Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Chuẩn kiến thức, kĩ năng ngữ văn10 nc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.48 KB, 135 trang )

chương trình nâng cao
A - khái quát về các chủ đề
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn lớp 10 (Nâng cao)quy định mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối
với các chủ đề như sau :
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
1. Tiếng Việt
1.1. Phong cách
ngôn ngữ và biện
pháp tu từ
Ngôn ngữ dạng nói
và dạng viết
- Hiểu đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng
viết.
- Biết vận dụng hiểu biết về ngôn ngữ dạng nói và dạng viết
vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
Nêu được các đặc điểm, lấy được
ví dụ minh hoạ.
– Phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Biết vận dụng hiểu biết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
– Biết sử dụng từ ngữ địa phương,
biệt ngữ xã hội, từ ngữ nghề
nghiệp, câu rút gọn phù hợp với
các tình huống giao tiếp cụ thể.
– Phong cách ngôn
ngữ nghệ thuật
- Hiểu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ; biết
phân biệt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt.


– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu và
tạo lập các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
– Viết được một số văn bản tự sự,
miêu tả, biểu cảm có yếu tố nghệ
thuật.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
1.2. Hoạt động giao
tiếp
– Hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ
– Hoàn thiện hiểu biết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
– Nhận thức được sự phổ biến và đa dạng của hoạt động
giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bằng
nhiều kênh khác nhau : âm thanh, chữ viết, hình ảnh,
– Biết vận dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong
đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
Hiểu đặc điểm của giao tiếp bằng
ngôn ngữ, các chức năng của ngôn
ngữ trong giao tiếp, các nhân tố
tham gia giao tiếp.
1.3. Một số kiến
thức khác
– Lịch sử tiếng Việt
– Hiểu được một cách khái quát nguồn gốc, quan hệ họ
hàng và quá trình phát triển của tiếng Việt.
– Biết vận dụng kiến thức về lịch sử tiếng Việt vào việc tìm
hiểu tiến trình lịch sử văn học Việt Nam với thành tựu văn
học chữ Nôm và chữ quốc ngữ.
– Yêu cầu về sử

dụng tiếng Việt
– Hiểu được các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc nói, viết và
đọc - hiểu các văn bản.
– Nắm được những yêu cầu chung
về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ
pháp, phong cách.
– Từ Hán Việt – Hiểu một số yếu tố Hán Việt thường dùng để cấu tạo từ. – Hiểu được nghĩa của một số yếu
tố Hán Việt có trong các văn bản học
ở lớp 10.
1.4. Củng cố, hoàn
thiện kiến thức, kĩ
năng đã học
Hoàn thiện những kiến thức và kĩ năng đã học ở Trung học
cơ sở về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, các biện
pháp tu từ.
Củng cố kiến thức và kĩ năng
thông qua thực hành, luyện tập.
2. Làm văn
2.1. Những vấn đề
chung về văn bản
và tạo lập văn bản
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản và đặc điểm của văn
bản ; hiểu những điều kiện tạo lập văn bản và liên kết trong
văn bản.
– Vận dụng được những kiến thức trên vào quá trình đọc -
Phân tích được những đặc điểm
của văn bản qua các ví dụ cụ thể.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
hiểu văn bản.

– Nắm được một số điều kiện để tìm ý, triển khai ý : quan sát,
liên tưởng, tưởng tượng ; chọn sự việc, chi tiết tiêu,
2.2. Các kiểu văn
bản
– Văn bản tự sự
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản tự sự ; hiểu ý nghĩa và
biết cách đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào văn bản tự sự.
– Biết tóm tắt văn bản tự sự, biết trình bày miệng văn bản
tóm tắt trước tập thể.
– Biết vận dụng những kiến thức trên để đọc - hiểu văn bản
tự sự.
– Biết viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự mình
xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm ; biết điều chỉnh
dung lượng của bài văn.
– Nhận ra các đặc điểm của văn tự
sự qua các văn bản đọc - hiểu trong
chương trình lớp 10.
– Biết tóm tắt các văn bản tự sự
(truyện dân gian, truyện trung đại)
theo nhân vật chính.
– Biết sử dụng chất liệu trong
những văn bản văn học để làm bài
văn tự sự.
– Văn bản thuyết
minh
– Hoàn thiện kiến thức về văn bản thuyết minh (đặc điểm, yêu
cầu và phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của
văn bản thuyết minh).
– Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh, biết trình bày
miệng một văn bản thuyết minh trước tập thể.

– Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sự kết hợp các
phương thức biểu đạt ; biết điều chỉnh dung lượng của bài
văn.
– Biết viết bài thuyết minh về một
tác phẩm, tác giả, một thể loại văn
học đã học ở lớp 10.
– Văn bản nghị luận – Hoàn thiện những hiểu biết về văn bản nghị luận (đặc điểm,
vai trò của luận điểm, yêu cầu của đề văn và ngôn ngữ của bài
văn nghị luận, )
– Hiểu cách thức triển khai các thao tác lập luận : giải thích,
chứng minh,
– Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để đọc - hiểu
– Biết cách phân tích một đề văn
nghị luận (đặc điểm, yêu cầu, )
– Biết viết đoạn văn, bài văn theo
các thao tác giải thích, chứng
minh ; biết huy động các kiến
thức về tác phẩm văn học được học
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
văn bản nghị luận.
– Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
hoặc văn học ; biết điều chỉnh dung lượng của bài văn.
– Biết trình bày miệng một vấn đề trước tập thể.
ở lớp 10 để viết bài.
– Một số kiểu văn
bản khác
– Hiểu mục đích, nội dung, đặc điểm, yêu cầu và cách thức
xây dựng kế hoạch cá nhân ; hiểu tầm quan trọng của ý thức
và thói quen lập kế hoạch làm việc.
– Hiểu mục đích, đặc điểm, nội dung, yêu cầu và cách tạo

lập văn bản quảng cáo ; hiểu tầm quan trọng của tính ấn
tượng và tính trung thực trong quảng cáo.
– Biết xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt của cá nhân ;
biết viết các văn bản quảng cáo thông thường.
3. Văn học
3.1. Văn bản văn
học
– Sử thi Việt Nam và
nước ngoài
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các trích
đoạn sử thi Việt Nam và nước ngoài (Đăm Săn ; Ô-đi-xê – Hô-
me-rơ ; Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki) : phản ánh một nét diện
mạo tinh thần của thời kì cổ đại ; ca ngợi kì tích và phẩm
chất của các nhân vật anh hùng ; sử dụng ngôn ngữ anh
hùng ca.
– Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm sử thi theo đặc trưng thể
loại.
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện
được các chi tiết nghệ thuật, nhận
xét được những đặc điểm nội dung
của các trích đoạn sử thi.
– Nhận biết một số nét cơ bản về đề
tài, hình tượng, ngôn ngữ sử thi.
– Nhận biết được tác phẩm sử thi
theo đặc điểm thể loại.
– Truyền thuyết Việt
Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện
An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ : một truyền

thuyết về lịch sử dân tộc qua lăng kính tưởng tượng ; thái
độ và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật lịch sử ;
– Nhớ được cốt truyện, phát hiện
được các chi tiết nghệ thuật, nhận
ra ý nghĩa và bài học lịch sử của
tác phẩm.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
bài học giữ nước ; mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư
cấu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc
trưng thể loại.
– Phân biệt được truyền thuyết và
sử thi.
– Nhận biết được tác phẩm truyền
thuyết theo đặc điểm thể loại.
– Truyện cổ tích Việt
Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện
Tấm Cám : xung đột thiện – ác, ước mơ công bằng xã hội ;
vai trò của yếu tố hoang đường, kì ảo và lối kết thúc có hậu.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cổ tích theo đặc
trưng thể loại.
– Nhớ được những biến cố, kiểu
nhân vật, mô típ thường gặp của
truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám.
– Trình bày được cách phân loại và
nội dung chính của truyện cổ tích.

– Nhận biết được tác phẩm truyện
cổ tích theo đặc điểm thể loại.
– Truyện cười Việt
Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các
truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày ; Tam đại con gà :
ý nghĩa châm biếm sâu sắc và những bài học thiết thực ;
nghệ thuật phóng đại và tạo tình huống gây cười.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện cười.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm truyện cười theo đặc trưng
thể loại.
– Hiểu đối tượng, ý nghĩa của tiếng
cười, nghệ thuật gây cười trong các
truyện được học.
– Trình bày được cách phân loại,
nội dung và nghệ thuật chính của
truyện cười.
– Nhận biết được tác phẩm truyện
cười theo đặc điểm thể loại.
– Truyện thơ dân
gian
Nhận biết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ
dân gian Tiễn dặn người yêu qua một đoạn trích tiêu biểu.
– Ca dao Việt Nam – Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số – Hiểu nội dung phản ánh, tình
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
bài ca dao trữ tình và ca dao châm biếm, hài hước : đời
sống tình cảm đa dạng, phong phú của nhân dân lao động ;
cách thể hiện vừa hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc.
– Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của thể thơ
lục bát trong ca dao.

– Biết cách đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
cảm, cảm xúc, ý nghĩa ; phát hiện
được các chi tiết nghệ thuật tiêu
biểu của các bài ca dao được học.
– Biết tìm hiểu một bài ca dao qua
các phương diện : đề tài, chủ đề,
nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn
ngữ,
– Thơ trung đại Việt
Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật của
các tác phẩm thơ trung đại (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão ;
Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi ; Nhàn – Nguyễn
Bỉnh Khiêm ; Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ; các bài đọc
thêm : Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận ; Cáo tật thị chúng – Mãn
Giác ; Quy hứng – Nguyễn Trung Ngạn) : lí tưởng và nhân
sinh quan của con người thời trung đại, tâm sự về số phận
con người và thời cuộc ; cách sử dụng sáng tạo thể thơ
Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình.
– Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại
Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình trung đại theo
đặc trưng thể loại.
– Nhận ra được chủ đề, tư tưởng, ý
nghĩa của tác phẩm ; nỗi lòng, tình
cảm của tác giả ; phát hiện được
các chi tiết nghệ thuật của mỗi bài
thơ.
– Hiểu đặc điểm về thể loại, đề tài,
cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt của

