ĐẠI H Ọ
C QU Ố
C GIA HÀ N Ộ
I
TR ƯỜ
N G ĐẠI H Ọ
C CÔNG NGH Ệ
_________________
BÁO CÁO K ẾT THÚC H ỌC PH ẦN
CHUYÊN NGHI ỆP TRONG CÔNG NGH Ệ
ĐỀ TÀI:
TÌM HI ỂU CƠNG NGH Ệ 5G
Gi ảng viên: Nguy ễn Nam Hoàng
V ũ Trung Đức
L ớp: ELT2028 24
Lê V ăn Hu ỳnh
Nguy ễn M ạnh C ường
V ũ Ph ương Nhi
Bùi Duy Hoàng Anh
Nguy ễn V ăn Hi ệp
Đỗ Duy Anh
Ng ười th ực hi ện: Nhóm 7
1
1
Hà nội, tháng 5 năm 2022
M ỤC L ỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................3
LỜi NÓI ĐẦU....................................................................................................... 4
Lý do chọn đề tài............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THƠNG TIN DI ĐỘNG.............5
Giới thiệu chung về hệ thống thơng tin di động.............................................. 5
Lịch sử ra đời và phát triển..............................................................................5
Phân loại hệ thống thông tin di động...............................................................7
Một số ký hiệu và định nghĩa ......................................................................... 8
Một số thế hệ mạng di động.......................................................................... 12
Hệ thống thông tin di động thế hệ 1G....................................................... 12
Hệ thống thông tin thế hệ 2G........................................................................ 12
Hệ thống thông tin thế hệ 3G........................................................................ 13
Hệ thống thông tin thế hệ 4G....................................................................... 14
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG 5G....................................14
Giới thiệu chung về mạng di động 5G.......................................................... 15
Công nghệ 5G................................................................................................15
Cloud Computing (điện toán đám mây)........................................................ 16
Nano technology............................................................................................19
Các kỹ thuật then chốt của mạng di động 5G................................................21
Một số tiêu chuẩn của mạng 5G.................................................................... 21
Các đặc trưng của mạng thế hệ thứ 5............................................................ 22
Kỹ thuật đa anten MINO............................................................................... 23
Cơng nghệ sóng milimet................................................................................23
Truyền thông hợp tác.....................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 25
L ỜI C ẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em thay mặt cả nhóm xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến
thầy Nguyễn Nam Hoàng đã tạo điều kiện cho chúng em có những khoảng thời
gian vơ cùng bổ ích, tạo cơ hội để bản thân chúng em tiếp cận với những kiến
thức thật sự đáng giá cũng như đã giúp chúng em có cơ hội hình thành khả năng
tự học, tự đánh giá của bản thân, có thêm những bài học sâu sắc dành riêng cho
bản thân mỗi chúng em.
Xin cảm ơn thầy vì đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho chúng em trong quá
trình học tập, nghiên cứu cũng như trong việc đóng góp để hồn thành dự án của
chúng em. Xin cảm ơn thầy vì đã lắng nghe và cho chúng em những lời góp ý,
những nhận xét quý báu, chỉnh sửa những sai sót, vướng mắc trong suất thời
gian học tập vừa qua.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiết sót và
hạn chế, chúng em kính mong sẽ tiếp tục nhận được sự động viên và khích lệ
cũng như những sự chỉ đãn và đóng góp của thầy để bài luận văn của chúng em
được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy!
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
L Ời NÓI ĐẦ U
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các qu ốc gia,
đặc biệt là các quốc gia phát triển, tiến hành cơng nghiệp hố và hiện đại hố như n ước
ta. Sự bùng nổ thơng tin và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, yêu cầu
muốn phát triển thì phải tin học hoá vào tất cả các ngành lĩnh vực.
