Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

ĐỀ TÀI SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.02 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TÊN ĐỀ TÀI
SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 HIỆN NAY

Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Triết học Mác Lênin
MÃ SỐ LỚP HP: 201LLCT130105_01
GVHD: ĐẶNG THỊ MINH TUẤN
NHĨM THỰC HIỆN: KỸ THUẬT MÁY TÍNH
HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2020 - 2021
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12 /NĂM 2020


Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1. Nguyễn Thế Bảo
2. Trần Thành Lũy
3. Phạm Minh Thiện Nhân
4. Trần Quốc Sĩ
5. Nguyễn Trọng Tín

-

19119154
19119194
19119206


19119215
19119226

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

GV ký tên


Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.................................................................. 1
3. Phương pháp thực hiện đề tài.......................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................3
CHƯƠNG 1: SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM
VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC...... 3
1.1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng3
1.1.1 Phương pháp siêu hình............................................................... 3
1.1.2 Phương pháp biện chứng............................................................3
1.2

Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng....................4
1.2.1 Phép biện chứng tự phát............................................................. 4
1.2.2 Phép biện chứng duy tâm........................................................... 6
1.2.3 Phép biện chứng duy vật............................................................ 7

1.3 Sự khác biệt của phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy
tâm trong lịch sử triết học.......................................................................... 7

1.3.1 Sự khác nhau những đặc trưng cơ bản....................................... 7
1.3.2 Sự khác nhau nội dung của phép biện chứng...........................11
1.3.3 Sự khác biệt và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hình thành lịch sử
triết học.............................................................................................. 12


CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA SỰ KHÁC NHAU ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN
CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆN NAY....................................................... 14
2.1 Dịch COVID đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng...................................................................14
2.1.1 Ảnh hưởng của dịch COVID đối với thế giới..........................14
2.1.2 Nước ta cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch................ 15
2.2 Sự khác nhau giữa các phép biện chứng duy tâm và phép biện
chứng duy vật ảnh hưởng đến phương pháp luận và tầm nhìn trong cuộc
chiến ngăn chặn Covid-19....................................................................... 15
2.3 Ý nghĩa sự khác nhau giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện
chứng duy vật đối với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay..................17
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 19


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại dịch Covid-19 nổ ra trên toàn thế giới trong năm nay là một sự kiện gây ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống của nhiều người. Dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi mặt
của cuộc sống của người dân trên thế giới. Thất nghiệp tăng lên, các công ti nhỏ
lẻ rơi vào phá sản, và ảnh hưởng nặng nề nhất là thiệt hại trên một triệu người
trên tồn thế giới. Tuy nhiên có những quốc gia bị ảnh hưởng ít như khu vực các

quốc gia Đơng Nam Á, như Việt Nam vừa có thể ngăn chặn được dịch bệnh
đồng thời có thể phát triển kinh tế hợp lý. Mặt khác cũng có những quốc gia
chịu ảnh hưởng nặng nề như Mỹ, Ý, Brazil,… Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19
đã làm các quốc gia trì truệ kinh tế, dễ gây biểu tình bạo động và đồng thời số
người chết cao nhất tồn cầu. Để có được sự khác nhau giữa các nước như vậy
nhờ vào nhiều yếu tố trong đó có sự dẫn dắt lãnh đạo của nhà nước chính phủ,
mà trong đó ta thấy được những chiến lược và tư duy của bộ máy lãnh đạo thể
hiện rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật và phép biện
chứng duy tâm. Vì thế, nhóm em đã chọn đề tài SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN
CHỐNG COVID HIỆN NAY để làm rõ hơn vấn đề này.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu sự khác nhau giữa phép biện
chứng duy vật và phép biện chứng duy tâm trong lịch sử triết học để từ đó tìm
được mối liên hệ cũng như ý nghĩa của nó trong cuộc chiến chống dịch Covid19 hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:


2

- Trình bày phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật theo
quá trình phát triển của lịch sử triết học và so sánh sự khác biệt giữa chúng.
- Từ sự khác biệt đã so sánh trên ta chỉ ra được mối liên hệ giữa chúng với
tình hình phịng chống dịch bệnh Covid-19 trên tồn thế giới và rút ra được ý
nghĩa chung.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương

pháp cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch…từ đó
so sánh được sự khác nhau giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng
duy vật trong lịch sử triết học, đồng thời thể hiện ý nghĩa của sự khác nhau đó
trong đại dịch Covid-19 hiện nay.


