Hướng dẫn tạo USB cài đặt Windows 7 x64 hoặc Windows 8 x64 trên chuẩn UEFI
Hướng dẫn này phải khi thực hiện trên Windows Vista, Windows 7 hoặc Windows 8 all Version, vì
Diskpart trên Windows XP không nhận ra được ổ đĩa USB
Open a command line in administrator mode
Mở CMD với quyền quản trị Administrator
run DISKPART
Chạy Diskpart
type LIST DISK
Gõ List disk
Look for the disk number that represents your USB drive
Xem USB của mình là Disk bao nhiêu
type SELECT DISK # where # represents the number of your USB drive. Get this right or you will
wipe a different drive out.
Gõ Select Disk 1 nếu ổ USB của bạn là Disk 1
type CLEAN
Gõ Clean để xóa trắng USB
type CREATE PARTITION PRIMARY
Gõ Create Partition Primary để tạo phân vùng chính cho USB
type SELECT PARTITION 1
Gõ Select Partition 1 để chọn phân vùng vừa tạo
type ACTIVE
Gõ Active để USB có thể boot được
type FORMAT fs=fat32
Gõ Format fs=fat32
type assign
Gõ Assign để gán kí tự ổ đĩa cho nó
Chạy CMD với quyền quản trị bằng cách gõ CMD ở trình đơn Start rồi Click chuột phải chọn Run as
Administrator
Với Windows 8 thì ta có thêm một cách là nhấn tổ hợp phím Windows + X và chọn Command Prompt
(Admin)
Sau khi thành công các bạn copy bộ cài Windows 7 x64 hoặc Windows 8 x64 vào USB đã tạo ở trên, sau đó
chép đè folder EFI theo đúng phiên bản mà mình đính kèm vào USB
Vậy là đã tạo được bộ cài đặt Windows 7 & 8 64 bit để boot trên chuẩn BIOS mới là UEFI
Hướng Dẫn Vào Bios Từng dòng Laptop
SONY VAIO
Vào Bios nhấn F2
Recovery nhấn F10
HP – Compaq
Vào Bios nhấn F10
Chọn boot - nhấn F9
Recovery nhấn F11
Lenovo Thinkpad
Vào Bios nhấn F1
Chọn boot nhấn F12
Recovery nhấn phím xanh ThinkVantage
Dell
Vào Bios nhấn F2
Chọn boot nhấn F12
Recovery nhấn F8 rồi chọn Repair your Computer
Acer
Boot của Acer là F12 + vào bios F2
Asus
và Boot của Asus là ESC + vào Bios là F2
Thường thì chỉ các laptop có cấu hình phần cứng là chip Core i3 thế hệ 2 trở lên và HD Graphics 3000
thì Bios mới hỗ trợ UEFI, nếu máy bạn vào BIOS không thấy có thể Update BIOS để xuất hiện UEFI
Boot, theo mình gặp thì các dòng máy Dell & Asus mua trước tháng 10/2012 cần phải Update BIOS
mới được hỗ trợ.
Bắt tay vào quá trình cài đặt, ta để chế bộ UEFI Boot là Enable.
Với các dòng HP thì ta nhấn giữ nút F9 và chọn Boot from EFI File và sau đó ta Browse tới file USB:
\efi\boot\bootx64.efi
Nếu ổ cứng bạn đang là ổ đĩa dạng MBR tức là Master Boot Record thì khi chọn phân vùng cài đặt sẽ
hiện thông báo lỗi như hình
Bạn chọn tiếp "Show detail" để tìm hiểu xem lỗi này là gì thì bạn nhận được hộp thoại thông báo
"Windows cannot be installed to this disk. The selected disk has an MBR partition table. On EFI
systems, Windows can only be installed to GPT disk"
Nhận được thông báo này có nghĩa là đã bật UEFI (Unified Extensible Firmware Interface - đây là
chuẩn tiên tiến hơn và đang dần thay thế BIOS), để cài Hệ điều hành trên chuẩn UEFI thì bạn cần định
dạng lại kiến trúc phân vùng ổ cứng từ MBR (Master Boot Record) - sang GPT (GUID Partition
Table). Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất hết tất cả các dữ liệu đang có trên ổ cứng.
Nếu đọc đến đây bạn suy nghĩ lại việc cài lại Hệ điều hành của mình thì bạn có thể chọn một trong các
phương án sau :
1> Cài lại Windows 7,8 bản 32 bit. Lựa chọn này đồng nghĩa với việc bạn muốn bảo toàn dữ liệu, từ
bỏ mong muốn trải nghiệm khả năng Boot tuyệt vời của Windows 8 64 bit , hoặc không nhận đủ 4GB
Ram.
2> Cài Windows 7,8 bản 64 bit không theo chuẩn UEFI. Điều này có thể giúp bạn bảo toàn dữ liệu ,
nhận đủ trên 4GB Ram, tuy nhiên bạn không thể trải nghiệm khả năng Boot của Windows 8
Để thực hiện , bạn chỉ cần vào BIOS tìm dòng UEFI Boot chuyển từ Enable sang Disable và cài đặt
Windows như bình thường.
3> Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục cài Windows 7,8 bản 64 bit trên chuẩn UEFI thì bạn hãy sao lưu hoặc
bỏ toàn bộ dữ liệu trong máy. Tại bước chọn phân vùng, hãy bấm "Drive Options (advanced)" rồi
"Delete" tất cả phân vùng bạn có. Sau đó nó sẽ hiện ra ổ cứng của bạn (dĩ nhiên chưa được định dạng)
lúc này bạn bấm "New" để tạo mới và hệ thống sẽ tự động convert sang kiến trúc GPT.
Quá trình hoàn tất khá nhanh, lúc này hệ thống sẽ tạo thêm vài phân vùng cần thiết (dung lượng chỉ cỡ
100MB)
Ở bước tạo phân vùng mới để cài Windows bạn nên nhập dung lượng khoảng 100GB, nếu để toàn bộ
ổ cứng để cài Windows và sau đó dùng lệnh Shrink Volume trong Disk Management và bạn chỉ có thể
kéo ổ C:\ nhỏ nhất là 130GB
Đến đây, bạn click chọn phân vùng Primary để cài đặt Windows bản 64bit như bình thường.