Khi các ngành cơng nghiệp đang trên đà phát triển thì cơng nghiệp thông tin cũng
đã và đang phát triển theo từng ngày với nhiều công nghệ mới. Sự phát triển công nghệ
theo xu hướng IP hóa và tích hợp các cơng nghệ mới. Trong những năm vừa qua mạng
thông tin thế hệ thứ tư ra đời mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích như chức năng
quản lý dịch vụ QoS,… nhưng nó cũng có một s ố nhược đi ểm nh ư t ốc độ truy ền d ữ li ệu
tối đa trong điều kiện lý tưởng đạt tới 1-1,5 Gbit/s cho nên rất khó cho việc download các
loại file dữ liệu có dung lương lớn hơn, khả năng đáp ứng thời gian thực như hội ngh ị
truyền hình là chưa cao, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao c ủa ng ười dùng,
tính mở của mạng chưa cao và khả năng tích hợp các mạng khác chưa tốt,…. Hi ện t ại
mạng 4G có độ trễ 40ms đến 60ms dẫn đến những khó chịu cho người sử dụng cần độ
phản hồi nhanh. Mặt khác dung lượng của 4G vẫn chưa đáp ứng v ới phát tr ực tuy ến
video có độ phân giải 4K hoặc thậm chí 8K. Do vậy phải có mạng di động mới để khắc
phục những những nhược điểm này.
Từ đó, người ta đã bắt đầu nghiên cứu mạng di động mới có tên gọi là h ệ th ống
mạng di động 5G. Việc nghiên cứu công nghệ mới giúp ta nắm bắt được xu hướng của
các công nghệ hiện nay để đáp ứng các nhu cầu thị trường trong tương lai.
Do vậy em chọn đề tài "Tìm hiểu mạng 5G" để làm đề tài cho bài báo cáo kết thúc
học phần.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Giới thiệu chung về hệ thống thông tin di động
Hệ thống thông tin là một tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo
thành một chỉnh thể. Các yếu tố này vô cùng đa dạng, tạo nên khối dữ liệu không lồ và cấu
thành từng lĩnh vực hệ thống thơng tin nhất định. Có thể kể đến như hệ thống các trường
đại học, hệ thống truyền thông, hệ thống giao thông… Các thành phần của một hệ thống
thơng tin nói chung có thể là phần tử vật chất như máy móc, thiết bị, lực lượng nhân sự, các
phịng ban… Đồng thời, hệ thống thơng tin cũng bao gồm các phần tử phi vật chất như
lượng dữ liệu (data), các quy tắc xử lý, thủ tục, quy trình thu thập thơng tin… Trước đây,
khi cơng nghệ máy tính chưa phát triển, hệ thống thông tin chủ yếu được thu thập và lưu trữ
bằng giấy bút, văn bản, tủ lưu trữ hồ sơ. Ngày nay, hầu như tất cả dữ liệu của hệ thống
thông tin đều được cập nhật vào phần cứng hoặc phần mềm lưu trữ trên máy tính và được
quản lý tự động hóa.
Lịch sử ra đời và phát triển
Ở cuối thế kỷ thứ 19 Marconi đã chỉ ra rằng thông tin vơ tuyến có thể liên lạc trên cự
ly xa, máy phát và máy thu có khả năng liên lạc di động với nhau. Nhưng thời đó người
ta liên lạc chủ yếu bằng điện báo Morse. Trong những năm 1895, hệ thống thông tin liên
lạc không dây là một trong những hệ thống phát triển nhanh nhất của các thông tin liên
lạc thời xưa. Nó sử dụng các dịch vụ băng thông rộng của di động. Các khái niệm về hệ
thống di động được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Phịng thí nghiệm AT & T Bell
để giải quyết các vấn đề công suất các hệ thống thông tin di động đầu. Trái ngược với các
thông tin di động: Đầu tiên hệ thống, mà chỉ có một trạm trung tâm (BS) bao phủ tồn bộ
vùng phủ sóng khu vực, hệ thống tế bào phân chia vùng phủ sóng vào các tế bào không
chồng chéo nhau và hoạt động với BS riêng của mình. Bằng cách khai thác một thực tế
rằng sức mạnh của một tín hiệu truyền với khoảng cách, cùng một tần số thể được tái sử
dụng trong tiểu tế bào mà không cần giới thiệu nhiễu liên cell năng như một hệ quả, khả
năng làm tăng đáng kể việc sử dụng gói của phổ tần số.