3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM VÀ
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC.
1.1.

Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng
1.1.1 Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các

đối tượng khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có sự biến đổi thì chỉ là sự
biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà khơng nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn
thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu
vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà
quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà khơng thấy
rừng".1
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng
nào thì việc đầu tiên con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối
liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái khơng biến đổi trong một không gian và thời

gian xác định. Tuy vậy phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm
vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này
quan niệm.
1.1.2 Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:

“Lược sử triết học”, Thư viện học liệu mở online của Việt Nam Voer, được truy cập tại đường link:
ngày truy cập 28/12/2020
1


4

- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau,
ràng buộc nhau.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Đó là q trình thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải
quyết mâu thuẫn hiện hữu bên trong chúng. Như vậy phương pháp biện chứng
thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa nhận trong những trường hợp cần
thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." cịn có cả cái "vừa là... vừa là..."; thừa
nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa khơng phải là nó; thừa nhận cái
khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó với nhau.
Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ
vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người
nhận thức và cải tạo thế giới.
1.2

Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã


qua ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử
của nó: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng
duy vật.
1.2.1 Phép biện chứng tự phát
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện
chứng trong lịch sử triết học. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống
triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu cho những tư
tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũ hành
luận” của Âm dương gia. Trong triết học Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư
tưởng biện chứng là triết học phật giáo, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thường”,
‘nhân duyên”,… Đặc biệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc
tinh thần của phép biện chứng tự phát. Ăngghen viết: “Những nhà triết học Hy
Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Aristote, bộ óc
bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thái


5

căn bản nhất của tư duy biện chứng… Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ,
nhưng xét về thực chất là đúng đó là thế giới quan của các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại và lần đầu tiên đã được Heraclite trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều
tồn tại và đồng thời lại khơng tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không
ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”.2 Dẫu thế,
những tư tưởng biện chứng đó về căn bản vẫn cịn mang tính ngây thơ, chất
phác, tự phát và trừu tượng. Ăngghen nhận xét rằng: “Trong triết học này, tư
duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần túy tự nhiên, chưa bị khuấy đục bởi
những trở ngại đáng u… Chính vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ,
phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một
chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa

các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên
hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp”.3 Phép biện chứng chất phác cổ đại
nhận thức đúng về tính biện chứng nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực
quan chất phác, ngây thơ, không phải dựa trên những thành tựu phát triển của
khoa học tự nhiên.
Từ cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi sâu vào
phân tích, nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của thế giới tự nhiên, dẫn tới sự ra
đời của phương pháp siêu hình. Cho đến thế kỷ XVIII, phương pháp siêu hình
trở thành phương pháp thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, khi khoa học tự nhiên chuyển từ việc nghiên cứu đối tượng riêng biệt
sang nghiên cứu q trình thống nhất của các đối tượng đó trong mối liên hệ thì
phương pháp tư duy siêu hình khơng cịn phù hợp mà phải chuyển sang một
hình thức tư duy mới cao hơn là tư duy biện chứng.
Bộ giáo dục và đào tạo: (2009),Giáo trình Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Leenin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 20.
2

Nguyễn Linh An, “Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng”, Hoa Tiêu, được truy cập
tại đường link: />ngày 28/12/2020.
3


