Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Dịch vụ của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.22 KB, 31 trang )


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Campuchia là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải
chịu hàng thập kỷ trì trệ do chiến tranh, quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. GDP của
Campuchia là 14,204 tỉ USD (ước lượng 2011) và tăng trưởng trung bình khoảng 6% một năm.
Trong những năm vừa qua, Campuchia đã thực hiện một loạt cải cách trong nước nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước.Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, lực lượng lao động trẻ và vị trí kinh tế chiến lược, Campuchia có thuận lợi để
phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, kết nối Ấn Độ, Trung Quốc và Đông
Nam Á.
Tiến trình cải và mở cửa của Campuchia đã đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho giới
kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Từ chỗ nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới
sau hơn hai thập kỷ bị bao vây cấm vận, giờ đây, tiến trình cải cách mở ra nhiều cơ hội vực dậy
nền kinh tế trì trệ. Kể từ khi Chính phủ Campuchia bắt đầu đổi mới, nhiều tập đoàn nước ngoài,
đặc biệt là từ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam, ngày càng chú ý đến cơ hội đầu tư tại
Campuchia. Dịch vụ là một ngành đầy tiềm năng tại Campuchia với nhiều thuận lợi cho các nhà
đầu tư Việt Nam, đặc biệt là viễn thông, du lịch, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, Với một nền
chính trị đang được dân chủ hóa, thị trường rộng mở và nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong
phú, nguồn lao động dồi dào và với cuộc cải cách kinh tế về chiều sâu, trong tương lai không xa,
Campuchia sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư thế giới, tạo đà cất cánh cho đất nước.
Tuy nhiên, nội tại của nền kinh tế Campuchia vẫn còn khá nhiều vấn đề thách thức cần
phải được giải quyết. Hàng loạt vấn đề mà Campuchia đang gặp phải có thể kể ra gồm việc thiếu
lao động có kỹ năng, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh,thu nhập bình quân đầu người thấp, vấn
nạn tham nhũng, cơ sở hạ tầng chưa tốt và giá cả gần đây đột ngột tăng cao, nhất là giá cả trong
lĩnh vực nhà đất.
Để có thể nắm bắt được cơ hội lớn khi đầu tư vào ngành dịch vụ của Campuchia, các doanh
nghiệp Việt Nam cần nghiện cứu sâu thực trạng phát triển, các chính sách hiện tại và định hướng
tương lai cho sự phát triển của ngành. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Các chính
sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia ” với mong muốn góp thêm nghiên cứu của
mình trong việc phân tích về thị trường và các chính sách dịch vụ của Campuchia đồng thời nâng


cao khả năng hợp tác, đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra những nội dung cơ bản về ngành dịch vụ của Campuchia. Phân tích những nhân
tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dịch vụ - 1 ngành đang dần phát triển
mạnh mẽ và đầy tiềm năng trong tương lai
- Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển ngành dịch vụ tại Campuchia trong những năm
gần đây.
3. Đưa ra những chính sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia. Trên cơ sở đó, nêu lên
khả năng hợp tác với Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Ngành dịch vụ của Campuchia cùng các chính sách phát triển ngành hiện nay và trong thời
gian tới. Trong đó bao gồm các ngành dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
thống kê, tổng hợp các thông tin về ngành dịch vụ của Campuchia . Các số liệu được thống kê
và tổng hợp từ các bài viết, bài báo của các tác giả, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước,
từ các website của các Bộ, ngành của Campuchia.
Trên cơ sở những số liệu thu thập được nhómchúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích thực
chứng để phân tích về thực trạng phát triển ngành dịch vụ Campuchia và các chính sách mà
Campuchia đang thực hiện cũng như các chính sách phát triển trong tương lai. Dựa vào kết quả
của phân tích thực chứng,dùng phương pháp phân tích chuẩn tắc đưa ra những kết luận, những
đánh giá củamình về các những vấn đề được đặt ra trong đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Tên của đề tài: “Các chính sách phát triển ngành dịch vụ của Campuchia”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục kèm theo, luận văn kết cấu làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đất nước Campuchia
Chương 2: Tình hình phát triển ngành dịch vụ Campuchia
Chương 3: Chính sách phát triển ngành dịch vụ Campuchia
Chương 4: Hợp tác dịch vụ giữa Campuchia và Việt Nam

Kết luận
Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Nguyễn Thường
Lạng đã giúp nhóm hoàn thành đề tài này. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy để
hoàn thiệnđề tài tốt hơn.
……………………………………………………………
Chương 1: Tổng quan về đất nước Campuchia
1.1/ Điều kiện địa lý - lịch sử
Campuchia có diện tích: 181.035 km2.
Dân số: 15 triệu dân.
Đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú.
Về vị trí địa lý: Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát
triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 550 triệu dân.
Campuchia nằm trên phần phía tây nam của Indochina bán đảo.
- Chung đường biên giới 2.615 km với:
+ Việt Nam: 1.270 km
+Thái Lan: 805 km
+ Lào: 540 km
-Campuchia bắt đầu quay trở lại thời kỳ hòa bình vào năm 1993.
-Trở thành một thành viên của ASEAN vào năm 1999 và WTO vào năm 2004.
1.2/ Điều kiện kinh tế
- Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ thực hiện nền kinh tế
thị trường tự do. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP liên tục đạt
mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2001 là 6,2 % ; năm 2002 là 8,6 % ; năm 2003 là 10 % ;
năm 2004 là 10,3 % ; năm 2005 là 13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 %, năm
2010 là khoảng 5,9% . Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch,
xuất khẩu may mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8 %, năm 2010
là 4%.
- Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp may mặc ); Ngành nông
nghiệp ( chủ yếu sản xuất thóc gạo ), Ngành dich vụ ( chủ yếu là du lịch ) . Ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Ngành dịch vụ : Năm 2007 ngành dịch vụ du lịch tăng 10,2 %, trong khi đó năm 2003 tăng 5,9
% ; năm 2004 tăng 13,2 % ; năm 2005 tăng 13,1 % ; năm 2006 tăng 10,1 % . Sự tăng trưởng
ngành này trong năm 2007 chủ yếu là do tăng lượng khách du lịch đến Campuchia, tăng cường
các hoạt động kinh tế, thương mại, vận chuyển, viễn thông và dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Thương mại:
+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc, năm 2003 xuất
khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005 đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006
đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD tăng 9,4 % so với năm 2006, năm 2010 đạt
3,494 tỷ USD.
+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ USD ; năm 2005
đạt 3,928 tỷ USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt 5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so
với năm 2006, năm 2010 là 4,778 tỷ USD.
- Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu tư với tổng
số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006. Năm 2010, Hội đồng phát triển Campuchia
cấp phép tổng cộng 102 dự án đầu tư, tổng giá trị vốn đăng ký tính theo giá trị tài sản cố định đạt
2,6- tăng trưởng GDP: 10% (2004), 13,4% (2005), 10,8% (2006), 10,1% (2007) tăng 7,2%
(2008)
-Từ 2005 đến 2007, nền kinh tế tăng trưởng trung bình khoảng 11,3% mỗi năm.
-GDP bình quân đầu người: USD 597 (2007)
-Lạm phát: 4,4% (2006) đến 7,1% (2007)
- dự trữ quốc tế: 2,2 tỷ USD (tháng 6 năm 2008)
- ngoại hối: Ổn định
-động cơ tăng trưởng: may mặc, du lịch, xây dựng và nông nghiệp.
Chương 2: Tình hình phát triển ngành Dịch vụ của Campuchia.
Ngành dịch vụ của Campuchia thời gian qua đã có những bước chuyển biến đáng kể theo
hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn. Vì thế, vai trò của ngành Dịch vụ ngày càng
trở nên to lớn và quan trọng, đóng góp không nhỏ cho GDP nước nhà. Trong đó có các lĩnh vực
then chốt sau.
2.1/ Tài chính – Ngân hàng
Hoạt động Tài chính-Ngân hàng có thể nói là một hoạt động kinh doanh cần quan tâm hàng