Đến năm 1928 sở cảnh sát Bayone – Mỹ đã bắt đầu triển khai mạng vô tuyến truyền
thanh đầu tiên. Do là mạng vô tuyến truyền thanh đầu tiên nên các máy di động tốn
nguồn và khá cồng kềnh được đặt trên ô tô để liên lạc về 1 trạm gốc BS ở trung tâm.
Chất lượng liên lạc lại cực kỳ kém do đặc điểm địa hình truyền sóng di động rất phức tạp
mà các máy chỉ gồm 10 đèn điện tử thực hiện các chức năng tối thiểu.
Hệ thống điện thoại cố định phát triển nhanh và hình thành mạng PSTN (Public
Switching Telephone Network) song suốt thời gian dài vô tuyến di động không phát triển
do hạn chế về công nghệ. Mạng PSTN bao gồm đường dây điện thoại, cáp quang, truyền
dẫn vi ba liên kết, các mạng di động, vệ tinh thông tin liên lạc, và dây cáp điện thoại dưới
đáy biển, tất cả các kết nối với nhau bởi các trung tâm chuyển mạch, do đó cho phép hầu
hết các máy điện thoại để liên lạc với nhau. Ban đầu là một mạng lưới các đường dây cố
định tương tự hệ thống thoại. Mạng PSTN hiện nay gần như hoàn toàn kỹ thuật số trong
của mạng lõi và bao gồm điện thoại di động và các mạng khác, cũng như điện thoại cố
định.
Trong năm 1947 Bell Labs đã cho ra ý tưởng về mạng điện thoại di động tế bào: Các
máy đi động được tự do và chuyển vùng từ vùng tế bào này sang vùng tế bào khác. Các
tế bào được thiết kế nhằm phủ kín vùng phủ sóng (là vùng địa lý được cung cấp dịch vụ
di động), kết nối thành mạng thông qua chuyển mạch tổng đài di động và được bố trí tại
trung tâm vùng. Những người sử dụng di động có thể di chuyển được trong vùng phủ
sóng của các trạm gốc (Base station).
Những ý tưởng của Bell Labs đã không được sử dụng do hạn chế về mặt cơng nghệ.
Năm 1979 thì mạng di động tế bào đầu tiên đã được đưa vào sử dụng ở Mỹ và phát triển
rất nhanh do doanh thu thu lớn và tính thuận tiện trong việc sử dụng. Mạng di động tế
bào được ra đời nhờ các tiến bộ kỹ thuật về:
- Có các hệ thống chuyển mạch tự động với tốc độ chuyển mạch lớn, dung lượng cao.
- Sử dụng kỹ thuật vi mạch: VLSI ra đời (Very Large Scale Integrated Circuit) nó có thể
tích hợp các linh kiện từ hàng trăm ngàn đến 10 transistor trong 1 máy điện thoại di
động. Do vậy có thể giải quyết được những khó khăn trong việc truyền sóng di động.
Hệ thống thơng tin di động tế bào số hay còn được gọi là hệ thống thông tin di động
(Mobile Systems) là hệ thống thông tin liên lạc được truy cập với nhiều điểm khác nhau
(access point or base stations) trên một vùng tế bào hay còn gọi là các Cell.
Cell (tế bào hay ô): là đơn vị cơ sở của mạng mà tại đó trạm MS (trạm di động) tiến hành
việc trao đổi các thông tin với mạng thông qua trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver
Stations)
Phân loại hệ thống thông tin di động
1. Phân loại theo đặc tính tín hiệu.
- Analog: Thế hệ 1, thoại điều tần analog, các tín hiệu điều khiển đã được số hóa
tồn bộ.
- Digital: Thế hệ 2, và cao hơn, thoại, điều khiển đều số hóa. Ngồi dịch vụ thoại nó
cịn có khả năng phục vụ các dịch vụ khác như truyền số liệu ...
2. Phân loại theo cấu trúc hệ thống
- Các mạng vô tuyến tế bào: Cung cấp các dịch vụ trên diện rộng với khả năng lưu
động (roaming) tồn cầu (liên mạng).
