Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.29 KB, 4 trang )
Bài thuốc trị bệnh quai bị
Quai bị (viêm tuyến mang tai) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị
gây nên, lây trực tiếp qua đường hô hấp, gây thành dịch ở trẻ em, thường gặp là
thanh thiếu niên. Virut vào họng, mũi, kết mạc, vào máu gây nhiễm khuẩn
nhiễm độc, sau đó vào các tuyến nước bọt, mang tai, sinh dục (hoại tử các tế bào
biểu mô, teo tắc), tuyến tụy (viêm hoại tử các tuyến nội ngoại tiết), thần kinh
(viêm màng não, viêm não).
Y học cổ truyền xếp quai bị là bệnh thuộc ôn dịch (truyền nhiễm), hay xảy ra vào
mùa đông - xuân, bệnh do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương, kinh cân, đởm
và can có quan hệ tạng phủ. Sau đây là một số bài thuốc điều trị theo từng giai
đoạn của bệnh.
Thuốc uống:
Trường hợp bệnh nhẹ: Người bệnh thấy ê ẩm, sau đó sưng nóng, đỏ, đau vùng dái
tai, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai một bên rồi
hai bên, thời gian sưng 5 - 6 ngày rồi khỏi hoàn toàn (tất cả diễn biến từ 6 - 12
ngày).
Trường hợp bệnh nặng: Người bệnh sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm
tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch hữu lực hoặc phù sác. Phép trị: thanh nhiệt giải độc
là chủ yếu. Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 4g, ngưu bàng 12g, thăng ma 8g,
cam thảo 4g, thiên hoa phấn 8g, cát căn 8g, hoàng cầm 8g, thạch cao 16g, cát cánh
8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Khi sốt cao có thể dùng thêm: sài đất 12g, liên kiều 8g, ngưu bàng tử 10g, bồ công
anh 16g, diếp cá 12g. Sắc uống ngày một thang.
Xương rồng bà
Thuốc bôi:
Ngoài thuốc uống, nên kết hợp với các bài thuốc dân gian bôi ngoài để giảm sưng
đau.
Bài 1: bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng
trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