đầu, đặc biệt đối với một đất nước mới cải tạo hệ thống chính sách kinh tế sau chiến tranh hơn 20
năm như Campuchia
Cam-pu-chia đã trở thành một thành viên của Ngân hàng Thế giới vào năm 1970, và bắt đầu vay
vào năm 1993. Ngân hàng Thế giới có một văn phòng quốc gia ở Phnom Penh và đã cung cấp
các khoản vay từ năm 1994 trong một loạt các lĩnh vực năng lượng, phục hồi đường sá, giáo dục,
quản lý và cải cách khu vực công cộng, thương mại và xóa đói giảm nghèo, kiểm soát dịch bệnh
và sức khỏe, và các dự án quỹ xã hội cấu thành lớn cổ phiếu.
Campuchia là một thành viên của Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) của Ngân hàng
Thế giới, trong đó cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các ngân hàng khác, chẳng hạn như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế (JBIC)
Nhật Bản, cũng đã cung cấp các khoản vay để tài trợ cho Chương trình đầu tư công của chính
phủ.
Năm 1966, Campuchia đã trở thành một thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Kể từ đầu những năm 1990, ADB đã phê duyệt US $ 1,482.5 triệu trong các khoản vay tính đến
tháng 12 năm 2011 trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, bao gồm đường
bộ, đường sắt, thủy lợi, các lĩnh vực năng lượng, phát triển khu vực tư nhân, sức khỏe, và giáo
dục. Chính phủ Hoa Kỳ duy trì một văn phòng liên lạc thương mại tại trụ sở chính của ADB tại
Manila, báo cáo trực tiếp cho Văn phòng của các ngân hàng phát triển đa biên Bộ Thương mại
tại Washington. Điều này giúp cho các công ty Mỹ trong đấu thầu về hợp đồng và các hoạt động
do ADB tài trợ. Ngân hàng Trung Quốc gần đây đã bắt đầu cung cấp các khoản vay tư nhân cho
một công ty viễn thông Campuchia.
2.1.1/ Đặc điểm ngành ngân hàng Campuchia
-Các ngân hàng có tính thanh khoản cao (các khoản vay đến tỷ lệ tiền gửi khoảng 65%)
- Ngân hàng nguồn lực chủ yếu là ngắn hạn: hầu như tất cả các khoản tiền gửi và các khoản vay
ngắn hạn, ít hơn 1 năm và bằng USD
-Niềm tin của người dân về hệ thống ngân hàng đang hồi phục
- Tổng tài sản tăng từ US $ 1,4 tỷ USD năm 2005 đến US $ 3,5 tỷ USD năm 2007.
-Trong năm 2007, các khoản cho vay và tiền gửi tăng tương ứng 75% và 77%

Độ sâu tài chính

2005 2006 2007
Tổng số khoản vay (triệu USD) 594.00 893.60 1,695.45
Tăng trưởng cho vay (%) 26.00% 50.40% 89.70%
Các khoản cho vay theo% GDP 10.80% 12.40% 19.71%
Tổng số tiền gửi (triệu USD) 906.90 1,312.00 2,469.84
Tăng trưởng tiền gửi (%) 14.10% 45.00% 88.00%
Tiền gửi theo% GDP 16.50% 18.20% 28.72%
Vay theo % tiền gửi 65.50% 68.00% 69.00%
% Tổng tiền gửi bằng tiền mặt 38.00% 35.00% 31.00%
Số khoản vay trên 1000 người 36.00 44.00 57.04
Số tiền gửi trên 1000 người 24.00 28.00 41.94
Số FIs trên 1000 người 0.20 0.30 0.28
Số lượng chi nhánh trên 1000 người 2.20 6.70 8.35
Nguồn: NBC & MEF
Số lượng và loại tổ chức tài chính
2004 2005 2006 2007
Số ngân hàng 17 19 20 24
Ngân hàng tư nhân Địa Phương 12 15 16 20
Ngân hàng nước ngoài 3 3 3 3
Ngân hàng nhà nước 2 1 1 1
Tổ chức tài chính vi mô được cấp
giấy phép
13 16 16 17
Các công ty cho thuê tài chính 0 1 1 1
Các công ty bảo hiểm 4 4 4 7
Nguồn: NBC & MEF
Tính đến tháng 6 năm 2008, ngành ngân hàng của Campuchia gồm có:
-22 ngân hàng thương mại: 3 ngân hàng chi nhánh nước ngoài và 19 tại địa phương kết hợp
- 7 ngân hàng chuyên ngành: 1 thuộc sở hữu nhà nước (Ngân hàng Phát triển nông thôn ) và 6
địa phương thuộc sở hữu tư nhân

-2 văn phòng đại diện: Standard Chartered và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam
-17 tổ chức tài chính vi mô được cấp phép và 26 tổ chức tài chính vi mô đã đăng ký
Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Campuchia
-Tiền gửi (tiết kiệm, tài khoản hiện tại và cố định) KHR, USD, THB, Euro, vv
-vay: Thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ở đâu, người tiêu dùng
-Dịch vụ bảo lãnh
-Dịch vụ ủy thác
- ngoại hối
- Chi phiếu cho khách du lịch
-Tài chính Thương mại: thư tín dụng
-chuyển tiền địa phương và quốc tế
- dịch vụ ATM
-Thẻ tín dụng quốc tế
-Bốn ngân hàng lớn ở Campuchia: đại diện cho 77% của tổng số tiền gửi và 74% tổng dư nợ
(tính đến tháng 6 năm 2008):
+Campuchia Ngân hàng Công
+ Canadia Bank
+Acleda Ngân hàng
+ ANZ Royal Bank
Những bước tiến gần đây trong ngành Ngân hàng của Cam-pu-chia
- Dự trữ bắt buộc : từ 8 đến 16%
- Bất động sản cho vay: 15% danh mục đầu tư vay vốn ngân hàng
2.1.2/ Tương lai Ngành ngân hàng: Độ mở rất cao và còn nhiều tiềm năng
-Đến ngày 30/6/2009, Campuchia có 25 ngân hàng thương mại, trong đó có 4 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trong các ngân hàng bản địa có 6
ngân hàng chuyên doanh, 2 văn phòng đại diện và các tổ chức tài chính vi mô, quầy thu đổi
ngoại tệ có đăng ký.
-Tổng tài sản của các ngân hàng ở Campuchia tính đến tháng 01/2009 khoảng 4.28 tỷ USD, dư
nợ tín dụng là 2.4 tỷ USD, bằng khoảng 22% GDP.