thơ trung đại.
– Thơ Đường và thơ
hai-cư
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài
thơ (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng –
Lí Bạch ; Thu hứng – Đỗ Phủ ; các bài đọc thêm : Hoàng Hạc
lâu – Thôi Hiệu ; Khuê oán – Vương Xương Linh ; Điểu
minh giản – Vương Duy) : đề tài, cấu tứ, bút pháp tình cảnh
giao hoà ; phong thái nhân vật trữ tình ; tính cách luật và vẻ
đẹp hàm súc, cổ điển.
– Nhận biết được một bài thơ
Đường qua thể thơ, đề tài, cảm
hứng, nghệ thuật, biểu đạt.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường ; biết liên hệ
để hiểu một số đặc điểm của thơ Đường luật Việt Nam.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm thơ Đường theo đặc trưng
thể loại.
– Bước đầu nhận biết vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của
một số bài thơ hai-cư của M. Ba-sô (Nhật Bản).
– Phú Việt Nam – Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài
Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu : tinh thần yêu
nước, tự hào dân tộc, lối kết cấu và lời văn kết hợp biền
ngẫu với thơ.
– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể phú.
– Biết cách đọc - hiểu một bài phú theo đặc trưng thể loại.
Nắm được một số nét về sự phân
loại và cách thể hiện nội dung của
thể phú.
– Ngâm khúc Việt

Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một
đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn -
Đoàn Thị Điểm (?) : tình cảnh cô đơn và khát vọng hạnh
phúc ; bút pháp bày tỏ nỗi lòng, "tả cảnh ngụ tình" ; sức
biểu đạt của thể song thất lục bát.
– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể ngâm khúc.
– Biết cách đọc - hiểu một văn bản thuộc thể ngâm khúc.
Nắm được một số nét về thể thơ,
nhân vật trữ tình, nội dung của thể
ngâm khúc.
– Nghị luận trung
đại
Việt Nam
– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm, Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi : bản tuyên ngôn
hoà bình giàu tư tưởng nhân nghĩa ; tinh thần yêu nước, tự
hào dân tộc ; sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và
trữ tình ; lập luận chặt chẽ, sắc bén ; giọng điệu hào hùng.
– Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Tựa "Trích
diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương ; bài đọc thêm Hiền tài
là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung : đề cao
– Nhận ra bố cục, nội dung, ý
nghĩa, mạch lập luận, phát hiện các
chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các
văn bản đã học.
– Nhận biết vị trí, ý nghĩa của các
thể cáo, tựa trong văn học trung
đại Việt Nam, về câu văn biền
ngẫu trong bài cáo.

Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
việc bảo tồn văn hoá, trân trọng hiền tài ; nghệ thuật lập
luận chặt chẽ.
– Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể cáo, tựa.
– Biết cách đọc - hiểu tác phẩm nghị luận trung đại theo
đặc trưng thể loại.
– Sử kí trung đại Việt
Nam
– Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích
trong Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên : quan điểm
đánh giá về tài năng và đức độ của nhân vật lịch sử ; cách
lựa chọn chi tiết, sự việc, cách trần thuật.
– Nhận biết một vài đặc điểm của thể loại sử kí trung đại.
– Bước đầu biết cách đọc - hiểu một văn bản sử kí trung
đại.
Nhận biết lối viết sử : kết hợp giữa
biên niên với tự sự, cách kể chuyện
kiệm lời, giàu kịch tính.
– Truyện trung đại
Việt Nam
– Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức
phán sự ở đền Tản Viên – Nguyễn Dữ : ngợi ca người trí
thức cương trực ; lối kể chuyện và cách xây dựng nhân vật
của truyện truyền kì.
– Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện
truyền kì.
– Biết cách đọc - hiểu một truyện trung đại Việt Nam.
Nhận biết nội dung và các mô típ
kì ảo thường gặp trong truyện
truyền kì.

- Truyện thơ Nôm – Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật một số
đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn
Du : giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc ; nghệ thuật kể
chuyện và miêu tả tâm lí ; những đóng góp vào việc hoàn
thiện ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
– Hiểu một vài đặc điểm cơ bản của truyện thơ Nôm.
– Biết cách đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ Nôm theo
– Nhận biết nội dung tư tưởng, cảm
xúc, phát hiện các chi tiết nghệ
thuật của mỗi trích đoạn.
– Nhận biết hai loại truyện thơ
Nôm : bác học và bình dân ; nội
dung và nghệ thuật của truyện thơ
Nôm bác học.
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
đặc trưng thể loại.
- Tiểu thuyết
chương hồi Trung
Quốc
– Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các đoạn trích
trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung :
ngợi ca phẩm chất của con người trung nghĩa ; khuynh
hướng "tôn Lưu biếm Tào" ; mối quan hệ giữa lịch sử và
hình tượng nghệ thuật ; cách kể chuyện sinh động, giàu
kịch tính, nghệ thuật xây dựng nhân vật.
– Nhận biết một vài đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi.
– Biết cách đọc - hiểu một văn bản tiểu thuyết chương hồi
(bản dịch).
– Nhận biết một số đặc điểm về cách
tổ chức tác phẩm, xây dựng hình

