Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

5 bước để nói một ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 85 trang )

Chương 1
Những điều bạn nên biết trước khi bắt đầu
“Nếu bạn muốn toả sáng ngày mai, bạn cần phải lấp lánh ngày hôm nay.”
Phạm Quang Hưng
Nói một ngôn ngữ mới là thứ mà nhiều người trong chúng ta luôn luôn mơ
ước. Họ muốn nó cho nhiều lý do. Đối với những người sống ở Việt Nam,
để nói được tiếng Anh tốt có thể thay đổi đột ngột triển vọng nghề nghiệp
của họ. Đối với những đứa trẻ được sinh ra ở Mỹ nhưng có bố mẹ là những
người không nói tốt tiếng Anh, học tiếng mẹ đẻ có thể giúp các thành viên
trong gia đình gần lại nhau hơn. Một vài người học một ngôn ngữ mới cho
những điều họ yêu quý, như bạn của tôi, Brian, người đã yêu một cô gái Việt
nam. Ồ, tôi không ở đây để nói về lý do tại sao chúng ta cần phải học một
ngôn ngữ mới, nhưng là về làm thế nào để thực hiện điều đó. Vì thế tại sao
chúng ta không chuyển sang đề tài đó ngay bây giờ.
Mỗi vận động viên có một phiên khởi động trước khi tiến hành mỗi cuộc
chơi. Chúng ta sẽ làm điều tương tự. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói
về một vài điều hoang đường về việc học một ngôn ngữ mới. Bạn sẽ thấy
rằng dù cho việc học một ngoại ngữ không là một nhiệm vụ đơn giản, bạn
hoàn toàn có thể thành thạo nó nếu bạn biết cách phải làm như thế nào.
Điều hoang đường
Tôi không được sinh ra để học ngoại ngữ
Hầu hết mọi người tin rằng học một ngôn ngữ mới yêu cầu những năng lực
dưới vài hình thức nào đó. Những gì chúng ta đã thường nghe từ bố mẹ của
chúng ta là: “con của tôi có tài năng lớn trong việc học ngoại ngữ” hay
ngược lại là “con của tôi không tốt trong học ngoại ngữ”. Tôi hi vọng rằng
bạn đủ may mắn để nghe lời bình phẩm đầu tiên khi nó có thể gây cho bạn
một sự tự tin to lớn và nâng cao sự nỗ lực học tập của bạn. Nếu như bạn ở
cái sau, bạn có lẽ tin tưởng vào nó và sẽ từ bỏ sau cố gắng đầu tiên.
Một ngoại ngữ cũng được gọi là ngôn ngữ thứ hai. Hãy để tôi hỏi bạn một
câu: bạn có thành công với ngôn ngữ thứ nhất của bạn không? Và nếu như
bạn có thể học ngôn ngữ thứ nhất, tại sao lại không thể học ngôn ngữ thứ


hai?
Khi lần đầu tiên bạn học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, bạn thiếu nhiều công cụ.
Khi bạn được 2 hay 3 tuổi, bạn không có từ điển, không có kỹ năng đọc hay
viết, hay thậm chí là kinh nghiệm. Chỉ là bạn có thể thành thạo nó. Bây giờ
bạn có một số lượng lớn những công cụ xung quanh để hỗ trợ mình, tại sao
bạn không thể chỉ là lặp lại thành công đó?
Điểm mấu chốt là vấn đề về lòng tin của bạn.
Tôi quá già để học một ngôn ngữ mới
Đây là một trong những phàn nàn phổ biến nhất mà tôi đã từng nghe từ
những học viên và bạn bè của mình. Nhiều người, bao gồm những nhà khoa
học, tin rằng trẻ con học ngoại ngữ giỏi hơn những người trưởng thành. Họ
cũng tin rằng những người trưởng thành không thể hấp thụ thêm một ngôn
ngữ nữa.
Thực tế là những đứa trẻ dường như thích nghi nhanh hơn với một môi
trường ngôn ngữ mới. Nhiều báo cáo ủng hộ ý tưởng đó. Tuy bạn cũng có
thể thấy những đứa trẻ đó nhanh chóng làm quen với một ngôn ngữ mới
nhưng, sau một thời gian ngắn, chúng dường như có khuynh hướng chậm lại
đến mức độ học bình thường. Tôi lần đầu tiên học tiếng Pháp khi tôi chỉ mới
11 tuổi và tiếng Anh khi tôi đang học trung học. Tiếng Anh là một trong
những thứ chính của tôi trong nhiều năm sau đó cho đến khi tôi rời đại học.
Nó vẫn quan trọng khi tôi bắt đầu làm việc. Một vài năm sau đó, tôi vẫn
không thể nói được tiếng Anh tốt. Tuy nhiên, khi tôi lớn tuổi hơn, (dĩ nhiên
mọi người nhiều tuổi hơn khi anh ta hay cô ta ở trường), tôi đạt được nhiều
thành công trong một vài tháng hơn là những gì mà tôi đạt được trong tất cả
những năm trước đó.
Steve Kaufmann là một nhà ngôn ngữ học người Mỹ, ông ta có thể nói 9 thứ
tiếng (bây giờ, ông ta có lẽ học nhiều hơn thế). Và ông ta bắt đầu học ngôn
ngữ thứ 9 khi ông ta 59 tuổi.
Đó không phải là về số tuổi của bạn là bao nhiêu, nó là về bạn nghĩ bạn là
người già như thế nào.

Tôi phải đi đến đất nước mà người ta nói ngôn ngữ mà tôi muốn học
Tôi đồng ý rằng ở đất nước mà người ta nói tiếng bản xứ ngôn ngữ mà bạn
muốn học sẽ giúp bạn rất nhiều. Nhưng nó không phải là một điều bắt buộc.
Tôi đã ở Mỹ trong vòng 6 tháng để học tiếng Anh. Tôi nhận thấy rằng có
một số lượng lớn những yếu tố thuộc về môi trường mà tôi có được đã tồn
tại sẵn ở Việt Nam, ở nước tôi. Tôi vẫn nhớ rằng vào những ngày mới đến
Mỹ một người bạn Mỹ gốc Việt của tôi nói với tôi rằng: “tốt nhất là bạn xem
ti vi mỗi ngày để tăng cường khả năng nghe tiếng Anh của bạn”. Đó là lời
gợi ý chân thành, nhưng nó làm tôi sốc bởi vì tôi đến Mỹ với kỳ vọng rằng
đất nước này sẽ giúp tôi tăng vọt khả năng tiếng Anh của mình, chứ không
phải là xem Tivi”
Nếu như bạn ở nhà và muốn tăng cường khả năng nghe của mình, tại sao chỉ
là xem TV?
Trong chương 10, tôi sẽ nói với bạn nhiều chiến lược khác để có được một
môi trường nói tiếng Anh tự nhiên ở ngay trong đất nước của bạn.
Học một ngôn ngữ như một chuyến đi dài. Nó có thể dành cả cuộc đời bạn
để học một ngôn ngữ
Nếu phải dành cả cuộc đời mình để học một ngôn ngữ mới, vậy thì bạn nghĩ
rằng Steve Kaufman có bao nhiêu cuộc đời hay những người khác mà có thể
nói được 4 hay 5 ngoại ngữ có bao nhiêu cuộc đời? Thực tế, nhiều người,
bao gồm cả bản thân tôi, đã học một ngôn ngữ một thời gian dài nhưng
không bao giờ tập trung vào nó. Đó là như thể nếu như bạn muốn phát triển
cơ bắp của bạn bằng cách nâng một vật nặng 5kg chỉ 3 lần một ngày. Kết
quả chẳng bao giờ đến bằng cách đó. Khi học một ngoại ngữ, tập trung là
điều then chốt. Nếu như tập trung trong một thái độ đúng đắn, bạn có thể đạt
được một sự thành thạo chỉ trong một thời gian ngắn.
Tôi phải có một người giáo viên giỏi
Một vài người có khuynh hướng trì hoãn lại vài thứ; tôi gọi đó là những
người trì hoãn. Họ vẫn tìm kiếm những giáo viên trông chắc chắn là giỏi. ?
Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên có những thế mạnh riêng và điểm yếu riêng của