Độ mở trong lĩnh vực ngân hàng của Campuchia rất lớn với 2/3 số ngân hàng là ngân hàng nước
ngoài, chiếm 65% thị phần toàn hệ thống.
-Lãi suất tiền gửi ở Campuchia được duy trì khá ổn định quanh mức 7% đối với kỳ hạn 12 tháng.
Lãi suất của Campuchia không có nhiều biến động, ngay cả với thời kỳ lạm phát cao.
=>Tiềm năng phát triển của thị trường tài chính Campuchia vẫn còn rất lớn. Hiện tại, một số
ngân hàng của Việt Nam đã mở chi nhánh tại thị trường Campuchia.
-Đến năm 2011, lĩnh vực ngân hàng của Campuchia đang ngày càng nhanh chóng mở rộng, với
33 ngân hàng thương mại, 6 ngân hàng chuyên ngành, và 27 tổ chức tài chính vi mô được cấp
phép (các tổ chức tài chính vi mô).
-Bốn ngân hàng Campuchia Public Bank, Ngân hàng Acleda, Canadia Bank, và ANZ Royal-
chiếm khoảng 69% của tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng. Tổng tài sản tính đến tháng 8 năm
2011 là khoảng US $ 7600000000, trong đó vốn vay chiếm khoảng 51%.Các dịch vụ cho vay
được thực hiện và các khu vực bán buôn và bán lẻ chiếm trên 50% tổng dư nợ. Mặc cho sự gia
tăng trong việc sử dụng hệ thống ngân hàng và tài chính, cho vay tổng thể và hoạt động ngân
hàng vẫn còn tương đối thấp do thiếu niềm tin và lãi suất cho vay quá cao. Các nhà kinh tế lưu ý
rằng trong khi một quốc gia điển hình sẽ có một khoản tiền gửi ngân hàng tỷ lệ khoảng 60%
GDP, Campuchia tỷ lệ chỉ có 42% (tháng 8 năm 2011).
Theo đánh giá của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, trong năm 2011, cơ bản các ngân hàng
thương mại lớn của Campuchia đều có sự tăng trưởng, đạt lợi nhuận và hoạt động hiệu quả, góp
phần quan trọng vào mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2011 và đà tăng trưởng trong năm
2012.
Sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Campuchia trong năm 2011 cũng đã làm cho hoạt động của
các ngân hàng lớn tại Campuchiatăng trưởng và đạt lợi nhuận:
+ Việc huy động tiền gửi tiết kiệm trong toàn hệ thống ngân hàng tăng 17%, và tỷ lệ cho vay tín
dụng cũng tăng 32%. Tỷ lệ nợ khó đòi giảm từ 2,7% so với mức 3% vào năm 2010.
Ông Sophonnary, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Acleda- ngân hàng lớn nhất tại Cambidia cho
biết, theo thống kê sơ bộ, lợi nhuận của Ngân hàng này đạt 43 triệu USD năm 2011, tăng 72% so
với năm 2010, vốn cho vay của Ngân hàng này đạt gần 01 tỷ USD, tăng so với con số 774 triệu
USD năm 2010 và số tiền ngân hàng huy động từ gửi tiết kiệm là 1,16 tỷ USD, tăng 27% so với
năm 2010, và tổng tài sản ngân hàng sẽ đạt 1,5 tỷ USD vào cuối năm 2011, tăng 29,5% so với

năm 2010.
Ngân hàng Canadia Bank cũng có sự tăng trưởng mạnh, tính đến hết tháng 10/2011, tổng số tiền
huy động từ gửi tiết kiệm của Ngân hàng đạt 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2010.
Vốn cho vay đạt 715 triệu USD, tăng 37%; tổng lợi nhuận đạt 68,8 triệu USD, tăng 6% so với
năm 2010.
2.1.3/ Những điểm mới trong ngân hàng: những người tham gia mới xuất hiện ngày càng
nhiều.
- Khi ngày càng nhiều người gia nhập vào ngành công nghiệp, và cuộc cạnh tranh ngày càng trở
nên mạnh mẽ khiến các ngân hàng phải tự hoàn thiện để tồn tại trong kinh doanh.
-Cả hai khoản tín dụng và tiền gửi tăng nhanh chóng cho thấy sự gia tăng lòng tin ở công chúng
trong lĩnh vực này.
-Các ngân hàng hiện nay có nhiều lợi nhuận hơn như sự lây lan lãi suất vẫn ở mức cao.
- Mặc dù tỷ lệ bảo đảm an toàn giảm dần dần, tổng thể thực thi được cải thiện.
2.1.4/ Kết luận.
- phát triển khu vực tài chính là rất quan trọng đối với tốc độ và định hướng tăng trưởng kinh
tế, vì một một nền tài chính hoạt động tốt và lớn mạnh lĩnh vực tài chính có thể huy động nguồn
lực tài chính nhàn rỗi cho các nhu cầu đầu tư sản xuất.
- hệ thống tài chính hoàn thiện và cạnh tranh nhưng đầy thăm dò và thận trọng đóng một vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia bằng cách đảm bảo hiệu quả huy động và
phân phối nguồn lực tài chính.
-thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ góp phần tích cực
để huy động nguồn lực tài chính để tài trợ cho nền kinh tế quốc gia, và để đảm bảo tăng trưởng
kinh tế bền vững.
2.2/ Giáo dục
2.2.1/ Những năm đầu thế kỷ 20.
Giáo dục tiến triển rất chậm tại Campuchia. Những người cai trị thực dân Pháp đã không chú ý
đến giáo dục Khmer. Mãi cho đến cuối những năm 1930, trường trung học đầu tiên mới được mở
ra. Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập từ Pháp, chính phủ của Hoàng thân Norodom
Sihanouk đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực giáo dục trong những năm 1950 và
1960. Giáo dục tiểu học và trung học đã được mở rộng đến các vùng khác nhau của đất nước, và

các cấp học cao hơn như các cơ sở dạy nghề, các trung tâm đào tạo giáo viên và các trường đại
học đã được thành lập. Thật không may, sự tiến bộ của những thập kỷ qua đã bị phá hủy bởi chế
độ Khmer Đỏ.
2.2.2/ Giáo dục thời Khmer Rouge
Trong chế độ Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979, nền giáo dục ở Campuchia là một trong những điều
đầu tiên bị phá hủy bởi chính phủ của Pol Pot. Sau đó, các trường học trên toàn quốc được lệnh
phải đóng cửa. Giáo viên là những nạn nhân đầu tiên của cuộc thanh trừng của Khmer Đỏ khi họ
chuẩn bị một chương trình truyền bá lớn cho thanh niên. Thực tế, 90% các giáo viên trong thời
gian này đã bị giết chết, trong khi những người còn lại trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nhưng phải
giấu tên.
2.2.3/ Giáo dục thời Việt Nam chiếm đóng
Việt Nam, lực lượng chiếm đóng Campuchia trong năm 1980 khi có sự vi phạm của chính quyền
Pol Pot vào lãnh thổ Việt Nam, đã từ từ phục hồi lại giáo dục. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi
người đều được quyền tiếp cận với hệ thống giáo dục mới, mà chỉ dành cho con em của cán bộ
công chức. Một điều là bắt buộc nữa cũng trong thời gian đó là các bài giảng phải hướng theo
văn hóa Việt Nam.
2.2.4/ Tình hình giáo dục hiện tại
Hệ thống giáo dục của Campuchia được xây dựng lại sau khi bị chế độ Pôn Pốt tàn phá. Mặc dù
sách vở và tài liệu học tập rất thiếu thốn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, song Campuchia
vẫn đang cố gắng nâng tỷ lệ biết chữ. Cùng với việc xây dựng lại các ngôi đền, nhiều trường học
đang được mở lại. Tại Phnôm Pênh xuất hiện nhiều "trường học đường phố" của tư nhân giảng
dạy tiếng Anh và tiếng Pháp. Hiện nay, nền độc lập đã trở về với Campuchia theo thể chế quân
chủ lập hiến, giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Hiến pháp ban hành chương trình giáo dục bắt
buộc đối với tất cả mọi người. Tất cả các học sinh đủ điều kiện có thể được học tập miễn phí
trong chín năm. Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ cơ bản này lại không được thực thi đúng như
nó được quy định trong luật.
Các vấn đề như thiếu giáo viên có trình độ, tỷ lệ học sinh đi học thấp ở các khu vực nông thôn
vẫn còn tồn tại. Không có nhiều người sẵn sàng dạy học với mức lương thấp, trong khi đó học
sinh tại các khu vực nông thôn ưu tiên việc giúp đỡ gia đình canh tác hơn là việc học.
Campuchia hiện có hơn 100 trường đại học và trung tâm nghiên cứu, đào tạo sau đại học, đứng