tượng nhân vật, lối kể chuyện.
3.2. Lịch sử văn
học
– Quá trình văn học
– Hiểu được những nét chính về quá trình phát triển và
những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam.
– Hiểu những nét chính về đặc trưng và giá trị của văn học
dân gian Việt Nam.
– Hiểu được những nét chính về quá trình phát triển, đặc
điểm và thành tựu cơ bản của văn học trung đại Việt Nam.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên để đọc - hiểu tác phẩm
văn học dân gian, văn học trung đại và để làm bài nghị luận
văn học.
Nêu được các đặc điểm và giá trị
của các giai đoạn văn học, lấy
được các ví dụ để minh hoạ.
– Tác giả văn học – Biết một số nét chính về thời đại, thân thế và sự nghiệp
của một số tác giả được học trong chương trình.
– Biết những nét cơ bản về thời đại, thân thế và sự nghiệp
của Nguyễn Trãi : cuộc đời hào hùng và bi thương, tư
tưởng nhân nghĩa cao cả, sự nghiệp sáng tác phong phú, đa
dạng ; chất anh hùng ca và chất trữ tình trong thơ văn ;
– Nắm được những kiến thức về tác
giả qua những bài đọc - hiểu văn bản
và bài khái quát về tác gia, giai
đoạn văn học.
– Trình bày được những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp của
Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú
những đóng góp to lớn vào thể loại thơ Nôm.

– Biết một số nét chính về thời đại, thân thế và sự nghiệp
của tác gia Nguyễn Du : cuộc đời thăng trầm trong một thời
kì lịch sử đầy biến động ; tấm lòng nhân đạo cao cả ; những
đóng góp to lớn vào sự phát triển của thể loại truyện thơ
Nôm.
– Biết vận dụng những hiểu biết trên để đọc - hiểu tác phẩm
và làm bài nghị luận về tác giả văn học.
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, minh
hoạ được một số giá trị nội dung và
nghệ thuật nổi bật qua những tác
phẩm đã học, đã đọc.
3.3. Lí luận văn
học
– Văn bản văn học
– Bước đầu hiểu các đặc điểm của văn bản văn học, mối
quan hệ giữa ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa.
– Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu văn bản
văn học.
– Thể loại – Biết một số nét chính về đặc điểm của các thể loại văn
học dân gian (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
cười, ca dao, ), văn học trung đại (thơ, nghị luận, phú,
cáo, truyện, ngâm khúc), văn học nước ngoài (thơ Đường,
thơ hai-cư, tiểu thuyết chương hồi) được học trong chương
trình.
– Biết vận dụng kiến thức thể loại vào việc đọc - hiểu và tạo
lập văn bản.
Nắm được các đặc điểm thể loại
qua các bài đọc - hiểu văn bản.
– Một số khái niệm
lí luận văn học khác

– Hiểu sơ lược về một số yếu tố của tác phẩm văn học
(nhân vật trữ tình, cốt truyện, kết cấu, ).
– Biết vận dụng kiến thức trên vào đọc - hiểu văn bản và
viết bài nghị luận văn học.
Nắm được khái niệm qua các bài
khái quát, đọc - hiểu văn bản.
B - hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
TổNG QUAN nền VĂN HọC VIệT NAM
qua các thời kì lịch sử
I - MứC Độ CầN ĐạT
– Thấy được hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam : văn học dân
gian và văn học viết ;
– Nắm được một cách khái quát tiến trình phát triển của văn học viết ;
– Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư
tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong văn học,
2. Kĩ năng
Nhận diện được nền văn học của một dân tộc.
III - HƯớNG DẫN THựC HIệN
1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản
a) Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam : văn học dân gian và văn
học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
– Văn học dân gian : gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết,
truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, truyện
thơ, chèo ; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân
dân lao động.
– Văn học viết : được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ ; là
sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.

b) Ba thời kì lớn của văn học Việt Nam
- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX : còn gọi là văn học trung đại ; văn
học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm ; hình thành và phát triển trong bối cảnh
văn hoá, văn học vùng Đông Nam á, Đông á ; có quan hệ giao lưu với nhiều
nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.
- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 : chủ yếu viết
bằng chữ quốc ngữ, có nhiều chuyển biến lớn, phản ánh những thay đổi sâu
sắc của đất nước về một xã hội và ý thức.
- Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX : tồn tại trong bối
cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc và tiếp nhận
tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.
c) Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn
hoá, đạo đức, thẩm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ : quan
hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý
thức về bản thân.
2. Luyện tập
– Khuyến khích HS nêu nhận định (lấy từ các luận điểm chính trong bài) và
tập phân tích, lấy dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định đó.
– HS có được kĩ năng : nắm bắt, nhìn nhận một nền văn học, nêu ra được
những nhận định khái quát, cơ bản về văn học.
3. Hướng dẫn tự học
– Nhớ đề mục, các luận điểm chính của bài.
– Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
VĂN BảN
I - mức độ cần đạt
– Hiểu khái quát về văn bản và các đặc điểm của văn bản ;
– Vận dụng được kiến thức về văn bản vào đọc - hiểu văn bản và làm văn.
II - Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Khái quát về văn bản.

