và giải pháp cho Việt Nam”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản. Từ đó,
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh sách bảng biểu, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các
phần chính như sau:
- Chương 1. Những vấn đề chung về quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Nhật
Bản.
- Chương 2. Chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản.

- Chương 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản.
- Chương 4. Một số lưu ý và giải pháp cho Việt Nam.
4
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhập khẩu
1.1. Quản lý nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập khẩu
1.1.1. Thuế nhập khẩu
1.1.1.1. Khái niệm
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo
đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn
hơn mức giá mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.
Thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong
nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu bằng mức giá thấp hơn, do vậy, gián
tiếp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Đây là biện pháp hạn chế nhập khẩu phổ
biến nhất và được WTO công nhận là công cụ bảo hộ mậu dịch mang tính minh
bạch.
1.1.1.2. Phân loại
• Theo phương thức tính thuế: có 2 loại thuế.
- Thuế quan đơn giá hàng: là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, còn
được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu.
- Thuế quan theo trọng lượng: được tính theo trọng lượng của mặt hàng, tùy
từng loại mặt hàng mà có mức thuế khác nhau. Cách tính thuế này gặp nhiều
5
khó khăn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, cần có sự cập
nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo phương thức đơn giá
hàng là chủ yếu.
• Theo mục đích đánh thuế: có 3 loại thuế.
- Thuế quan tăng thu ngân sách: là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra
để làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất

trong nước chỉ là thứ yếu. Ví dụ: thuế quan mà một quốc gia không trồng cà phê
cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là
tăng thu ngân sách.
- Thuế quan bảo hộ: là loại thuế làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng
hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước
ngoài. Thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế
suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ hàng
nhập khẩu.
- Thuế quan cấm đoán: là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như
không có nhà nhập khẩu nào nhập mặt hàng đó.
• Theo mức thuế suất.
Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế
suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
- Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan
hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể
cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban
hành.
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với
quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo
thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
6
- Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN)
cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế
suất thông thường luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt
của cùng mặt hàng đó.
1.1.2. Các biện pháp phi thuế quan
1.1.2.1. Nhóm các biện pháp định lượng

- Cấm nhập khẩu:
Các mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh, xã hội, quốc phòng, sức khỏe …. của quốc
gia sẽ bị cấm nhập khẩu.
- Giấy phép nhập khẩu.
Là biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó khăn trong điều hòa
cán cân xuất – nhập khẩu. Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống
chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập số liệu thống kê về
mặt hàng đó.
- Tự nguyện hạn chế xuất khẩu.
Một quốc gia tự nguyện hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nhất định vào một
quốc gia khác do những thỏa thuận đạt được của cả hai bên. Tuy nhiên, biện pháp
này thường không minh bạch và kém hiệu quả, cản trở sự phát triển của thương mại
quốc tế nên bị WTO cấm.
- Hạn ngạch nhập khẩu.
Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được
nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trương nào đó, trong một thời gian nhất định
(thường là một năm).
Ngày nay, các nước có xu hướng không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nữa, mà
thay vào đó xuất hiện các xu thế mới là áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan
7
khác như: hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật thương mại và các biện pháp vệ
sinh dịch tễ…
1.1.2.2. Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
- Trị giá tính thuế hải quan.
Là công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước, giá tính thế hàng nhập khẩu là
giá giao dịch, tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa để xuất khẩu đến nước
nhập khẩu.
đóng gói, lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển, bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF)

- Phụ thu.