- Vơ tuyến viễn thông không dây (CT: Cordless Telecom) cung cấp dịch vụ trên diện
hẹp, các giải pháp kỹ thuật đơn giản, khơng có khả năng roaming.
- Vành vô tuyến địa phương (WLL: Wireless Local Loop): Cung cấp dịch vụ điện
thoại vô tuyến với chất lượng như điện thoại cố định cho một vành đai quanh một tram
gốc, khơng có khả năng roaming. Mục đích nhằm cung cấp dịch vụ điện thoại cho các
vùng mật độ dân cư thấp, mạng lưới điện thoại cố định chưa phát triển.
3.Phân loại theo phương thức đa truy nhập vô tuyến
a. Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA
Mỗi thuê bao truy nhập mạng bằng 1 tần số, băng tần chung W được chia thành N
kênh vô tuyến. Mỗi một thuê bao truy nhập và liên lạc trên kênh liên lạc trên kênh con
trong suốt thời gian liên lạc.
+Ưu điểm: yêu cầu về đồng bộ không quá cao, thiết bị đơn giản.
+Nhược điểm:
- Thiết bị trạm gốc cồng kềnh do có bao nhiêu kênh (tần số sóng mang kênh con) thì
tại trạm gốc phải có bấy nhiêu máy thu phát.
MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA
- Cần phải đảm bảo các khoảng cách bảo vệ giữa từng kênh bị sóng mang chiếm
nhằm mục đích phịng ngừa sự khơng hồn thiện của các bộ lọc và các bộ dao động. Các
máy thu đường lên hoặc đường xuống chọn sóng mang cần thiết và theo tần số phù hợp.
Như vậy để đảm bảo FDMA tốt thì tần số phải được phân chia và quy hoạch thống
nhất trên toàn thế giới.
b. Đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA
Các phổ mà quy định cho liên lạc thông tin di động được chia ra thành các dải tần
liên lạc, mỗi dải tần liên lạc này sẽ dùng chung cho N kênh liên lạc. Trong mỗi kênh
liên lạc là một khe thời gian trong chu kỳ một khung. Các thuê bao dùng chung một
tần số song luân phiên nhau về thời gian, mỗi thuê bao được chỉ định cho một khe thời
gian trong cấu trúc khung.
+Ưu điểm:
-Trạm gốc đơn giản do với một tần số chỉ cần một máy thu phát phục vụ được
nhiều người truy nhập và được phân biệt nhau về thời gian. - Các tín hiệu của thuê
bao được truyền dẫn số -Giảm nhiễu giao thoa
+Nhược điểm:
-Yêu cầu về đồng bộ ngặt nghèo.
- Loại máy điện thoại di động mà dùng kỹ thuật số TDMA phức tạp hơn loại máy
điện thoại di động dùng kỹ thuật FDMA. Hệ thống xử lý số đối với tín hiệu trong MS
tương tự có khả năng xử lý khơng q 106 lệnh trong một giây, cịn trong MS số
TDMA phải có khả năng xử lý hơn 50x106/s
c. Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA
Các thuê bao dùng chung một tần số trên suốt thời gian liên lạc. CDMA phân biệt
nhau nhờ kỹ thuật mã trải phổ khác nhau, nhờ đó hầu như không gây nhiễu lẫn nhau.
Những thiết bị mà người sử dụng được phân biệt với nhau nhờ dùng một mã đặc
trưng, riêng biệt không trùng với ai.
+Ưu điểm:
-Hiệu quả sử dụng phổ cao, có khả năng chuyển vùng miền và đơn giản trong kế
hoạch phân bổ tần số.
- Khả năng chống nhiễu và bảo mật cao, thiết bị trạm gốc đơn giản (1 máy thu
phát).
- Dải tần tín hiệu hoạt động rộng hàng MHz.
- Những kỹ thuật trải phổ trong hệ thống truy nhập này cho phép tín hiệu vơ tuyến
sử dụng có cường độ trường hiệu quả hơn FDMA, TDMA
+Nhược điểm:
- Yêu cầu về đồng bộ và điều khiển công suất rất ngặt nghèo, chênh lệch công suất
thu tại trạm gốc từ các máy di động trong một tế bào phải nhỏ hơn hoặc bằng 1dB,
trái lại thì số kênh phục vụ được.