đầu là Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia. Đây là thành tựu rất ấn tượng vì cách đây hơn 30
năm, chế độ diệt chủng Polpot đã xóa bỏ toàn bộ trường học, đàn áp và thủ tiêu phần lớn đội ngũ
trí thức, khoa học của Campuchia.
Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia tại thủ đô Phnom Penh được chính thức tái lập năm 1999
trong khuôn viên một ngôi trường đại học bề thế do Việt Nam xây tặng, từ những năm đầu tiên
sau khi Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Đây là cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu tại Campuchia, tham mưu cho Chính phủ về chiến
lược phát triển giáo dục, khoa học, quản lý toàn bộ hệ thống các trường đại học và trung tâm
nghiên cứu khoa học trên cả nước.
Với 14 viện sĩ chính thức, đứng đầu là Thủ tướng Hunsen, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia,
phụ trách nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học trên 32 lĩnh vực chủ chốt như: Nông nghiệp,
Y học, Lịch sử, Ngoại giao, Văn hóa, Kiến trúc…
Viện sĩ Tech Somnang - Cố vấn của Chính phủ Campuchia về chiến lược giáo dục cho biết, toàn
bộ các chuyên ngành khoa học hiện nay do Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia phụ trách đều
do Việt Nam hỗ trợ thành lập, từ cơ sở vật chất cho đến đào tạo nhân lực, chuyên môn… Các thế
hệ cán bộ chủ chốt của Viện Hàn lâm Hoàng gia nói riêng và giới khoa học Campuchia nói
chung, phần lớn đều qua đào tạo, học tập tại Việt Nam.
2.2.5/ Thách thức
Thực tế việc học tập và giảng dạy hàng ngày của cả giáo viên và học sinh trong hệ thống giáo
dục Campuchia là rất khó khăn. Giáo viên phải đối mặt với mức lương không đầy đủ và cần phải
thu học phí của học sinh. Học sinh phải đối mặt với thiết bị phục vụ cho học tập không đủ, kích
thước lớp học lớn, và chi phí cao đối với nhiều gia đình. Tại các cấp học cao hơn lại có những
vấn đề phức tạp hơn như sự cần thiết phải trả tiền hối lộ để vượt qua các kỳ thi cấp phổ thông và
để bảo đảm việc nhập học vào các trường đại học. Đây là một trong những yếu tố đó đã góp phần
vào sự tăng trưởng trong lĩnh vực giáo dục của khu vực tư nhân.
2.2.6/ Học vấn, kiến thức và phát triển
Hiện nay, Campuchia vẫn có tỷ lệ mù chữ cao, 76,25% ở nam giới và 45,98% của nữ giới vẫn
chưa có kiến thức cơ bản. Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao có một kế hoạch chiến lược tại
chỗ và đã đưa ra các chương trình như Kế hoạch chiến lược phát triển quốc gia 2006-2010, Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Campuchia, và Kế hoạch giáo dục Quốc gia 2003-2015 để cung cấp

cho trẻ em Campuchia, hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn.
2.3/ Y tế
Campuchia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, và đã có một lịch sử bi thảm
nhất trong nửa sau của thế kỷ XX. Do đó, không ngạc nhiên rằng, Campuchia có một số kết quả
sức khỏe tồi tệ nhất trong khu vực Đông Nam Á (Hệ thống thông tin thống kê của WHO, ngày
25 tháng 2 năm 2008).
Table : Selected Health Indicators for Southeast Asian Countries

2.3.1/ Chi tiêu cho Y tế
Kết quả sức khỏe kém một phần là sự hạn chế được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Dưới
60% người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe được tiếp cận dịch vụ. (Điều tra kinh tế - xã hội
Campuchia, 2004). Tuy nhiên, đến năm 2005, chi tiêu y tế của Campuchia là có tỷ lệ phần trăm
theo GDP là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo DHS 2005, hằng năm các gia đình đã
dành trung bình gần 12% thu nhập của mình cho y tế.
Chi phí của các các ca bệnh nặng đặc biệt nặng nề đối với người nghèo. Ví dụ, một cuộc điều tra
phỏng vấn 72 hộ, trong đó mỗi hộ có ít nhất một thành viên bị sốt xuất huyết sau khi một đợt
dịch lớn bùng nổ vào năm 2004 thấy rằng các gia đình đã dành trung bình 8$ khi chữa trị tại cơ
sở công, 32$ nếu sử dụng cả hai dịch vụ công và tư nhân và 103$ nếu chỉ sử dụng dịch vụ tư
nhân. Một năm sau đó, một nửa trong số 72 hộ được phỏng vấn vẫn còn các khoản nợ liên quan
đến vấn đề sức khỏe với lãi suất từ 2,5% và 15% mỗi tháng, và một số gia đình đã phải bán đất
để trả nợ của họ.
Table : Selected Indicators on Health-care Spending (Southeast Asia)
Table : Average Health Expenditures of Cambodians, per capita
2.3.2/ Các loại hình cung cấp dịch vụ Y tế
Campuchia có sự kết hợp của các loại hình cung cấp dịch vụ Y tế: nhà cung cấp dịch vụ y tế
công cộng, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế tư nhân, người bán thuốc tư nhân (có
hoặc không được đào tạo về dược phẩm) và thầy lang.
a/Y tế công cộng
Hệ thống y tế công cộng của Campuchia có ba cấp cơ sở: bệnh viện cấp tỉnh, Bệnh viện
huyện, và Trung tâm Y tế cộng đồng. Cấp cao nhất của Y tế công cộng trong phạm vi tỉnh là

Bệnh viện tỉnh ở mỗi tỉnh. Mỗi huyện có một Bệnh viện nhỏ và trung bình khoảng 11 Trung tâm
Y tế cấp huyện. Mỗi Trung tâm Y tế phục vụ một số làng với khoảng 13.500. (Dựa trên dữ liệu từ
dự án các Cơ sở Y tế, 2004-2005).
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế công trình công cộng rất thấp. Ước tính đến năm 2005, trong số
những người cần điều trị bệnh tật hoặc chấn thương, chỉ có dưới một phần tư đến các cơ sở y tế
công cộng.
Khiếu nại điển hình về các cơ sở công cộng tại Campuchia bao gồm tốn kém và tốn thời gian để
tới với các cơ sở công cộng, nhân viên các cơ sở y tế công cộng thường vắng mặt, thời gian chờ
đợi dài tại , thường xuyên có tình trạng thiếu thuốc, nhiề chi phí không thể lường trước và thái độ
của nhân viên y tế đối với bệnh nhân nghèo (ví dụ, la mắng hoặc coi thường bệnh nhân).
Table : Utilization of Public, Private and Non medical Healthcare Providers
b/ Nhà cung cấp y tế tư nhân
Có hai loại hình cung cấp chăm sóc sức khỏe tư nhân: các bác sĩ tư nhân và người bán
thuốc (bao gồm cả dược sĩ được chứng nhận và người bán thuốc không có chứng chỉ). Mặc dù
thầy lang và nữ hộ sinh cũng phục vụ khách hàng ở cả khu vực thành thị và nông thôn nhưng
không nhiều.
Các cơ sở y tế tư nhân thường phổ biến hơn so với các cơ sở y tế công, ngay cả khi chi phí đắt
hơn, bởi vì họ thường chú ý tới nhu cầu của khách hàng, sẵn sàng đến khám các bệnh tại nhà
riêng, và sẵn sàng để cung cấp thêm các phương pháp điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân. Thật
không may, điều này thường dẫn đến các kết quả là việc chăm sóc không phù hợp như đơn thuốc
không đúng cách và tỷ lệ tiêm không cần thiết, đôi khi không an toàn.
b1/ Bác sĩ
Rất khó để phân biệt giữa các bác sĩ nhà nước và tư nhân. Nhiều nhân viên y tế công cộng tăng
thêm thu nhập bên cạnh mức lương thấp của khu vực công cộng bằng cách làm thêm. Trong thực
tế, một trong những lý do mà các nhân viên thường xuyên vắng mặt tại các cơ sở y tế công cộng
là họ đang bận rộn làm việc tại các cơ sở tư nhân.
Mặc dù bác sĩ có thể kiếm nhiều tiền hơn từ các cơ sở tư nhân, công việc tại cơ sở công của họ
gắn liền với công việc tư nhân của họ. Làm việc trong một cơ sở công cộng là một cách để giới
thiệu bệnh nhân đến các cơ sở tư nhân của họ, và là một cách để cập nhật kiến thức y tế thông
qua các hội nghị và các cuộc họp.

