BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM –MÔN VI SINH HỌC- 4 ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH
1. Tính chất nào sau đây KHÔNG phải là tính chất của virus cúm?
a. Hình cầu, đường kính 80 – 120nm
b. Nhân ARN
c. Virus cúm A có 7 loại protein
d. Đoạn gen của virus cúm A có phân đoạn
2. Virus cúm A KHÔNG có đặc tính nào sau đây ?
a. Các gai H và N nằm trên các gai kháng nguyên khác nhau.
b. Có màng bao ngoài là sacharid
c. Các virus dễ bị bất hoạt bởi các dung môi không phân cực và các tác nhân hoạt hoá bề
mặt.
d. Thường hay đột biến hơn cac loại virus cúm B, C
3. Phát biểu nào sau đây đúng về kháng nguyên bề mặt virus cúm A ?
a. Kháng nguyên bên trong là NP (Nuclecapsid) và M1
b. Kháng nguyên nhân thường ổn định
c. Kháng nguyên NA (Neuraminidase) là kháng nguyên chính tạo kháng thể trung hoà.
d. Kháng nguyên NA thường gây đột biến kháng nguyên
4. Loại type virus cúm nào sau đây lây lan nhanh?
a. Cúm A H5N1
b. Cúm A H1N1
c. Cúm A H7N1
d. Cúm A H9N1
5. Loại cúm nào sau đây KHÔNG lây lan từ người sang người:
a. Cúm A H1N1
b. Cúm A H3N1
c. Cúm A H5 N1
d. Cúm A H2 N3
6. Phát biểu nào sau đây đúng về đột biến kháng nguyên ?
a. Antigen drift là đột biến một phần có liên hệ về mặt huyết thanh học tại một thời đỉểm
virus lưu hành.
b. Antigen shift là đột biến hoàn toàn không còn liên hệ về mặt huyết thanh học tại một
thời điểm lưu hành.
c. Đột biến thường xảy ra khi virus gây nhiễm cho người và động vật
d. Tất cả đều đúng.
7. Bệnh phẩm nào sau đây KHÔNG thường dùng để phân lập virus cúm ?
a. Nước rửa mũi họng
b. Máu
c. Đàm
d. Mẫu sinh thiết phổi
8. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về virus sởi ?
a. Virus sởi thuộc họ Paramyxo
b. Gây bệnh cấp tính thường gặp ở thanh thiếu niên
c. Bệnh có đặc điểm lâm sàng sốt cao, phát ban dạng sẩn và viêm lông.
d. Nuôi cấy được trên phôi gà, tế bào Hela
9. Virus sởi thuộc giống nào sau đây ?
a. Morbillivirus
b. Myxo
c. Paramyxo
d. Herpesviridae
10. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng về virus quai bị (Mumps virus) ?
a. Thuộc nhóm Paramyxo virus
b. Thường gây viêm tuyến mang tai hay viêm tuyến nước bọt nung mủ
c. Có thể gây vô sinh ở nam và nữ
d. Bị bất hoạt bởi formalin, ether, chloroforn.
11. Điều nào sau đây đúng về dịch tễ học về bệnh quai bị ?
a. Virus quai bị xảy ra khu trú ở một số vùng nhất định
b. Gây bệnh ở người và một số động vật khác
c. Lây lan qua đường hô hấp
d. Chỉ gây bệnh ở trẻ em
12. Virus Herpes nào sau đây được xếp vào họ alpha ?
a. Varicella – Zoster
b. Herpes simplex type 1 và 2
c. Human Herpes 7 và 6
d. Estein – Barr
13. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG là đặc điểm của virus Herpes ?
a. Gây nhiễm trùng tiềm tàng
b. Thường hay tái nhiễm
c. Sinh tổng hợp và lấp ghép AND bắt đầu ở nhân tế bào
d. Virus Herpes có liên quan mật thiết đến một số bệnh ung thư
14. Điểm nào sau đây KHÔNG là điểm khác nhau của Rubella và virus sởi ?
a. Lây truyền qua đường hô hấp
b. Phát ban
c. Nhân ARN
d. Dị dạng bẩm sinh
15. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về Rubella ?
a. Gây dị dạng thai chủ yếu 3 tháng đầu thai kỳ.
b. Chỉ định tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ mang thai
c. Người bị nhiễm Rubella có triệu chứng hoặc không có triệu chứng
d. Vaccin tiêm chủng là vaccin sống giảm độc lực
16. Chủng virus nào sau đây KHÔNG thuộc họ Paramyxovirus ?
a. Virus quai bị
b. Virus sởi
c. Virus á cúm
d. Virus cúm B
17. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG lien quan đến virus cúm A ?
a. Bộ gen ARN không phân đoạn
b. Capsid hình xoắn ốc
c. Các gai Hemagglutinin và Neuraminidase gắn trên bề mặt virus.
d. Màng bọc ngoài là lipid
18. Đột biến biến đổi kháng nguyên đột ngột ở virus cúm chủ yếu ở nguồn nào sau đây ?
a. Những người trong các cộng đồng biệt lập như Bắc cực
b. Các động vật đặc biệt heo, ngựa, gà và chim
c. Đất, đặc biệt nhiệt đới
d. Nước cống
19. Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất là virus nào sau đây ?
a. Virus đậu mùa
b. Virus cúm
c. Virus Herpes
d. Virus quai bị
20. Virus nào dưới đây KHÔNG gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ?
a. Orthomyxovirus
b. Paramyxovirus
c. Papovavirus
d. Rhinovirus
21. Virus nào dưới đây KHÔNG thuộc chủng virus thuộc họ Paramyxovirus ?
a. Virus quai bị
b. Virus sởi
c. Virus á cúm type 1 - 4
d. Virus cúm B
22. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG liên quan của Virus cúm A ?