6

1.2.2 Phép biện chứng duy tâm
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Kant và hoàn
thiện ở Hegel. Theo Ăngghen: “Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình
thức quen thuộc nhất với các nhà khoa học Đức, là triết học cổ điển Đức, từ
Kant đến Hegel”.4
Các nhà triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất

của phép biện chứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính chất duy tâm trong
triết học Hegel biểu hiện ở chỗ ông coi biện chứng là quá trình phát triển khởi
đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng
khách quan. Theo Hegel, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha
hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. “Tinh
thần, tư tưởng, ý niệm là cái có trước, cịn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao
chép của ý niệm”. Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao nhất là Hegel, đã
xây dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có
logic chặt chẽ của ý thức, tinh thần. Lênin cho rằng: “Hegel đã đoán được một
cách tài tình biện chứng của sự vật trong biện chứng của khái niệm”. 5Ăngghen
cũng nhấn mạnh tư tưởng của Mác: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã
mắc phải trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở thành người đầu
tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung
của phép biện chứng. Ở Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất.
Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau
cái vỏ thần bí của nó”.6

Bộ giáo dục và đào tạo: (2009),Giáo trình Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Leenin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 21.
4

Bộ giáo dục và đào tạo: (2009),Giáo trình Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Leenin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 21.
5

Bộ giáo dục và đào tạo: (2009),Giáo trình Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Leenin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 21.
6



7

Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong
triết học Hegel là hạn chế cần phải vượt qua. Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn
chế đó để sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Đó là giai đoạn phát triển cao
nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê
phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức.
1.2.3 Phép biện chứng duy vật
Tính trực quan của phép biện chứng tự phát trong triết học cổ đại và tính
duy tâm trong triết học cổ điển Đức là những hạn chế cần phải khắc phục.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa và phát triển sáng tạo những “hạt nhân hợp
lý” trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại, cải tạo phê phán phép biện chứng
duy tâm của Hêghen để tạo ra phép biện chứng duy vật và đây là giai đoạn cao
nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học. “Có thể nói rằng hầu như chỉ
có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết
học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch
sử”.7
1.3 Sự khác biệt của phép biện chứng duy vật và phép biện chứng duy tâm
trong lịch sử triết học
1.3.1 Sự khác nhau những đặc trưng cơ bản
Phép biện chứng duy tâm của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức đặc biệt nổi
trội và hoàn thiện là tư tưởng của Hegel.
Tư tưởng về nguồn gốc thế giới:
- Hegel là nhà duy tâm khách quan, ông cho rằng khởi nguyên của thế
giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”.
Ông coi tinh thần thế giới là cái có trước, vật chất với tính cách dường như là sự
Bộ giáo dục và đào tạo: (2009),Giáo trình Những Nguyên lý Cơ bản của Chủ nghĩa Mác Leenin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 21.
7



8

thể hiện, sự biểu hiện cụ thể của tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là
đấng sáng tạo ra vật chất. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết
quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Tinh thần thế giới – ý
niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựng dưới dạng tiềm năng tất cả của
mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nó là nguồn gốc và động lực của mọi hiện
tượng tự nhiên và xã hội.
- Tinh thần thế giới hay ý niệm tuyệt đối trong q trình phát triển của nó
diễn ra qua các giai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên
trong nó. Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó thể hiện dưới hình
thức tự nhiên – thế giới vô cơ, hữu cơ và con người, tiếp nữa thể hiện dưới hình
thức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Theo hệ thống của Hegel, tồn
bộ thế giới mn màu, mn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của ý
niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hịa của mọi hình thức khác
nhau của sự biểu hiện ý niệm. Bởi vậy, học thuyết của Hegel coi tính thứ nhất là
tinh thần, tính thứ hai là vật chất do ý niệm tuyệt đối và tinh thần thế giới sinh ra
và quyết định, là một sự “tồn tại” khác của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn
“tồn tại khác” ấy, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân
mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hegel gọi là “tinh
thần tuyệt đối”. Đó cũng chính là sự thể hiện riêng về mặt triết học những lời
khẳng định của tôn giáo rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới.
- Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hegel chỉ
lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói, song cái mới trong học
thuyết của ơng chính là chỗ ơng xem xét tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối là
một q trình phát triển khơng ngừng, và ơng là một nhà triết học hoàn chỉnh
phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế
giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọi tồn tại.
Tư tưởng về biện chứng của Hegel:

