Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu bai thu hoach hoc tap theo tam guong bac ho nam 2012 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.89 KB, 4 trang )

Đảng bộ xã Phú Điền ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ ấp 1
*
LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
NĂM 2012
(mẫu kềm Hướng dẫn số 23-HD/BTCTG ngày 26/12/2011 của BTGHU)
1. Họ và tên: Đinh Thị Hương
- Đảng viên Đang sinh hoạt tại chi bộ 1
Sau khi nghiên cứu, học tập chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh “Về suốt đời phấn đấu cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, làm
người công bộc, tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống
riêng giản dị”. Bản thân tôi tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
như sau:
2. Nhận thức của bản thân sau khi được tiếp thu, nghiên cứu các nội
dung của chuyên đề.
Trước hết, đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là sự
kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa đạo
đức văn hóa của nhân loại. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông
cha ta luôn coi trọng đạo đức, hình thành nên những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp
trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội. Đó là truyền thống yêu quê hương
đất nước, gắn kết cộng đồng, ý chí độc lập tự cường, tinh thần chống giặc ngoại
xâm; đoàn kết thủy chung, nhân ái; quý trọng nghĩa tình, yêu lao động……
Đạo đức cách mạng là gốc của cán bộ cách mạng, bởi vì muốn làm cách mạng
trước hết con người phải có tâm trong sáng, có đức cao đẹp. Tâm và đức ấy phải
được thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, với dân, với nước, với đồng chí, đồng
nghiệp và với công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư. Người khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ mới thành. Người viết: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời
sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố”.


Cũng như “Ngọc càng mài càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm minh những đức tính cần kiệm liêm chính.
Người xem đây là nguyên tắc, là phẩm chất cơ bản có liên quan mật thiết với các
nhiệm vụ và công tác hoạt động cách mạng khác nhau và thiếu chúng thì khó dẫn
đến thành công một cách trọn vẹn, triệt để.
Quan niệm về nội dung của cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ thật rõ ràng,
giản dị mà sâu sắc, có giá trị lớn trong việc vận dụng vào học tập, rèn luyện một
cách sáng tạo, cụ thể của từng người, từng cơ quan, đoàn thể trong từng hoàn cảnh
khác nhau.
1
Suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân
dân.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo khổ nhưng giàu truyền thống yêu nước. Người
được nuôi dưỡng, thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: “Muốn dựng làng
và giữ nước phải bắt đầu từ việc làm người một cách thành thật, đúng nghĩa”. Bài
học đạo đức lớn nhất mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt
Nam chính là bài học ở đời và làm người, mà nội dung và chiều sâu nhân văn của nó
là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức bóc lột.
Bác thường dạy cán bộ, đảng viên muốn được dân tin, dân quý, dân thương
thì tự mình phải yêu dân, kính dân, trọng dân và phải tận tụy phục vụ nhân dân, việc
gì hại cho dân thì phải hết sức tránh, việc gì lợi cho dân thì hết sức làm. Điều này có
ý nghĩa rất lớn vì khi Đảng có chính quyền thì cán bộ, đảng viên dễ mắc vào căn
bệnh quan liêu mệnh lệnh, mà nguyên nhân là do: Xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ
nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu biết nhân dân và không yêu thương
nhân dân. Người nhận xét: Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán
bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân! Cách chữa bệnh ấy gồm có một nguyên tắc là: Theo
đúng đường lối nhân dân và 6 điều là: đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt
chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có
khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê

bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu để nhân dân noi
theo.
Đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị. Tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh
được thể hiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc
sống riêng giản dị và đức khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để sống
một cuộc sống giản dị và đức khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để
sống một cuộc đời trong sạch suốt đời thực hành cần, kiệm,liêm, chính một cách cần
mẫn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nói đi đôi với làm. Trong hành trình tìm
đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Bác vẫn chấp nhận mọi công việc, miễn là việc
đó có lợi cho tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia
đình.
Suy ngẫm về những điều Bác dạy cán bộ, đảng viên và tấm gương đạo đức
của Người tôi càng thấm thía và thấm nhuần hơn nữa yêu cầu mà Bộ Chính trị đã
chỉ thị cần phải tiếp tục và đẩy mạnh hơn việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
3. Kiến nghị đề xuất với cơ quan, chi bộ.
Kết quả triển khai cuộc vận động đã khẳng định việc học và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ
bản, lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân. Vì thế bí thư chi bộ và người đứng đầu cơ quan đơn vị cần đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc triển khai học tập đạo
đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới cần đi vào trọng tâm, tránh chung chung để tất
cả cán bộ công chức trong cơ quan nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản của tư
tưởng Bác Hồ.
2
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần phải chặt chẽ, kết hợp việc tổ chức học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ chuyên môn; công
tác phân công, phân nhiệm cần cụ thể, hợp lý cho từng bộ phận chuyên môn, từng
cán bộ phụ trách phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo công tác chuyên môn, nêu
những điểm sáng những bộ phận, cá nhân làm tốt theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh để nhân rộng cho cán bộ, đảng viên trong xã noi theo.
Việc nêu gương về đạo đức không chỉ là sự vận động, mà phải trở thành
những quy định, sự ràng buộc trách nhiệm để mỗi người đều tự giác và cần phải
thực hiện. Các cấp, các ngành cần chủ động tổ chức thực hiện các quy định về trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
4. Phương hướng phấn đấu của cá nhân trong việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phát huy sáng kiến trong công
việc được Đảng và nhà nước giao.
Cùng với các Đảng viên chi bộ và nhân dân ấp 1 xây dựng và thực hiện đạt
các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ nay đến 2020.
Nêu cao tinh thần phê và tự phê, tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối
sống, tác phong của một cán bộ công chức. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, trình độ chính trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Rèn luyện về phẩm chất đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường chính trị,
thực hành tiết kiệm trong công tác trên cơ sở thực hiện tốt quy chế nội bộ cơ quan.
Người viết bài thu hoạch

Đinh Thị Hương
3

4

×