Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phân loại sỏi thận ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.7 KB, 4 trang )



Phân loại sỏi thận
Thành phần hóa học của sỏi phụ thuộc vào sự mất cân bằng hóa học của
nước tiểu. Bốn dạng sỏi hay gặp là: sỏi canxi, sỏi axít uríc, sỏi struvite và sỏi
cystine.
(1) Sỏi canxi:
Khoảng 85% thành phần của loại sỏi này là canxi. Nguyên nhân hay gặp
nhất là do hàm lượng canxi trong nước tiểu quá cao (hypercalciuria). Lượng
canxi vượt quá mức thường được thải qua nước tiểu. Canxi kết hợp với các
chất thải khác hình thành sỏi. Nếu hàm lượng xitrát thấp và hàm lượng
oxalat, axít uríc cao, lượng nước tiểu giảm sẽ là các điều kiện thuật lợi đẻ sỏi
canxi hình thành.
Canxi có thể kết hợp với oxalat hình thành calxi oxalat hoặc kết hợp với
phốt phát hình thành canxi phốt phát (calcium phosphate). Trong đó calxi
oxalat hay gặp hơn. Sỏi canxi phốt phát thường thấy ở những bệnh nhân rối
loạn tiêu hóa hay rối loạn hormon do bệnh cường cận giáp
(hyperparathyroidism) và hiện tượng nhiễm toan ống thận.
Hiện tượng tăng hấp thu canxi ở đường tiêu hóa, tăng hàm lượng hormon
tuyến cận giáp và rối loạn lọc trong thận dẫn đến làm tăng canxi trong nước
tiểu.
Hiện tượng tăng độ axít ống thận (thường do di truyền làm thận không có
khả năng bài tiết các axít) làm giảm xitrat nước tiểu và độ axít tổng số dẫn
đến hình thành sỏi (thường là sỏi canxi phốt phát)

(2) Sỏi axít uríc: (khoảng 10% trường hợp sỏi):
Nếu làm lượng axít trong nước tiểu cao hay axít được bài tiết quá nhiều, axít
uríc có thể không được hòa tan hoàn toàn dẫn đến hình thành sỏi. Dạng sỏi
này hay gặp ở nam giới.
(3) Sỏi struvite
Còn được gọi là sỏi truyền nhiễm do được hình thành khi đường tiết niệu bị


viêm nhiễm (ví dụ viêm bàng quang) dẫn đến làm mất cân bằng các thành
phần trong nước tiểu. Vi khuẩn trong đường tiết niệu giải phóng các chất
hóa học trung hòa bớt axít trong nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát
triển nhanh hơn và là điểu kiện cho sỏi hình thành.
Phụ nữ bị loại sỏi này nhiều hơn nam giới do đường tiết niệu hay bị viêm
nhiễm hơn. Sỏi loại này thường có hình dạng lởm chởm, sắc cạnh và có
dạng "sừng nai" và phát triển rất nhanh.
(4) Sỏi cystin:
Cystin là một axít amin khó hòa tan. Do di truyền nên một số người có hàm
lượng cystin trong nước tiểu cao dẫn đến hiện hình thành sỏi. Loại sỏi này
khó điều trị và cần thời gian điều trị dài.

×