mình. Điều quan trọng là những gì mà bạn học từ họ, chứ không phải là
những gì mà bạn không thể học từ họ.
Thậm chí một người nói tiếng bản xứ sẽ có những điểm yếu riêng của mình
trong việc dạy chính ngôn ngữ của họ. Ví dụ như, thỉnh thoảng, một người
nói tiếng bản xứ có thể không hiểu rõ ràng tại sao một từ là dễ đối với cô ấy
nhưng lại không dễ cho những học viên của mình.
Bạn không cần một người giáo viên rất giỏi, nhưng bạn cần một tiến trình
tốt.
Chỉ những người thông minh mới có thể học ngôn ngữ mới
Điều thực tế là khi bạn gặp một người nào đó có thể nói được một hay nhiều
hơn một ngoại ngữ, bạn cảm thấy rằng người đó là thông minh. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng học một ngôn ngữ mới sẽ làm nâng lên chỉ số
IQ của bạn, điều này có nghĩa là học một ngoại ngữ sẽ làm cho bạn thông
minh hơn, chứ không phải là bạn phải thông minh mới có thể học ngoại ngữ.
Điều khám phá này là thú vị phải không? Nếu bạn vẫn còn lo lắng về bạn
thông minh bao nhiêu, những điều tìm thấy sau đây sẽ làm bạn thích thú.
Nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta chứa khoảng 30 tỷ tế bào. Mỗi
lần chúng ta hấp thụ hay phân tích thông tin, một kết nối mới được thiết lập
giữa những tế bào não. Những kết nối này có thể biến mất nhanh chóng hay
có thể giữ lại trong một thời gian dài dựa trên mức độ quan trọng của thông
tin này đối với bạn. Không phải ở số lượng các tế bào quyết định mức độ
thông minh của bạn, mà đó là số lượng các kết nối làm điều đó. Số lượng
các kết nối gia tăng khi bộ não của bạn làm việc và giảm xuống khi nó
ngừng suy nghĩ và ghi nhớ mọi thứ. Nếu như bạn làm toán để đếm số lượng
kết nối có thể có, đó là điều không thể tưởng tượng nổi, nó dường như là vô
hạn.
Tony Buzan, một chuyên gia nghiên cứu bộ não nổi tiếng, ước tính rằng một
người bình thường chỉ dùng khoảng tầm 3% đến 8% của năng lực của bộ
não của mình. Trong khi những người thông minh có thể sử dụng chỉ 10%
tiềm lực bộ não của họ. Điều này có nghĩa là không có vấn đề gì về việc chỉ

số IQ của bạn là bao nhiêu vào lúc này, bạn có thể ở mức đâu đó khoảng 2%
đến 10%. Nếu bạn trong một cuộc chạy marathon, đứng trước vạch một vài
mét hay đứng sau vạch xuất phát không làm nên điều khác biệt gì lớn, nhưng
sự nỗ lực không ngừng của bạn mới là quan trọng. Có nhiều chỗ cho sự cải
thiện. Nếu điều này là đúng, câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là làm thế nào để
bạn thông minh hơn?
Tôi thường nghĩ rằng bộ não của chúng ta giống như một đĩa cứng của máy
tính, đó là nếu như chúng ta nén chặt quá nhiều thông tin vào bên trong nó,
một vài thông tin cũ sẽ bị thay thế bởi những thông tin mới đến và biến mất.
Tôi thấy rằng tôi đã sai. Sự thật là nếu như bạn thu thập nhiều thông tin hơn,
khả năng nhớ của bạn sẽ tăng theo đó. Bạn có thể nhớ nhiều hơn và ở mức
độ nhanh hơn. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ ít, khả năng suy nghĩ của bạn sẽ
suy yếu dần. Bộ não của chúng ta có một cơ chế tương tự như cơ bắp của
chúng ta. Nếu như tập luyện thường xuyên, cơ bắp của bạn sẽ trở nên mạnh
mẽ hơn, và ngược lại, nếu như bạn không luyện tập, những cơ bắp của bạn
sẽ phát triển yếu đi. Những nghiên cứu khám phá những điều thú vị rằng khi
chúng ta đối diện với một vấn đề và cố gắng để giải quyết nó, những kết nối
mới lại xuất hiện trong bộ não giúp cho chúng ta thông minh lên tí chút. Nếu
như chúng ta chọn dừng suy nghĩ, chúng ta trở thành kém thông minh đi một
chút.
Tôi có một người hàng xóm là một người tài xế lái xe taxi. Một lần anh ta
nói là anh ta không thích công việc của mình. Khi tôi hỏi anh ta tại sao
không thay đổi sang một công việc khác, anh ta khăng khăng rằng anh ta là
một người người bỏ đi và rằng anh ta không thể làm thế nào để học bất kỳ
điều gì mới. Một ngày nọ, khi chúng tôi cùng thưởng thức một buổi nhậu
cùng nhau ở nhà anh ta, chờ đợi trước màn hình ti vi theo dõi trận đá banh
bắt đầu, anh ta thách tôi chơi một ván cờ. Như bạn biết đó, tôi không tệ
trong việc chơi cờ. Tôi thường đánh bại bố tôi và bạn của ông ấy khi tôi chỉ
mới 11 tuổi. Vâng, hôm đó tôi thua 3 ván liên tục chỉ trong 15 phút! Khi tôi
đang viết điều này, thì hình ảnh của người hàng xóm của tôi bất thình lình

nảy ra trong đầu mình và tôi tự hỏi: làm thế nào một người chơi cờ giỏi lại
có thể là một người bỏ đi!
Nếu thỉnh thoảng bạn nghĩ rằng mình không thông minh, bạn nên nghĩ lại.
Vâng, bạn có thể học một ngôn ngữ mới
Tôi nghe một câu chuyện thú vị khi tôi tham dự một khoá học với Brian
Tracy, một người bạn nên đến nếu bạn muốn tìm kiếm thành công. Đó là về
châu Phi nơi mà có nhiều voi và những người quản tượng. Một ngày nọ, một
nhóm du khách đến để xem những người quản tượng huấn luyện những con
voi của họ. Họ ngạc nhiên khi thấy những người quản tượng chỉ dùng một
dây thừng nhỏ để cột chân những con voi vào mọi lúc. Khi một người du
khách đem những câu hỏi của họ đến một người quản tượng làm việc gần
đó, anh ta giải thích: “một con voi được cột bằng một sợi dây thừng nhỏ khi
nó chỉ vừa mới sinh. Trong thời gian đầu, nó cố gắng chống cự để thoát
khỏi. Nhưng tất cả những nỗ lực của nó chỉ mang lại một kết quả là những
vết thương đau đớn ở trên chân nó; nó vẫn còn quá nhỏ để bứt được sợi dây
đó. Sau một vài ngày cố gắng để giải thoát, rốt cuộc nó từ bỏ. Thậm chí khi
nó lớn lên thành một con vật trưởng thành và to lớn hơn, nó không bao giờ
thực hiện cố gắng khác một lần nữa.
Bất kỳ ai trong chúng ta đã từng phải chịu một thất bại dưới bất kỳ hình thức
nào khi chúng ta còn trẻ. Một thứ hạng tồi ở trường là một ví dụ. Những thất
bại này có một tác động lên niềm tin về năng lực của chúng ta. Chúng lèo
lái chúng ta làm ta suy nghĩ rằng ta không thể làm được một vài việc nhất
định. Những nhà tâm lý học gọi đó là “niềm tin tự giới hạn bản thân”. Như
là tên nó đã gợi ý cho ta, bất kỳ điều gì bạn nghĩ là bạn không làm được, bạn
không thể làm được. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật; nó chỉ niềm tin.
Điều duy nhất mà bạn cần là làm thế nào để thay đổi nó. Vâng, tôi muốn nói
là thay đổi niềm tin của bạn!
Vậy thì có khó để học một ngôn ngữ mới hay không? Tôi không thể trả lời
nó nhưng tôi chắc chắn rằng học một ngôn ngữ mới là một kỹ năng, chứ
không phải là một nghệ thuật. Một nghệ thuật, chẳng hạn như là hội hoạ, có

thể yêu cầu tài năng ở một vài mức độ, một kỹ năng thì không cần. Mọi
người có thể học một kỹ năng. Ví dụ như, nếu bạn không bao giờ thực hiện
chống đẩy, bạn không thể làm được điều đó dù cho chỉ đến 10 lần. Nhưng
nếu như bạn thực hành nó đều đặn, trong vòng một tháng, bạn có thể làm
điều đó từ 50-70 lần, thậm chí là 100! Tuy nhiên, hình dung nếu tôi không
nói với bạn điều này và nếu như bất thình lình bạn thấy ai đó làm nó 100 lần,
bạn sẽ nghĩ rằng anh ta phải là đặc biệt, phải không? Nhiều người đã từng
nghe tôi nói tiếng Anh với giọng Mỹ đã giả định rằng tôi đã ở Mỹ nhiều
năm. Khi tôi nói với họ rằng tôi chỉ học ở Mỹ trong 6 tháng, họ nghĩ rằng tôi
thật đặc biệt. Họ không biết rằng không lâu trước đây tôi vẫn chỉ là một
người bình thường.
Hầu hết những người không thành công trong việc học một ngôn ngữ
mới bởi một lý do: họ không biết vòng tròn bí ẩn của bất kỳ một dự án nào.
Vòng tròn bí ẩn này được diễn tả như hình bên dưới đây:
Như bạn có thể nhận ra, hầu hết mọi người cho rằng sẽ không có thử thách
hay không có thất bại trên cuộc hành trình của họ. Khi họ gặp phải nó, trong
bước 2, họ nản chí, sự nhiệt tình và năng lượng cao của họ nhanh chóng đi
xuống. Một vài người qua đến bước 3 nơi mà họ thực hiện một vài điều
chỉnh và thử lại lần nữa, nhưng họ từ bỏ sau khi gặp phải một thử thách
khác. Một vài người khác đi đến bước 4 nơi mà họ đạt được thành công
dưới vài hình thức. Nhưng sau đó, họ chỉ đơn giản là thoả mãn với
những thứ mà họ đạt được và dừng thêm vào đó những nỗ lực. Chỉ những
người mà đi đến bước cuối cùng sẽ đạt được mục tiêu của họ.
Vòng tròn này không chỉ áp dụng cho việc học ngoại ngữ mà còn áp dụng
trong hầu hết các lĩnh vực. Nếu bạn đi qua tất cả các bước trên, bạn có thể
chắc chắn học được bất kỳ ngôn ngữ nào. Và bạn có thể học nó nhanh với
những công cụ và những kỹ thuật mà tôi sẽ chia sẻ với bạn trong cuốn sách
này.
Bạn cần một số lượng đủ lớn những lý do để học
Thỉnh thoảng, người ta không rõ ràng về việc tại sao họ cần phải học ngôn

