Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Bài Kiểm tra cuối khóa Tâm lý dạy Đại học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.21 KB, 4 trang )

Môn học : Tâm lý dạy Đại học
Họ tên học viên : NGÔ QUỐC ĐẠT
Bài Kiểm tra cuối khóa
Đề tài1:
Suy tư về việc giảng dạy của thầy cô cho tới bây giờ, và xác định các
khía cạnh dạy học của thầy cô đã (có thể là vô tĩnh):
a. Khuyến khích lối học bề mặt
b. Khuyến khích lối học bề sâu
c. Trong tương lai thầy cô sẽ có những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích
lối học bề sâu ở các sinh viên của mình?
Bài làm :
Dạy học có suy tư là giáo viên không chỉ là áp dụng các nguyên tắc chung
về dạy học theo qui luật; mà cần phải thích nghi các nguyên tắc ấy với các
mặt mạnh của mỗi giáo viên và bối cảnh dạy học, sẵn sàng lắng nghe ý kiến
phản hồi của sinh viên về cách dạy học của họ, để cải thiện những những
phần không phù hợp, chưa hiệu quả trong việc giảng dạy của giáo viên để từ
đó họ suy nghĩ để làm cho việc dạy học mỗi ngày một tốt hơn.
Trong quá trình học tập của sinh viên có 2 phương thức học tập, đó là
phương thức học tập bề mặt và phương thức học tập bề sâu.
1
Phương thức học tập bề mặt :
Người ta sử dụng các hoạt động ở mức tri thức thấp trong khi phải có
các hoạt động ở mức tri thức cao thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng
mức. Đó là những việc học như ‘làm chiếu lệ’ và ‘làm che mắt’, ví dụ như lối
học vẹt các nội dung được chọn mà không hiểu, chép lại một bài văn mẫu, liệt
kê các điểm mà không trình bày các lập luận, trích dẫn nhiều tham chiếu phụ
thay vì các tham chiếu chính. Mục đích học tập của người học nằm bên ngoài
mục đích thật sự của việc học .Với phương thức này sinh viên chỉ đáp ứng các
yêu cầu học tập với sự nỗ lực và thời gian ít nhất, mục tiêu cơ bản chỉ nhằm
ghi nhớ tài liệu mà không tìm hiểu ý nghĩa của nội dung tài liệu, vì thế những
điều học được sẽ nhanh quên và khó có thể giải quyết nhiệm vụ mới.


Trong các điều kiện giảng dạy hiện thời, các phương pháp dạy học và
đánh giá thường khuyến khích phương thức bề mặt, bởi vì chúng không được
điều chỉnh cho phù hợp với các mục tiêu của việc dạy môn học ấy. Khi dùng
phương thức học bề mặt, các sinh viên coi việc học đại học như là một ‘tấm
vé để kiếm cơm’, hay như một điều kiện để bước vào một lãnh vực không liên
quan gì đến chương trình học của sinh viên.
Phương thức học tập bề sâu:
Phương thức tiếp cận học tập theo cách này dựa trên ý đồ học cho bản
thân, học để hiểu biết sâu sắc. Mục đích học tập của người học phù hợp với
mục đích thật sự của việc học. Với cách tiếp cận này, sinh viên thường cố
gắng tiến hành nhận thức ở mức cao để xử lý thông tin, để biến đổi và cấu
trúc lại tri thức đã có nhằm hiểu và giải thích được tài liệu, qua đó có thể xem
xét vấn đề ở các góc độ khác nhau dẫn đến sinh viên sẽ hiểu sâu hơn và nhớ
lâu hơn. Họ tự động tìm cách tập trung vào nghĩa cơ bản, vào các ý tưởng,
các chủ đề, các nguyên tắc chính hay các ứng dụng thành công, người học có
2
những cảm giác tích cực: hứng thú, ý thức tầm quan trọng, những thách thức
và cả niềm vui.
Trong hai phương thức trên hiện nay các giáo viên thường hạn chế
phương thức học tập bề mặt của học sinh và luôn luôn tích cực , động viên
học sinh, sinh viện thực hiện theo các phương thức học tập bề mặt và bề sâu.
Trong tương lai thầy cô sẽ có những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích
lối học bề sâu ở các sinh viên của mình
Để tiến hành hoạt động dạy có hiệu quả, ta phải lưu ý đến tất cả các vấn đề
trên, từ mục đích, các yếu tố tâm lý của hoạt động dạy và những phẩm chất,
năng lực tâm lý cần có ở người dạy.
 Phân tích đặc điểm người học: Hiểu và đánh giá đúng trình độ và khả
năng nhận thức của học sinh là căn cứ quan trọng để thiết kế hoạt động
dạy và học phù hợp với đối tượng.
 Đánh giá tài liệu: Giáo viên phải biết phân tích tài liệu, xác định được

những nội dung trọng tâm, cơ bản của tài liệu, tìm kiếm sự kiện chứa
đựng nội dung đó để trên cơ sở phân tích đặc điểm đối tượng học sinh
mà tìm ra cách trình bày, lý giải hay dẫn dắt, chứng minh một cách
khoa học. Đây là quá trình gia công sư phạm của người thầy đối
 Lựa chọn phương pháp, sử dụng phương tiện: việc lựa chọn và sử
dụng này tùy thuộc vào nội dung tri thức, đặc điểm của đối tượng học
sinh cũng như những điều kiện hiện có. Lựa chọn phương pháp nào cần
căn cứ vào các chiến lược dạy - học cũng như năng lực sử dụng của
giáo viên đối với từng phương pháp cụ thể như vấn đáp, thuyết trình
hay nêu vấn đề…
 Năng lực ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ quan trọng để giáo viên tổ
chức quá trình dạy học. Đây cũng là khả năng truyền đạt tri thức, niềm
3
tin, xúc cảm của mình thông qua âm điệu, ngữ điệu, sự biểu cảm, tính
chính xác v.v. của ngôn ngữ.
 Sự “tinh ý sư phạm” (óc quan sát sư phạm): thể hiện ở khả năng nhận
ra cái quan trọng, cái cần phát hiện thông qua các dấu hiệu mà thoạt
nhìn ít khi thấy được. Hoặc cũng có khi thông qua các “linh cảm nghề
nghiệp”. Sự “tinh ý sư phạm” phụ thuộc rất nhiều vào vào kỹ năng
phân tích đối tượng và kinh nghiệm nghề nghiệp của giáo viên, giáo
viên càng nhiều kinh nghiệm, khả năng quan sát càng tinh tế và chính
xác.
 Giáo viên cần coi giảng dạy như là việc truyền đạt thông tin: với quan
niệm này, giáo viên trở thành trung tâm của quá trình dạy học, thông tin
được truyền đạt một chiều từ giáo viên tới học sinh: mục tiêu của giảng
viên là giúp sinh viên biết được nhiều hơn; trách nhiệm của giảng viên
là cung cấp thông tin, các trọng tâm và các ví dụ thích hợp.

4

×