b2/ Dược sĩ và người bán thuốc
Tại Campuchia, thuốc mua từ người bán thuốc địa phương là khá phổ biến. Dược sĩ và người bán
thuốc thường nằm gần địa phương và vì vậy thuận tiện hơn so với hầu hết các trung tâm y tế
công cộng. Ngoài ra, giá thường rẻ hơn so với một phòng khám và họ sẵn sàng cung cấp bất kỳ
loại thuốc nào theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, người bán thuốc thường là người đầu tiên va
duy nhất người khu nông thôn Campuchia tìm đến để chữa bệnh.
Sử dụng các loaị thuốc không cần thiết đặc biệt là thuốc kháng sinh là phổ biến. Những hoạt
động này gia tăng các chủng bệnh kháng thuốc kháng sinh. Tồi tệ hơn, các loại thuốc giả hoặc
kém chất lượng được phổ biến rộng rãi.
2.3.5/ Tài chính trong y tế ở Cam-pu-chia
2.3.5.1/ Lệ phí và thuế
Sau khi giành được độc lập vào năm 1993, các dịch vụ y tế công cộng đã chính thức miễn phí và
hoàn toàn được chính phủ trợ cấp. Tuy nhiên, trong thực tế, chính phủ tài trợ rất hạn chế và bệnh
nhân thường xuyên bị tính loại phí không chính thức. Năm 1996-1997, Campuchia thiết lập một
hệ thống lệ phí để giúp đỡ về vấn tài chính cho y tế công cộng và thay thế phí không chính thức
là một phần của cuộc cải tổ hệ thống y tế công cộng. Các loại phí được đăng tại địa điểm mà
bệnh nhân có thể dễ dàng nhình thấy.
Phí thu được thấp hơn so với chi phí hoạt động và hệ thống y tế công cộng được trợ cấp bằng
tiền từ chính phủ Campuchia, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức viện trợ quốc tế. Một
nghiên cứu của Bệnh viện Takeo tỉnh giữa năm 1998 và 2002 cho thấy số tiền phí thu được
chiếm chỉ hơn 30% doanh thu của bệnh viện.
Bộ Y tế quy định người nghèo được miễn các loại phí . Quy đinh về miễn các loai phí được quy
định bởi mỗi huyện, vì vậy nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ miễn là từ 2% đến 25% bệnh nhân.
Trong thực tế, miễn trừ có nghĩa là nhân viên y tế chăm sóc cho người nghèo làm mất doanh thu
của cơ sở của họ, điều mà xác định thu nhập của họ. Kết quả là, người nghèo thường bị loại trừ
trong hệ thống y tế công cộng, đặc biệt là từ các dịch vụ bệnh viện.
2.3.5.2/ Đổi mới về tài chính y tế
Đầu năm 2008, Cam-pu-chia đang thực hiện một chiến lược toàn diện quốc gia về tài chínhtrong
y tế. Chính phủ đã được thử nghiệm các mô hình, đáng chú ý nhất là, số hóa hoạt động của các
cơ sở công cộng, một hệ thống chăm sóc y tế miễn phí cho người nghèo ( quỹ y tế) và bảo hiểm

y tế cộng đồng. Mỗi mô hình nâng cao hiệu quả của việc tiếp cận một cách công bằng đến dịch
vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ chất lượng cao. Các nhà hoạch định chính sách xem xét cả ba
lựa chọn để đáp ứng tài chính y tế và các mục tiêu khác nhau về cung cấp dịch vụ, và cả ba đều
là thành phần của chiến lược phát triển quốc gia Campuchia về tài chính y tế và bảo hiểm y tế xã
hội.
2.3.5.3/ Các hợp đồng cung cấp y tế
Từ năm 1999 đến 2003, chính phủ Campuchia đã thử nghiệm việc hợp đồng cung cấp dịch vụ y
tế công cộng cho các tổ chức phi chính phủ và các công ty tư nhân. Bệnh viện cấp huyện ký kết
hợp đồng được lựa chọn ngẫu nhiên, mặc dù chỉ có năm trong số tám bệnh viện được lựa chọn
nhận hồ sơ dự thầu hợp đồng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chi phí. Có hai hình thức hợp đồng.
Một là nhà thầu làm việc trong khuôn khổ quản lý của nhà nước (sử dụng cùng một đội ngũ nhân
viên, đặt hàng nguồn cung cấp thông qua Bộ Y tế, ) ngoài việc đáp ứng mục tiêu cung cấp dịch
vụ theo quy định. Hai là cho phép các nhà thầu hoàn toàn tự do trong quản lý, chỉ để đáp ứng các
mục tiêu về dịch vụ.
Đánh giá hiệu quả của chương trình năm 2006 cho thấy các hợp đồng nói chung đã cải thiện
được các mục tiêu cụ thể trong hợp đồng, hợp đồng loại hai thành công hơn. Sau 2003 việc ký
kết hợp đồng được mở rộng đến nhiều bệnh viện cấp huyện hơn.
Ngoài việc tác động đến chất lượng, các hợp đồng này còn có ý nghĩa đối với tài chính y tế vì nó
thay đổi cấu trúc của quản lý tài chính trong các bệnh viện cấp huyện. Hình thức này làm tăng
các quỹ y tế công cộng và giảm chi tiêu cá nhân cho chăm sóc chữa bệnh.
2.3.5.4/ Quỹ công bằng Y tế
Quỹ công bằng Y tế (HEFs) là những chương trình (thường được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc
tế) cung cấp bảo hiểm miễn phí hoặc gần như miễn phí cho người nghèo. Không giống như hệ
thống y tế miễn phí trước đây, trong đó các bệnh viện chịu chi phí của các bệnh nhân được miễn,
quỹ công bằng y tế thường phải trả trực tiếp cho cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế cho các thành
viên của họ. Tham gia HEF là miễn phí, và dịch vụ chăm sóc sức khỏe được thanh toán đầy đủ
do Quỹ công bằng y tế, tuy nhiên cũng có lúc thành viên cũng phải đồng thanh toán một số loại
phí nhỏ. HEFs chọn thành viên dựa trên nhu cầu về y tế, với từng cơ sở có tiêu chí lựa chọn riêng
của mình. Chỉ tiêu để HEF lựa chọn thành viên là để tiến hành một cuộc điều tra tài sản đơn giản
để xác định người nghèo và sau đó gửi danh sách các thành viên đề xuất cho hội đồng để xem

