Tải bản đầy đủ (.docx) (213 trang)

BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP _ NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.38 KB, 213 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ

BÀI THU HOẠCH
LỚP BỒI DƯỠNG “NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP”

Họ và tên:
Ngày tháng năm sinh:
Chức danh, chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường Trung cấp Y tế

….…, tháng 07 năm 2022


2


ĐỀ 1:

3


Câu 1: Theo vị trí việc làm của Thầy/Cơ, giai đoạn từ năm 2022 đến
năm 2030 có những cơ hội và thách thức nào? Phân tích nguyên nhân của
những cơ hội và thách thức này?

4


Trả lời:


5


Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp
nhân lực có kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam, đóng vai trị quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động,
thúc đẩy tăng trưởng GDP, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời góp
phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “Phát triển giai cấp công nhân
cả về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động” và “Xây dựng, phát huy vai
trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới”.

6


Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ định
hướng phát triển đất nước ta 10 năm tới và các năm tiếp theo là:“Đến năm 2025,
là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu
nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, là nước đang phát triển, có cơng nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu
nhập cao". Đảng ta một lần nữa xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược.

7


Ngày nay, kỹ năng lao động ngày càng được xác định là nhân tố quan trọng
trong các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Lần đầu tiên
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 4 tháng 10 hằng năm là “Ngày Kỹ

năng lao động Việt Nam” và ban hành Chỉ thị riêng về đẩy mạnh phát triển nhân
lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh
tranh quốc gia trong tình hình mới.

8


Trong những năm qua, GDNN luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội, đã khơng ngừng đổi mới và có nhiều
chủn biến tích cực, nhất là trong cơng tác quản lý nhà nước. Chất lượng và hiệu
quả đào tạo được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng nhân lực
có kỹ năng của doanh nghiệp cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

9


Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế của Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) địi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực
về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Thêm vào đó, những vấn
đề bất cập hiện nay đối với GDNN thể hiện ở tình trạng mất cân đối trong cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo và cơ cấu vùng miền. Vấn đề này tác động bất
lợi tới công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
đất nước và hội nhập quốc tế. Tác động trực tiếp tới đối tượng tham gia GDNN
trong dự báo nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo.

10


 GDNN giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030 có nhiều khó khăn, thách

thức và cũng có khơng ít những cơ hội để nâng cao, phát triển do các
nguyên nhân sau:

11


1. Về vấn đề tuyển sinh đối với giáo dục nghề nghiệp

12


1.1. Thách thức

13


Với cơng tác tủn sinh, mặc dù Ḷt GDNN có chiều hướng rất thuận lợi
cho công tác tuyển sinh nhưng nếu các cấp chính quyền, các trường THCS, THPT
khơng tích cực giải quyết phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp vào học nghề một
cách bài bản thì các cơ sở đào tạo nghề khó mà tuyển đủ học sinh. Thí sinh phải
đối mặt với nhiều lựa chọn nhà đào tạo và ngành nghề đào tạo.

14


Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về
GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, thậm chí cịn coi nhẹ; một bộ phận xã
hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề;
việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT

không đạt mục tiêu đề ra.

15


Cơ cấu trình độ đào tạo trong GDNN vẫn còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 75%), trình độ
trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số tuyển sinh.

16


Cơng tác tủn sinh trong GDNN vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức,
đặc biệt đối với những ngành, nghề học nặng nhọc độc hại, ngành nghề đòi hỏi
trình độ năng khiếu.

17


Riêng đối với ngành Y tế, ngày 07/10/2015 Bộ Y tế, Bộ Nội vụ đã ban hành
03 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Thông tư liên tịch số
27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược
và Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng. Các thông tư này tạo ra dư luận cho rằng việc
ban hành quy định này là hình thức khai tử đối với các trường trung cấp y, nhân
viên y tế có trình độ trung học. Cùng với đó, các nhân viên y tế có mã số trung học
sẽ phải đi học hàm thụ thêm để lên trình độ từ cao đẳng trở lên. Bắt đầu từ
1/1/2025 sẽ không cịn mã cán bộ có trình độ trung cấp y tế như hiện nay. Đây là
thách thức và cũng là khó khăn vơ cùng lớn đối với các trường Trung cấp Y tế cả

nước và Trường Trung cấp Y tế Long An nói riêng sẽ rất khó tuyển sinh vì khi tốt
nghiệp các đơn vị tuyển dụng trong hệ thống nhà nước công (các Bệnh viện, Trung
tâm Y tế...) không tuyển dụng hệ trung cấp. Với thông tin này các học sinh THPT
sau khi tốt nghiệp muốn tham gia vào ngành Y bắt buộc phải chọn học nhóm
ngành sức khoẻ từ hệ cao đẳng trở lên.

18


Đặc thù của Trường Trung cấp Y tế chỉ tuyển sinh đối tượng là học sinh đã
tốt nghiệp Trung học phổ thông, không giống các trường trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp có phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp từ hệ THCS nên đối tượng
tuyển sinh bị thu hẹp hơn.

19


1.2. Cơ hội

20


Theo thống kê đến tháng 6/2021, mạng lưới cơ sở GDNN trên cả nước có
1.909 cơ sở GDNN (409 trường cao đẳng, 442 trường trung cấp và 1.058 trung tâm
GDNN, trung tâm GDNN-GDTX); tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đã có trường trung cấp, trường cao đẳng; đã quy hoạch mạng lưới trường nghề chất
lượng cao và các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế theo từng cơ sở
GDNN, từng vùng, địa phương và trình độ đào tạo; hình thành và phát triển được
một số trường nghề đặc thù để đào tạo cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số
và trường đào tạo các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao),

trường chính trị.

21


Công tác tuyên truyền về GDNN được chú trọng, nhận thức của người học,
người dân và xã hội về GDNN đã có những chuyển biến nhất định; kết quả tuyển
sinh trong 2 năm 2017, 2018 đã bắt đầu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Một phần do hệ
thống GDNN đã vận hành ổn định. Trong 3 năm (2017 - 2019) đã tuyển được hơn
2,2 triệu người/năm, trong đó: tuyển sinh CĐ, TC hơn 540 ngàn người/năm; tuyển
sinh trình độ sơ cấp (SC) và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6
triệu người/trên năm, đạt từ 100,2 - 100,5%.

22


Trong đó, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+
với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở để học liên thông lên trình độ cao đẳng.
Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là mô
hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian và
chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây đang được
xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng đi hiệu quả
trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau trung học cơ sở tại Việt Nam.

23


Phấn đấu đến năm 2025 thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên
nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.


24


Phấn đấu đến năm 2030 thu hút 50 - 55% học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên
nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.

25


×