Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Giải pháp cho bệnh gút cấp và mãn tính potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.24 KB, 10 trang )




Giải pháp cho bệnh gút
cấp và mãn tính
Giảm acid uric trong máu và duy trì chỉ số acid uric ở mức an toàn là
yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút.

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến nồng độ acid uric máu
tăng cao khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các
khớp gây nên các đợt viêm khớp mà người ta gọi là các cơn gút cấp. Bệnh
thường gặp nam giới tuổi trung niên trên 40 tuổi nhưng ngày nay bệnh gút
đang ngày càng trẻ hóa và ngày càng phổ biến trong xã hội.

Gút là một bệnh mãn tính, tiến triển, điều này có nghĩa là bệnh trở nên trầm
trọng hơn theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh gút thường diễn biến theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Acid uric tăng cao trong máu cao (thường chưa xuất hiện các
triệu chứng)
- Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính, xuất hiện cơn gút cấp đầu tiên thường
gặp ở khớp ngón chân cái.
- Giai đoạn 3: Tái phát cơn gút cấp.
- Giai đoạn 4: Gút mãn tính.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gút:
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của acid amin có nhân purin. Thông
thường, acid uric được đào thải qua thận để nồng độ trong máu giữ ở mức
bình thường. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên, quá mức bão hòa
gây kết tinh thành các tinh thể tại các ổ khớp gây nên các đợt viêm khớp mà
người ta gọi là các cơn gút cấp.

- Bố mẹ mắc bệnh gút, con cái tăng nguy cơ bị bệnh gút. Bệnh thường gặp ở


nam giới (95%) tuổi ngoài 40. Nữ giới ít mắc bệnh gút (5%), thường là sau
tuổi mãn kinh mới xuất hiện.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen ăn đồ ăn nhiều đạm (thịt bò, thịt
bê…), hải sản, nội tạng động vật và uống nhiều rượu bia… khiến tăng lượng
purin đưa vào cơ thể, tăng acid uric trong máu, gây ra bệnh gút.
- Sử dụng các thuốc gây giảm đào thải acid uric qua thận như thuốc lợi tiểu,
thuốc điều trị lao, nhóm salicylat, thuốc levodopa, acid nicotinic
- Các bệnh lý làm tăng nguy cơ acid uric máu cao như suy thận, ngộ độc chì,
bệnh vẩy nến, suy giáp hoặc cường giáp, đái đường, hội chứng down…
Để phòng ngừa bệnh gút, chúng ta nên duy trì chỉ số acid uric dưới
420 µmol/l đối với nam giới và dưới 380 µmol/l đối với nữ giới (dưới
7mg/dl)
3. Triệu chứng của bệnh gút:



Cơn gút cấp là triệu chứng điển hình của bệnh gút với biểu hiện sưng, nóng,
đỏ, đau ở các khớp một cách đột ngột. Khớp thường bị nhất là khớp bàn-
ngón ở ngón chân cái, kế đó là khớp bàn chân, khớp cổ chân, các ngón chân
khác, khớp gối, bàn tay.
Ngay cả nếu không được điều trị, cơn đau đầu tiên có thể tự hết trong vòng 1
đến 2 tuần. Sau một thời gian, các đợt viêm xuất hiện thường xuyên hơn,
kéo dài hơn và xảy ra ở nhiều khớp hơn.
Ngoài các cơn gút cấp, tăng acid uric máu kéo dài sẽ hình thành các tinh thể
urat lắng đọng tại thận gây sỏi thận. Tinh thể urat có thể lắng đọng ở các tố
chức dưới da cạnh ổ khớp tạo thành hạt tophi.
Điểm đáng lo ngại là gút dễ bị nhầm với một số bệnh lý xương khớp khác do
có triệu chứng tương tự dẫn đến chẩn đoán và sử dụng thuốc không đúng
gây khó khăn trong điều trị. Bệnh gút được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp
phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau này.

4. Điều trị bệnh gút:
Giảm acid uric trong máu và duy trì chỉ số acid uric ở mức an toàn là
yếu tố quyết định trong điều trị bệnh gút bằng cách kết hợp cả biện pháp
dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Các biện pháp không dùng thuốc:


Ăn theo chế độ riêng là một quy tắc vàng trong điều trị bệnh gút. Tuy nhiên,
sự thiếu hiểu biết về việc “ăn kiêng” trong điều trị bệnh gút có thể dẫn đến
những hậu quả đáng lo ngại. Ăn kiêng không có nghĩa là ăn chay. Người
bênh nên hạn chế các thức ăn nhiều đạm chứa nhiều purin (thịt bò, hải sản,
nội tạng động vật…), chất béo và bia rượu. Những loại thịt trắng có hàm
lượng purin thấp như thịt gà, vịt, thịt lợn… có thể ăn ở mức hợp lý. Nên ăn
nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc, uống nhiều nước, tăng cường
vận động, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…
- Thuốc điều trị gút:
Thuốc giảm đau chống viêm: Sử dụng trong các đợt gút cấp