– Đặc điểm của văn bản.
2. Kĩ năng
– Dự đoán được nội dung của văn bản qua các dấu hiệu hình thức (tên gọi,
thể loại, thể thức cấu tạo văn bản, ).
– Tạo lập văn bản hoàn chỉnh phù hợp với mục đích và đối tượng giao tiếp.
III - Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
– Khái quát về văn bản :
+ Văn bản là những lời nói hoặc bài viết trong giao tiếp thường do nhiều câu
kết hợp với nhau tạo thành.
+ Muốn tạo lập một văn bản, người nói, viết phải xác định rõ mục đích, đối
tượng, nội dung, thể thức cấu tạo và quy tắc ngôn ngữ được vận dụng trong
văn bản.
– Các đặc điểm của văn bản : văn bản có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng,
tình cảm và mục đích ; văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức ; văn bản có
tác giả.
2. Luyện tập
– Các Bài tập 1, 2 trong phần Luyện tập (SGK) nên để HS chuẩn bị trước ở
nhà và trình bày trước nhóm, trước lớp trong phần lí thuyết. (Có thể tập cho
HS cách thức trình bày theo lối trình chiếu, theo phương pháp dự án).
– Các Bài tập 3, 4 nên hướng dẫn để HS tự học.
– Sau phần lí thuyết, GV hướng dẫn HS làm Bài tập 5 để củng cố hiểu biết
về ba đặc điểm của văn bản. HS có thể thảo luận trong nhóm, rồi cử đại diện
trình bày trước lớp.
3. Hướng dẫn tự học
– GV lưu ý HS nắm vững các câu hỏi cần trả lời trước khi tạo lập một văn
bản và ba đặc điểm cơ bản của văn bản.
– Vận dụng kiến thức trên để làm các Bài tập 3, 5.
Phân loại Văn bản
theo phương thức biểu đạt

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm vững các đặc điểm cơ bản của các kiểu văn bản và phương thức biểu
đạt ;
– Vận dụng được những kiến thức về các kiểu văn bản và phương thức biểu
đạt vào việc đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
ii - trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Văn bản theo phương thức biểu đạt : văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm,
nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính – công vụ) ; trình bày được
đặc điểm của mỗi loại văn bản theo phương thức biểu đạt.
– Phân biệt các kiểu văn bản theo phương thức biểu đạt.
2. Kĩ năng
– Nhận diện được kiểu văn bản và phương thức biểu đạt qua các ví dụ cụ
thể.
– Nhận ra và phân tích được tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu
đạt trong một văn bản.
– Vận dụng kiến thức đã học về mục đích, yêu cầu của kiểu văn bản và
phương thức biểu đạt để lập ý, viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau.
iii - hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
Nội dung của bài học là sự củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được
học ở THCS, do vậy cần tăng cường thực hành luyện tập qua việc phân tích
các văn bản cụ thể.
2. Luyện tập
- Nhận diện các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
– Nhận diện và phân tích sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn
bản.
3. Hướng dẫn tự học
– Tự sưu tầm và phân loại các văn bản theo phương thức biểu đạt.
KHáI QUáT VĂN HọC DÂN GIAN VIệT NAM

I - MứC Độ CầN ĐạT
– Nắm được khái niệm và có thể phân biệt được các thể loại của văn học dân
gian Việt Nam ;
– Hiểu được những đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt
Nam.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
– Khái niệm, đặc trưng cơ bản và giá trị nhiều mặt của văn học dân gian Việt
Nam.
– Các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.
2. Kĩ năng : Biết nhận dạng và tiếp nhận các tác phẩm văn học dân gian
Việt Nam.
III - HƯớNG DẫN THựC HIệN
1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản
a) Khái niệm
– Văn học dân gian là một bộ phận có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch
sử hình thành và phát triển của văn học dân tộc.
– Văn học dân gian là những sáng tác tập thể, truyền miệng lưu truyền trong
nhân dân.
Văn học dân gian ra đời từ rất sớm. Khi văn học viết xuất hiện, văn học dân
gian vẫn tiếp tục phát triển chủ yếu trong các tầng lớp bình dân, và cả những
trí thức mà tư tưởng, sinh hoạt gần gũi với nhân dân lao động.
Văn học dân gian gắn bó với đời sống và tư tưởng, tình cảm của quần chúng
lao động, là hình thức nghệ thuật tập thể thể hiện ý thức cộng đồng của các
tầng lớp dân chúng.
Văn học dân gian Việt Nam là văn học của nhiều dân tộc. Các dân tộc ở Việt
Nam dù khác nhau về dân số, trình độ phát triển kinh tế – xã hội nhưng đều
có gia tài văn học dân gian mang bản sắc riêng, đóng góp vào kho tàng văn
học dân gian chung.
b) Những giá trị cơ bản

– Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh chân thực
cuộc sống, lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động được đánh giá
như "sách giáo khoa về cuộc sống".
– Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng các truyền thống nghệ thuật
đậm đà bản sắc dân tộc.
– Văn học dân gian có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của
văn học viết. Trong lịch sử văn học Việt Nam (trước đây và trong sự nghiệp
xây dựng, phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc
hiện nay), văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như ngọn nguồn vô tận
cho sự sáng tạo nghệ thuật.
c) Đặc trưng
Văn học dân gian có những đặc trưng khác với văn học viết về phương thức
sáng tác và lưu truyền, về phương pháp miêu tả và biểu hiện đời sống.
– Văn học dân gian là những sáng tác truyền miệng và tập thể
Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.
Phải hiểu phương thức truyền miệng như một nhu cầu văn hoá, nhu cầu
sáng tác và tiếp nhận trực tiếp, giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên của
cộng đồng. Phương thức truyền miệng tạo nên tính diễn xướng và liên quan
chặt chẽ tới phương thức sáng tác tập thể của văn học dân gian.
Đặc điểm về truyền miệng và sáng tác tập thể tạo nên tính dị bản và đặc
trưng về nội dung của tác phẩm văn học dân gian : chỉ quan tâm tới những gì
chung cho cả cộng đồng người, là tiếng nói chung của cộng đồng. Cho nên,
trong các tác phẩm văn học dân gian thường có những yếu tố được lặp đi lặp
lại nhiều lần, những cách thức cấu tạo hình tượng tương đồng giữa các tác
phẩm.
– Một số đặc điểm về ngôn ngữ và phương pháp nghệ thuật của văn học dân
gian
Ngôn ngữ văn học dân gian thường giản dị và còn giữ lại nhiều đặc điểm
của ngôn ngữ nói.
Văn học dân gian có cách nhận thức và phản ánh hiện thực đặc trưng. Đó là

cách cảm, cách nghĩ hồn nhiên gắn với tín ngưỡng, tập tục dân gian ; là
phương pháp phản ánh hiện thực một cách kì ảo, mô tả qua trí tưởng tượng.
d) Thể loại
Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại chính như thần thoại, sử thi
dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười dân gian, truyện ngụ
ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ dân gian, các thể loại
sân khấu dân gian (chèo, tuồng đồ, các trò diễn mang tích truyện, ).
2. Hướng dẫn tự học
– Ghi lại tên những bài ca, những câu chuyện cổ đã từng được nghe và nêu
lên một vài cảm nhận của mình.
– Kẻ bảng để ghi nhớ đặc điểm chính của từng thể loại văn học dân gian
Việt Nam.
PHÂN LOạI VĂN BảN THEO
PHONG CáCH CHứC NĂNG NGÔN NGữ
I - mức độ cần đạt
– Nắm được cách phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ ;
– Vận dụng được hiểu biết nói trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
II - Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ.
– Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Kĩ năng
– Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản cụ thể.
– Tạo lập một loại văn bản thường dùng theo đúng phong cách chức năng
ngôn ngữ.
III - Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ : Phong cách chức năng ngôn
ngữ là những kiểu diễn đạt nhất định để thực hiện chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ.

Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ : văn bản sinh hoạt,
văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản báo chí, văn bản chính luận,
văn bản nghệ thuật.
2. Luyện tập
– Tìm ví dụ về các loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ (Mỗi
loại nên lấy từ 2 đến 3 ví dụ).
– Sưu tầm một số văn bản hành chính và nhận xét về những đặc điểm chung
liên quan đến cấu tạo của các văn bản đó.
– Xếp loại và nêu nhận xét về thể thức cấu tạo của một bài học trong SGK.
3. Hướng dẫn tự học
Viết và trình bày đơn xin học một môn thể thao ở câu lạc bộ.
Chiến thắng Mtao Mxây
(Trích sử thi Đăm Săn)
I - mức độ cần đạt
– Thấy được đây là đoạn trích thể hiện trực tiếp đề tài chiến tranh – đề tài
trung tâm của sử thi anh hùng và ý nghĩa chiến công của người anh hùng ;
– Nắm được một số đặc điểm của sử thi anh hùng qua đoạn trích.
II - TRọNG TÂM kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– ý nghĩa của đề tài chiến tranh và chiến công của người anh hùng Đăm Săn
trước Mtao Mxây.
– Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng : xây dựng
thành công nhân vật anh hùng ; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu ;
phép so sánh, phóng đại được sử dụng đạt hiệu quả cao.
2. Kĩ năng
– Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
– Phân tích văn bản sử thi anh hùng theo đặc trưng thể loại.
iii - Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
– Đăm Săn là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và