Thế hệ ra đời đầu tiên vào thập niên 80 là mạng thông tin thế hệ 1G, mạng này
dùng tín hiệu tương tự (analog), băng thơng khác nhau từ 10 đến 30 Khz tùy thuộc
vào loại hệ thống và dịch vụ, dịch vụ chủ yếu là thoại. Tuy mạng này chứa đựng
nhiều khuyết điểm về kỹ thuật nhưng nó đã đánh dấu sự đổi mới và là một bước
ngoặt quan trọng trong lịch sử truyền thơng. Chính vì thế, để chứng kiến sự chuyển
biến, thay đổi của mạng thơng tin di động trên khắp thế giới thì vào đầu những năm
90 người ta người ta cho ra đời thế hệ thứ hai là mạng 2G với băng thông số 200
MHz. Mạng 2G được phân ra làm 2 loại: dựa trên nền tảng đa truy nhập phân chia
theo thời gian TDMA và dựa trên nền tảng đa truy nhập phân chia theo mã CDMA.
Để đánh dấu điểm mốc thời điểm bắt đầu của mạng 2G là sự ra đời của công nghệ DAMPS (hay IS-136) trên nền tảng TDMA được áp dụng ở Mỹ. Sau đó là mạng
CdmaOne (hay IS-95) trên nền tảng CDMA được áp dụng phổ biến ở châu Mỹ và
một phần châu Á. Tiếp theo là công nghệ mạng GSM dựa trên nền tảng TDMA được
ra đời đầu tiên tại châu Âu và sau đó triển khai trên toàn thế giới. Mạng 2G đã đem
lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, tiêu biểu như khả năng di động, chất lượng thoại
và hình ảnh đen trắng. Tiếp nối mạng 2G là mạng thông tin di động thế hệ di động
thứ ba là mạng 3G. Sự cải tiến nổi bật nhất của mạng 3G trong dịch vụ so với thế hệ
2G là khả năng đáp ứng truyền thơng với chuyển mạch gói tốc độ cao với băng thông
rộng 5 MHz giúp cho việc triển khai các dịch vụ truyền thơng đa phương tiện với
hình ảnh động. Mạng 3G với mơ hình mạng UMTS dựa trên nền kỹ thuật công nghệ
WCDMA và mạng CDMA2000 trên nền CDMA.
Theo nguyên lý dung lượng kênh truyền Shannon:
C=B.log2(1+S/N)
Trong đó:
•
C là dung lượng kênh (bit/s)
•
B là băng thơng của hệ thống thơng tin (Hz)
•
S/N là tỉ số cơng suất tín hiệu trên cơng suất tạp âm
Theo chuẩn của ITU thì tỉ số S/N tầm 12 Db
Một số hệ thống thông tin di động
1. Hệ thống thông tin thế hệ 1G
1G là thế hệ đầu tiên của mạng di động viễn thông với kết nối analog, nó chỉ
cung cấp được chức năng nghe gọi cho điện thoại di động. Mạng 1G được giới
thiệu đầu tiên vào nh ững năm 80 c ủa thế k ỷ tr ước, nó s ử d ụng cơng ngh ệ truy ền
thơng tin thơng qua tín hiệu analog.
Vào năm 1979, mạng di động 1G đầu tiên được triển khai thương mại tại
Nhật Bản bởi nhà mạng Nippon Telegraph and Telephone(NTT). Dành cho ai
chưa biết thì tín hiệu Analog sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, một VD dễ
hình dung nhất là các mẫu tivi ngày xưa, mỗi khi trời mưa chúng ta đều phải
xoay ăng-ten đúng hướng thì mời xem được.
Vậy nên các thiết bị sử dụng tín hiệu Analog thời dó thường khá cồng kềnh,
và điện thoại cũng khơng ngoại lệ. Đúng chất cục gạch ln, vì nó phải gần 2
module (thu và phát tín hiệu). Trong 5 năm, mạng lưới này đã đáp ứng được
nhu cầu của toàn bộ dân số Nhật Bản, vậy nên thời điểm đó, Nhật Bản trở thành
quốc gia đầu tiên phủ sóng 1G trên toàn bộ lãnh thổ.