+ Thuốc chống viêm NSAIDS: indomethacin, ibuprofen, naproxen,
celecoxib, natri diclofenac… Tác dụng phụ thường gặp là đau dạ dày khi sử
dụng dài ngày.
+ Colchicine: Giảm đau cơn gút cấp và ngăn ngừa tái phát các cơn gút
cấp. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa.
+ Corticosteroid
Thuốc giảm acid uric máu: Mục tiêu điều trị là giữ mức acid uric ở khoảng
5-6 mg/dL, phòng tái phát gút cấp.
+ Allopurinol: ngăn chặn xanthine oxidase và làm giảm sản
xuất acid uric. Tác dụng phụ thường gặp là dị ứng da, nổi mề đay.
+ Sulfinpyrazone: tăng bài tiết acid uric qua nước tiểu nhưng ít dùng vì nguy
cơ ức chế tủy xương.

+ Probenecid: không dùng cho bệnh nhân suy thận.
+ Uricase: phòng tăng acid uric máu nghiêm trọng do hoá trị ung thư, và cho
bệnh nhân kháng với các điều trị gút thông thường.
+ Benzbromarone là một tác nhân tăng uric-niệu hiệu quả. Tuy nhiên, nó có
thể gây nhiễm độc gan cấp.
+ Febuxostat: dùng thay thế allopurinol trong các bệnh nhân không đáp ứng
thuốc hoặc suy thận.
Để phòng ngừa tái phát, bệnh nhân gút thường phải sử dụng các loại thuốc
giúp làm giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc
này dài ngày, phần lớn các bệnh nhân đều gặp phải các tác dụng phụ như rối
loạn tiêu hóa, dị ứng, mề đay… Hiện nay, một hướng đi khác để giảm lượng
acid uric trong máu hiệu quả, đồng thời giúp tránh các tác dụng phụ khi sử
dụng dài ngày: tăng cường khả năng đào thải acid uric của thận bằng các
loại thảo dược. Trong đó, cây tơm trơng (tên đầy đủ: Tơm trơng Atao
Nenso) được chú ý đặc biệt sau khi có ghi nhận tích cực việc sử dụng từ khá
lâu nhằm nâng cao thể trạng cơ thể, tăng khả năng làm việc của thận của
đồng bào Tây Nguyên và tiếp đó là kết quả công bố nghiên cứu sâu về tơm
trơng của trường Đại học Huế. Do tác dụng bổ thận của cây tơm trơng mà
khả năng đào thải acid uric của thận được phục hồi, giúp làm giảm acid uric
ở bệnh nhân gút, phòng tránh tái phát các cơn gút cấp và giúp giảm đau nhức
xương khớp cho bệnh nhân gút. Do tăng cường đào thải acid uric ra ngoài
nên bệnh nhân không phải kiêng đột ngột mọi nguồn thực phẩm giàu đạm
mà có thể giảm dần lượng thức ăn chứa hàm lượng purin và đạm cao, theo
một lộ trình phù hợp với cơ thể. Làm được như vậy sẽ tránh được sốc cho cơ
thể do thiếu đạm đột ngột mà vẫn duy trì chỉ số acid uric ở ngưỡng an toàn.
Đây là hướng điều trị mới, phù hợp với hầu hết thể trạng bệnh nhân và lộ
trình điều trị gút khoa học.
Hoàng Tiên Đan với các thành phần thảo dược giúp tăng cường khả năng
đào thải acid uric của thận, giúp làm giảm và ổn định chỉ số acid uric, phòng
và hỗ trợ điều trị bệnh gút cấp và mãn tính.

Sau đợt sử dụng 3 tháng viên nang Hoàng Tiên Đan, chỉ số acid uric đã trở
về ngưỡng bình thường hoặc gần ngưỡng bình thường, người bệnh có thể
chuyển sang dùng Trà Hoàng Tiên Đan plus – bổ thận, tráng dương, phòng
ngừa bệnh gút và duy trì chỉ số acid uric ở mức bình thường. Người bệnh
nên kiểm tra định kỳ chỉ số acid uric trong máu 2-3 tháng một lần để kiểm
soát và duy trì chỉ số acid uric ở mức an toàn, hỗ trợ tích cực trong điều trị
bệnh gút.

Thành phần một viên nang:
- Tơm trơng 500 mg,
- Khúc khắc 500 mg,
- Dâm dương hoắc 500 mg
Công dụng:
- Giúp giảm acid uric ở bệnh nhân gút và giúp giảm cholesterol trong máu.
- Giúp bổ thận, giúp tăng cường chức năng đào thải acid uric của thận.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Đối tượng sử dụng:
- Những người chức năng đào thải của thận suy giảm, người bị bệnh gút cấp
và mãn tính, người bị rối loạn lipid máu do cholesterol tăng cao trong máu.
- Người bị đau nhức xương khớp.

×