ngữ mà họ đang nhắm tới. Có lẽ, bạn học nó bởi vì những người bạn của bạn
hay bố mẹ bạn kêu bạn phải làm thế. Có lẽ, bạn chỉ muốn thêm một ngôn
ngữ vào trong CV với niềm tin rằng nó sẽ làm nên vài sự khác biệt. Nhiều
chuyên gia làm việc trong những đất nước khác và nghĩ rằng họ nên học
ngôn ngữ địa phương nơi họ sống. Dù bất kỳ lý do nào bạn có, một ngoại
ngữ là những gì mà bạn không thể học nếu như bạn chưa có đủ mong muốn
học nó.
Những gì tôi khuyên bạn làm ngay lúc này là hãy rời quyển sách của bạn,
uống một tách cà phê ở đâu đó và tự hỏi bản thân mình: tại sao tôi cần phải
học ngôn ngữ này? Suy nghĩ thêm một chút về những gì mà bạn muốn đạt
được trong tương lai. Nghĩ về những ước mơ của mình, mong ước và kế
hoạch của bạn. Ngôn ngữ đứng ở vị trí nào trong kế hoạch của bạn? Bạn có
thật sự cần thiết ngôn ngữ đó, và những lợi ích nào mà bạn sẽ có nếu như
bạn thông thạo nó? Bộ não của bạn thật kỳ diệu, nhưng nó cần phải có đủ lý
do tốt để thực thi những nhiệm vụ khó khăn. Nếu như bạn muốn nhanh
chóng thành thạo ngôn ngữ mà bạn muốn học, hãy bắt đầu với một giấc mơ.
Giây phút mà bạn quyết định một ngôn ngữ không là một thứ có thể ngăn
cản bạn làm cho ước mơ của mình trở thành sự thật, bạn dường như
đã đi được một nửa cuộc hành trình.
Chương 2
Nguyên lý Pareto và từ vựng cốt lõi
“Học mà không nghĩ thì phí công, nghĩ mà không học thì gian nan vất vả.”
Khổng tử
Nếu như bạn đã quyết định (tôi hi vọng là bạn làm như thế), xin chúc mừng
bạn! Tôi chưa từng thấy bất kỳ ai quyết định học một ngôn ngữ mà thất bại.
Trong chương này chúng ta gần như khám phá một trong những nhân tố
quan trọng nhất mà quyết định có thể hay không bạn học một ngôn ngữ mới
trong một thời gian ngắn.
Khi đề cập đến ngôn ngữ, hầu hết mọi người đều đồng ý với tôi rằng từ vựng
nằm ở vị trí đầu trong danh sách ưu tiên. Nếu không có từ vựng, bạn chắc

chắn rằng không thể nghe, nói hay viết. Bạn vẫn có thể giao tiếp mà không
có ngữ pháp đúng hay với cách phát âm nghèo nàn. Nhưng bạn không thể
làm điều gì nếu không có từ vựng. Ngôn ngữ được tạo thành từ những từ và
cách mà những từ đó đặt chung với nhau.
Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: “bạn cần phải biết bao nhiêu từ để nói
tốt?” không phải mọi người đều hỏi điều đó. Hầu hết mọi người chỉ mới bắt
đầu mà không nhận ra mình phải đi bao xa và mất bao nhiêu thời gian để
đến được cuối con đường. Đó là không tốt khi bạn có một cuộc hành trình
dài. Bạn sẽ chắc chắn đến đích nếu như bạn có một bản đồ trong tay, hay là
biết được đường mà bạn phải đi.
Có xấp xỉ 600000 từ khác nhau trong tiếng Anh. Điều hình dung này thay
đổi giữa các ngôn ngữ khoảng từ 400000 đến 1000000 hay thậm chí là hơn.
Hãy nhìn một chút vào một cuốn từ điển, bạn sẽ thấy rằng có trung bình
khoảng 300000 đến 400000 từ khác nhau.
Bạn có thể đã học ngoại ngữ một vài lần cho đến nay. Tôi không biết bạn đã
thu thập được bao nhiêu từ, nhưng tôi rất chắc chắn rằng số từ mà bạn đã
học lớn hơn nhiều số từ mà bạn có thể giữ lại được. Đó dường như là có một
cái lỗ trong tâm trí bạn mà những từ mới cứ rò rỉ mất. Dù cho bạn có cố để
thu nhặt từ mới mỗi ngày, những gì giữ lại được dường như không làm
những nỗ lực là xứng đáng. Với khoảng 600000-800000 từ khác nhau, thậm
chí giả sử là bạn học từ mới hằng ngày và bạn giữ lại khoảng 20 từ một ngày
(đây không phải là một kết quả tệ chút nào!), kết quả là 7300 từ một năm
(365x20). Bạn làm tính xem!
Không may thay, cuộc sống không phải luôn là khó khăn! Những điều trên
thế giới chúng ta được sắp xếp bởi một nguyên lý thú vị được gọi là nguyên
lý 80/20. Điều này được tìm ra bởi một nhà kinh tế học người Ý tên là
Vilfredo Pareto. Đó là tại sao nó cũng được gọi là nguyên lý Pareto. Pareto
nhận ra rằng 80% vùng đất được sở hữu bởi 20% dân số. Ông ta cũng thấy
rằng con số này là đúng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như:
20% dữ liệu đầu vào tạo ra 80% kết quả

20% những người lao động tạo ra 80% sản phẩm
20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận
20% lỗi tạo ra 80% hư hỏng
20% tính năng tạo ra 80% hiệu quả
Và vân vân
Trong thực tế, tỉ lệ 80/20 là biểu tượng nhiều hơn là một con số chính xác.
Trong nhiều trường hợp, nó có thể là 90/10 hay 95/5.
Nguyên lý này trở nên nổi tiếng bởi vì cảm ơn đến những người có thể quyết
định những gì mà họ đặt những nỗ lực của mình vào (thời gian, tiền bạc, tài
nguyên…) nhằm để đạt nhiều kết quả hơn. Chỉ đơn giản là làm ít hơn và đạt
được nhiều hơn. Có phải bạn không muốn mất ít thời gian để đạt nhiều kết
quả hơn trong việc học một ngôn ngữ mới?
Điều tuyệt vời là nguyên lý Pareto cũng đúng trong việc học một ngôn ngữ
mới. Dù cho tổng số từ khác nhau trong tiếng Anh lên tới 600000, chỉ một
phần nhỏ của con số đó được sử dụng trong đời sống hàng ngày ở Mỹ.
Shakespear được biết đến là một tác giả người mà sử dụng một số lượng
nhiều và rộng những từ và cụm từ trong những tác phẩm của mình. Nếu như
bạn đã từng đọc ông ta, bạn sẽ thấy nhiều từ mà bạn có thể chưa bao giờ sử
dụng thậm chí là nghĩ trong cuộc sống của bạn. Vâng, thống kê chỉ rằng ông
ta sử dụng tổng cộng xấp xỉ khoảng 20000 từ khác nhau trong tất cả các tác
phẩm của mình.
Số từ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày thì như thế nào? Từ
đầu những năm 1930, George Zipf (1935) đã đưa một đề nghị có tính thuyết
phục về đặc tính phân phối thống kê của từ vựng, được biết đến rộng rãi như
là định luật Zipf. Ông ta nghiên cứu nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm
tiếng Anh. Ông ta nhận thấy rằng mỗi từ có môt tần suất xuất hiện khác
nhau. Trong tiếng Anh, từ “THE” ở đỉnh của tần suất với tỉ lệ là 7.5%, “OF”
theo sau với 3.5%,và vân vân. Thật ngạc nhiên, chỉ 130 từ làm nên 50% của
ngữ cảnh.
Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng người Mỹ sử dụng khoảng 2500 – 3000