a. Capsid có cấu trúc hình xoắn ốc
b. Bộ gen ARN không phân đoạn
c. Các gai hemagglutinin và neuraminidase gắn trên bề mặt virus
d. Có màng bọc ngoài
23. Đột biến kháng nguyên đột ngột ở virus cúm là chủ yếu ở nguồn nào?
a. Những người sống trên các hòn đảo
b. Các động vật, đặc biệt heo, ngựa, gà chim.
c. Đất, đặc biệt vùng nhiệt đới
d. Nước cống
24. Phát biểu nào sau đây đúng ?
a. Virus cúm A gây những trận dịch nhỏ, virus cúm B gây dịch lớn hơn hay không
gây dịch.
b .Nguồn kháng nguyên mới cho virus cúm C là virus gây bệnh cúm cho động vật
c. Những thay đổi kháng nguyên lớn (đột biến đột ngột) ở những protein bề mặt
virus xảy ra cúm A nhiều hơn cúm B và C
d. Đột biến biến đổi kháng nguyên từ từ là do sự tái tổ hợp nhiều đoạn gen của virus
cúm.
25. Thứ typ virus cúm nào sau đây là thứ typ virus nguy hiểm ?
a. H1N1, H2N4, H5N1
b. H3N5, H1N3, H7N7
c. H7N7, H5N1, H9N2
d. H1N2, H2N4, H9N2
26. Virus nào sau đây KHÔNG gây nhiễm trùng hô hấp trên ?
a. Orthomyxovirus
b. Paramyxovirus
c. Togavirus
d. Papovavirus
27. Phát biểu nào sau đây có liên quan đến virus sởi ?
a. Virus sởi có màng bọc ngoài, gen ARN sợi đơn
b. Viêm não là biến chứng thường xảy ra của bệnh sởi
c. Vị trí nhân lên đầu tiên của virus sởi đầu tiên ở đường tiêu hoá trên từ đó virus
đến da qua đường máu.
d. Nhiễm trùng tiềm ẩn của virus sởi trộn lẫn gen sinh u vào AND tế bào ký chủ.
28. Nếu mẹ bị mắc sởi trong thời gian mang thai, em bé sanh ra sẽ có miễn dịch trong thời
gian bao lâu?
a. 2 tháng
b. 5 năm
c. 3 – 4 tháng
d. 5 tháng
29. Trong bệnh quai bị, các dấu hiệu thường được thể hiện nhiều nhất ở cơ quan nào dưới
đây?
a. Tuyến mang tai
b. Buồng trứng
c. Tuyến nước bọt
d. Thận
30. Trong các bệnh dưới đây, virus nào KHÔNG lan khắp cơ thể qua dòng máu, và
KHÔNG gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan ?
a. Bệnh sởi
b. Bệnh Rubella
c. Virus viêm gan A
d. Bệnh Herpes Zoser
31. Bệnh nào sau đây thường gặp ở trẻ em ?
a. Bệnh sởi
b. Rubella
c. Bệnh quai bị
d. Tất cả các bệnh trên
32. Nhân của virus chứa :
a. AND hoặc ARN
b. ARN
c. ADN và ARN
d. ADN
33. Đơn vị kích thước của virus là:
a. m.m
b. nm
c. cm
d. µm
34. Phát biểu nào sau đây đúng về virus Rubella ?
a. Gây bệnh rubella ở trẻ em
b. Thường gây dị dạng hoặc quái thai trong 3 tháng đầu
c. Không có vaccin phòng ngừa hiệu quả.
d. Khả năng lây lan rất cao
35. Virus nào sau đây gây nhiễm trùng tiềm tàng ?
a. Virus Paramyxo
b. Virus Orthomyxo
c. Virus Herpes
d. Virus Mumps
36. Một người khỏe mạnh hoàn toàn, cấy phân thấy có vi khuẩn Salmonella choleraesuis. Kết luận
nào sau đây đúng ? Người này trong tình trạng :
a. Nhiễm trùng
b. Người lành mang trùng
c. Mắc bệnh
d. a và b đúng
37. Virus nào dưới đây KHÔNG thuộc họ Paramyxovirus ?
a. Virus quai bị
b. Virus sởi
c. Virus hợp bào hô hấp
d. Virus cúm Rubella
38. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG liên quan của Virus cúm A ?
a. Capsid hình xoắn ốc
b. Bộ gen ARN có phân đoạn
c. Các gai hemagglutinin và neuraminidase gắn trên gai bề mặt virus
d. Không màng bọc ngoài
39. Thứ typ virus cúm nào sau đây là thứ typ virus ít nguy hiểm ?
a. H1N1, H2N4, H5N1
b. H3N5, H1N3, H2N2
c. H7N7, H5N1, H9N2
d. H1N2, H2N4, H9N2
40. Virus nào sau đây KHÔNG gây nhiễm trùng hô hấp trên ?
a. Orthomyxovirus
b. Paramyxovirus
c. Togavirus
d. Rotavirus
41. Phát biểu nào sau đây KHÔNG liên quan đến virus sởi ?
a. Virus sởi có màng bọc ngoài, gen mang ARN sợi đơn
b. Viêm não là biến chứng quan trọng của bệnh sởi
c. Vị trí nhân lên đầu tiên của virus sởi đầu tiên ở đường hô hấp trên từ đó virus đến
da qua đường máu.
d. Nhiễm trùng tiềm ẩn của virus sởi trộn lẫn gen sinh u vào AND tế bào ký chủ.