- Thành tựu lớn nhất của nền triết học cổ điển Đức là phép biện chứng.
Phép biện chứng duy tâm khách quan của triết học cổ điển Đức bắt đầu từ Kant,


9

qua Fichte, Schelling và đỉnh cao là Hegel.
- Theo Hegel, triết học là sự xem xét đối tượng một cách có suy nghĩ. Đối
tượng của triết học, theo ơng, là trùng với đối tượng của tơn giáo, đó là khách
thể tuyệt đối vơ hạn Thượng đế. Cịn tư duy nói chung là cái làm cho con người
khác động vật. Thành tựu quan trọng về triết học Hegel là phương pháp biện
chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về sự phát triển.
- Phương pháp biện chứng của Hegel là phương pháp suy ngẫm về thế
giới. Kết quả của phương pháp này là hình ảnh suy tư chỉnh thể về thế giới chứ
không phải là bức tranh thế giới thu được nhờ kết quả của khoa học cụ thể. Để
suy ngẫm về thế giới, Hegel đã bao trùm lên nó một hệ thống phạm trù hay đúng
hơn là quan niệm lý trí về thế giới. Phương pháp biện chứng được thể hiện
xuyên qua toàn bộ hệ thống triết học của ông từ logic học, triết học tự nhiên đến
triết học tinh thần.
- Trong tác phẩm Logic học, khi trình bày “ý niệm tuyệt đối” vận động và
phát triển, Hegel cho rằng đó là sự tự vận động nội tại của “ý niệm tuyêt đối”.
Tự vận động tức là sự thay đổi các hình thức khác nhau của “ý niệm tuyệt đối”.
Lenin tìm thấy hạt nhân hợp lý trong phương pháp biện chứng của Hegel là sự
tự vận động. Nội dung hợp lý sâu sắc trong quan điểm trên của Hegel là mối liên
hệ tất yếu, là nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau. Khi trình bày “ý niệm
tuyệt đối” phát triển, Hegel thừa nhận tồn tại, bản chất, khái niệm là ba sự quy
định, ba hình thức chủ yếu trong quá trình phát triển ở lĩnh vực logic. Hạt nhân
hợp lý trong logic của Hegel là sự phù hợp với quá trình suy nghĩ của con người:
mới nhìn vào sự vật thấy tồn tại, đi sâu vào sự vật tìm ra bản chất, khi nắm bản
chất ta rút ra khái niệm.

- Trong tác phẩm Logic học, ở phần tồn tại, Hegel cũng đã diễn đạt các
phạm trù chất, lượng, độ và tư tưởng biện chứng về sự chuyển hóa lượng – chất.
Ở phần bản chất, Hegel diễn đật các phạm trù bản chất, hiện tượng, quy luật,
khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả, trình bày học thuyết mâu thuẫn


10

nguồn gốc của sự phát triển. Ở phần khái niệm, Hegel đã diễn đạt các phạm trù
cái chung và cái riêng, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đã diễn đạt
các nguyên lý sự hoạt động có mục đích của con người, sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, tổng hợp lại quan niệm phát triển với tư cách là phủ định của
phủ định. Sự biện chứng của Hegel cịn được thể hiện ở chỗ ơng đã đặt ra vấn đề
sự thống nhất của quá trình logic với quá trình lịch sử; logic học, nhận thức luận
đều là sự tổng hợp của quá trình lịch sử; ơng nêu lên tính hạn chế của logic hình
thức và địi hình thành một logic nội dung thực tế, sinh động; ông nêu lên tư
tưởng thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức.
- Trong triết học tự nhiên, hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của
Hegel là tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với vận động, dự đốn khơng
gian, thời gian và vận động có mâu thuẫn bên trong, ở đó thể hiện tính thống
nhất giữa tính gián đoạn và tính liên tục; là tư tưởng cho rằng sự khác biệt hóa
học về chất bị phụ thuộc vào những thay đổi về lượng, là sự biện chứng của q
trình hóa học; là mối liên hệ hữu cơ giữa hóa học và vật lý, q trình hóa học là
khâu chuẩn bị cuối cùng cho đời sống hữu cơ.
- Trong triết học tinh thần, hạt nhân hợp lý trong phép viện chứng của
Hegel thể hiện ở chỗ ông coi sự phát triển của lịch sử là hợp quy luật; sự phát
triển của lịch sử khơng tuần hồn mà đi lên, mỗi thời đại lịch sử đều có đặc điểm
riêng và q trình phát triển của lịch sử là có tính kế thừa.
Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa vật đặc biệt nổi trội và hoàn thiện
là tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen.

