Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.49 KB, 5 trang )
Cây dướng chữa bệnh tiết niệu!
Cây dướng mọc hoang khắp nơi ở miền Bắc đất nước ta. Cây dướng có tên khoa
học Broussonedia Papyrifera (L) Vent. thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Nhiều bộ phận của cây dướng được dùng làm thuốc phòng chữa bệnh đặc biệt
nhóm bệnh thận của Đông y. Sau khi hái quả về ngâm nước 3 ngày, quấy lên, vứt
bỏ quả nổi, sau đó phơi khô, ngâm với rượu một lúc rồi nấu. Nấu xong phơi khô
dùng dần. Quả dướng Đông y gọi là chử thực tử. Vào 2 kinh: tâm, tỳ. Có vị ngọt,
mát, thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt. Dùng tốt cho người có tuổi. Liều
dùng hằng ngày 8-10g quả chín phơi âm can hay sấy khô ngâm rượu uống. Có nơi
dùng nấu nước chè, cháo, cao
Một số cách dùng cây dướng chữa bệnh
Bổ thận tráng dương: có thể ngâm rượu. Thường được phối hợp thêm các vị
thuốc bổ thận khác như đỗ trọng, câu kỷ tử, ngưu tất, ngũ vị tử, ba kích, hà thủ ô
Già yếu, tiểu nhiều, chân phù: quả dướng 12g, phục linh 10g, đỗ trọng 10g, câu
kỷ tử 10g, ngưu tất 8g, tiểu hồi hương 3g, bạch truật 10g. Nước 3 bát sắc còn 1 bát.
Uống ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút.
Lưng gối mỏi, nóng trong xương, sưng mộng răng: quả dướng 9-15g. Sắc uống.
Đau nhức cơ xương khớp: lá dướng bánh tẻ tươi ăn như món rau hằng ngày.
Lợi tiểu tiêu phù: lá dướng nấu lấy nước đặc cô thành cao. Mỗi lần uống một