từ phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tin tốt là 3000 từ phổ
biến này dựng nên 95% của nội dung bất kỳ cuộc hội thoại nào, cuộc gọi
điện thoại, email hay thậm chí là sách hay báo.
Nói theo cách khác, thay vì học tất cả 600000 từ khác nhau, bạn chỉ cần tập
trung vào 3000 từ phổ biến nhất nhưng vẫn hiểu được 95% của tất cả các
cuộc nói chuyện, email, báo và sách. Nếu như bạn lấy 3000 và chia cho
600000 kết quả là được 0.5%. Những từ này thuộc vào cái mà chúng ta gọi
là nhóm từ vựng cốt lõi. Một vài nhà ngôn ngữ học tin rằng nhóm từ vựng
cốt lõi nên chứa khoảng 4000 thay vì 3000 từ. Những người khác nghĩ rằng
nó nên là 2000. Nhưng tôi tin là con số chính xác không quá quan trọng, bởi
vì điểm mấu chốt ở đây là bạn sẽ có thể thành thạo trong giao tiếp bằng ngôn
ngữ mới bằng cách tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi này.
Một vài học viên của tôi cảm thấy một chút không thoải mái với những gợi ý
này, khi họ muốn hiểu hoàn toàn 100% nội dung mà họ được tiếp cận. Họ
không muốn mất 5% nội dung còn lại bằng cách hiểu chỉ 95%. Vâng, tôi
hoàn toàn đồng ý với họ. Tôi không nói là bạn nên hiểu chỉ 95% của ngôn
ngữ mà bạn học. Tôi nói về việc bạn nên tập trung vào đâu trước. Sau khi
thành thạo nhóm từ vựng cốt lõi và hiểu hầu hết ngôn ngữ, không ai có thể
ngăn cản bạn khám phá sâu hơn để làm giàu thêm từ vựng của bạn. Tuy
nhiên, nếu như tìm kiếm sự hoàn hảo từ khi sớm bắt đầu, bạn sẽ bị phân bố
thời gian và nguồn lực của bạn trong một phạm vi rộng. không tập trung nỗ
lực sẽ dẫn đến không có kết quả trong thời gian dài và làm bạn mệt mỏi. Từ
xa xưa ở Trung Quốc, Tôn Tử, một nhà chiến lược nổi tiếng, nói về một kỹ
thuật cho việc lấy ít đánh bại nhiều. Kỹ thuật này là tập trung tất cả những
nỗ lực của mình vào một điểm yếu nhất của đối phương. Bạn nên sử dụng
chiến thuật tương tự cho việc học một ngôn ngữ mới.
Một lý do khác nữa để cho bạn tập trung vào nhóm từ vựng cốt lõi là nhằm
mục đích ghi nhớ và có thể sử dụng những từ vựng nhất định mà bạn sẽ phải
tiếp cận với từ đó một vài lần. Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng một người
sẽ cần phải tiếp cận với một từ 5 đến 10 lần để thành thạo nó. Đó là lý do tại

sao không phải là một ý tưởng tốt chút nào nếu như bạn làm loãng những nỗ
lực của mình nhạt đi.
Về cơ bản, hầu hết mỗi ngôn ngữ trên thế giới đi theo một khuôn mẫu chung
theo cách là một phần trăm nhỏ của tổng cộng tất cả các từ làm nên nhóm từ
vựng cốt lõi của bất kỳ ngôn ngữ cụ thể nào. Tuy nhiên, những ngôn ngữ
khác nhau có thể có những số lượng tổng cộng những từ vựng dẫn tới kích
cỡ của số lượng từ trong nhóm từ vựng cốt lõi khác nhau. Bên dưới là một
sự minh hoạ của tần suất phân bổ của từ và nhóm từ vựng cốt lõi trong tiếng
Nga (nguồn: www.how-to-learn-anylanguage.com).
Kết quả là:
75 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 40% ngữ cảnh
200 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 50% ngữ cảnh
524 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 60% ngữ cảnh
1257 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 70% ngữ cảnh
2925 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 80% ngữ cảnh
7444 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 90% ngữ cảnh
13374 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 95% ngữ cảnh
25508 từ phổ biến nhất làm xuất hiện ở 99% ngữ cảnh
Vâng, vậy là bạn đã có được bí mật đầu tiên về tiến trình học ngôn ngữ thứ
hai của tôi. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cập đến kích thước của nhóm từ vựng cốt
lõi. Chúng ta không biết những từ đó ở ngoài kia là gì. Tốt, nếu như bạn
thực hiện một sự tìm kiếm trên Internet hay tìm kiếm ở những sách dạy học
ngôn ngữ, bạn sẽ hiển nhiên tìm thấy những từ vựng thuộc nhóm từ vựng cốt
lõi của ngôn ngữ mà bạn muốn học. Trong trang www.wiktionary.org người
ta thậm chí còn có danh sách tần suất xuất hiện của từ trong các ngôn ngữ
khác nhau. Một người bạn của tôi thu thập được một danh sách 1500 từ
vựng phổ biến nhất trong tiếng Anh khi anh ta cố gắng tăng cường kỹ năng
tiếng Anh của mình. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn đang tìm kiếm một
danh sách như vậy, có khả năng là bạn bị lôi cuốn học nó bằng cách đơn
thuần là học thuộc lòng nó. Ồ, bạn có thể làm như thế nếu như bạn muốn.

Nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ không có hiệu quả! Học thuộc lòng một
danh sách những từ tách rời nó khỏi ngữ cảnh là một trong những phương
pháp tệ nhất trong việc học một ngôn ngữ mới. Học thuộc được một từ
không có nghĩa là bạn có thể sử dụng được nó. Và khi một người bản xứ nói
với bạn, bạn có thể không hiểu dù cho họ sử dụng chính những từ đó! Một
số lượng những học viên học ngoại ngữ biết về sự tồn tại của nhóm từ vựng
cốt lõi, nhưng họ không biết cách làm thế nào để khai thác nó một cách có
hiệu quả. Họ không biết làm thế nào để tiếp cận nó một cách đúng đắn. Lý
do chính là bạn cần thu nhận được một ngôn ngữ, chứ không phải đơn thuần
là học nó, và bạn tuyệt đối không thể học thuộc lòng một ngôn ngữ. Xin vui
lòng đừng lo lắng một chút nào về ý niệm “thu được” và “học”, tôi sẽ giải
thích chúng sau trong chương tiếp theo. Bây giờ xin vui lòng kiên nhẫn một
ít, dường như tôi đang bị lan man trong chủ đề này. Ý tưởng này là rất quan
trọng nên tôi sẽ xin bạn chú tâm hoàn toàn vào quan điểm của tôi trước khi
tôi giới thiệu với các bạn đến bước tiếp theo. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ
chỉ dẫn cho bạn làm thế nào để thu được nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ
mà bạn đang học và làm thế nào để làm chủ nó một cách tự tin.
Trước khi chuyển đến chương tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với các bạn một ý
niệm về những gì tương tự như nhóm từ vựng cốt lõi – những cụm từ cốt lõi.
Như tên của nó gợi ý cho ta, những cụm từ cốt lõi là những cách phổ biến
nhất để đặt những từ lại chung với nhau. Nói cách khác, chúng là những câu
và những cụm từ phổ biết nhất. Đây là lý do thứ hai tại sao không thể học
một ngôn ngữ bằng cách chỉ học thuộc lòng danh sách những từ vựng cốt lõi
của nó. Lý do là đơn giản: bạn không thể nói một ngôn ngữ nếu bạn chỉ biết
những từ nhưng không biết làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau. Những
cụm từ cốt lõi cũng là quan trọng như là những từ vựng cốt lõi. Chúng sẽ
giúp bạn làm chủ được những kỹ năng nghe, nói và viết trong một ngôn ngữ
mới nhanh hơn bằng cách nhận ra và làm chủ được cả cụm từ thay vì chỉ là
những từ ngữ riêng lẻ. Hãy để tôi cho bạn một ví dụ:
Trong tiếng Anh thường ngày, bạn có thể nói bình thường: “I’ll be right