Xét từ góc độ kết cấu nội dung, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa
Mac có hai đặc điểm cơ bản sau đây:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin là phép biện chứng
được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Với đặc trưng
này, phép biện chứng duy vật chẳng những có sự khác biệt căn bản với phép
biện chứng duy tâm cổ điển Đức, đặc biệt là với phép biện chứng của Hegel mà
cịn có sự khác biệt về trình độ phát triển so với nhiều tư tưởng biện chứng đã


11

từng có trong lịch sử triết học từ thời cổ đại.
- Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin có sự thống
nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó, nó khơng dừng lại
ở sự giải thich thế giới mà cịn là cơng cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế
giới. Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MacLênin khơng chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà
cịn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên
cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những qui luật phổ
biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa MacLênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình
nhận thức và cải tạo thế giới, đó khơng chỉ là ngun tắc phương pháp luận
khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể,
phương pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản
của các quá trình vận động phát triển,… Với tư cách đó, phép biện chứng duy
vật chính là công cụ vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.
Với những đặc trưng cơ bản đó mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là
một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết
học của chủ nghĩa Mac-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mac-Lênin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận
chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

1.3.2 Sự khác nhau nội dung của phép biện chứng
Toàn bộ hai nguyên lý: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý sự
phát triển, ba quy luật cơ bản: quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng chất, quy luật
phủ định của phủ định và sáu quy luật phạm trù: cái chung cái riêng, nguyên
nhân kết quả, tất nhiên ngẫu nhiên, nội dung hình thức, bản chất hiện tượng, khả
năng hiện thực đã được Hegel khái quát. Nhưng vì phép biện chứng của Hegel
mang tính duy tâm nên tồn bộ những ngun lý, quy luật phạm trù đó được
Hegel trình bày trên lập trường duy tâm, vì vậy, vai trị khám phá chân lý của nó


12

bị giảm đi. Sau này giữa thế kỷ XIX, chính Mác và Ăngghen đã phải cải tạo
phép biện chứng của Hegel, đặt nó trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật và sáng
tạo ra hình thức thứ ba của phép biện chứng, đó chính là phép biện chứng duy
vật.
1.3.3 Sự khác biệt và ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hình thành lịch sử
triết học.
Nói đến phép biện chứng của Mác và Ăngghen khơng thể khơng nói đến
phép biện chứng của Hegel. Đánh giá của Mác đối với phép biện chứng của
Hegel vì chính Mác khơng những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện
chứng của Hegel mà còn cải tạo phép biện chứng đó, xây dựng nên phép biện
chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác
phẩm chủ yếu của ơng - bộ "Tư bản". Mác viết: “Tính chất thần bí mà phép biện
chứng đã mắc phải ở trong tay Hegel tuyệt nhiên không ngăn cản Hegel trở
thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái
vận động chung. Phép biện chứng của Hegel bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ
cần dựng ngược lại là tiền nhân nhân hợp lý của nó đằng lớp vỏ thần đó. Phép
biện chứng của Hegel nếu đặt trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật giống như
con người đi bằng hai chân vậy, nhưng vì đặt trên nền tảng của chủ nghĩa duy

