Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.97 KB, 5 trang )
Bài thuốc trị bệnh mày đay
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây bệnh mày đay bao gồm ngoại nhân và
nội nhân. Ngoại nhân do phong hàn hoặc phong nhiệt, nhân lúc cơ thể bị suy yếu,
xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh. Nội nhân chủ yếu do cơ thể suy yếu, âm
dương khí huyết mất cân bằng dẫn tới tình trạng âm huyết bất túc mà sinh ra bệnh.
Nguyên nhân gây ra mày đay thường do dị ứng, do tiếp xúc với cây cỏ, côn trùng,
lông súc vật, phấn hoa, hóa chất; do dị ứng với các thức ăn như tôm, cua cá; do
lạnh: mưa lạnh, gió lạnh; do ký sinh trùng: giun, sán; do côn trùng đốt: muỗi, rệp;
do điều kiện sinh lý: mệt nhọc, gắng sức, cảm xúc, bệnh rối loạn thần kinh vận
mạch, tăng thẩm thấu thành mạch, tăng hoạt động của các chất sinh học trung gian
như histamin, serotonin hoặc cũng có khi không rõ nguyên nhân.
Bài thuốc trị bệnh theo từng thể
Thể phong nhiệt: Bệnh phát rất nhanh, mày đay màu đỏ, ngứa dữ dội kèm theo
phát sốt, buồn nôn, sưng họng, khi gặp nóng thì bệnh nặng lên, rêu lưỡi trắng hoặc
vàng mỏng, mạch phù sác.
Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt.
Bài thuốc Ngân kiều tán: kim ngân 10g, liên kiều 10g, sinh địa 15g, phù bình 15g,
bạc hà 10g, trúc diệp 15g, ngưu hoàng 10g, lô căn 15g, ké đầu ngựa 15g, kinh giới
10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Thuốc nam có thể dùng: kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 8g sắc uống ngày 2
lần.
Kim ngân
Thể phong hàn: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì nặng lên, thời tiết ấm
thì bệnh giảm nhẹ. Miệng không khát, chất lưỡi bệu nhạt, rêu trắng, mạch khẩn.
Phép chữa: Trừ phong, tán hàn.
Bài thuốc Quế chi thang: quế chi 5g, can khương 10g, tế tân 5g, phòng phong 10g,
bạch chỉ 10g, tử tô 5g, ma hoàng 10g, kinh giới 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2
lần.