42. Trong bệnh quai bị, các virus KHÔNG có ái lực với cơ quan nào dưới đây?
a. Tuyến mang tai
b. Buồng trứng
c. Tinh hoàn
d. Tụy
43. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào virus có tính khu trú ?
a. Bệnh sởi
b. Bệnh Rubella
c. Viêm gan A
d. Bệnh Herpes Zoser
44. Bệnh nào sau đây thường gặp ở trẻ em ?
a. Varicella
b. Bệnh sởi
c. Rubella
d. Tất cả các câu đều đúng
45. Virus nào sau đầy KHÔNG có nhân ARN ?
a. Sởi
b. Quai bị
c. Thủy đậu
d. Rubella
46. Giai đoạn hấp phụ của virus Herpes vào tế bào cảm thụ là giai đoạn nào sau đây ?
a. Tổng hợp
b. Lắp ráp
c. Xâm nhập
d. Giải phóng
47. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Rubella gây dị tật bẩm sinh cho thai do cơ chế nào
sau đây ?
a. Làm thay đổi kháng nguyên bề mặt tế bào
b. Sai lệch nhiễm sắc thể
c. Tạo ra các hạt virus không hoàn chỉnh
d. Tạo ra virus tiềm tàn
48. Acid nucleic của virus Myxo có chức năng nào sau đây ?
a. Bảo vệ
b. Mang tính kháng nguyên đặc hiệu
c. Quyết định sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
d. Giử cho virus có kích thước nhất định
49. Vỏ capsid của virus quai bị được cấu tạo bởi thành phần nào sau đây ?
a. Protein
b. Lipid
c. Polychacharid
d. Đường đơn
50. Chức năng nào sau đây thuộc vỏ capsid virus sởi ?
a. Mang mật mã di truyền
b. Mang tính kháng nguyên bán đặc hiệu
c. Quyết định sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
d. Giữ cho virus có kích thước và hình thể nhất định
51. Chức năng nào sau đây có liên quan đến vỏ ngoài của virus ?
a. Tạo nên các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt virus
b. Tổng hợp nên các chất cần thiết cấu tạo virus
c. Quyết định sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
d. Mang các men chuyển hóa
52. Loại tế bào nào sau đây tốt nhất để nuôi cấy virus sởi ?
a. Tế bào Hela
b. Thận lợn
c. BHK
d. Thận khỉ
53. Sau khi nuôi cấy, virus sởi thường được xác định bằng phản ứng nào sau đây ?
a. Phản ứng trung hòa
b. Kết hợp bổ thể
c. Ngăn ngưng kết hồng cầu
d. ELISA
54. Yếu tố nào sau đây KHÔNG liên quan đế virus hợp bao ?
a. Gen ARN
b. Tạo ra các tế bào khổng lồ
c. Viêm phổi tiên phát ở trẻ em
d. Virus hợp bào hô hấp có cả 2 kháng nguyên HA và NA
55. Virus nào sau đây thường gây bệnh ở trẻ em nhiều nhât ?
a. RSV
b. Adenovirus
c. Rhinovirus
d. Poliovirus
56. Bé 6 tuổi bị ho kéo dài và sốt. Khám thực thể và X- quang phổi chẩn đoán viêm phổi.
Virus nào sau đây không gây ra bệnh này?
a. RSV
b. Enterovirus
c. Virus cúm
d. Adenovirus
57. Virus hợp bào hô hấp có thể gây ra biến chứng nào sau đây ?
a. Viêm não
b. Viêm tinh hoàn
c. Viêm phổi
d. Viêm toàn não xơ cứng bán cấp
58. Virus á cúm có tính chất nào sau đây ?
a. Nhân ARN
b. Kháng nguyên không biến đổi
c. Không có màng bọc ngoài
d. Cấu trúc hình trụ
59. Virus nào sau đây gây viêm tắc thanh quản ở trẻ em ?
a. Adenovirrus
b. Coxsackie
c. Epstein – Barr
d. Virus á cúm
60. Phòng ngừa virus á cúm bằng Vaccin nào?
a. Trimovax
b. Verorab
c. Amantadin
d. Chưa có vaccin phòng ngừa có hiệu quả
61. Về phương diện phân loại vi khuẩn được xếp vào giới nào?
a. Giới động vật
b. Giới thực vật
c. Giới protista
d. Giới tiền hạt
62. Dạng vi sinh vật nào sau đây thuộc dạng nhân sơ ?
a. Nguyên sinh động vật
b. Tảo
c. Nấm
d. Vi khuẩn
63. Ai là người có công phát minh ra kính hiển vi ?
a. Jansens
b. Leeuwenhoek
c. Hooke
d. Malpighi
64. Kính hiển vi quang học có thể được dùng để quan sát vi sinh vật nào ?
a. Virus, vi khuẩn, nấm
b. Vi khuẩn, nấm
c. Vi khuẩn, nấm
d. Virus
65. Kích thước của vi khuẩn được tính bằng đơn vị nào ?
a. cm
b. dm
c. nm
d. µm
66. Vi khuẩn có dạng hình nào sau đây ?
a. Hình dạng tròn
b. Hình que
c. Hình phẩy
d. Tất cả điều đúng
67. Vi khuẩn nào sau đây có dạng hình cầu ?
a. Staphylococci
b. Pseudomonas aeruginosae
c. Escherichia coli
d. Corynebacterium diphtheriae
68. Vi khuẩn nào sau đây có dạng hình que ?
a. Streptococci
b. Neisseria
c. Moracella catarrhalis
d. Shigella
69. Vi khuẩn nào sau đây có dạng hình dấu phẩy ?
a. Vibrio cholerae
b. Pseudomonas aeruginosae
c. Escherichia coli
d. Corynebacterium diphtheriae
70. Vi khuẩn nào sau đây có dạng hình xoắn ?
a. Treponema pallidum
b. Mycoplasma
c. Chlamydia
d. Rickettsia
71. Vị trí nào sau đây đúng khi nói về nhân của tế bào của vi khuẩn không có màng nhân ?
a. Nằm trong nguyên sinh chất.