tâm, bao bọc bởi những lời thông thái thông thường giống một người lộn ngược
đầu xuống đất, chân trỏng lên trời”.8 Nhiệm vụ của Mác là dựng ngược lại, tìm
hạt nhân hợp lý. Chính Mác và Ăngghen đã làm điều đó. Hai ơng loại bỏ chủ
nghĩa duy tâm và kế thừa hạt nhân hợp lý, đó chính là phép biện chứng. Trong
triết học của Mác phép biện chứng duy vật, nội dung gồm hai nguyên lý, ba quy
luật và sáu phạm trù. Người đầu tiên khái quát nên những nguyên lý, quy luật và
phạm trù đó khơng phải là Mác mà là Hegel. Hegel là nhà bác học có tri thức
bách khoa, là một thiên tài sáng tạo, chỉ có điều phép biện chứng của Hegel bị
PGS.TS Nguyễn Viết Thơng: (2018),Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang 65-66.
8


13

ông đặt trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm nên vai trị khám phá chân lý của
nó bị giảm đi. Giữa thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen đã cải tạo lại phép biện chứng
của Hegel, đặt nó trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật và từ đó sáng tạo nên
phép biện chứng duy vật. Nhà sáng lập chủ nghĩa Mác khơng bao giờ coi cơng
việc của mình nhằm chỉnh lý và cải tạo một cách duy vật đối với phép biện
chứngcủa Hegel đã hoàn tất. Trái lại, cho đến tận cuối đời, các ông vẫn không
ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những khái
quát mới về phép biện chứng của Hegel. Noi theo tấm gương của Mác và
Ăngghen, V.I.Lenin cũng kiên trì nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục công
việc chỉnh lý một cách duy vật đối với phép biện chứng của Hegel. Trong bài
viết "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu" – tác phẩm được coi một
cách xác đáng là di chúc triết học của Lenin - ông kêu gọi thành lập "H ội những
người bạn duy vật của phép biện chứng Hegel" để tiến hành cơng tác nghiên cứu
giải thích và tun truyền phép biện chứng của Hegel: "Dựa vào cách của Mác
đã vận dụng phép biện chứng của Hegel hiểu theo quan điểm duy vật, chúng ta

có thể và cần phải nghiên cứu phép biện chứng đó trên tất cả các mặt".


14

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA SỰ KHÁC NHAU ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN
CHỐNG DỊCH COVID-19 HIỆN NAY
2.1 Dịch COVID đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Những ảnh hưởng trên tồn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay
bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình
trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông
Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
2.1.1 Ảnh hưởng của dịch COVID đối với thế giới
Hiện nay thế giới có tổng số ca nhiễm lên tới 62.705.305, ca tử vong
1.460.724 và số ca hồi phục 43.334.446.
Kinh tế toàn cầu được đánh giá sẽ giảm 3% trong năm nay.9
 Tại Mỹ
Vùng dịch lớn nhất thế giới tính tới hiện tại, ghi nhận 13.611.896 ca
nhiễm và 272.269 người chết, số ca hồi phục 8.042.333. Số ca nhiễm COVID19 tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong khi các chương trình cứu trợ sắp kết thúc. GDP
của Mỹ đã giảm với tốc độ kỷ lục. IMF dự đoán GDP Mỹ sẽ giảm 6,6% trong
năm nay
 Tại Úc
Ngành giáo dục tại Úc dự kiến sẽ chịu khoản lỗ 5 tỷ USD theo ước tính
ban đầu của chính phủ. Người nộp thuế có thể sẽ được yêu cầu trang trải sự
thiếu hụt trong ngân sách giáo dục.
Nông nghiệp Úc cũng được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
 Tại Đông Nam Á

Hải Đăng, “Tác động của đại dịch Covid-19 đến với thế giới như thế nào?”, Tạp chí tài chính, được truy cập tại

link: vào ngày 28/12/2020
9


15

Tại Thái Lan, mối đe dọa về sự bùng phát của virus đối với du lịch
đã khiến giá đồng baht giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng. Dự đoán rằng
kinh tế Thái Lan sẽ bị suy thoái khoảng 7 - 8% trong năm 2020, mức suy thoái
lớn nhất kể từ Khủng hoảng tài chính năm 1997.
Tại Philipines, dự đốn rằng nền kinh tế sẽ bị suy thoái khoảng 9%
trong năm 2020.
2.1.2 Nước ta cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất
cả các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp.
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và
đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã
hội.
2.2