kho tàng sử thi dân gian Việt Nam nói chung.
– Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm
Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn thắng, cứu được vợ và thu phục được dân làng
của tù trưởng Mxây.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
Vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây và trong
quan hệ với cộng đồng
- Trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây : Đăm Săn luôn chủ động, thẳng
thắn, dũng cảm và mạnh mẽ, còn Mtao Mxây thì bị động, hèn nhát, khiếp sợ.
Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh dân làng. Chàng chiến
đấu với Mtao Mxây để giành lại vợ nhưng đồng thời cũng là bảo vệ cuộc
sống yên bình của cả cộng đồng. Vì thế, chiến công của Đăm Săn là niềm tự
hào của cả cộng đồng.
- Trong cảnh ăn mừng chiến thắng, Đăm Săn hiện lên với sức mạnh phi
thường, một tù trưởng oai phong, giàu mạnh. Tầm vóc chiến công của người
anh hùng Đăm Săn như trùm lên cả xứ sở Ê-đê.
- ý nghĩa : tôn vinh người anh hùng Đăm Săn. Chàng đã quy tụ cả dân làng
và tôi tớ của Mtao Mxây thành một tập thể lớn mạnh. Họ tự nguyện theo
chàng vì quyền lợi của cộng đồng như một nghĩa vụ thiêng liêng. Cảnh ăn
mừng chiến thắng tưng bừng đã tô đậm ý nghĩa của chiến tranh bộ tộc trong
sự phát triển của cộng đồng.
b) Nghệ thuật
– Ngôn ngữ phù hợp với sử thi : ngôn ngữ của người kể biến hoá linh hoạt ;
ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ.
– Sử dụng có hiệu quả những biện pháp tu từ thường thấy trong sử thi : lối
miêu tả song hành, đòn bẩy, xây dựng những đối thoại trực tiếp, nghệ thuật
so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến.
c) ý nghĩa văn bản
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp, chiến công của người

anh hùng Đăm Săn – một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia
đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là
người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại.
3. Hướng dẫn tự học
– So sánh lời nói, cử chỉ, hành động của Đăm Săn và Mtao Mxây. Nhận xét
về cách đánh giá khác nhau của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

– Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại
và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Đọc thêm
Đẻ đất đẻ nước
(Trích sử thi Đẻ đất đẻ nước)
i - mức độ cần đạt
– Thấy được nhận thức của người Mường cổ về vũ trụ, con người buổi ban
đầu ;
– Nhận biết được đặc điểm cơ bản của thể loại sử thi thần thoại.
ii - trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Nhận thức của người Mường cổ về vũ trụ, con người buổi ban đầu.
– Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
2. Kĩ năng
Đọc - hiểu về sử thi thần thoại.
iii - hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
Vài nét về sử thi Đẻ đất đẻ nước (SGK).
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
Nhận thức của người Mường cổ thật hồn nhiên và sự lí giải không khoa học.
Trong con mắt người Mường cổ, vũ trụ là một khối hỗn mang (con người

"chưa có đất", "chưa có trời", "chưa có người", "thứ gì cũng chưa có, chưa
nên") : chưa hoàn chỉnh về loài sinh vật, chưa có tiền đề cho sự hình thành,
chưa có đủ hệ thống,
b) Nghệ thuật
Phép lặp được sử dụng một cách sinh động (chưa có, chưa nên).
c) ý nghĩa văn bản
Đoạn trích giúp người đọc nhận ra quan niệm của người Mường cổ về sự
hình thành vũ trụ.
3. Hướng dẫn tự học
Phân tích nhận thức của người Mường cổ về vũ trụ, con người.
VĂN BảN VĂN HọC
i - mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm văn bản văn học, hiểu được các đặc điểm của văn bản
văn học ;
– Biết vận dụng kiến thức đó vào đọc - hiểu văn bản văn học.
ii - trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
Khái niệm về văn bản văn học, những đặc điểm của văn bản văn học.
2. Kĩ năng
Đọc văn bản văn học theo phong cách chức năng.
III - Hướng dẫn thực hiện
1. Tìm hiểu chung
a) Khái niệm :
Văn bản văn học là loại văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật để
sáng tạo nên tác phẩm văn học.
b) Văn bản văn học có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản
văn học gồm các văn bản hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí, Theo nghĩa hẹp, văn
bản văn học gồm các tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch bản, tuỳ bút,
c) Đặc điểm của văn bản văn học
– Về ngôn từ gồm các đặc điểm : có tính nghệ thuật và thẩm mĩ, có tính hình

tượng, có tính biểu tượng và đa nghĩa.
– Về hình tượng có các đặc điểm : là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên
trong tâm trí người đọc, là một phương tiện giao tiếp đặc biệt.
– Về ý nghĩa : văn bản văn học là tất cả những gì hình tượng văn học gợi lên
trong người đọc. Nó thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, Các
lớp ý nghĩa của văn bản văn học bao gồm đề tài, chủ đề,
– Về cá tính sáng tạo của nhà văn : Văn học dân gian do đặc trưng truyền
miệng nên không còn dấu ấn cá nhân nhưng có dấu ấn của vùng miền. Mọi
văn bản văn học viết đều có dấu ấn cá nhân. Cá tính sáng tạo của nhà văn
làm cho văn học trở nên đa dạng.
2. Luyện tập
Tiếp nhận văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên.
– Sáng tác bằng phương tiện ngôn ngữ tiếng Việt, chữ quốc ngữ có vần, có
nhịp, có sự cộng hưởng giữa các yếu tố ngôn ngữ (âm hưởng ngôn ngữ).
– Hình tượng : ông đồ – mưa xuân – hoa đào, mực, bút, chữ,
– Tầng nghĩa : Ông đồ : Hán học
Ông đồ : Nền văn hoá Nho giáo
Ông đồ : Vẻ đẹp truyền thống,
+ Phong cách : đượm buồn, trăn trở, nuối tiếc, xót xa, của nhà thơ.
3. Hướng dẫn tự học : Viết một văn bản văn học theo chủ đề tự chọn.
UY-LíT-XƠ TRở Về
(Trích sử thi Ô-đi-xê - HÔ-ME-RƠ)
I - MứC Độ CầN ĐạT
– Thấy được diện mạo tinh thần của người Hi Lạp cổ đại thể hiện ở phẩm
chất nhân vật lí tưởng ;
– Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi Hi Lạp nói chung và sử thi Ô-
đi-xê nói riêng.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
– Trí tuệ và tình yêu của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp, biểu tượng của những phẩm

