Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lạm dụng thuốc giảm đau: Nên - Không? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.98 KB, 6 trang )




Lạm dụng thuốc giảm
đau: Nên - Không?
Tê nhức chân tay, đau nhức xương khớp thường gây khó chịu cho
người bệnh, có khi còn gây mất ngủ kéo dài. Do đó, nhiều người bệnh có
thói quen sử dụng thuốc giảm đau như là giải pháp hữu hiệu cho điều
trị hữu ích
Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây nhiều tác dụng mong muốn

Xuất huyết dạ dày vì thuốc giảm đau
Những tác dụng tức thời của các loại thuốc giảm đau đều được người
sử dụng ghi nhận. Thế nhưng, những biến chứng do dùng thuốc không
phải ai cũng biết.

Thực tế, nhiều người do lạm dụng thuốc giảm đau đã lĩnh hậu quả:
Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày-tá tràng, suy gan, suy thận, thậm chí
có người biến chứng quá nặng dẫn đến tử vong.

BS Vũ Đức Chung, Chủ nhiệm khoa Tiêu hóa BV 354 cho biết, BV
thường xuyên phải tiếp nhận các bệnh nhân bị đau bụng, loét dạ dày,
chảy máu dạ dày… do dùng thuốc kháng đau, giảm viêm nhóm không
steroid.

Riêng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày-tá tràng… mỗi năm khoa cũng
tiếp nhận 10 trường hợp và hầu hết phải truyền máu.


Viêm loét dạ dày do dùng thuốc giảm đau


Đặc biệt, trong quá trình làm việc, bác sĩ đã gặp 2 trường hợp bệnh
nhân tử vong do bị suy đa phủ tạng (gan, thận, tim) sau quá trình dùng
thuốc giảm đau. Lúc đó, kể cả được lọc máu thì cũng khó có thể cứu
sống được.
Theo thống kê tại khoa B15, BV Trung ương quân đội 108, mỗi năm BV
gặp vài trường hợp bị thủng dạ dày-tá tràng vì dùng thuốc giảm đau,
kháng viêm nhóm không steroid.
“Với biến chứng bị dị ứng sau khi dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau,
không steroid chống viêm thì tuần nào Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch
lâm sàng, BV Bạch Mai cũng có hàng chục ca đến khám và điều trị” -
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm cho biết.

Theo TS. Đoàn, bệnh nhân nhập viện với nhiều biểu hiện khác nhau,
nhẹ thì nổi mề đay, nặng thì gặp các hội chứng sốt, mệt mỏi, ngứa khắp
người, nổi ban đỏ, xuất hiện những mụn nước, bọc nước sau đó lan ra
toàn thân, diện tích bọng nước hoặc trợt thượng bì dưới 10% kết hợp
loét hai hốc tự nhiên (miệng, mắt, mũi, lỗ sinh dục) và có thể có tổn
thương nội tạng gan thận.

Không ít trường hợp bị hoại tử nhiễm độc da nghiêm trọng. Người bệnh
sốt cao, rét run, ngứa khắp người; trên da toàn thân có nhiều mảng đỏ,
có ban xuất huyết, da nhăn nhúm, rách ra từng đám như bỏng nặng.
Người bệnh trong tình trạng nhiễm độc nặng, nhanh dẫn đến tử vong.

Dễ gặp họa khi quá lạm dụng thuốc

Các bác sĩ cảnh báo, bất kỳ loại thuốc nào (kể cả thuốc bổ) nếu dùng
nhiều quá đều không tốt. Vì vậy, đối với các loại thuốc giảm đau, dù
được giới thiệu là không tác dụng phụ, không gây dị ứng nhưng người
dùng vẫn không nên lạm dụng.


Theo PGS.TS Triệu Triều Dương, Trưởng khoa Ngoại nhân dân, BV
108 thì trong các thuốc chống viêm giảm đau ngày càng nhiều nhóm
không steroid hoặc nhóm không đặc hiệu là thuốc dùng nhiều trong lâm
sàng.

Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid không chỉ gây viêm
loét, xuất huyết, thủng cấp tính dạ dày… mà khi dùng kéo dài còn gây
suy thận, suy tuyến thượng thận, suy giảm miễn dịch chung cho cơ thể.
Vì vậy, việc sử dụng phải theo nguyên tắc và quy trình nghiêm ngặt, đòi
hỏi phải có chỉ định của bác sĩ.

GS.TS Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam cho biết,
trên thị trường hiện nay có 2 dòng thuốc giảm đau được sử dụng khá
phổ biến là: thuốc giảm đau chống viêm không steroid và thuốc giảm
đau hạ nhiệt.

Cả 2 dòng thuốc này đều có thể gây các phản ứng phụ như nổi mề đay,
đỏ da toàn thân hoặc biến chứng với những bệnh nhân có sẵn bệnh
tiêu hóa và tim mạch.

Việc dùng thuốc bừa bãi rất nguy hại khi người bệnh có các triệu chứng
viêm xương khớp, có thể kích thích bệnh lý khác phát triển, dễ dẫn đến
suy gan, viêm gan mãn tính khi người bệnh có sẵn bệnh về gan.

“Ngay cả khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vẫn có thể gây nên
những biến chứng, kể cả người bệnh dùng đúng chỉ dẫn vì thuốc là "con
dao 2 lưỡi".
Trong thuốc còn rất nhiều thành phần khác ngoài thành phần công bố
của nhà sản xuất mà chúng ta không biết được. Vì vậy, các bệnh nhân

xương khớp không nên tự ý dùng các thuốc giảm đau để tránh tiền mất,
tật mang”-TS. Ân cảnh báo.

×