xét và xác nhận.
Các quỹ công bằng y tế lần đầu tiên được giới thiệu tại Campuchia vào năm 2000 bởi Médecins
Sans Frontières để bổ sung cho một chương trình hiệu quả tài chính mới. HEFs đã trở thành một
giải pháp phổ biến nhất để cung cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo và nhanh chóng thay thế
hệ thống miễn giảm cũ trong cả nước. Vào cuối năm 2006, đã có 26 bệnh viện áp dụng HEFs
hoạt động tại Campuchia.
2.3.5.5/ Bảo hiểm y tế cộng đồng (CHI)
CHI hoạt động giống như một chương trình bảo hiểm sức khỏe truyền thống, ngoại trừ việc
chúng được cấu trúc để đáp ứng các nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể thường là người
nghèo, những người thường xuyên được chăm sóc y tế không đầy đủ. Chi phí thường rẻ hơn và
đơn giản hơn so với các chương trình bảo hiểm y tế tiêu chuẩn. Mặc dù đây là một khái niệm cũ,
nhưng CHI vẫn còn khá mới lạ tại các nước đang phát triển. Đầu năm 2006, năm đề án CHI đi
vào hoạt động tại Cam-pu-chia (bốn trong số đó đã được điều hành bởi GRET), và 7 dự án khác
đang được phát triển.
2.4/ Du lịch
Ngành du lịch Campuchia là một trong những trụ cột của nền kinh tế nước này và luôn đạt mức
tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm gần đây.
Một số địa điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia: Khu quần thể đền cổ Angkor tại tỉnh Siem
Riep, Hoàng cung Phnom Penh, ngôi đền Préc Vihia gần biên giới Thái Lan và khu du lịch biển
tại tỉnh Kampong Som
Năm 2011, du lịch Campuchia đạt doanh thu 2,5 tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2010, du lịch chiếm 21,2% GDP của Campuchia.
Năm 2011, Chính phủ CPC đã thực hiện một số biện pháp thu hút khách du lịch như: tiếp tục cải
thiện cơ sở hạ tầng về du lịch, đàm phán với các hãng hàng không nước ngòai mở thêm đường
bay tới Campuchia như: hãng Air France của Pháp, đàm phán với Úc mở đường bay trực tiếp
Úc- Campuchia, hãng hàng không Tiger Airways của Singapore và hãng Eastar Jet của Hàn
Quốc bắt đầu mở đường bay tới Campuchia đầu năm 2012. Trong năm 2012 sẽ có 04 hãng hàng
không của Philipine đưa ra kế hoạch mở đường bay trực tiếp tới các điểm du lịch của
Campuchia. Riêng hãng Hàng không Campuchia Angkor Air trong năm 2011 đã mở đường bay
Siêm Riệp-Phnôm Pênh–Sihanoukvile và kết nối 02 điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia. Từ

thực tế năm 2011, ông Eammanuel Menanteau-TGĐ các sân bay Campuchia cho biết:
“Campuchia cần khoảng 270 triệu USD để mở rộng 03 sân bay chính, nhằm đáp ứng nhu cầu đi
lại bằng đường hàng không ngày càng gia tăng của khách du lịch trong và ngoài nước. Số tiền
trên sẽ được sử dụng nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Phnom Penh, sân bay quốc tế Siêm Riệp
và sân bay Sihanoukville.
Quan chức ngành du lịch Campuchia cho rằng, lượng du khách nước ngoài tới thăm nước
này trong năm 2012 có thể đạt 3,5 triệu lượt người, tăng hơn 20% so với con số 2,8 triệu
lượt người của năm 2011.
Theo một tuyên bố được đưa ra ngày 2/1/2013, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon cho
biết, 11 tháng đầu năm 2012, Campuchia đã đón khoảng 3,2 triệu lượt du khách nước ngoài và
ước chừng khoảng 300.000 lượt du khách trong tháng 12.
Số lượng du khách từ các nước ASEAN, châu Á - Thái Bình Dương chiếm phần lớn trong tỉ lệ
du khách nước ngoài đến Campuchia. Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
là những quốc gia dẫn đầu về lượng du khách tới thăm xứ sở Thốt Nốt.
Sự ổn định về an ninh, chính trị và sự kiện Campuchia giành được quyền đăng cai Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN và các cuộc họp liên quan đã mang lại sự gia tăng uy tín và thu hút được du
khách tới Campuchia. Bên cạnh đó, Campuchia cũng triển khai mạnh mẽ các kế hoạch hành
động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình du
lịch, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, cũng là những yếu tố quan trọng mang
lại sự thành công cho du lịch Campuchia trong năm qua.
2.5/ Viễn thông – Vận tải
2.5.1/ Viễn thông
2.5.1.1/ Hệ thống điện thoại
_Đánh giá chung: Hệ thống điện thoại được sử dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến tại thủ đô
Phnompenh và một số thành phố trực thuộc trung ương. Điện thoại di động được sử dụng rất
nhiều để bù đắp sự thiếu hụt của điện thoại cố định, và được sử dụng chủ yếu tại khu vực thành
thị. Tuy nhiên, tại các khu vực nông thôn, điện thoại cũng đang dần được sử dụng rộng rãi và
nhanh chóng.
_ Mã vùng quốc tế: 855.
_Vệ tinh : 1 intersputnik (2011).

Số lượng sử dụng Xếp hạng thế giới
Điện thoại cố định >530.000 95
Điện thoại di động >13.757 triệu 57
Bình quân: _ 4/100 người Campuchia sử dụng điện thoại cố định.
_92/100 người Campuchia sử dụng điện thoại di động.
2.5.1.2/ Hệ thống truyền thông internet
a/ Truyền thông
+ Tồn tại 3 hình thức : nhà nước điều hành; hỗn hợp tư nhân và nhà nước; tư nhân điều hành.
+ 9 đài truyền hình đa kênh, trong đó: 1 đài truyền hình quốc gia phát sóng toàn quốc,
6 đài truyền hình tư nhân và hỗn hợp phát sóng từ một vài địa điểm trên toàn quốc, 2
đài chuyển tiếp (1 từ Pháp và 1 từ Việt Nam)
+ có cả truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh
+ có khoảng 50 trạm phát sóng radio: 1 đài tiếng nói quốc gia với nhiều trạm phát
sóng trên toàn quốc và 1 lượng lớn đài phát thanh tư nhân và nước ngoài.
b/ Internet
_ Số lượng máy chủ: 13784 (xếp thứ 129)
_Số lượng người dùng: 78.500 ( xếp thứ 167)
Hiện tại Campuchia là 1 trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh nhất
khu vực.
2.5.2/ Vận tải
Số lượng sân bay: 12 (2012) xếp thứ 143 thế giới.
Sân bay có đường băng lót:
Tổng số: 6
2,438 to 3,047 m: 3
1,524 to 2,437 m: 2
914 to 1,523 m: 1 (2012)
Sân bay không có đường băng lót:
Tổng số: 10
1,524 to 2,437 m: 2
914 to 1,523 m: 7