chất cao đẹp mà người cổ đại Hi Lạp khát khao vươn tới.
– Dự báo thiên tài của Hô-me-rơ về hình thái đầu tiên của xã hội mới : sự
hình thành gia đình và quan hệ hôn nhân một vợ một chồng chung thuỷ.
– Đặc sắc của nghệ thuật sử thi Hô-me-rơ : miêu tả tâm lí, lối so sánh, sử
dụng ngôn từ, giọng điệu.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích nhân vật qua đối thoại.
III - HƯớNG DẫN THựC HIệN
1. Tìm hiểu chung
– Hô-me-rơ, người được coi là tác giả của hai sử thi nổi tiếng I-li-át và
Ô-đi-xê, là nhà thơ mù, sinh vào khoảng thế kỉ IX – VIII (trước CN).
– Đoạn trích thuật lại chuyện sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ-roa và
lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương chiến thắng bọn cầu hôn Pê-
nê-lốp, đoàn tụ gia đình.
2. Đọc - hiểu văn bản
a) Nội dung
– Vẻ đẹp tâm hồn : tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, cha con, mẹ con, tình
người.
– Vẻ đẹp trí tuệ : khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của
những nhân vật lí tưởng. (Thông qua việc phân tích những lời thoại giữa Pê-
nê-lốp và nhũ mẫu Ơ-ri-clê để thấy dược niềm vui sướng và sự hoài nghi của
người vợ khi chồng trở về ; giữa Pê-nê-lốp và Tê-lê-mác để thấy được phản
ứng của con trai trước thái độ có vẻ tàn nhẫn của mẹ đối với cha mình ; giữa
Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để thấy được niềm hạnh phúc tột cùng sau cuộc đấu
trí bằng "phép thử" về bí mật của chiếc giường).
b) Nghệ thuật
– Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết cụ thể, lối so sánh có đuôi dài sinh động,
giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi.
– Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chậm rãi, tha thiết.

c) ý nghĩa văn bản
– Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh
bảo vệ hạnh phúc gia đình.
– Đề cao quan hệ tình cảm mẫu mực khi hình thái gia đình xuất hiện, chế độ
công xã tan rã, người Hi Lạp bước vào ngưỡng cửa chế độ chiếm hữu nô lệ.
3. Hướng dẫn tự học
– Đọc theo kiểu đối thoại nhân vật kịch, thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật và
xung đột kịch.
– Học theo nhóm, phân vai.
– So sánh với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn).
Thực hành lập ý và viết đoạn Văn
theo các yêu cầu khác nhau
i - mức độ cần đạt
Biết vận dụng các kiến thức đã học về mục đích, yêu cầu của kiểu văn bản
và phương thức biểu đạt vào việc thực hành lập ý, viết đoạn văn theo các
yêu cầu khác nhau.
ii - trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
– Kiến thức về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
– Các yêu cầu về tìm ý, lập dàn ý cho một đề văn.
– Các yêu cầu về viết đoạn văn.
2. Kĩ năng
– Nhận diện và phân biệt được các đề văn theo các yêu cầu khác nhau.
– Lập được dàn ý cho các đề văn.
– Viết được đoạn văn triển khai một ý trong đề bài
III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
Các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng qua việc thực hành luyện tập.
2. Luyện tập
Có thể ra các đề bài như trong SGK hoặc ra thêm các đề văn khác phù hợp

với đối tượng HS và yêu cầu của bài học.
Ví dụ : Viết đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm với các yêu cầu cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Rèn luyện thêm về lập ý và viết đoạn văn theo yêu cầu cụ thể.
RA-MA BUộC TộI
(Trích sử thi Ra-ma-ya-na - VAN-MI-KI)
I - MứC Độ CầN ĐạT
– Hiểu được ý thức và hành động của Ra-ma và Xi-ta trong việc bảo vệ danh
dự ;
– Nắm được nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật qua đoạn trích.
II - TRọNG TÂM KIếN THứC, Kĩ NĂNG
1. Kiến thức
– Quan niệm của người ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật
lí tưởng.
– Đặc sắc của nghệ thuật sử thi ấn Độ : tính quy mô đồ sộ, tính giáo huấn
sâu sắc, tính xung đột gay gắt, tính đa dạng của hệ thống nhân vật.
2. Kĩ năng
– Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
– Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột và cách giải
quyết xung đột.

×