b. Đôi lúc dính vào mạc thể (mesosome).
c. Dính vào màng tế bào
d. Dính vào thành phần phụ của tế bào
72. Nhân của tế bào của vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây ?
a. Sợi đôi ADN không có màng nhân
b. Sợi đơn ADN có màng nhân
c. Sợi đôi ARN không có màng nhân
d. Sợi đơn ARN có màng nhân
73. Chức năng chính của nhân là gì ?
a. Di tuyền
b. Tổng hợp
c. Sữa chữa
d. Nhân đôi
74. Thành phần nào sau đây không có trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn ?
a. Ti thể
b. Ribosome
c. Cytochrome
d. Không bào
75. Thành phần nào sau đây có trong nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn ?
a. Hạt lục lạp
b. Bộ máy gián phân đẳng nhiễm
c. Lưới nội nguyên sinh
d. Enzym
76. Chức năng chính của nguyên sinh chất là ?
a. Tổng hợp
b. Sinh sản
c. Bài tiết
d. Chuyển hóa
77. Nước đi qua màng bán thấm trong một quá trình có tên là gì ?
a. Xuất bào
b. Khuếch tán được kích thích
c. Vận chuyển chủ động
d. Thẩm thấu
78. Hiện tượng tế bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng là một đặc tính nào sau đây
của sự sống ?
a. Tính cảm ứng
b. Sự trao đổi chất
c. Sinh sản
d. Sinh trưởng
79. Bào quan nào sau đây có ở tế bào Eucaryotic và Procaryotic ?
a. Nhân
b. Lưới nội chất
c. Ti thể
d. Ribosome
80. Thể dự trữ các chất dinh dưỡng có giá trị cao gặp trong tế bào vi khuẩn là gì ?
a. Thể vùi
b. Bào quan
c. Thể nhân
d. Trung thể
81. Nguồn thức ăn nào sau đây mà vi khuẩn dễ hấp thu nhất ?
a. Protein
b. Lipid đơn
c. Acid hữu cơ
d. Đường đơn
82. Cấu tạo hóa học màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn gồm những thành phần nào
sau đây ?
a. 60% protein, 40% lipid (phần lớn là phospholipid)
b. 60% protein, 40% lipid
c. 70% protein, 30% lipid (phần lớn là phospholipid)
d. 70% protein, 30% lipid
83. Đặc tính của màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn là gì ?
a. Màng bán thẩm thấu chọn lọc
b. Màng thấm chọn lọc
c. Màng chọn lọc
d. Màng thấm chọn lọc không ổn định
84. Glucose và acid amin được vận chuyển qua màng bán thấm nhờ vào các cơ chế nào ?
a. Thẩm thấu
b. Khuếch tán chủ động
c. Khuếch tán xúc tiến, thẩm thấu
d. Khuếch tán xúc tiến, khuếch tán chủ động
85. Thành phần nào sau đây chỉ gặp ở vách của tế bào vi khuẩn Gram dương ?
a. Lipopolysaccharid
b. Acid teichoic
c. Protein porin
d. Lipid A
86. Thành phần nào sau đây không phải là thành phần hóa học vách của tế bào vi khuẩn ?
a. Cellulose
b. Acid teichoic
c. Polypeptid
d. Acid muramic
87. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về chức năng vách tế bào vi khuẩn ?
a. Duy trì hình thái tế bào
b. Hỗ trợ quá trình phân cắt tế bào
c. Tổng hợp nhiều enzym, protein
d. Cản trở các chất xâm nhập có hại
88. Phân biệt giữa vi khuẩn Gram dương hay Gram âm là dựa vào yếu tố nào ?
a. Nang.
b. Vách.
c. Màng tế bào.
d. Màng nguyên tương.
89. Dựa vào thành phần hóa học nào sau đây để phân biệt vi khuẩn Gram dương hay Gram
âm ?
a. Peptidoglycan
b. Protein
c. Teichoic acid
d. lipoprotein
90. Bản chất của nội độc tố của vi khuẩn thường là gì ?
a. Protein
b. Polysaccharid
c. Lipid
d. Glucid
91. Bản chất của ngoại độc tố của vi khuẩn thường là gì ?
a. Protein
b. Peptidoglycan
c. Phospholipid
d. Lipoprotein
92. Những tính chất nào sau đây không đúng khi nói về ngoại độc tố ?
a. Bản chất là protein
b. Độc tính cao
c. Tính kháng nguyên cao
d. Qui định bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể
93. Những tính chất nào sau đây không đúng khi nói về nội độc tố ?
a. Bản chất là lipopolyùhaccharide
b. Nằm ở màng tế bào
c. Có thể chế thành giải độc tố
d. Có thụ thể trên màng tế bào đích.