Tất cả các loại phí và phụ thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được giới
hạn ở mức tương ứng chi phí dịch vụ bỏ ra và không được sử dụng như sự bảo hộ
gián tiếp các loại sản phẩm trong nước như thuế xuất nhập khẩu hay cho mục đích
thu ngân sách.
1.1.2.3. Nhóm các biện pháp hành chính kỹ thuật
- Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn.
Là các biện pháp đề cập đến các sản phẩm có đặc trưng liên quan đến vấn đề kỹ
thuật như chất lượng, an toàn, kích cỡ…
Ngoài ra còn có các biện pháp: kiểm dịch động thực vật, an toàn VSTP, an toàn
về nhãn mác, đóng gói, quy định về môi trường…
1.1.2.4. Nhóm các biện pháp tài chính – tiền tệ
- Các yêu cầu thanh toán trước.
Giá trị của giao dịch nhập khẩu và thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại
thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu
- Quản lý ngoại hối.
8
Giao dịch tiền mặt bằng ngoại tệ chỉ được phép nếu người chi trả và người nhận
được cho phép thực hiện giao dịch này, nếu không việc thanh toán sẽ phải chuyển
từ ngoại tệ sang nội tệ.
Tất cả nguồn thu ngoại hối phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan
quản lý ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối phải được sự cho phép của các cơ
quan có thẩm quyền.
1.1.2.5. Thuế nội địa với nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Là một lọai thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên
thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại
hàng hóa, dịch vụ cao cấp (ôtô dưới 24 chỗ ngồi, du thuyền, vũ trường, karaoke,
casino,… ) hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe (rượu bia,
thuốc lá, …)
- Thuế giá trị gia tăng (VAT).

Là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng
khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ.
1.2. Quản lý nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu
1.2.1. Hệ thống thuế quan ưu đãi GSP (Generalized System of Preference)
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước phát triển dành cho một số
sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Nội dung chính của chế độ GSP:
- Giảm thuế hoặc miễn thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển
hoặc kém phát triển.
- GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm
và một số mặt hàng công nghiệp chế biến.
9
Chính sách GSP thay đổi theo từng thời kỳ, số nước cho và nhận ưu đãi không
cố định. Hiện nay có 16 chế độ GSP bao gồm trên 27 nước cho ưu đãi và 140 nước,
vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi.
Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ những
nước được hưởng GSP đều được miễn hay giảm thuế. Để được hưởng chế độ thuế
quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản:
- Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng: hàng hóa đó hoàn toàn được nuôi
trồng, sản xuất, chế tạo tại nước được hưởng GSP hoặc về cơ bản được
chuyển hóa thành một mặt hàng mới tại nước được hưởng GSP.
- Chi phí hoặc giá trị vật liệu sản xuất tại nước được hưởng GSP và chi phí
trực tiếp gia công hàng tại nước đó phải chiếm một tỷ lệ phần trăm theo quy
định của nước cho ưu đãi GSP.
- Sản phẩm phải được nhập khẩu trực tiếp vào nước cho ưu đãi GSP từ nước,
nhóm nước hưởng ưu đãi GSP mà không qua nước trung gian.
1.2.2. Các biện pháp khác
- Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu và người nhập khẩu.
- Ưu đãi cho thuê đất và sử dụng đất.
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chương 2: Chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của
Nhật Bản
2.1 Tổng quan chính sách quản lí hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản
10
2.1.1 Giai đoạn sau chiến tranh đến đầu những năm 1980
Nhật Bản chỉ nhập khẩu những nguyên, nhiên liệu thô và công nghệ tiên tiến
từ nước ngoài, hạn chế nhập khẩu sản phẩm cuối cùng. Giai đoạn này, nhằm bảo vệ
nền công nghiệp bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản tạo nhiều
rào cản thương mại cho các loại hàng hóa nhập khẩu, hầu như tất cả các loại sản
phẩm tiêu dùng cuối cùng nhập khẩu đều được chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ
100 – 200% trong đó có hàng dệt may. Vào những năm 1950, thương mại quốc tế
của Nhật Bản đã phục hồi bằng với giai đoạn trước chiến tranh. Đầu những năm
1960, để thực hiện các cam kết trong Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT), Nhật Bản đã hạn chế sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong quản lý
nhập khẩu cho hàng hóa nói chung và cho hàng dệt may nói riêng, tuy nhiên biện
pháp thuế quan vẫn được áp dụng với mức thuế suất nhập khẩu cao, các chính sách
này được tiếp tục thực hiện đến đầu những năm 1980.
2.1.2 Giai đoạn đầu những năm 1980 đến nay
Những năm 70 thế giới hứng chịu khủng hoảng dầu mỏ, nền kinh tế của các
đối tác giao thương với Nhật Bản suy thoái nặng nề, và Nhật Bản chịu sức ép phải
tiến hành các biện pháp mở cửa thị trường, tích cực gỡ bỏ các hàng rào quá khắt khe
đối với nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, và do đó chính sách quản lý nhập
khẩu đối với hàng dệt may trong giai đoạn này có nhiều khác biệt so với giai đoạn
trước.
Nhật Bản thực hiện chính sách tự do hóa nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
của nhiều mặt hàng được dỡ bỏ. Từ 490 sản phẩm có hạn ngạch năm 1962 xuống
chỉ còn 27 sản phẩm vào giữa những năm 1980. Giai đoạn này, hàng dệt may nhập
khẩu vào Nhật Bản được tự do, không chịu hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu. Về
thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may, Nhật Bản áp dụng mức thuế quan với hàng
dệt và các sản phẩm từ dệt chia theo nhóm mức thuế thông thường, mức thuế WTO,