Vào năm 1981, các nước ở khu vực Vào năm 1981, các nước ở khu vực Bắc
Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển đã triển khai mạng 1G với
hệ thống NMT, điểm đặc biệt của NMT là nó có khả năng chuyển vùng. Tiếp
đến là các Quốc gia nh ư Mỹ, Anh, Mexico, Canada đều triển khai m ạng di động
1G.
2.
Hệ thống thông tin thế hệ 2G
2G là thế hệ thứ hai của mạng di động, nó được ra mắt vào năm 1992 và
được triển khai thương mại dựa trên tiêu chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng
Radiolinja (hiện tại là một phần của công ty viễn thông Elisa Oyj).
Các thế hệ mạng tiếp theo thì tín hiệu mạng đã được chuyển từ Analog sang
Digital. Những nâng cấp đáng giá so với 1G đó là: Mạng 2G cho phép người
dùng gọi thoại với tín hi ệu đã đượ c mã hóa d ưới d ạng tín hi ệu k ỹ thu ật s ố (d ạng
nhị phân 0 và 1). Vậy nên tính bảo mật thơng tin của 2G được cải thiện hơn rất
nhiều so với mạng 1G. 2G cũng hỗ trợ nhiều người dùng cùng một lúc trên mỗi
dải tần hoạt động. Hỗ trợ dịch vụ gửi và nhận tin nhắn văn bản SMS. Các thiết
bị cũng được thiết kế nhỏ đi rất nhiều do tín hiệu mạng đã được chuyển từ
Analog sang Digital. Tốc độ của dữ liệu của 2G đạt 64 Kbps trong một giây. Rất
cao ở thời đi ểm đó! Ở thế hệ mạng 2G này thì chúng ta c ũng có th ể 2 phiên b ản
nữa là mạng 2.5G và mạng 2.75G. Cụ thể thì như sau: Mạng 2.5G (hay cịn gọi
là GPRS) được ra mắt vào năm 2000, đây là phiên bản mạng đã được nâng cao
chất lượng cuộc gọi, bên cạnh đó, việc kết nối Internet trên thiết bị di động cũng
bắt đầu được hình thành. Tốc độ mạng tối đa của mạng 2.5G là 50 Kbps nên
việc truy cập Internet là tương đối khó khăn. Mạng 2.75G (hay còn gọi là
EDGE) được ra mắt vào năm 2003, phiên bản này thì chất lượng mạng đã được
cải tiến tốt hơn khá nhiều so với mạng GPRS. Tốc độ mạng có thể đạt 1Mbps
=> việc truy cập Internet để đọc báo đã dễ thở hơn rất nhiều. Ở Việt Nam chúng
ta thì Mobifone là nhà mạng di động đầu tiên (nó được chính thức hoạt động
vào ngày 16 tháng 4 năm 1993). Và phủ sóng mạng 2G toàn quốc vào năm
1998, tuy nhiên, nhà mạng VinaPhone mới là nhà mạng làm được điều này.
3.
Hệ thống thông tin thế hệ 3G
3G là thế hệ thứ ba được giới thiệu bởi nhà mạng NTT Docomo vào năm
2001, và nó đã được thương mại hóa vào năm 2003, cho phép truyền tải dữ liệu
thoại và cả những dữ liệu khác như email, hình ảnh, âm thanh, video, ….
Nhìn chung, 3G là một sự đột phá với rất nhiều cải tiến mạnh mẽ so với các
thế hệ trước đó. Nó được cải thiện mạnh mẽ nhất là phần băng thông, cũng như
tốc độ truyền dữ liệu so với mạng 2G. Và ở giai đoạn này, Nhật Bản cũng là
quốc gia triển khai 3G sớm nhất và họ cũng đã sớm thay thế toàn bộ mạng 2G
thành 3G vào năm 2007, tiếp đến là các nước ở Châu Âu. Tốc độ truyền tải dữ
liệu của 3G đạt từ 384 Kbps đến 2 Mbps trong một giây, giúp người dùng có thể
gửi và nhận những email có kích thước lớn hơn với tốc độ nhanh hơn. Mạng 3G
có tốc độ mạng cao nhất là HSPA+ (trên điện thoại hiển thị là H+), với tốc độ
lên đến 42 Mbps => giúp chúng ta có thể dễ dàng lướt Facebook, Youtube…
một cách nhẹ nhàng. Mạng 3G được phủ sóng ở Việt Nam vào năm 2009 bởi
VinaPhone ở 13 tỉnh và thành phố.