under 914 m: 1 (2012)
Trạm cất cánh trực thăng: 1 trạm (2012)
Đường sắt:
Tổng chiều dài: 690 km – xếp thứ 101 thế giới
Đường bộ:
Tổng chiều dài: 39,618 km – xếp thứ 89 thế giới.
Trải nhựa: 2,492 km
Không trải nhựa: 37,126 km (2009)
Đường thủy: 3700 km (chủ yếu trên sông Mekong) – xếp thứ 29 thế
giới.
Cảng biển: Phnom Penh, Kampong Saom (Sihanoukville)
Chương 3: Chính sách phát triển dịch vụ của Campuchia
Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm sự phát triển
toàn diện và bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân hàng năm giai
đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 14,5 – 15%, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15 – 15,5%.
Phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu:
- Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm
thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ, siêu thị. Hoàn thiện mạng lưới chợ, nhất là chợ đầu mối,
chợ cửa khẩu, chợ biên giới, siêu thị tại đô thị. Về xuất khẩu, tập trung khai thác, sản xuất các
mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tăng sản lượng chế biến trong sản phẩm, hạn chế xuất
khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ
doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm. Phát triển mậu dịch biên giới
- Về du lịch, tập trung đầu tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh thái gắn với di tích
lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống của tỉnh. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch
độc đáo mang phong cách riêng của Campuchia. Tập trung cải tạo, nâng cấp và khai thác các
điểm du lịch như: Khu quần thể đền cổ Angkor tại tỉnh Siem Riep, Hoàng cung Phnom Penh,
ngôi đền Préc Vihia gần biên giới Thái Lan và khu du lịch biển tại tỉnh Kampong Som, khu công
viên vui chơi giải trí, khu công viên sinh thái rừng, khu trung tâm dịch vụ thương mại, thể thao,
khách sạn, nhà hàng… để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ nhu
cầu du lịch của du khách.

- Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu thành lập và quản lý tốt hoạt
động của các quỹ như Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tư mạo hiểm,
Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình
thành các công ty tài chính; Ngày 19/7, Ngân hàng Quốc gia Campuchia công bố kế hoạch bảo
đảm ổn định tài chính từ nay đến năm 2020 với tên gọi “Chiến lược phát triển ngành tài chính
2011-2020” được trình lên Chính phủ Campuchia và gửi tới các ngân hàng thương mại đang hoạt
động tại nước này.
Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Campuchia sẽ thành lập những cơ quan quản lý mới nhằm đánh
giá rủi ro đối với ngành tài chính Campuchia. Trước mắt, Ngân hàng Quốc gia Campuchia sẽ
thành lập “Đơn vị Ổn định Tài chính” có chức năng như một hệ thống cảnh báo sớm về khả năng
xảy ra khủng hoảng.
Bưu chính viễn thông: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin có công nghệ hiện đại ngang tầm với
các nước phát triển trong khu vực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của
người dân trong tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
- Phát triển giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa giáo dục, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung cơ sở vật chất, hoàn thành kiên cố hóa
trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; tăng cường đào tạo và nâng cao rõ rệt chất lượng
giáo dục ở các bậc học, duy trì thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2015,
hoàn thành phổ cập trung học phổ thông; triển khai phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện
các đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% vào năm 2020.
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; bảo đảm cho mọi người
dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản. Đa dạng hóa và
không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát triển dịch vụ y tế theo
yêu cầu, tiến tới quản lý sức khỏe đến từng hộ gia đình. Đến năm 2010, các trạm y tế xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Xây dựng các bệnh viện và trung tâm y tế, cung cấp các dịch vụ phòng
bệnh, khám, chữa bệnh chất lượng cao.
- Phát triển các hoạt động văn hóa thông tin hài hòa giữa việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên
truyền, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin và các phương tiện vui

chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa – tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chủ
trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích
lịch sử và các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn.
-Bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xây dựng lối sống lành mạnh trong nhân dân bằng việc
đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên
cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. Đầu tư phát triển có trọng điểm một số môn thể thao thế mạnh của
tỉnh để đạt thành tích cao.
- Phát triển khoa học công nghệ theo hướng: đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ sinh học,
công nghệ chế biến và công nghệ thông tin, tăng cường năng lực khoa học công nghệ trong điều
tra khảo sát và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng các hệ thống quản lý tiên tiến

- Về bảo vệ môi trường phát triển bền vững, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác
thải công nghiệp, trạm xử lý nước thải. Lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện địa
phương. Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du
lịch.
- Phát triển hệ thống giao thông, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phát huy tối đa về
lợi thế địa lý, phát triển giao thông đường sông, ở các vùng trọng điểm kinh tế như các khu công
nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa. Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông.
Chương 4: Hợp tác dịch vụ giữa Campuchia và Việt Nam
Theo số liệu thống kê của CDC, đến hết năm 2011, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp
Việt nam vào Campuchia: 1.196. 998.253 USD,đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư nước ngoài
tại Campuchia ( sau Trung quốc: 8,912 tỷ; Hàn quốc: 4,040 tỷ; Malaisia: 2,614 tỷ; Anh: 2,253 tỷ;
Mỹ: 1,196 tỷ). Các dự án đầu tư Việt Nam tại Campuchia tập trung lĩnh vực nông lâm
nghiệp( trồng cây công nghiệp như cao su, mía đường…), thông tin truyền thông. Trong năm
2011 các doanh nghiệp Việt nam đã đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ : ngân hàng,
chứng khoán, vận tải, du lịch, khách sạn.
4.1/ Về tài chính ngân hàng:
Sự hợp tác về tài chính ngân hàng đóng góp vào việc mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại tại hai
thị trường Việt Nam và Campuchia, tạo điều kiện tăng cường ổn định xã hội, phát triển lợi ích
kinh tế, làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư song phương; Triển khai hợp tác

chiến lược đầu tư và kinh doanh tại thị trường Campuchia trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ bao
gồm ngân hàng, tài chính tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm ; Đầu tư vốn hiệu quả, sinh lời cao,
phân tán rủi ro; Là cầu nối kinh tế, thương mại giữa các nhà đầu tư Campuchia và doanh nghiệp
Việt Nam.
Nhìn tổng thể, hệ thống NHTM Campuchia có quy mô hết sức nhỏ bé. Là một thị trường có
nhiều ngân hàng về mặt số lượng, tuy nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng
của doanh nghiệp và cá nhân tại Campuchia lại khá khó khăn; việc huy động vốn của các NHTM
còn nhiều hạn chế; dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, chủ yếu bao gồm các dịch vụ truyền thống
như tiền gửi, cho vay, thanh toán, dịch vụ thẻ còn nhỏ bé; thị trường liên ngân hàng chưa phát
triển, hoạt động kinh doanh ngại hối hầu như không có; không có các giao dịch phái sinh và chưa
có thị trường trái phiếu.
Tóm lại, ngành ngân hàng Campuchia còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, với các
điều kiện mở, gia nhập đơn giản và khá triển vọng là cơ hội tốt cho các ngân hàng Việt Nam,
Qua số liệu về tình hình hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng Campuchia cho thấy nhu
cầu các sản phẩm tài chính - ngân hàng đang rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Việc lập các
thiết chế để triển khai các hoạt động kinh doanh trồng lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ đem lại
lợi ích to lớn cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư vào
Campuchia ngày càng nhiều, kim ngạch buôn bán hai chiều được tăng lên nhanh chóng thì việc
đòi hỏi phải có hiện diện các thiết chế ngân hàng - tài chính sở hữu của Việt Nam hoạt động trên
lãnh thổ Campuchia, đặc biệt là việc hình thành một tổ chức tài chính đủ lớn để triển khai các
hoạt động tài chính - ngân hàng tại Campuchia vừa đáp ứng chính sách và yêu cầu phát triển của
Vương quốc Campuchia vừa đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng cần
thiết
Tính đến thời điểm này, năm 2012, Campuchia có 34 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài của Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,
Đài Loan mở chi nhánh hoạt động tại Campuchia. Chi nhánh thứ 34 chính là Chi nhánh
PhnomPenh của NHTMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) vừa khai trương ngày 09/02/2012. Việt Nam
hiện có 05 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đang hoạt động tại Campuchia. Ngoài SHB có chi
nhánh của NHTMCP Quân đội, Sài gòn thương tín, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam. Riêng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Đầu tư và