94. Thành phần nào sau đây của vi khuẩn có tác dụng chống lại hiện tượng thực bào ?
a. Nha bào.
b. Vách tế bào
c. Vỏ
d. Nội độc tố
95. Thành phần cấu tạo hóa học của chiên mao (flagella)là gì ?
a. Protein
b. Lipid
c. Glucose
d. Saccharose
96. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về nha bào ?
a. Có sức đề kháng cao với điều kiện không thích hợp của môi trường
b. Mỗi vi khuẩn chỉ tạo một nha bào
c. Là phương thức sinh sản của vi khuẩn
d. Nha bào trở thành dạng sinh dưỡng bằng hiện tượng nảy chồi
97. Những đặc tính nào sau đây không liên quan đến sự hình thành bào tử ?
a. Vi khuẩn có thể sống trong tình trạng khô hạn
b. Trực khuẩn gram dương hiếu khí (Bacillus anthrasis)
c. Trực khuẩn gram dương kỵ khí (Clostridia)
d. Vi khuẩn dạng đang ở dạng chuyển hóa
98. Qúa trình nào sau đây không phải là một bước trong quá trình hình thành bào tử ?
a. Sự nẩy mầm
b. Áo nội bào tử
c. Sự tạo thành vách ngăn
d. Sự tạo thành ADN đậm đặc
99. Mỗi tế bào vi khuẩn có thể sinh ra bao nhiêu bào tử ?
a. 1 bào tử
b. 2 bào tử
c. 3 bào tử
d. 4 bào tử
100. Những enzym ngoại bào của vi khuẩn có tác dụng gì ?
a. Làm tiêu tổ chức xung quanh
b. Gây độc cho cơ thể
c. Ức chế các vi khuẩn khác
d. Tiêu diệt bạch cầu
101. Những dạng khuẩn lạc nào sau đây có khả năng gây bệnh ?
a. Nhầy
b. Khô
c. Nhẵn
d. Xù xì
102. Mục đích nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường phân lập để làm gì ?
a. Để xem đặc tính và hình thái của khuẩn lạc
b. Xác định độc lực
c. Xác định tính chất sinh hóa
d. Định danh vi khuẩn
103. Các vi khuẩn có hệ thống men hoặc là hô hấp hoặc là lên men thì được gọi là gì ?
a. Kị khí bắt buộc
b. Hiếu khí bắt buộc
c. Tùy nghi
d. Vi hiếu khí
104. Chất nhận điện tử cuối cùng trong quá trình lên men là chất nào sau đây ?
a. O
2
b. CO
2
c. NO
3
và SO
4
d. Chất hữu cơ
105. Thời gian cần thiết để một tế bào vi khuẩn vật phân chia hoặc để số tế bào của quần
thể vi khuẩn tăng gấp đôi được gọi là thời gian gì ?
a. Của một thế hệ.
b. Sinh trưởng.
c. Thời gian sinh trưởng và phát triển.
d. Thời gian tiềm phát.
106. Sự sinh trưởng của vi khuẩn được hiểu là gì ?
a. Sự tăng các thành phần bên trong tế bào của vi khuẩn
b. Sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật .
c. Sự tăng kích thước.
d. Sự tăng các thành phần tế bào.
107. Thời gian từ lúc bắt đầu cho vi khuẩn vào môi trường nuôi cấy đến khi vi khuẩn bắt
đầu sinh trưởng ở pha nào ?
a. Tiềm phát
b. Lũy thừa.
c. Cân bằng
d. Suy vong.
108. Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào ?
a. Tiềm phát.
b. Lũy thừa.
c. Cân bằng
d. Suy vong.
109. Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn giảm dần ở pha nào ?
a. Tiềm phát.
b. Lũy thừa.
c. Cân bằng
d. Suy vong.
110. Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới tạo
thành ở pha nào ?
a. Tiềm phát.
b. Lũy thừa.
c. Cân bằng
d. Suy vong.
111. Biểu hiện của vi khuẩn ở pha tiềm phát là sinh trưởng như thế nào ?
a. Mạnh.
b. Yếu.
c. Trung bình
d. Thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
112. Hoạt động nào sau đây xảy ra ở vi khuẩn trong pha tiềm phát ?
a. Tế bào phân chia.
b. Có sự tạo thành và tích lũy các enzim
c. Lượng tế bào tăng mạnh mẽ.
d. Lượng tế bào giảm.
113. Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha
nào ?
a. Tiềm phát.
b. Lũy thừa
c. Cân bằng
d. Suy vong.
114. Biểu hiện sinh trưởng của vi khuẩn ở pha cân bằng là gì ?
a. Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi.
b. Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra.
c. Số được sinh ra bằng số chết đi
d. Chỉ có chết mà không có sinh.
115. Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây ?
a. Tiềm phát.
b. Lũy thừa
c. Cân bằng
d. Suy vong.
116. Biểu hiện sinh trưởng của vi khuẩn ở pha suy vong là ?
a. Số lượng được sinh ra cân bằng số lượng chết đi.
b. Số lượng chết đi ít hơn số lượng sinh ra.
c. Số lượng được sinh ra ít hơn số lượng chết đi
d. Không có chết , chỉ có sinh ra.
117. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn ?
a. Có sự hình thành thoi phân bào
b. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân.
c. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân.
d. Không có sự hình thành thoi phân bào.
118. Trong các hình thức sinh sản nào sau đây của vi khuẩn là đơn giản nhất ?
a. Nguyên phân.
b. Giảm phân.
c. Phân đôi
d. Nảy chồi.
119. Ở vi sinh vật nào có quá trình phiên mã ngược, tức tổng hợp ADN từ khuôn mẫu của
ARN ?
a. Vi khuẩn.
b. Nấm sợi.
c. Virus chứa ARN.
d. Virus chứa ADN.
120. Trong công thức trên giá trị N
0
được hiểu là gì ?
a. Số tế bào vi sinh vật được tạo ra sau phân bào.
b. Số tế bào ban đầu
c. Số lần phân bào của tế bào vi sinh vật.
d. Số tế bào tạo ra sau một lần phân bào.
121. N trong công thức trên biểu thị cho điều gì ?
a. Số thế hệ của nhóm vi sinh vật ban đầu.
b. Số tế bào cuả vi sinh vật được tăng thêm
c. Số tế bào cuả vi sinh vật bị giảm sút.
d. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi sinh vật.
122. Có một tế bào vi khuẩn có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế
bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
a. 64
b. 32.
c. 16.
d. 8.