Sự khác nhau giữa các phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng

duy vật ảnh hưởng đến phương pháp luận và tầm nhìn trong cuộc chiến
ngăn chặn Covid-19
Hành động của mỗi người dựa vào sự xem xét sự vật, hiện tượng trong sự
ràng buộc lẫn nhau, trong sự vận động và phát triển không ngừng hay còn gọi là
phương pháp luận. Hiện nay, thế giới ngày càng tiến bộ và nhiều người đã nhận
ra và chấp nhận tính đúng đăn và thực tiễn của phương pháp luận biện chứng
duy vật. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng người tin vào thế giới quan tâm linh
và hành động và xem xét sự vật phép biện chứng duy tâm. Từ sự khác nhau giữa

2 phương pháp luận đó đã dẫn đến những những hướng xử lý và làm việc khác
nhau giữa mỗi người và điều đó càng thể hiện rõ hơn trong đại dịch Covid-19.
Nhờ vào sự đối lập về quan điểm của 2 phép biện chứng đã dẫn đến
những cách giải quyết vấn đề khác nhau trong đại dịch:
Đại dịch bùng lên một cách nhanh chóng và đột ngột, cả thế giới không ai
kịp phản ứng nên đã để lại những ảnh hưởng nhất định. Không lâu sau đó, các


16

nước đều đã có hướng giải quyết cho riêng mình. Phương án được đa số các
nước đưa ra là giới nghiêm, phong tỏa, cách ly và xử lý những vùng có nguy cơ.
Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng có cách phịng bị cho riêng mình.
Như: mang khẩu trang khi ra ngồi, giãn cách xã hội, khơng tụ tập trên 50 người,
khai báo y tế,…
Vì 2 lý tưởng duy tâm và duy vật vẫn tồn tại song song đã dẫn đến việc
mỗi người dân thuộc 2 lý tưởng này đã có các cách giải quyết vấn đề khác nhau
trong cuộc chiến chống Covid-19
Trong đó những người theo chủ nghĩa duy vật, những người cho rằng vật
chất quyết định ý thức đã tự trang bị cho mình những trang thiết bị hiện đại,
những y bác sĩ không ngừng phát triển và thử nghiệm các vắcxin phong bệnh,..
Mặt khác, những người theo chủ nghĩa duy tâm tin rằng ý thức mới là cái
quyết định vật chất lại trang bị cho mình một tinh thần, một ý chí cứng cáp hơn,
họ tìm cho bản thân một chỗ dựa như tơn giáo,... để có thể vững vàng bước qua
thời điểm khó khăn của nhân loại. Từ đó có những thành phần duy tâm cực đoan
lại quá dựa dẫm vào niềm tin mà xa rời thực tế, dựa dẫm vào tôn giáo, ... Một số
người vẫn chọn đi nhà thờ, đi chùa để cầu cho những đấng thần thánh có thể bảo
vệ họ khỏi bệnh tật hay dùng các phương pháp chữa bệnh tâm linh khơng có
bằng chứng khoa học cụ thể để chữa bệnh khi mắc Covid-19.
Điển hình cho những người theo chủ nghĩa duy tâm nhưng không thực tế hay

cực đoan như tháng 8/2020, nhà thờ Sarang Jeil ở phía bắc Seoul, Hàn Quốc, đã
gây cản trở nỗ lực kiểm soát dịch COVID-19 của chính phủ nước này, thậm chí
mục sư Jun Kwang-hoon, lãnh đạo nhà thờ, đã cùng hàng nghìn tín đồ
cùng tham gia biểu tình ở trung tâm thủ đơ Seoul. Vị mục sư này sau đó cũng