phát triển Campuchia (BIDC) 100% vốn Việt Nam tại Campuchia. Hoạt động của các ngân hàng
Việt Nam tại Campuchia chủ yếu phục vụ các nhà đầu tư Việt Nam.
Các ngân hàng Việt Nam tại Campuchia hoạt động kinh doanh đều có lãi và đang mở rộng đối
tượng khách hàng sang các doanh nghiệp và người dân Campuchia. Ngoài ra, các ngân hàng lớn
khác của Campuchia trong năm 2011 theo báo cáo của Ngân hàng Quốc gia Campuchia cũng
hoạt động tương đối có hiệu quả, không rơi vào tình trạng nguy hiểm hay mất khả năng thanh
khoản.
4.2/ Về giáo dục:
Trong thời gian qua, ngành giáo dục hai nước tích cực thực hiện toàn diện có hiệu quả các thỏa
thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia trên lĩnh vực GD&ĐT.
Nhìn tổng thể về hợp tác giáo dục Việt Nam – Camphuchia trong thời gian qua đã có những bước
phát triển rất tốt đẹp. Cụ thể là trong giai đoạn 2006 đến 2010, Việt Nam đã tiếp nhận gần 1.200
lưu học sinh Campuchia, trong đó có 1/4 là đào tạo sau đại học. Việt Nam đã có sự hỗ trợ to lớn
giúp Campuchia xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và rộng khắp từ bậc tiểu học đến đào tạo
sau đại học như hiện nay. Hơn 2.000 cán bộ Campuchia từng được đào tạo đại học tại Việt Nam
đang công tác trên các cương vị khác nhau tại Campuchia là bằng chứng sinh động cho sự giúp
đỡ thiết thực mà Việt Nam dành cho Campuchia.
Trong năm học 2010 – 2011, Việt Nam đã tiếp nhận 100 du học sinh Campuchia theo diện học
bổng cấp Chính phủ, ngoài ra còn có 26 du học sinh ở các chương trình học bổng khác nhau. Bên
canh đó, phía Campuchia cũng đã tiếp nhận 15 lưu học sinh Việt Nam sang Campuchia học đại
học và 20 học sinh sang học tiếng Khơme theo chương trình ngắn hạn. Đặc biệt giữa hai bộ
thường xuyên trao đổi đoàn công tác đi thực tế và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trên các lĩnh vực
GD&ĐT
Năm 2010, phía Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Campuchia sang học trình độ đại học, sau
đại học, thực tập, nghiên cứu và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị
tiếng Việt vào đại học và một số lĩnh vực khác. Campuchia tiếp nhận 10 lưu học sinh Việt Nam
sang học đại học hệ chính quy trong năm 2010 tại các trường ĐH của Campuchia và 20 cán bộ
sang học tiếng Khơ-me trong thời gian hai năm. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh
Campuchia sang học tập ở các trình độ bằng kinh phí tự túc hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc
tế và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Việt Nam và Campuchia sẽ cử các đoàn công tác sang

hai nước để trao đổi hợp tác về giáo dục và kiểm tra tình hình học tập của lưu học sinh.
Trong giai đoạn 2006-2010, kế hoạch hợp tác giữa hai phía Việt Nam - Campuchia đã được triển
khai nghiêm túc. Chất lượng đào tạo được quan tâm, công tác quản lý lưu học sinh trong các cơ
sở đào tạo đảm bảo tốt, an toàn. Một số cơ sở có nhiều lưu học sinh Campuchia đã liên hệ
thường xuyên với Đại sứ quán Campuchia để trao đổi về tình hình học tập, ăn ở, sinh hoạt của
sinh viên…
Việt Nam- Campuchia cam kết tiếp tục hợp tác các chương trình giáo dục trong giai đoạn 2011-
2015
Hai bên cam kết tiếp tục các chương trình hàng năm về trao đổi các đoàn đại biểu các cấp; tăng
cường giao lưu giữa các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học; trao đổi lưu học sinh…
Phía Việt Nam sẽ giúp đỡ Campuchia về công tác dạy tiếng Việt tại trường Đại học Hoàng gia
Phnom Penh. Mỗi năm Việt Nam tiếp nhận 100 lưu học sinh Campuchia sang học đại học, sau
đại học, thực tập, nghiên cứu, và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh.
Từ nay đến năm 2013, mỗi năm, Việt Nam tiếp tục dành cho Campuchia 20 suất học bổng dài
hạn, ngắn hạn, thực tập sinh thuộc chương trình học bổng mà Chính phủ Việt Nam dành cho các
nước Campuchia, Lào và Myanmar.
Ngoài ra, sự hợp tác trên lĩnh vực giáo dục còn được triển khai từ các địa phương, các công ty,
tập đoàn của Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho học sinh Campuchia sang du học. Điển hình như
tỉnh Đắk Lắc đã tiếp nhận nhiều học viện Campuchia sang học nghề, các trường ĐH của Việt
Nam cũng giành nhiều suất học bổng cho sinh viên Campuchia
Bên cạnh đó, hai nước ủng hộ việc hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục giữa
Thủ đô Phnôm-Pênh và thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác có chung đường biên
giới Việt Nam - Campuchia; khuyến khích việc trao đổi các tài liệu, tạp chí, tập san giáo dục của
ngành mà mỗi bên xuất bản được.
Campuchia luôn coi Việt Nam là đối tác lớn, cả trong quá khứ và hiện tại hai nước đã trải qua
nhiều khó khăn nhưng vẫn đoàn kết, gắn bó Tính đến nay Việt Nam đã giúp đỡ Campuhia đào
tạo ra hàng nghìn sinh viên, nhiều người sau khi trở về nước đã và đang đảm nhiệm những vị trí
quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Campuchia rất cần kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước như Việt Nam, đặc biệt là trong việc
quản lý các dự án và các nguồn vốn đầu tư cho GD&ĐT từ các ngân hàng lớn như Ngân hàng

thế giới World bank(WB), Ngân hàng phát triển châu Á ADB và các nguồn lực khác trong xã
hội
4.3/ Về y tế:
Hàng năm, có khoảng 15-20.000 bệnh nhân Campuchia được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế
các tuyến của Việt Nam; một số bệnh viện chuyên khoa Việt Nam hàng năm tổ chức khám chữa
bệnh miễn phí, đặc biệt là mổ thủy tinh thể, phẫu thuật sứt môi mổ hàm ếch cho bệnh nhân
nghèo các tỉnh vùng biên giới Campuchia. Hai bên kiểm điểm tình hình triển khai Hiệp định
Kiểm dịch y tế biên giới hai nước, trao đổi hợp tác đào tạo, tình hình thực hiện dự án Bệnh viện
Chợ Rẫy- Phnompenh, ….
Nhân dân Campuchia rất tín nhiệm và tin tưởng vào trình độ chuyên môn của các bác sĩ Việt
Nam, thể hiện qua số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế của Việt Nam ngày
càng tăng qua mỗi năm. Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của cả hai bên trong việc hiện thực hóa
dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy – Phnom Penh vừa được khởi công vào tháng 5- 2010 và đề
nghị Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục hỗ trợ đào tạo cán bộ cho ngành y tế Campuchia nhằm đảm bảo
tính bền vững của hợp tác.
Nhiều trường đại học y dược của Việt Nam đã và đang đào tạo cho các sinh viên Campuchia,
trung bình mỗi năm dành học bổng cho khoảng 200 sinh viên của Campuchia.

×