11
mức thuế ưu đãi GSP, LDC ( least developed country ) và mức thuế hiệp định EPA
( Economic Partnership Agreement )
Mức thuế thông thường được đặt ra cho tất cả hàng hóa trong Luật thuế hải
quan. Đây là mức thuế suất cơ bản, và được giữ cố định trừ khi xuất hiện những
thay đổi đáng kể. Theo đó, mức thuế thông thường từ 0-16,8%. Mức thuế cao áp
dụng cho hàng quần áo và hàng may mặc sẵn, dệt kim, đan hoặc móc; bộ vải và chỉ
trang trí, quần áo cũ và các loại hàng dệt cũ; vải vụn.
Mức thuế WTO là mức thuế được thỏa thuận tại WTO. Mức thuế này cũng áp
dụng đối với một số quốc gia mà Nhật Bản ký kết hiệp định song phương để dành
sự đối xử tối huệ quốc mặc dù họ không phải là thành viên của WTO. Mức thuế
theo cam kết với WTO từ 0- 14% tùy từng mặt hàng.
Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát
triển và chậm phát triển đối với hàng hoá cùng loại có xuất xứ từ các nước phát
triển. Mức thuế ưu đãi GSP hầu như rất thấp, cao nhất là 8% với mặt hàng sợi
filament tổng hợp hoặc nhân tạo.
Mức thuế hiệp định áp dụng với các nước có ký hiệp định với Nhật Bản và các
nước có MFN. Các nước có hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản hầu như được
miễn thuế.
Ngoài ra, hàng dệt may khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải chịu mức
thuế tiêu thụ là 5% như tất cả các loại hàng hóa khác tại Nhật Bản.
Thuế tiêu thụ = ( CIF + thuế nhập khẩu ) x 5%
2.2 Các quy định cụ thể về xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản
2.2.1 Các quy định nhập khẩu và thủ tục hải quan
2.2.1.1 Các quy định tại thời điểm nhập khẩu
12
Nhật Bản không có hạn chế gì về nhập khẩu hàng dệt may. Các sản phẩm dệt
may sử dụng chất liệu lông hoặc da với mục đích trang trí sẽ phải tuẩn theo các
quy định liên quan đến Công ước Washington.
Việc nhập khẩu hàng hóa phải tuân thủ theo Điều 71 Luật Hải quan, cấm

nhập khẩu các mặt hàng giả hoặc các mặt hàng không rõ xuất xứ. Điều 69-11 của
Luật Hải quan quy định cấm nhập khẩu các mặt hàng có vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
2.2.1.2 Quy định tại thời điểm bán hàng
Nhật Bản có các quy định sau đẩy liên quan đến việc bán các sản phẩm dệt
may:
• Luật dán nhãn chất lượng hàng da dụng
• Luật chống lại việc đánh giá cao, sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
• Luật độc quyền và duy trì thương mại công bằng (Luật số 54 năm 1947)
• Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất độc hại.
2.2.1.3 Các quy định về nhãn mác
Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng và Luật chống lại việc đánh giá cao
sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm đưa ra các quy định về nhãn mác đối với các mặt
hàng dệt may.
Hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin sau đây:
• Thành phần sợi vải
• Cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Cách thức
giặt ủi tại nhà và các biện pháp xử lý sản phẩm khác cần phải ghi rõ sử dụng các ký
hiệu được mô tả trong JIS L 0217 ( các ký hiệu nhãn mác đối với việc xử lý các sản
phẩm dệt may và cách thức dán nhãn đi kèm).
13
• Các sản phẩm không thấm nước: Với các sản phẩm dệt may có lớp bọc bên
ngoài đặc biệt phải dán nhãn ghi rõ không thấm nước. Đối với các sản phẩm áo
mưa, không cần thiết dán nhãn thông tin này trừ khi có lớp bọc bên ngoài với mục
đích khác.
• Ghi rõ loại da được sử dụng cho sản phẩm: Các mặt hàng dệt may được sử
dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù hợp
với các điều khoản về dán nhãn chất lượng đối với các mặt hàng công nghiệp sử
dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng.
• Tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đợn vị dán nhãn phải được ghi rõ trên

nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm mà là bên
có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp sản
phẩm nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật phải ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện
thoại dưới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn.
2.2.1.4 Dán nhãn theo “Luật chống lại việc đánh giá sản phẩm cao sai sự thật và
mô tả gây hiểu lầm”
Hàng dệt may phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn xuât xứ. Điều này
là bắt buộc theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
và do Ủy ban thương mại công bằng của Nhật quản lý. “Nước xuất xứ” nghĩa là
nước diễn ra hoạt động làm thay đổi đáng kể bản chất của sản phẩm.
2.2.1.5 Các cơ quan pháp lý:
• Văn phòng tư vấn hải quan, Cơ quan hải quan Nhật Bản (tại Tokyo) – đưa
ra các quy định hải quan
• Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp – đưa ra Luật dán nhãn chất lượng
hàng gia dụng: Bộ phận an toàn sản phẩm, Nhóm chính sách phân phối và thương
mại, Ban chính sách thông tin và thương mại.
14
• Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội – Luật kiểm soát sản phẩm tiêu dùng
có chứa các chất độc hại: Bộ phận đánh giá và cấp phép, Ban an toàn thực phẩm và
dược phẩm
• Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp – Công ước Washington: Bộ phận
cấp phép thương mai, Phòng kiểm soát thương mại, Ban Hợp tác Kinh tế và
Thương mại - Ủy ban thương mại công bằng Nhật bản – Luật chống lại việc đánh
giá cao sai sự thật và môt tả gây hiểu lầm – Bộ phận thương mại có liên quan,
Phòng thông lệ thương mại.
2.2.2 Các quy định về tiểu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may
2.2.2.1 Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS
JIS( Japan Industrial Standard) là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng
rộng rãi ở Nhật. Hệ thống tiêu chuẩn này do Bộ trưởng Bộ Kinh tế thương mại và
công nghiệp kiểm soát và đóng dấu. Tiêu chuẩn JIS cho sản phẩm may mặc gồm 4

vấn đề:
- Tiêu chuẩn liên quan đến kích cỡ
Kích cỡ hàng hóa thường được ghi trên nhãn hoặc có những ký hiệu thông
thường như S, M, L , XL
Trong hệ thống tiêu chuẩn này có nêu ra 6 quy định liên quan tùy theo kích cỡ ở
các nước khác nhau theo từng độ tuổi, giới tính.
JIS L0103: Quy định liên quan đến kích cỡ và nhãn cho hàng hóa may sẵn
JIS L4001: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo trẻ em
JIS L4002: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé trai
JIS L4003: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo bé gái
JIS L4004: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nam)
15
JIS L4005: Quy định liên quan đến kích cỡ cho quần áo người lớn (nữ)
- Tiêu chuẩn liên quan đến dán nhãn
Luật hàng hóa đạt chất lượng tốt yêu cầu nhãn hàng hóa theo tiêu chuẩn JIS
L0217 với các thông tin sau:
* Loại sợi dệt, tỉ lệ pha sợi
* Cách giặt và sử dụng
* Độ chống thấm nước
* Biểu thị loại da được sử dụng
* Nhãn phải ghi rõ tên, địa chỉ và số điện thoại có thể liên hệ
- Tiêu chuẩn liên quan đễn chất lượng và đánh giá sản phẩm
Dùng để đánh giá phương pháp nhuộn nhanh qua giặt, ủi, phơi khô trong quy
định JIS L0884 ; thử độ sáng trong JIS L0842 ; ngoài ra còn quy định đánh giá
phương pháp chống nhăn và các đặc tính của chất liệu.
- Tiêu chuẩn liên quan đến thành phần tạo ra sản phẩm
Tiêu chuẩn này đề ra các quy định cụ thể liên quan đến số lượng, hàm lượng các
chất gây hại hay các nhân tố hóa học trong các thành phần tạo ra sản phẩm.
2.2.2.2 Các dấu chứng nhận chất lượng khác
Ngoài tiêu chuẩn JIS còn có nhiều loại dấu chất lượng khác như dấu Q (cho