123. Nguyên nhân dẫn đến ở giai đoạn sau của quá trình nuôi cấy, vi khuẩn giảm dần số
lượng là gì ?
a. Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.
b. Các chất độc xuất hiện ngày càng nhiều.
c. Có nhiều chất ức chế trong môi trường.
d. Chất dinh dưỡng cạn kiệt và chất độc xuất hiện càng nhiều
124. Vi sinh vật nào sau đây có lối sống kị khí bắt buộc ?
a. Nấm men.
b. Vi khuẩn uốn ván
b. Amip.
d. Nấm rơm.
125. Phần lớn vi khuẩn sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây ?
a. Nhóm ưa lạnh.
b. Nhóm ưa ẩm
c. Nhóm ưa nhiệt.
d. Nhóm ưa siêu nhiệt.
126. Đặc điểm của nuôi cấy không liên tục là gì ?
a. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
b. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của
các tế bào dư thừa
c. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh
khối của các tế bào dư thừa.
d. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải.
127. Đặc điểm của nuôi cấy liên tục là gì ?
a. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới và rút bỏ không ngừng các chất thải.
b. Không bổ sung chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh khối của
các tế bào dư thừa.
c. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không rút bỏ các chất thải và sinh
khối của các tế bào dư thừa.
d. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, rút bỏ không ngừng các chất thải
128. Vi khuẩn muốn gây bệnh cần có số lượng ?
a. Nhiều
b. Ít
c. Tùy từng loại vi khuẩn
d. Khả năng độc lực vả sự gia tăng dân số
129. Người đàu tiên chứng minh nhiều quá trình lên men của vi khuẩn là ?
a. Louis Pasteur
b. Robert Koch
c. Alexander Fleming
d. Leeuvenhoek
130. Chất dinh dưỡng sinh năng lượng cho vi khuẩn là chất nào ?
a. C, glucose
b. Protid.
c. Nitơ.
d. Lipid.
131. Tế bào vi khuẩn di truyền được các tính trạng qua các thế hệ nhờ vào những đặc tính
nào sau đây ?
a. Nhân đôi AND (Khuôn mẫu)
b. Phiên dịch AND qua m ARN
c. Tổng hợp protein
d. Nhân đôi AND (Khuôn mẫu) và phiên dịch AND qua m ARN
132. Những tính chất nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển nạp là truyền chất liệu di
truyền từ vi khuẩn cho qua vi khuẩn nhận ?
a. Trung gian của lông tơ của vi khuẩn (pili).
b. Trung gian của các yếu tố thẩm quyền (CF,Competent Factor) có trên bề mặt tế
bào vi khuẩn.
c. Trung gian của Plasmid F.
d. Trung gian của Bacteriophage.
133. Thử nghiệm Schick trong chẩn đoán bệnh bạch hầu thuốc loại phản ứng nào sau đây ?
a. Kết tụ
b. Kết tủa
c. Kết hợp bổ thể
d. Trung hòa
134. Qúa trình phân chia tế bào vi khuẩn theo kiểu nào ?
a. Nhị phân
b. Gían phân
c. Giảm phân
d. Trực phân
135. Nhiễm sắc thể tế bào vi khuẩn có cấu tạo như thế nào ?
a. AND sợi kép, vòng, xoắn cuộn lại
b. AND sợi đơn, vòng, xoắn cuộn lại
c. ARN sợi kép, vòng , xoắn cuộn lại
d. ARN sợi đơn, vòng, xoắn cuộn lại
136. Cơ chế của sự đột biến một cách tự nhiên là gì ?
a. Sự đứt gãy cầu nối đường phosphate
b. Sự hổ biến của các base
c. Sự thay thế cặp base này bằng cặp base khác
d. Sự thay thế nhiều cặp base
137. Một phân tử đường glucose chuyển hóa theo con đường lên men tạo ra bao nhiêu ATP
?
a. 38 ATP
b. 28 ATP
c. 18 ATP
d. 16 ATP
138. Đồng hóa (anabolism) cần cho sự :
138. Đồng hóa (anabolism) cần cho sự :
a. T
ăng trưởng
ăng trưởng
b. S
ự sinh sản
ự sinh sản
c. S
ửa chửa tb
ửa chửa tb
d. Tất cả đều đúng
139. Dị hóa (catabolism) cần cho việc cung cấp năng lượng cho họat động sống nào ?
139. Dị hóa (catabolism) cần cho việc cung cấp năng lượng cho họat động sống nào ?
a. D
i động
i động
b. V
ận chuyển
ận chuyển
c. T
ổng hợp
ổng hợp
d. Tất cả đều đúng
140. Nguyên lý của phản ứng kết tủa là :
a. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT tương ứng
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. Sự kết hợp giữa KN không hoà tan KT
d. Sự kết hợp giữa KN và KT tương
141. Nguyên lý của phản ứng trung hòa là :
a. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT tương ứng
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố
d. KT đặc hiệu không có khả năng trung hoà độc tố
142. Nguyên lý của phản ứng ngưng kết là gì ?
a. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT tương ứng
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố
d. Là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với KT
143. Nguyên lý của phản ứng ly giải tế bào là gì ?
a. KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố
d. Là sự kết hợp giữa KN hữu hình (tế bào hoặc tầm tế bào) với KT
144. Nguyên lý của phản ứng miễn dịch huỳnh quang là gì ?
a. KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố
d. Chất đánh dấu là chất màu huỳnh quang (KN hoặc KT)