4. Hệ thống thông tin thế hệ 4G
4G là thế hệ thứ tư và nó vẫn đang rất phổ biến ở thời điểm hiện tại (thời
điểm năm 2021). Mạng 4G (LTE) được ra mắt vào năm 2013, cho tốc độ truyền
tải dữ liệu cực nhanh, lý tưởng nhất vào khoản 1Gb đến 1,5Gb trong một giây
Chúng ta có 2 chuẩn 4G phổ biến gồm LTEA và Giga LTE. Mạng LTEA có
tốc độ truyền tải lên đến 300 Mbps, cịn mạng Giga LTE thì cao cấp hơn – nó có
tốc độ lên đến 1.2Gbps Đặc biệt, 4G LTE được xem là tiêu chuẩn cho các thiết
bị cơng nghệ hiện tại vì nó cho phép truyền tải dữ liệu với khoảng 12,5Mb khi
đang di chuyển và cao hơn nếu người dùng đứng yên hoặc ít di chuyển. 4G cũng
là một sự đột phá so với thế hệ mạng 3G, vì giờ đây, các cuộc gọi thoại video
đang trở nên rất phổ biến, điều mà 3G khó có thể làm được. Và rõ ràng rồi,
mạng 4G có thể làm bất cứ thứ gì mà 3G có thể làm được, khơng những thế, nó
cịn làm tốt hơn rất nhiều lần vì tốc độ truyền tải dữ liệu và băng thông luôn
được nâng cao sau mỗi thế hệ. Việt Nam là nước triển khai mạng 4G khá chậm,
đến tận năm 2017 thì chúng ta mới phủ sóng tồn quốc mạng 4G. Tuy là có hơi
chậm một chút nhưng bù lại, tốc độ mạng ở Việt Nam rất tốt (ở mức 21,49
Mbps).
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG DI ĐỘNG 5G
Giới thiệu chung về mạng di động 5G
Cơng nghệ 5G
Đó là khi mạng này hoạt động hết cơng suất - các kết nối mạng có dây sẽ khơng
cịn cần thiết nữa. Các thiết bị như HDTV, hệ thống an ninh, thiết bị thông minh,
phương tiện được điều khiển tự động và nhiều thiết bị khác, sẽ không cịn cần đến dây
cáp để cung cấp thơng tin liên lạc hoặc các loại dịch vụ giải trí khác.
Mặc dù có thể an tồn khi nói rằng loại kết nối này được gọi là công nghệ mạng
5G nhưng việc gọi nó theo cách đó là khơng chính xác. Tất cả các thế hệ khác nhau
của Internet đã được gọi theo những cách khác nhau.
Mạng không dây thế hệ thứ năm là sự lặp lại mới nhất của công nghệ di động. Nó
được thiết kế bởi các nhà phát triển để cho phép tốc độ mạng 5G và khả năng đáp ứng
của mạng khơng dây thậm chí cịn cao hơn. Nếu bạn đang tự hỏi điều này nghĩa là gì
thì nó nghĩa là làm cho Internet của bạn nhanh hơn, hãy tưởng tượng tải xuống các tệp,
không phải hàng chục MB/s mà là hàng chục GB/s. Đó là một trải nghiệm hồn tồn
khác, phải khơng? Độ trễ được dự đốn là nhỏ hơn 1 MS hoặc thậm chí thấp hơn cho
các mục đích sử dụng địi hỏi khả năng đáp ứng tức thì.