17

nhận kết quả dương tính với virus Corona.10 Hay 200 người Ấn Độ đã cùng
tham dự một bữa tiệc uống nước tiểu bò ở New Delhi (Ấn Độ). Họ tin rằng nước
tiểu bị có dược tính và kiểm sốt được nhiều bệnh, kể cả ung thư hay COVID19 vì bị là một con vật tượng trung cho thần linh ở đấy.11 Khơng chỉ thế người
dân Iran cịn tụ tập liếm đền thờ và tụ tập ở đền thờ cầu nguyện mong có được
che chở bởi các vị thần linh trong đền theo nguồn tin từ các bài báo.
2.3 Ý nghĩa sự khác nhau giữa phép biện chứng duy tâm và phép biện
chứng duy vật đối với cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay
Ta có thể thấy đứng trước một sự kiện có tầm ảnh hưởng và mang tính
sinh tồn như cuộc chiến chống Covid-19 càng cho ta thấy rõ được sự ảnh hưởng
của thế giới quan và phương pháp luận tới suy nghĩ và hành động mỗi người.
Những người tư duy theo phương pháp luận biện chứng duy vật có những
hành động thực tế, hiệu quả và khoa học hơn. Còn những người dùng phép biện
chứng duy tâm sẽ đưa ra cách giải quyết sai lệch và tác động xấu tới cuộc chiến
chống Covid-19 khi đưa ra những hành động phản khoa học và mang tính tâm
linh.
Qua đó cho ta càng cho ta thấy rõ tính phát triển tiến bộ của phép biện
chứng duy vật so với phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức. Nền móng của
phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là cơ sở cho sự kế thừa và lột bỏ tính thần
bí để tạo ra phép biện chứng duy vật mang tính thực tiễn và hồn thiện để giúp
cho con người có một thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn dùng làm
công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.


Phương Linh, “Hàng nghìn tín đồ nhà thờ Hàn Quốc bị cách ly vì Covid-19”, Lao động, được truy cập tại
đường link: , ngày 28/12/2020.
10

Ngọc Quý “Ấn Độ: 200 người dự bữa tiệc uống nước tiểu bò để ngăn COVID-19”, Thanh niên, được truy
cập tại đường link: , ngày 28/12/2020.
11


18

PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về lý luận của Triết học Mác – Lênin về sự khác nhau
giữa phép biện chứng duy tâm và duy vật trong lịch sử triết học. Ta hiểu ra được
về quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các phương pháp luận biện
chứng. Từ đó ta hiểu được rằng phép biện chứng duy vật là sự phát triển thiết
yếu và mang tính đột phá để giúp ta lý giải và vân dụng trong cuộc sống thưởng
ngày xung quanh chúng ta. Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu về lý luận ta hiểu
được rõ sự ảnh hưởng của phép luận biên chứng đó đã ảnh hưởng đến hành
động của mọi người trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Qua đó ta đã rút ra được
các kinh nghiệm cũng như bài học cá nhân và xem đó là kinh nghiệm để xử lý
các vấn đề của bản thân cũng như nhìn nhận những sự việc trong tương lại một
cách đúng đắn hơn từ đó đưa ra những hành động đúng.


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo: (2006), Giáo trình triết học, Nxb. Lý luận chính
trị, Hà nội.

2. .Bộ Giáo dục và đào tạo: (2019), Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb.
Lý luận chính trị, Hà Nội.
3. Các Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, tập 3.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
5. Hải Đăng, “Tác động của đại dịch Covid-19 đến với thế giới như thế
nào?”, Tạp chí tài chính
/>6. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn
khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: (2004), Giáo trình triết học
Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 38 (Bản dịch).
8. Hồ Thiên, “Bangladesh: 25.000 tín đồ tụ tập cầu nguyện đuổi COVID-19”,
Công an nhân dân online,
/>9.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông: (2018), Giáo trình những nguyên lý cơ bản

của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.


20

10.

Kiều Anh Vũ, “Tư tưởng Triết học cơ bản của Hegel”, Luật sư Kiều

Anh Vũ,
/>



×