back”. Nó có nghĩa là bạn dường như đi đâu đó và sẽ trở lại trong thời gian
ngắn. Bạn hiếm khi sử dụng những cách khác để diễn đạt ý kiến này khi bạn
nói. Nếu một người học tiếng Anh cố học thuộc lòng những từ riêng lẻ và
sau đó cố gắng nhớ làm thế nào để đặt chúng cùng với nhau, nó sẽ là không
có hiệu quả như khi học thuộc cả đoạn. Trong thực tế, điều dễ dàng để học
thuộc lòng và gợi nhớ lại một đoạn dài hay một câu hơn là một từ đơn. Điều
thực tế này đặc biệt đúng khi bạn phát triển kỹ năng nghe của mình bởi vì
bạn sẽ chắc chắn nhận ra và hiểu một đoạn dài tốt hơn là một từ đơn. Nó chỉ
là giống như khi nghe một bài hát. Nếu như bạn chỉ chơi một vài nốt nhạc,
bạn có thể không nhận ra được đó là bài hát nào. Nhưng nhiệm vụ sẽ đơn
giản hơn nhiều nếu như tôi chơi cả đoạn dài của giai điệu.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn nói. Nếu như bạn sử dụng những cụm từ
phổ biến khi bạn nói, những người bản xứ sẽ chắc chắn hiểu những gì bạn
muốn nói dù cho phát âm của bạn có thể thật sự không được tốt. Ví dụ như,
nếu như tôi hỏi một người Mỹ rằng: “is your health good?” như là một lời
nhận xét mở đầu, anh ta có thể không hiểu. Đó đơn giản bởi vì người Mỹ
không nói theo cách như vậy, dù cho câu đó đúng về khía cạnh ngữ pháp.
Nói theo cách khác, những âm trong tình huống này không quen thuộc với
họ trong ngữ cảnh nhất định. Tuy nhiên, nếu như tôi nói: “how are you?”
hay là “how are you doing?” người ta sẽ hiểu ngay lập tức dù cho phát âm
của tôi có tệ đi chăng nữa.
Ngắn gọn, học theo cách mà người bản xứ nói; học những cụm từ phổ biến
và những câu mà họ dùng. Đó là cách nhanh nhất để giao tiếp hiệu quả bằng
ngôn ngữ mới. Tôi gọi đó là kỹ thuật “lấy chung cả gói”. Bây giờ, hãy
chuyển đến chương tiếp theo và khám phá ra làm cách nào bạn có thể nhanh
chóng hấp thụ nhóm từ vựng cốt lõi!

Chương 3
Xây dựng một cơ chế hấp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên
“Hành trình ngàn dặm cũng chỉ khởi đầu với một bước chân”

Lão Tử
Trong chương trước, chúng ta nói về nguyên tắc 80/20. Bây giờ, bạn đã có
một vài ý niệm về lượng công việc, nó không to lớn như bạn có thể đã nghĩ.
Trong các trang sau, tôi sẽ trả lời những câu hỏi của bạn: làm thế nào để bạn
học từ vựng? Bạn kiếm nhóm từ vựng cốt lõi đó ở đâu? Làm cách nào bạn
tiếp cận chúng?
Đây là câu trả lời của tôi: chúng ta sẽ xây dựng một cơ chế để bạn có thể
thu nhận những từ vựng phổ biến trong nhóm từ vựng cốt lõi của ngôn ngữ
bạn muốn học theo một cách tự nhiên. Nói cách khác, chúng ta sẽ xây dựng
một hệ thống mà bạn có thể thu hút những từ vựng cốt lõi mà
bạn được tiếp cận với chúng. Điều này nghe có vẻ cường điệu, phải không?
Trước khi đi vào chi tiết của hệ thống đó, tôi xin giải thích một ít về cách mà
bộ não của chúng ta học một ngôn ngữ, sự khác nhau giữa học và thu nhận,
và ý tưởng của dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra.
Bộ não chúng ta học một ngôn ngữ như thế nào?
Trong cuốn sách Second Nature Brain Science and Human Knowledge,
Gerald Elderman tác giả đoạt giải Nobel tiết lộ nhiều điều thú vị được tìm
thấy về bộ não của con người. Một sự tiết lộ đặc biệt thú vị là cơ chế mà bộ
não vận hành. Khi so sánh bộ não con người với máy tính, ông ta thấy rằng
hai cái này làm việc theo cơ chế rất khác nhau. Không giống như máy tính,
các tế bào não của chúng ta (neuron) vận hành bởi một cơ chế được ông ta
gọi là “nhận biết kiểu mẫu” và “liên hệ” và không phải bằng logic.
Mới bắt đầu, những ý tưởng này có lẽ làm bạn bối rối, chúng tất
nhiên đã làm tôi bối rối. Bạn có thể suy nghĩ về “ nhận biết kiểu mẫu” và
“liên hệ” như là cách mà bộ não bắt đầu vẽ nên một bản đồ mới khi bạn học
một ngoại ngữ mới. Những tín hiệu đầu vào bạn nhận được thông qua mắt
bạn (đọc) và tai (nghe) kích thích những tế bào trong khu vực xử lý ngôn
ngữ của bộ não của bạn. Khi bạn nhận tín hiệu vào một cách liên tục, các tín
hiệu lặp đi lặp lại tạo ra những “lằn” hay “dấu” trong vỏ não. Những tập hợp
các lằn và các dấu này tạo nên thứ giống như một “bản đồ ngôn ngữ” trong

bộ não bạn. Khi một người nói một ngôn ngữ mới một cách trôi chảy, điều
này có nghĩa là “bản đồ ngôn ngữ” mới của anh ta được định hình rõ ràng.
Ngay khi anh ta nghe hay đọc những gì thuộc về ngôn ngữ đó, bộ não của
anh ta nhận biết những tín hiệu đi vào bằng cách “liên hệ” chúng với bản đồ
trong não của anh ta.
Cơ chế này giải thích một tình huống rất phổ biến trong trường hợp một học
viên thất bại trong việc nghe được một từ hay một cụm từ nhât định trong
khi nghe một bài nói tự nhiên. Khi anh ta nhìn lại bản ghi, anh ta ngạc
nhiên thấy rằng anh ta hoàn toàn đã biết những từ hay cụm từ này trước đó.
Nó làm nản lòng người học, là bởi vì anh ta khônghiểu rằng tại sao anh ta
không thể nhận ra các từ hay cụm từ đó, cho dù anh ta đã học nó. Nếu bạn
cũng ở trong trường hợp tương tự, bạn có thể hiển nhiên nghĩ: “nghe một
ngoại ngữ là rất khó!”
Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề nằm bên cạnh dữ liệu đầu vào của bạn.
Có hai lỗi phổ biến nhất đó là:
1. Bạn đã học chỉ những từ đó ở dạng viết nhưng quên học ở dưới
dạng phát âm. Trong trường hợp này, những thông tin đặt vào não thiếu mất
phần “âm thanh”. Vì vậy, bản đồ ngôn ngữ trong đầu bạn bị thiếu mất một
phần của“dữ liệu”. Vì vậy, khi bạn nghe một “âm thanh” được nói bởi một
người bản xứ, không có “dữ liệu nguồn” trong não bạn cho nó có thể “nhận
biết” và“liên hệ” với những gì nó vừa mới nghe thấy, và bạn thất bại trong
việc nghe từ hay cụm từ đó.
2. Bạn đã nghe “âm thanh” của từ đó khi bạn học nó, nhưng “âm
thanh” mà bạn nghe là không đúng bởi vì nó được nói bởi một người không
phải ngườibản xứ. Điều này có nghĩa là “bản đồ” đã được vẽ sai. Vì vậy, bộ
não của bạn vẫn không thể “nhận biết” được từ được nói ra bởi một người
bản xứ.
Tôi sẽ không đi vào thảo luận những kỹ năng xa hơn trong phần này (mặc dù
tôi biết là nghe là một trong những phần phát cáu nhất của một việc học
ngoại ngữ đối với nhiều người). Chúng ta sẽ nói thêm về nó sau này. Bây

giờ, hãy thảo luận xa hơn về vũ khí siêu đẳng của chúng ta, bộ não.
Sau khi đạt được một số hiểu biết về bộ não con người, những nhà ngôn ngữ
học tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những cách khác nhau
để tiếp cận một ngôn ngữ mới. Họ tìm ra rằng về cơ bản có hai cách để tiếp
cận học và thu nhận.
Học xảy ra khi một người học đặt một cách có ý thức những nỗ lực của anh
ta hay cô ta vào việc nghiên cứu hay học thuộc lòng một vài chi tiết, chẳng
hạn như một từ, một cụm từ hay một cấu trúc ngữ pháp, của một ngôn ngữ
mới. Anh ta hay cô ta có thể ôn lại nó một vài lần sau đó hay không bao giờ
(tôi thuộc về loại thứ hai☺). Dưới đây là một ví dụ điển hình của cách tiếp
cận học mà chúng ta có thể quan sát trong nhiều lớp học ngoại ngữ.
Giáo viên nói:
· Nghe theo tôi và lặp lại (thông thường thì cả lớp sẽ lặp lại cùng
nhau)
· Hãy xác định xem đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ và thì nào
được sử dụng
· Mở quyển sách, ở trang số và làm bài tập số
· Hôm nay chúng ta sẽ học và nhớ những từ sau (đó thường là
một danh sách những từ)
· Mở trang số trong sách và dịch đoạn văn đầu tiên
· Hãy gạch dưới những chủ ngữ và/hoặc vị ngữ trong đoạn
văn này
Vâng vâng …
Cách tiếp cận theo kiểu học như trên có những hạn chế sau:
· Nó không tạo ra thích thú; thích thú là một yếu tố quan trọng
trong việc học một ngôn ngữ mới
· Nếu giáo viên không phải là người bản xứ, thì âm thanh nạp
vào não có thể không chính xác 100%
· Mặc dù bài giảng có lẽ được chuẩn bị công phu, nhiều từ
được giới thiệu và giảng giải trong lớp có thể không phải là những từ phổ