chất lượng và độ đồng nhất sản phẩm), dấu S (cho độ an toàn của sản phẩm), dấu
Len (dùng cho sợi len, quần áo len nguyên chất, đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có
99% len mới), dấu SIF ( các hàng may mặc có chất lượng tốt)
2.2.3 Các quy định khác
Ngoài ra, Nhật Bản còn áp dụng một số Luật cho hàng dệt may như Luật về
trách nhiệm sản phẩm, Luật môi trường, Luật tái chế các bao bì chứa đựng sản
16
phẩm, Luật chống lại các chất có hại trong sản phẩm, Luật quy định về trách nhiệm
xã hội SA8000, Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ISO9000 …

2.3 Đánh giá chính sách quản lí hàng dệt may NK trong khung quản lí
NK của Nhật Bản
Dệt may là một ngành công nghiệp then chốt của Nhật Bản, có một thời đã
từng là động lực cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh của các nước châu Á có nguồn
lao động giá rẻ như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan làm thay đổi thực trạng ngành
dệt may Nhật Bản. Thay vì sản xuất kinh doanh trong nước, Nhật Bản chuyển
hướng tới hàng gia công, chuyển từ làm sợi sang dệt rồi hàng may mặc. Hiện nay
sản phẩm dệt may nhập khẩu chiếm 60% số lượng và giá trị hàng may mặc tại nước
này. Nhật Bản cũng là nước có kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 thế
giới sau Hoa Kỳ với giá trị khoảng 40 tỷ USD, trong đó chỉ có 5% được sản xuất
tại Nhật.
Có thể thấy chính phủ Nhật không quá khắt khe với mặt hàng nhập khẩu này
so với chính sách quản lý nhập khẩu các hàng hóa khác. Mức thuế nhập khẩu cho
đa số mặt hàng không quá 10%, duy trì nhiều ở mức trên dưới 5% - đây có thể coi
là mức mặt bằng chung đối với thuế suất nhập khẩu của Nhật Bản. Mặt khác, các
nước có hiệp định với Nhật Bản thường xuyên nhập khẩu vào Nhật như Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam được áp dụng mức thuế 0% , tạo điều kiện cho hàng dệt may
nước ngoài xâm nhập thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên thận trọng là một trong những đặc điểm chung của người Nhật,

cũng như việc ban hành chính sách của Chính phủ, Chính phủ Nhật Bản rất đề cao
việc bảo vệ người tiêu dùng và do đó đây cũng là một trong những thị trường khó
tính bậc nhất với các chính sách quản lý về xuất xứ, chất lượng, giá cả, dịch vụ, và
17
cả trách nhiệm xã hội đối với người lao động; nhất là mặt hàng dệt may lại là mặt
hàng quan trọng và thiết yếu.
Các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật chỉ đảm bảo chất lượng và độ an toàn
bảo vệ người tiêu dùng chứ không mang tính chất siết chặt hạn chế nhập khẩu. Nếu
nhìn nhận một cách tích cực có thể thấy đây là những quy định giúp các nhà xuất
khẩu bước đầu tạo dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường nước ngoài.
Đánh giá về hệ thống luật pháp quản lý nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may,
so với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì hệ thống này là
rất phức tạp, nhiều điều khoản, quy định hết sức chặt chẽ và chi tiết, song đây là đặc
điểm chung của luật pháp các nước phát triển. Việt Nam cần quen với việc cọ xát
với những luật pháp khắt khe như thế, khi mà bạn hàng là những quốc gia có nền
kinh tế phát triển, chẳng hạn như Mỹ hay EU.
18
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu hang dệt may Việt Nam sang
Nhật Bản
3.1 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản những năm gần
đây
3.1.1 Giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2007-2012
Dệt may đã từng là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Tuy nhiên
sau đó ngành dệt may đã dịch chuyển sang những nước đang phát triển có chi phí rẻ
hơn. Kết quả, sản lượng sản xuất hàng dệt may nội địa của Nhật Bản đã giảm
xuống, thay vào đó quốc gia này nhập khẩu nhiều hơn. Kim ngạch nhập khẩu hàng
dệt may của Nhật Bản luôn tăng trong suốt một thời gian dài cho đến năm 2007, sau
đó đã chững lại vào giai đoạn 2007-2010 do ảnh hưởng của khung hoảng tài chính
toàn cầu 2008 dẫn đến sức mua của người dân giảm sút.
Nguồn: Japan External Trade Organization (JETRO)