145. Nguyên lý của phản ứng miễn dịch đồng vị phóng xạ là gì ?
a. KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào
b. Sự kết hợp giữa KN hoà tan KT không tương ứng
c. KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị phát xạ
d. Chất đánh dấu là chất màu huỳnh quang (KN hoặc KT)
146. Nguyên lý của phản ứng miễn dịch ELISA là gì ?
a. KT đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào
b. KN-KT được phát hiện nhờ enzym gắn với KT hoặc KT tác động lên cơ chất đặc
hiệu
c. KN-KT được phát hiện nhờ KT hoặc KN gắn chất đồng vị phát xạ
d. Chất đánh dấu là chất màu huỳnh quang (KN hoặc KT)
147. Nhân của virus chứa acid nucleic nào sau đây ?
a. DNA
b. RNA
c. RNA hoặc DNA
d. RNA và DNA
148. Bản chất hóa học của màng bọc virus là gì ?
a. Protein
b. Lipoprotein
c. Lipid
d. Glycoprotein
149. Đơn vị của capsid là :
a. Acid amin
b. Acid béo
c. Glucose
d. Capsomer
150. Cấu trúc của capsid có dạng nào sau đây ?
a. Hình khối
b. Hình khối, hình xoắn trôn ốc
c. Hình khối, hình xoắn trôn ốc và hỗn hợp
d. Không có cấu trúc nhất định
151. Cấu trúc của một virus hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào sau đây ?
a. Nhân chứa nucleic acid và capsid, có thể có màng bọc
b. Nhân chứa nucleic acid và màng bọc
c. Màng bọc
d. Capsid và màng bọc
152. Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn dính vào biểu mô ?
a. Vỏ
b. Chiên
c. Bào tử
d. Pili
153. Tế bào vi khuẩn di truyền được qua các thế hệ là nhờ các quá trình nào ?
a. Nhân đôi AND
b. Phiên dịch AND qua mARN
c. Tổng hợp protein
d. Cả 3 quá trình trên
154. Cơ chế đột biến điểm một cách tự nhiên là :
a. Sự đứt gãy cầu nối đường- phosphat
b. Sự hổ biến của các base
c. Sự thay thế vài cặp base này bằng vài cặp base khác
d. Có thể do ba cơ chế trên
155. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về đột biến ?
a. Đột biến đọan gây những biến đổi lớn, không phục hồi
b. Đột biến điểm gây những biến đổi nhỏ có thể phục hồi
c. Đột biến thêm làm cho vi khuẩn mất thêm một vài tính trạng
d. Đột biến bớt là làm cho vi khuẩn đi tính trạng nào đó
156. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về tần số đột biến ?
a. Tần số đột biến là cơ hội để 1 tế bào vi khuẩn bị đột biến
b. Tần số đột biến là cơ hội để nhiều tế bào vi khuẩn bị đột biến
c. Tần số đột biến ở mức độ gen
d. Tần số đột biến ở mức độ phân tử
157. Sự chuyển thể được phát hiện đầu tiên trên vi khuẩn nào ?
a. Staphylococcus aureus
b. Salmonella typhi
c. Shigella flexneri
d. Streptococcus pneumoniae
158. Sự giao phối là truyền chất liệu di truyền từ :
a. Pili
b. Bacteriophage
c. Plasmid
d. Flegella
159. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của virus ?
a. Nhân là AND hoặc ARN
b. Có màng bọc hoặc không màng bọc
c. Luôn luôn có màng bọc
d. Tăng trưởng trong tế bào sống
160. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về acid nucleic của virus ?
a. AND có cấu trúc xoắn 1dây
b. AND có cấu trúc xoắn 2dây
c. ARN có cấu trúc xoắn 1dây
d. ARN luôn luôn có cấu trúc xoắn 1dây
161. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về virus ?
a. Luôn có kháng nguyên chung
b. Chất liệu di truyền ở acid nhân
c. Chỉ thích ứng với 1 loại ký chủ
d. Thích ứng với nhiều loại ký chủ
162. Độ lớn của virus được tính bằng đơn vị nào ?
a. nm
b. cm
c. mm
d. μm
163. Sự khác biệt giữa tế bào nguyên phát và tế bào vĩnh cửu ?
a. Phương thức tăng trưởng
b. Ở nhân tế bào
c. Ở màng tế bào
d. Ở nguyên sinh chất
164. Chu kỳ tăng trưởng của virus gồm mấy giai đoạn ?
a. 6 giai đọan
b. 9giai đọan
c. 10 giai đọan
d. 12 giai đọan
165. Tế bào vĩnh cửu bắt nguồn từ :
a. Tế bào thận khỉ
b. Tế bào phôi người
c. Tế bào nguyên phát
d. Tế bào ung thư
166. Tất cả các virus khi xâm nhập vào cơ thể thì hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào
?
a. Tạo miễn dịch suốt đời
b. Tạo miễn dịch tạm thời
c. Không tạo miễn dịch
d. Tùy từng loại virus mà có đáp ứng MD khác nhau
167. Trong nhiễm virus, sau 1 thời gian interferon xuất hiện có tác dụng gì ?
a. Ngăn sự xâm nhập của virus vào tế bào ký chủ
b. Giống như kháng thể
c. Trung hòa độc tố của virus
d. Bảo vệ cơ thể
168. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về dinh dưỡng virus ?
a. Có khả năng nhân lên ở mọi tế bào sống
b. Phải bắt buộc ký sinh trong tế bào sống
c. Có khả năng nhân lên theo cách tự nhân đôi
d. Chỉ nhân lên được trong tế bào cảm thụ
169. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về phòng và điều trị bệnh do
virus ?
a. Tiêm vácxin (một số có hiệu lực tốt như : sởi, dại….)