biến nhất. Lý do là khi cả lớp được phân công dịch một đoạn văn, giáo viên
thông thường sẽ giải thích tất cả những từ mới được biết đến, dù cho chúng
có là từ thông dụng hay không. Học viên sau đó cố nhớ tất cả chúng. Tiến
trình này, do đó, tốn thời gian và không hiệu quả.
Tiến trình thu nhận là khác hẳn. Nó xảy ra khi người học được tiếp cận với
một số lượng lớn dữ liệu đầu vào thông qua đọc, nghe, quan sát hay dính líu
trực tiếp với môi trường ngôn ngữ mới. Những người học sau đó nhớ một
cách vô thức những chi tiết mà cuốn hút chú ý của họ hay là những thứ mà
họ cảm thấy là quan trọng. Theo cách khác, những chi tiết thu thập được là
những thứ mà lưu lại trong tâm trí người học sau khi họ tiếp cận với
một khối lượng nhất định của ngôn ngữ mới. Tiến trình thu nhận là tương tự
với cách mà những đứa trẻ học tiếng mẹ đẻ của chúng.
Tuy nhiên không phải mọi thứ đều có thể học một cách hiệu quả bằng cách
tiếp cận thu nhận. Một vài chủ đề chẳng hạn như cấu trúc câu có thể được
học một cách hiệu quả bằng cách sử dụng cách tiếp cận học. Trong chương
tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những kỹ thuật mà tôi sử dụng là sự sắp
xếp cả hai cách tiếp cận học và thu nhận.
Dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra
Dù cho bạn có sử dụng cách tiếp cận nào đi chăng nữa, học một ngôn ngữ
bao gồm 2 phần cơ bản: dữ liệu đầu vào từ việc đọc và nghe và dữ
liệu đầu ra dưới dạng viết và nói. Một vài năm trước đây, tôi tham gia một
lớp học tiếng Anh được dạy bởi một giáo viên là một người bản xứ. Cô ấy
đã tập trung vào việc làm cho những học viên nói với nhau bằng tiếng Anh,
dưới dạng nhóm hay là từng cặp. Cô ấy cũng sắp xếp thời gian để nói trực
tiếp với chúng tôi bằng tiếng Anh. Vào lúc bắt đầu, lớp học rất thú vị khi
chúng tôi cảm thấy có thể nói bằng cách dùng một ngôn ngữ mới. Tuy
nhiên, kể từ khi chúng tôi không có nhiều từ vựng để diễn đạt những ý phức
tạp hơn, chúng tôi sớm cảm thấy chán khi lặp lại những câu đơn giản, chẳng
hạn như “it is raining”, “have you had dinner?” “the weather was nice
yesterday” Chúng tôi không thể diễn tả những ý phức tạp hơn chỉ bằng

cách thực hành với nhau.
Những nghiên cứu gần đây trong kỹ thuật học ngôn ngữ giúp tôi hiểu tại sao
phương pháp được sử dụng để dạy chúng tôi trong lớp học đó không có tác
dụng. Nó không có hiệu quả bởi những người học trong lớp chưa có đủ dữ
liệu đầu vào. Khi chúng tôi không có nhiều dữ liệu đầu vào, ép buộc chúng
tôi tạo ra quá nhiều dữ liệu đầu ra không phải là một cách tiếp cận tốt. Nếu
bạn quan sát cách một đứa trẻ học nói ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, bạn sẽ lưu ý
rằng nó bắt đầu nhận dữ liệu đầu vào rất lâu trước đó trước khi có thểnói từ
đầu tiên. Bằng chứng này chỉ đến một khả năng rằng những đứa trẻ có lẽ có
thể hiểu cha mẹ chúng từ một giai đoạn rất sớm, nhiều hơn trước lúc nó bắt
đầu nói. Vì vậychúng ta phải thu nhận dữ liệu đầu vào trước khi chúng ta có
thể tạo ra dữ liệu đầu ra.Điều tìm thấy này kết luận rằng chúng ta nên tập
trung vào việc thu nhận dữ liệu đầu vàobằng cách đọc và nghe trong một
thời gian dài, và sau đó tiến tới việc thực hiện kỹ năng viết và nói. Điều này
không sai và nhiều học viên thực sự làm như vậy. Nhưng đây có phải là cách
tiếp cận tốt nhất? Tôi không nghĩ như vậy. Trước tiên, tôi tin rằng làm theo
cách như vậy làm cho quá trình học của chúng ta dài hơn khi bạn phải chia
ra làm 2 quá trình. Thứ hai, bạn không chắc rằng bạn phải chờ bao lâu cho
đến khi bạn có thể bắt đầu tạo ra dữ liệu đầu ra. Dữ liệu đầu ra sẽ tự động
đến như thể chúng xảy ra đối với những đứa trẻ? Tôi tin rằng nó sẽ không
như vậy. Những đứa trẻ tạo ra dữ liệu đầu ra một cách tự động bởi vì chúng
không có lựa chọn nào khác ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng và chúng phải
tạo ra dữ liệu đầu ra nhằm giao tiếp. Trong khi học một ngôn ngữ thứ hai,
chúng ta không ở trong cùng một tình huống giống như vậy.
Thu thập dữ liệu đầu vào và tạo ra dữ liệu đầu ra có một sự xung đột lẫn
nhau. Nói theo cách khác, nếu như chúng ta tổ chức dữ liệu đầu vào và dữ
liệu đầu ra tốt, chúng ta có thể xúc tiến quá trình học của mình. Về cơ bản,
tạo ra dữ liệu đầu ra giúp người học nhanh chóng củng cố những gì anh ta đã
thu thập được từ việc thu nhận dữ liệu đầu vào (đọc, nghe và xem). Trong
chương tiếp theo, bạn sẽ thấy làm cách nào chúng ta có thể tập trung vào

một cách chiến lược cả dữ liệu đầu vào và dữ liệu vào.
Dữ liệu đầu vào khối lớn và sự thu nhận chọn lọc
Như tôi đã đề cập, một trong những lỗi lớn nhất mà những người học mắc
phải là cố ghi nhớ một danh sách các từ hay các cụm từ trong ngôn ngữ mới.
Ghi nhớ một danh sách không giúp bạn nhớ được chúng trong thời gian lâu.
Bất luận luận sự cố gắng của bạn là lớn đến mức nào, bạn sẽ quên chúng
một cách nhanh chóng.
Khi tiến hành học một ngôn ngữ mới, thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào là
điều then chốt. khi bạn thu hoạch lượng lớn dữ liệu đầu vào, bộ não của bạn
sẽ làm nhiệm vụ của nó là thu nhận những từ hay cụm từ phổ biến nhất. Nền
tảng ở đây là khá đơn giản. để mà sở hữu và thành thạo một từ hay một cụm
từ, bạn phải có những nhân tố sau đây:

· Ngữ cảnh mà trong đó từ hay cụm từ được đặt vào
· Nội dung và chủ đề mà từ hay cụm từ liên hệ đến
· Cảm xúc và/hoặc ý thức của người nói
· Những từ phổ biến khác mà đi kèm với những từ hay cụm
từ đó và cách mà chúng được đặt chung với nhau (những cấu trúc phổ biến)
Khó để có những nhân tố nói trên thích hợp khi bạn sử dụng cách tiếp
cận học. Dù là bạn chủ động sử dụng từ điển toàn diện, sẽ tốn nhiều thời
gian và không có hiệu quả. Hơn nữa, những ví dụ trong từ điển không phụ
thuộc vào một chủ đề. Nó chỉ là không tác dụng.
Lý thuyết cơ bản của chúng ta ở đây là khi chúng ta tiếp xúc với một lượng
lớn dữ liệu đầu vào, những yếu tố được liệt kê như trên, chẳng hạn như là
chủ đề và ngữ cảnh, sẽ tự nhiên thâm nhập vào trong chúng ta. Những yếu tố
này giúp chúng ta hiểu một cách rõ ràng nghĩa và cách sử dụng của những từ
và cụm từ và giúp chúng ta nhớ chúng trong một thời gian dài hơn. Nếu sự
giải thích của tôi ở đây không đơn giản để hiểu, xin vui lòng đừng quá lo
lắng về điều đó. Bạn không cần phải hiểu nhiều về bản chất của nó; chỉ cần
tuân theo những kỹ thuật của tôi và bạn sẽ thấy kết quả.