19
Biểu đồ trên thể hiện giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn
2007-2012. Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng, giá trị nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản
giai đoạn 2007-2010 không có nhiều thay đổi, giai đoạn này tổng kim ngạch nhập
khẩu của mặt hàng này vào khoảng 31-33 tỷ USD. Năm 2009 giá trị nhập khẩu
hàng dệt may của Nhật Bản giảm nhẹ từ mức 32,18 tỷ USD xuống còn 31,94 tỷ
USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản đã tăng mạnh vào năm
2011 từ mức 33,69 tỷ USD lên đạt 41,72 tỷ USD, do nền kinh tế đã dần phục hồi
sau khủng hoảng.
3.1.2 Những nước xuất khẩu hàng dệt may chính vào thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2007-2012
Trong suốt giai đoạn 2007-2012, Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng dệt may
lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, đứng đầu cả về số lượng và giá trị hàng dệt may
xuất khẩu. Theo số liệu của Hiệp hội nhập khẩu dệt may Nhật Bản (JTIA), tỷ trọng
hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này vào chiếm
khoảng 73-78% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, hàng dệt
may Trung Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản do lợi thế về giá cả và về vị
trí địa lý. Sau Trung Quốc, Italya, Việt Nam, Indonesia là những nước giữ vị trí thứ
hai và thứ ba trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản. Vào năm
2009, Việt Nam đã thay thế Italya để trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ
hai vào Nhật Bản. Ngoài ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc,
Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ cũng nằm trong 10 nước xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản.
20
Nguồn: The Japan Textiles Importers Association (JTIA)
3.1.3 Nhận xét chung về tiềm năng thị trường hàng dệt may Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm dệt may, giá trị
nhập khẩu năm 2012 đạt một con số khổng lồ là 41,72 tỷ USD. Thị trường dệt may
Nhật Bản khá hấp dẫn đối với những nhà xuất khẩu hàng dệt may nhưng đây được
đánh giá là một thị trường khá khó tính khi mà người tiêu dùng có những yêu cầu

khắt khe về chất lượng sản phẩm. Thị trường Nhật Bản mở cửa với mọi nhà xuất
khẩu miễn là các đối tác xuất khẩu tuân thủ đúng những quy định, pháp luật liên
quan. Hiên nay, hàng dệt may Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường hàng dệt may
Nhật Bản đặc biệt là phân khúc hàng dệt may giá rẻ với những ưu thế về vị trí địa lý
làm giảm chi phí vận chuyển, cũng như là mẫu mã rất đa dạng.
21
3.2 Thực trạng về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản
giai đoạn 2007-2012
3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2007-2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ trên thể hiện sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam sang các thị trường chính gồm có Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Theo số liệu của
Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2007-2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
sang thị trường Nhật Bản tăng trung bình 15-18%. Năm 2010 là năm đầu tiên Việt
Nam được hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
với mức thuế 0% thay vì 5-10% như trước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang
thị trường này đã đạt 1.2 tỷ USD tăng trưởng 20% so với năm 2009, chiếm khoảng
10% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Sau 1 năm hợp tác theo hiệp
định, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản tăng
kỷ lục đạt 1,69 tỷ USD, tăng 46,41% so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng
22
dệt may sang Nhật Bản năm 2012 đạt trên 2 tỷ USD tăng 17% so với năm 2011.
Theo dự đoán thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản vẫn tiếp tục trong thời gian tới.
Triển vọng tăng trưởng sáng sủa. Thị trường Nhật có mức tiêu thụ quần áo
hàng năm tới 3,7 tỷ USD, trong đó chỉ có 5% được sản xuất tại Nhật. Dệt may của
Việt Nam đang còn lợi thế về nguồn nhân công với giá tương đối hợp lý. Sự năng
động của doanh nghiệp cùng với đội ngũ thợ lành nghề đã được kiểm chứng qua
việc vào được các thị trường cao cấp.

