Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sữa nào cho “thiên thần nhỏ”? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.92 KB, 5 trang )




Sữa nào cho “thiên thần nhỏ”?


Bổ sung thêm lượng sữa ngoài cho các bé là một trong những vấn đề khiến các
bậc phu huynh luôn quan tâm và lo lắng. Các bà mẹ hãy nhớ phương châm
chọn sữa cho bé là: tuổi nào, sữa nấy!

Trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, bên cạnh sữa mẹ, thức ăn dặm, sữa
bổ sung cho trẻ cũng không kém phần quan trọng, đặc biệt đối với trẻ có mẹ phải
đi làm. Chọn loại sữa phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt cân nặng, chiều cao
lẫn trí tuệ và giúp trẻ nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Lưu ý khi chọn sữa cho trẻ
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ luôn là nguồn dinh
dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
phát triển khỏe mạnh cũng như cung cấp sức đề kháng để trẻ chống lại bệnh tật.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài ăn dặm, trẻ cần làm quen với sữa bò để chuẩn bị cho
việc mẹ đi làm, bé không thể được bú đủ sữa mẹ. Khi chọn sữa cho con bú dặm
thêm, cha mẹ cần lưu ý chọn loại sữa phù hợp với lứa tuổi, với tình trạng dung nạp
của cháu. Phụ huynh cần phải lưu ý đến hàm lượng dinh dưỡng cơ bản có trong
sữa: can xi, chất béo, chất đạm, lượng calorie… và cả những thành phần giúp tăng
cường sức đề kháng cho trẻ. Chọn sữa đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển tốt về
cân nặng, chiều cao và trí não.
Khi chọn sữa cho trẻ điều cha mẹ đáng quan tâm là xem nhãn mác các sản phẩm
sữa một cách rõ ràng, hàm lượng dinh dưỡng cũng như hạn sử dụng cho từng loại
sữa.
Nhu cầu sữa cho trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi
Trẻ sau 6 tháng tuổi được ăn dặm đầy đủ các nhóm thực phẩm: tinh bột, chất béo,
đạm, rau, trái cây. Lượng sữa phù hợp cho trẻ từ 500 – 800 ml mỗi ngày. Trẻ từ 1-


2 tuổi cần 600 -800 ml sữa mỗi ngày, bên cạnh đó cân bổ sung trái cây tươi trong
thực đơn.
Đối với trẻ từ 2- 3 tuổi, lúc này trẻ đã có thể bắt đầu ăn cơm ( nhuyễn), nhu cầu sữa
của trẻ từ 700 -800 ml/ ngày.
Đối với những trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, nhạy cảm với đường lactose thì
nên chọn sữa không có đường lactose. Hoặc nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò nên chọn
sữa đậu nành, sữa thủy phân… Nếu chỉ muốn bảo đảm nhu cầu can xi mà không
muốn tăng thêm cân, có thể lựa chọn loại sữa không béo.
Pha sữa đúng cách và hợp vệ sinh
Sau khi chọn được loại sữa phù hợp, cha mẹ cần quan tâm đến pha sữa đúng cách
và giữ vệ sinh bình sữa. Lường nước, lường sữa theo đúng hướng dẫn trên nhãn
sữa. Cần pha đúng nồng độ hướng dẫn để báo đảm không làm quá tải thận bé do
pha sữa quá đặc, cũng như không làm bé suy dinh dưỡng do pha sữa quá loãng.
Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế bằng cách luộc sôi bình tối thiểu là 5
phút, tính từ lúc nước bắt đầu sôi. Phải rửa tay trước khi pha sữa và trước khi cho
trẻ bú. Pha sữa xong là cho trẻ bú ngay, thời gian từ lúc pha đến lúc bú xong là 2
giờ. Không nên ủ sữa trong bình ủ, vì sữa dễ bị lên men ở môi trường ấm, và như
vậy trẻ dễ bị tiêu chảy khi uống các loại sũa này. Sau khi trẻ bú xong, phần thừa
còn lại nên đổ đi, súc bình sạch sẽ, ngâm xà phòng 30 phút, rửa sạch và tiệt khuẩn
bình.

×