Nếu bạn trông thấy những người có thể nói một ngôn ngữ thứ hai một cách
trôi chảy, bạn sẽ lưu tâm rằng họ chắc hẳn trải qua quá trình sự thu nhận một
lượng lớn dữ liệu đầu vào và sự thu nhận có chọn lọc. Tôi có một người bạn
ở gần với biên giới Trung Quốc. Mỗi ngày, cô ấy đi đến chợ trên biên giới
nơi mà người Việt Nam và người Trung Quốc giao thương với nhau. Cô ấy
không có chút vấn đề gì về việc nói tiếng Hoa. Tuy nhiên, tôi cho rằng bạn
không có loại môi trường học tập như thế. Thậm chí nếu bạn không có một
môi trường học tập như thế, sẽ tốn khá nhiều thời gian để học một ngôn ngữ
mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Sẽ là chắc chắn lâu hơn khoảng thời
gian 6 tháng mà tôiđang hứa.
Nếu là như vậy, tôi thật sự muốn đề cập gì qua dữ liệu đầu vào khối lớn?
Như tôi đã đề cập trước đây, khi bạn đang học một ngôn ngữ mới, bộ não
của bạn đang “vẽ” nên một “bản đồ” ngôn ngữ mới. Chiến thuật của chúng
ta là xúc tiến quá trình bằng cách chủ động “vẽ” nó mà không đợi bộ não vẽ
nó theo cách tự nhiên. Bạn tạo ra những“lằn” và những “vết” rõ ràng hơn
bằng cách lùi lại và tiến qua những vết đó cho đến khi nó trở thành một bản
đồ rõ ràng. Những từ phổ biến nhất giống như những chỗ giao cắt lớn nơi
mà nhiều vết khác nhau đi qua. Trong những giai đoạn sớm hơn, bản đồ này
sẽ không được rõ lắm, nhưng sau khi thu thập nhiều và nhiều hơn những dữ
liệu đầu vào, bản đồ sẽ nổi lên rõ ràng hơn. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng
nhận biết những đường, mà nó là bản chất của việc nghe. Khi bản đồ trở nên
rõ ràng hơn bạn có thể “chỉ cho người ta thấy con đường” để đi đến nơi nào
đó. Nói cách khác, bạn có thể diễn đạt ý tưởng của bạn bằng cách nói bằng
ngôn ngữ mới.
Bởi vậy, thu nhận lượng lớn dữ liệu đầu vào liên tục trong một thời gian
ngắn là bước cơ bản để thu nhận được những từ hay cụm từ phổ biến
nhất. Nói cách khác, tiếp cận với khối lượng lớn dữ liệu đầu vào là cách
mà bạn có thể thâm nhập kho tàng nhóm từ vựng cốt lõi.
Trong thực tế, ý tưởng trên không mới và được áp dụng không chỉ trong lĩnh
vực học ngôn ngữ mà còn trong những khu vực đề tài khác. Tôi vẫn nhớ lại

khoảng thời gian khitôi đang học ở đại học. Rất khó để tôi có thể nhớ những
chi tiết của những chủ đề mà chứa nhiều thông tin, chẳng hạn như Lịch sử
kinh tế, Tôn giáo và Triết học và vân vân. Tôi cố nhớ những thông tin trong
vở ghi bài nhưng không thành công. Theo gợi ý của một người bạn, tôi dừng
việc cố nhớ vở ghi bài và đi đến thư viện của trường. Tôi tra nhiều quyển
sách khác cùng có chủ đề như vậy. Kỳ diệu thay, sau khi đọc 3 hay 4 quyển
sách khác với cùng một chủ đề như vậy, tôi có thể nhớ tất cả các thông tin
trong quyển vở ghi bài. Điều tốt là tôi không phải cố gắng học thuộc
lòng những sự kiện, tôi chỉ đọc những quyển sách theo cách ít mệt mỏi nhất.
Hãy để tôi minh hoạ điều này cho bạn. Nếu tôi đưa cho bạn một cái xẻng và
yêu cầu bạn đào một cái lỗ sâu 10 feet nhưng có đường kính chỉ là 5 in, bạn
không thể làm được điều đó. Bạn có thể cần một đường kính lớn hơn để đào
sâu hơn. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn cố học thuộc lòng một điều gì
đó. Bạn cần nhiều thông tin hơn để nhớ một ít. Nếu bạn muốn học thuộc
lòng một cuốn sách, hãy đọc thêm 4 cuốn sách có cùng chủ đề đó!
Hãy trở lại với vấn đề học ngôn ngữ của chúng ta. Một khi bạn hiểu được ý
của việc thu thập dữ liệu đầu vào khối lớn, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về nơi
mà bạn thu thập nó. Dưới đây là một vài trong số những nguồn phổ
biến nhất để bạn sử dụng khi bạn học ngoại ngữ. Những nguồn này cũng có
sẵn trong các ngôn ngữ khác:
· Các kênh truyền hình nước ngoài
· Sách báo viết bằng tiến Anh
· Kênh radio nước ngoài
· Diễn đàn giao tiếp trực tuyến bằng tiếng Anh
· Những chuyên gia sống trong cùng thành phố với bạn.
Bạn có thể dễ dàng kết bạn với họ. Nếu bạn không biết làm cách nào, tôi có
những gợi ý cho bạn trong chương 10.
· Những người bạn trực tuyến.
Trong thời đại Internet, vấn đề mà chúng ta gặp phải không phải là ít thông
tin mà là có quá nhiều thông tin. Bạn nhận quá nhiều thông tin hằng ngày về

các khoá học, tài liệu, bản báo cáo, website, diễn đàn, .v.v. Vấn đề quan
trọng là phải lựa chọn và sử dụng có hiệu quả thông tin. Một nguồn dữ liệu
đầu vào tốt cho việc học một ngôn ngữ mới nên có một hay nhiều hơn
những thuộc tính sau:
· Thuộc về đề tài cuốn hút bạn, ưu tiên cho một đề tài
bạn say đắm về nó.
· Phải cập nhật để bạn có thể liên hệ với những thứ mà
đang xảy ra
· Cung cấp thông tin hữu ích. Tại sao lại giới hạn bản
thân vào việc chỉ học ngôn ngữ. Hãy thu lượm thêm kiến thức cùng lúc.
· Chứa đựng những tin tức nóng
· Không quá khó để bạn hiểu được
Lợi dụng lĩnh vực hay đề tài yêu thích của bạn
Cho đến thời điểm này chúng ta đã thảo luận về cơ sở và cơ chế của việc
làm thế nào bạn học một ngôn ngữ mới. Chúng ta cũng nói về những lý do
tiềm năng tạo sao có thể bạn phải học nó theo cách không hiệu quả và những
hướng tiếp cận chúng ta nên sử dụng. Ngay ở chương kế tiếp, chúng ta sẽ
thật sự tìm hiểu về những kỹ thuật mà tôi đã đề cập rồi. Tuy nhiên, điều
trước tiên mà bạn cần làm là lựa chọn khu vực của nội dungvà những chủ đề
mà bạn yêu thích. Thực tế, đây là điều rất quan trọng để một người học ngôn
ngữ bởi vì động cơ là chìa khoá để thành công. Nếu bạn không thích những
gì bạn học, bạn sẽ ít chắc chắn thành công hơn. Lựa chọn những chủ đề yêu
thích trong lĩnh vực của bạn sẽ giữ cho bạn thích thú và có động cơ mỗi khi
bạn ngồi học. Thêm vào đó, sẽ thú vị hơn khi bạn thu thập nhiều thông tin
hơn trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.
Mối quan tâm của bạn có lẽ là: “Nhưng tôi muốn nói một ngôn ngữ thông
thường ; điều gì xảy ra nếu như tôi chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể?
Làm thế nào tôi có thể nói về chủ đề khác?” Đừng lo lắng chút nào về điều
đó! Một khi bạn có thể thành thạo một chủ đề, chẳng hạn như “thương mại”,
bạn sẽ dể dàng có thể thành thạo những chủ đề khác. Nó giống như nếu bạn