Tuy vậy, tính đến năm 2011 kim ngạch dệt may vào Nhật chỉ chiếm tỷ lệ rất
khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nhật, trong khi tỷ lệ
đó của Trung Quốc vào Nhật là khoảng 90%.
3.2.2 Chủng loại hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản
Bảng 2.3: Chủng loại và giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2010-2012
Sản phẩm
Giá trị (1000 Yen)
2010 2011 2012
Vải 30515 44282 50974
Áo cánh, áo sơ mi, áo choàng ngắn nữ 4076928 5276423 6513623
Áo chui đầu, áo gi-lê, áo len và các loại tương
tự
7522179 10454836 12364716
Áo jacket, áo thể thao, quần dài, quần yếm có
dây đeo, quần ống chẽn, quần sooc nam
17433806 25682315 27842563
23
Áo jacket, áo thể thao, quần dài, quần yếm có
dây đeo, quần sooc nữ
12932796 19011254 20794276
Áo khoác, áo choàng, áo khoác có mũ cho nam
giới
4641403 7461831 8116003
Áo khoác, áo choàng, áo khoác có mũ cho nữ
giới
2995769 4651244 6406159
Áo lót, áo nịt ngực
4881539 5121723 7093879

Áo lót, quần lót, pyjamas, đồ ngủ nữ
3550324 3828757 4667122
Áo sơ mi cộc tay, áo nịt
10306242 14291397 19559238
Áo sơ mi nam
8508551 12122078 13125696
Găng tay, găng tay hở ngón
2098251 2063185 2609431
Màn che, rèm trang trí nội thất
418681 701725 1591847
Nơ bướm, cà vạt 1379 3814 6986
Quần áo bơi, quần áo trượt tuyết 15675537 20381116 23580904
Quần áo trẻ em và phụ kiện 429676 436864 523114
Quần lót, quần sịp, áo ngủ, pyjamas nam 2907555 4203247 5361622
Nguồn: Japan Customs
Các chủng loại hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có giá trị
lớn nhất đó là áo sơ mi, áo choàng, áo cánh, các loại áo khoác, áo jacket, quần dài,
quần yếm, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết, khăn trải bàn, khăn trải giường… Trong
giai đoạn 2010-2012, giá trị xuất khẩu của các chủng loại hàng dệt may chủ lực và
24
hầu hết các mặt hàng đều tăng trưởng rất cao theo từng năm. Năm 2012 nhóm hàng
áo jacket, áo thể thao, áo sơ mi, quần dài, quần áo bơi đều có mức tăng 50-80% so
với năm 2010. Tuy nhiên một số mặt hàng như găng tay, găng tay hở ngón lại có
mức giảm nhẹ trong giai đoạn này.
3.3 Đánh giá về thuận lợi và khó khăn của hàng dệt may xuất khẩu Việt
Nam sang Nhật Bản những năm gần đây:
3.3.1 Thuận lợi
Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản,
hàng may mặc được sản xuất bằng nguyên phụ liệu Việt Nam được miễn thuế hoàn
toàn, trong khi hàng may mặc xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản phải chịu

thuế từ 15-25%. Đây là tín hiệu đáng mừng ngành dệt may VN có thể cạnh tranh
với TQ.
Ngành dệt may Việt Nam còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu:
Thứ nhất, tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động còn lớn, đặc biệt là
nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của hàng dệt may; lao động Việt Nam có thâm niên và kinh
nghiệm đối với ngành dệt may
Thứ hai, bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng
tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài.
Thứ ba, Việt Nam đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá
trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói
chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng.
25

×