Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.07 KB, 3 trang )
CÂU CHUYỆN VỀ BÀI HỌC CUỐI CÙNG
Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời.
Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như
tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy
kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với
học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu
nhiều, lúc này đây sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng".
Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi:
Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên
bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây
gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Cỏ dại
Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn
biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc
nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu
những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một
vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái
xẻng thôi là xong hết ạ!"
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt
lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.