có thể lái xe đạp, sẽ chỉ tốn thêm một vài ngày để lái một chiếc xe máy. Hay
nếu bạn có thể lái xe máy có số tự động, bạn có thể dễ dàng thành thạo việc
lái xe số với một ít luyện tập. Vì vậy, nếu bạn đã chọn những chủ đề yêu
thích để học, hãy bắt đầu tiến đến kỹ thuật học.
Chương 4
Dữ liệu đầu vào thứ nhất
Kỹ thuật đọc tự do
“Một vài người biết làm thế nào để dạy, một vài người khác biết cách làm
thế nào để học.” - LINDA PIERCE
Nếu bạn đã chọn những chủ đề mà được giới thiệu trong những chương
trước, đây là thời điểm để bắt đầu nó ngay lúc này. Ở trang tiếp theo, tôi sẽ
giới thiệu với bạn làm thế nào để thu thập dữ liệu vào đầu tiên bằng cách sử
dụng kỹ thuật mà tôi gọi là kỹ thuật đọc tự do.
Đọc tự do so với đọc hiểu
Như tên gọi của nó đã gợi ý, kỹ thuật này là khác so với kỹ thuật đọc hiểu
mà bạn thường tìm thấy trong các sách. Một đoạn đọc hiểu điển hình là một
đoạn văn khoảng một nửa trang, thỉnh thoảng dài hơn hoặc ngắn hơn phụ
thuộc ý đồ của người soạn. Khi đọc nó, bạn được yêu cầu phải gạch dưới
những từ mới. Trong nhiều quyển sách, tác giả có thể đã làm việc đó sẵn cho
bạn. Bạn sẽ luôn luôn kiểm tra nghĩa của những từ này, cố gắng để học
thuộc lòng chúng. Có vài câu hỏi ngay bên dưới đoạn văn cho bạn trả lời.
Bạn sẽ chắc chắn dịch đoạn văn này sang tiếng mẹ đẻ và .v.v. Về cơ bản, kỹ
thuật này thiên về cách tiếp cận học hơn.
Nhằm mục đích cho bạn thấy một cái nhìn gần hơn về kỹ thuật đọc hiểu, tốt
nhất là sử dụng một ví dụ để minh hoạ. Xin lưu ý rằng tất cả những minh
hoạ này là bằng tiếng Anh,bởi vì tiếng Anh ngôn ngữ thứ hai của tôi. Nếu
bạn là một người nói tiếng Anh là ngôn ngữ chính đang tìm học ngôn ngữ
khác trên thế giới, kỹ thuật này (và những kỹ thuật khác nữa cũng được) sẽ
vẫn có hiệu lực. Bây giờ hãy để ý đến ví dụ sau:
***

She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson
avoided reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later
when she was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured
by a childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to
help others have been overshadowed by her attempts to help
herself and Ms Ferguson sneaked in to collect her award.
She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her offering
access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no suggestion he
knew of her plan.
In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter and film
producer. But her media company recently collapsed with large
debts. She admitted money problems but said they were no excuse
for a serious lapse in judgement. This attempted deal, though not illegal,
mayhave gone too far.
Rajesh Mirchandani, BBC News, Los Angeles
Vocabulary:
camera-shy
red-carpet event
humanitarian work
overshadowed by
to help herself
sneaked in
collapsed with large debts
admitted money problems
a serious lapse in judgement
have gone too far
***
Đây là một đoạn học ngoại ngữ tôi mượn trên trang học tiếng Anh xuất bản
bởi BBCVietnamese. Website này dành cho việc giúp người Việt Nam học ti
ếng Anh. Tổng thểđây là một website hữu ích. Tôi không làm một bài phê

bình ở đây. Ý định của tôi là chỉcho các bạn thấy sự khác nhau giữa hai kỹ t
huật đọc mà chúng ta đã vừa nói trước đây.Như các bạn thấy trong ví dụ trên
, những từ được cho là “quan trọng” được gạch chânhay in đậm, và tiếp theo
sau đó là những ghi chú để giải thích nghĩa của từng từ. Nếu tôiđược học ph
ần đọc này trong lớp học tiếng Anh của tôi, giáo viên sẽ ghi những từ này lê
nbảng, và giải thích nghĩa của chúng, hướng dẫn làm thế nào để phát âm ch
úng .v.v.Phương pháp này là rất phổ biến từ trình độ cơ bản cho đến nâng ca
o. Khi sử dụng cáchtiếp cận này, giáo viên ngầm cho rằng bạn đã hiểu tất cả
những từ còn lại. Những từgạch dưới hay những từ in đậm được chú ý bởi vì
chúng được cho rằng phức tạp hơnvà khó cho những người học hơn.
Được rồi, bây giờ tôi hỏi bạn một câu hỏi như sau: bạn có chắc rằng những
từ khó đó và được coi là “quan trọng” được liệt kê bên dưới đây là đáng
để bạn bỏ thờigian và nỗ lực cho chúng? Nhớ
lại những gì chúng ta nói về nguyên lý Pareto (80/20)và từ vựng cốt lõi tron
g chương 2: chiến thuật của chúng ta là tập trung vào từ vựng cốtlõi mà cấu t
hành 5% của tất cả từ vựng nhưng lại mang tới 95% kết quả. Nếu như vậy,b
ạn muốn chắc rằng những từ mà bạn bỏ thời gian ra học sẽ thuộc nhóm nhữn
g từ vựngcốt lõi, chứ không phải là những từ không phổ biến. Quay trở lại ví
dụ, bạn có thể thấyrằng phương pháp đọc hiểu có khuynh hướng dẫn
bạn đến việc tập trung vào những từvựng khó nhất. Vậy câu hỏi tiếp theo củ
a
tôi là: những từ vựng khó này có là những từvựng phổ biến nhất không? Rủi
thay, câu trả lời là không! Hầu hết, những từ ngắn hơn vàđơn giản hơn là ph
ổ biến hơn những từ dài và phức tạp hơn. Để kiểm tra lại lần nữa, xinvui lòn
g ghé thăm website Website này cung cấp t
hứhạng dựa trên mức độ phổ biến của một từ xác định nào đó. Dù vậy tôi kh
ông thể bỏphiếu cho sự tin cậy của nó, nhưng tối thiểu nó cũng cho ta một ý
kiến cụ thể. Trong hộp“Find
Word” của website này, điền vào từ mà bạn muốn kiểm tra. Nếu bạn thử nhữ
ng từgiống như “humanitarian” (từ trong danh sách trong ví dụ trên), bạn sẽ

thấy nó được xếphạng 11507. Thứ hạng này nói với bạn rằng từ này rất xa m
ức độ phổ biến hơn những từtrong nhóm từ vựng cốt lõi (là những từ trong s
ố 3000 từ phổ biến nhất).
Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn về tần xuất của một từ, bạn có thể ghé th
ăm trang Tuy nhiê
n trang này không chứamột hộp tìm kiếm cho bạn có thể nhập vào đó từ mà
bạn muốn tìm kiếm, vì vậy bạn phảitìm nó một cách thủ công. Nhưng nếu nh
ư tôi là bạn, tôi sẽ không tốn thời gian trong vấnđề này thêm nữa. Tôi muốn
quan tâm hơn là làm cách nào để tôi có được nhóm từ vựngcốt lõi và làm cá
ch nào tôi thông thạo nó.
Hãy trở lại ví dụ trên và nhìn xem làm cách nào chúng ta có thể tiếp cận chú
ng theo mộtcách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ bỏ tất cả in đậm của từ và dấu gạ
ch chân bên dướichúng trong đoạn văn trên.
***
She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson avoided
reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later when she
was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured by a
childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to help others
have been overshadowed by her attempts to help herself and Ms Ferguson
sneaked in to collect her award.
She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her offering
access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no suggestion he
knew of her plan.
In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter and film
producer. But her media company recently collapsed with large debts. She
admitted money problems but said they were no excuse for a serious lapse in
judgement. This attempted deal, though not illegal, may have gone too far.
***
Bởi vì đoạn văn trên hơi ngắn, tôi sẽ tìm kiếm một chủ đề tương tự để làm rõ
hơn quanđiểm của mình. Cảm ơn Google, tôi tìm được cái bên dưới:

***
She's not normally camera-shy but a tired-looking Sarah Ferguson
avoided reporters on her arrival at Los Angeles airport. And again later
when she was due to be the star of a Hollywood red-carpet event, honoured
by a childrens' charity for her humanitarian work. But her efforts to help
others have been overshadowed by her attempts to help herself and Ms
Ferguson sneaked in to collect her award.
She has said she's sorry after a newspaper secretly filmed her
offering access to Prince Andrew for half a million pounds. There's no
suggestion he knew of her plan.
In the past Sarah Ferguson has been an author, TV presenter
and film producer. But her media company recently collapsed with large
debts. She admitted money problems but said they were no excuse for a
serious lapse in judgement. This attempted deal, though not illegal, may
have gone too far.
***
Sarah Ferguson was caught on tape accepting cash from an undercover
journalist in exchange for access to her ex husband, Prince Andrew,
Britain's special representative for international trade and investment.
"Five hundred thousand pounds [approx $750,000] when you can, to me
[to]open doors," Ferguson, 50, says on videotape during a meeting at a
swanky London apartment, according to the British tabloid News of the
World,which also printed a transcript of the conversation.
"Then you open up all the channels, whatever you need, whatever you
want We can do so much," she went on. "If you want to meet him in your
business, look after me and he'll look after you."
Ferguson, a former Weight Watchers spokeswoman, appears to ask
the reporter, who is posing as aninternational tycoon, for $40,000 in cash,
and $720,000 by wire transfer "if you want a deal with Andrew and then
you meet Andrew."

After a pile of money is show on a coffee tape, the duchess puts her head in
her hands (it's unclear if she's smiling or crying), and then moments later,
hauls away a black computer bag stuffed with the cash, which is described
as a fee for"doing the big deal with Andrew."
Ferguson says that Andrew was aware of the deal, but the newspaper says
he was not.
"I will listen to the friendship talk between you two. And then I do it You
two talk. I listen. Then I activate," she said. "He meets the most amazing
people. And he just throws them my way."

×