b. Tiêm kháng thể đặc hiệu(ganmaglubulin) huyết thanh dại ,
c. Dùng kháng sinh trước mùa dịch
d. Dùng interferon đang là hướng có triển vọng
170. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả sự nhân lên của virus ?
a. Gây huỷ hoại tế bào
b. Gây độc cho cơ thể cơ thể bằng cách sinh ngoại độc tố
c. Tạo ra các hạt vùi trong tế bào và được ứng dụng để chẩn đoán
d. Một số virus có khả năng gây ung thư
171. Những tình huống nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của interferon ?
a. Là kháng thể bảo vệ cơ thể
b. Là một loại protein có khả năng ức chế sự nhân lên của virus
c. Mang tính đặc hiệu của loàI sinh ra nó( của người chỉ bảo vệ cho người)
d. Đặc hiệu với loài virus xâm nhập
172. Những bệnh nào do virus tạo ra miễn dịch bền vững ?
a. Bệnh sởi, đậu mùa
b. Bệnh sởi, đậu mùa, quai bị
c. Bệnh sởi, đậu mùa, cúm
d. Bệnh sởi, đậu mùa, bại liệt
173. Những bệnh do virus không tạo ra miễn dịch bền vững ?
a. Cúm
b. Quai bị
c. Sởi
d. Thủy đậu
174. Những bệnh do virus không tạo ra miễn dịch ?
a. Sốt vẹt
b. Sốt ve
c. Sốt phát ban
d. Sốt cấp tính
175. Phòng bệnh do virus dựa vào :
a. Chỉ phòng bệnh chung, diệt vật chủ trung gian
b. Dựa vào vaccin
c. Dựa vào kháng thể trong huyết thanh
d. Dựa vào vaccin liên hợp và đặc hiệu
176. Thử nghiệm nào sau đây trực tiếp phát hiện được tác nhân gây bệnh ?
a. Nuôi cấy
b. Huyết thanh học
c. Hóa MD
d. PCR
177. Thử nghiệm nào sau đây là nhậy cảm nhất trong phát hiện tác nhân gây bệnh ?
a. ELISA
b. ADNprobe
c. PCR
d. CIE
178. Phage là gì ?
a. Virus đặc biệt ký chủ của vi khuẩn
b. Virus đặc biệt có ký chủ là vi khuẩn
c. Virus đặc biệt ký sinh trên vi khuẩn
d. Virus đặc biệt có ký chủ là vi nấm
179. Hiện tượng sống chung giữa vi khuẩn và phage được gọi là :
a. Hiện tượng hòa hợp
b. Hiện tượng cộng sinh
c. Hiện tượng điều hòa
d. Hiện tượng lysogeny
180. Trong các ứng dụng của phage, ứng dụng nào gặp thất bại ?
a. Ứng dụng điều trị
b. Ứng dụng di truyền
c. Ứng dụng phân loại
d. Ứng dụng dịch tễ học
181. Thuật ngữ virus còn gọi là gì ?
a. Vi trùng
b. Vi khuẩn
c. Siêu vi
d. Siêu cấu trúc
182. Virus có khả năng biểu hiện tính chất cơ bản của sự sống như thế nào ?
a. Gây nhiễm cho tế bào
b. Duy trì nòi giống qua các thế hệ giữ tính ổn định
c. Giữ tính ổn định trong tế bào cảm thụ
d. Gây nhiễm, giử tính ổn đi trong tế bào cảm thụ và duyb trì nồi giống qua nhiều
thế hệ
183. Đặc điểm nào để phân loại virus với vi khuẩn ?
a. Virus sinh sản theo cấp số nhân
b. Virus sinh sản theo kiểu nhị phân
c. Virus sinh sản theo kiểu gián phân
d. Virus sinh sản theo lũy thừa
184. Chọn câu sai, đặc tính của virus là :
a. Ký sinh trên tế bào cảm thụ
b. Có cấu trúc đơn giản
c. Không có men hô hấp và chuyển hóa
d. Ký sinh trên những tế bào không cảm thụ
185. Chọn câu sai, chức năng quan trọng acid nucleic của virus là gì ?
a. Mang mật mã di truyền cho từng loại virus
b. Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tb cảm thụ
c. Quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tb cảm thụ
d. Không mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virus
186. Chọn câu sai, cấu trúc capsid của virus có chức năng gì ?
a. Bao quanh acid nucleic của virus để bảo vệ
b. Protein capsid tham gia vào sự bám dính của virus
c. Protein capsid mang tính kháng nguyên đặc hiêu của virus
d. Capsid không giử được tính ổn định về hình thái của virus
187. Chọn câu sai, cấu trúc bao ngoài có những đặc điểm nào ?
a. Bản chất hóa học là lipoprotein hoặc glycoprotein
b. Trên bao ngoài có những gai nhú
c. Tạo nên những kháng nguyên bề mặt
d. Không tham gia vào tính ổn định về kích thước và hình thái
188. Virus nào gây bệnh phổ biến đi qua đường máu gây phát ban ngoài da ?
a. Virus đậu mùa, đậu bò,
b. Virus sởi, rubella, gây bệnh đường ruột
c. Virus gây bệnh sốt vàng, sốt xuất huyết
d. a, b, c đúng
189. Virus nào gây bệnh hệ thống thần kinh ?
a. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, herpes simplex virus,…
b. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, adenovirus
c. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, virus đậu mùa
d. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, HIV
190. Virus nào gây bệnh viêm dạ dầy, ruột ?
a. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, virus đậu mùa
b. Coxsackie virus, ECHO virus, virus dại, HIV
c. Virus gây bệnh sốt vàng, sốt xuất huyết
d. Rotavirus, Norwalkvirus
191. Những tình huống nào sau đây không đúng khi nói về nhân của virus ?
a. Acid nucleic ở vị trí trung tâm