Câu trả lời cho câu hỏi lợi thế của mạng 5G là gì khơng chỉ dừng lại ở làm tăng tốc
độ, dung lượng và độ trễ. Mạng thế hệ thứ năm cung cấp rất nhiều tính năng như chia
nhỏ mạng. Tính năng này tạo cơ hội cho nhà cung cấp mạng tạo nhiều mạng ảo trong
hệ thống 5G. Việc chia nhỏ mạng cung cấp nhiều khả năng tuyệt vời cho người sử
dụng. Với hệ thống internet vạn vật sắp ra mắt và ơ tơ tự hành, có thể phân phối kết
nối mạng giữa tất cả các thiết bị chính xác hơn. Ví dụ, ơ tơ tự hành sẽ cần khả năng
phản hồi nhanh hơn nhiều so với các thiết bị ở nhà, và điều này có thể xảy ra khi hệ
thống mạng 5G được chia nhỏ.
Nền tảng
Mặc dù sân chơi của mạng thế hệ thứ năm vẫn là một sân chơi không phổ biến đối
với nhiều nhà khoa học, nhưng có một số lượng cơng nghệ hồn tồn mới đã bắt đầu
phát triển như nền tảng của công nghệ mạng 5G.
• 2.1.
Sóng milimet
• 2.2.
Small Cell
• 2.3.
MIMO khổng lồ
• 2.4.
Beamforming
• 2.5.
Full Duplex
Cơ sở hạ tầng
Cloud Computing (điện tốn đám mây)
Hiểu một cách đơn giản thì Cloud Computing là việc cung cấp các dịch vụ điện tốn
hồn tồn qua Internet. Hay nói đúng hơn là việc cung cấp tài nguyên phù hợp với nhu
cầu người dùng hồn tồn thơng qua Internet. Các dịch vụ ở đây có thể bao gồm máy
chủ, lưu trữ, phần mềm …
Lúc này bạn có thể lưu trữ tài liệu của mình đâu đó “lở lửng trên những đám mây”
bằng một vài giải pháp nào đó uy tín như Google Drive hay OneDrive. Và chỉ cần có
kết nối Internet, bạn có thể truy cập vào những dữ liệu đó ở bất cứ nơi đâu và bất cứ
khi nào.
Lợi ích của Cloud Computing là gì?
Chúng ta sẽ cùng xem một số lợi ích của Cloud Computing là gì nhé.
Chi phí
Tiết kiệm chi phí chính là lợi ích đầu tiên mà Cloud Computing mang lại cho người
dùng. Thay vì phải bỏ chi phí đầu tư cả một hệ thống máy chủ để lưu trữ dữ liệu, chịu
các chi phi vận hành hay bảo dưỡng hàng năm thì bạn chỉ cần phải dành một khoản
tiền nhỏ để duy trì chúng. Bạn sẽ tập trung hơn vào cơng việc cuả mình thay vì phải lo
lắng đến những việc như bảo dưỡng hay vận hành hệ thống.
Tính mở rộng
Lợi ích thứ hai của điện tốn đám mây đó là khả năng mở rộng linh hoạt về quy mơ
của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được phân phối đúng lượng tài nguyên cần thiết
với nhu cầu sử dụng của mình. Bạn có thể bổ sung tài nguyên bất cứ khi nào phát sinh
nhu cầu và tại đúng vị trí địa lý mà bạn mong muốn.
Hiệu năng
Lợi ích thứ ba là vấn đề hiệu năng. Các dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất chạy
trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới. Và đương nhiên chúng
được nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và mức độ bảo mật. So với mơ hình
trung tâm dữ liệu quy mơ nhỏ như một cơng ty thì điều này mang lại những lợi ích tích
cực hơn như giảm độ trễ mạng và tăng tính kinh tế khi áp dụng theo quy mơ lớn hơn.
Bảo mật
Lợi ích thứ tư là tính bảo mật. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp một
loạt các chính sách, cơng nghệ và kiểm sốt nhằm củng cố tính bảo mật của bạn. Qua
đó nó giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn khỏi các mối đe dọa
tiềm ẩn hay các cuộc tấn công mạng vẫn thường xuyên xảy ra.
Tốc độ
Lợi ích thứ năm là tốc độ. Hầu hết các dịch vụ Cloud Computing hiện nay đều được
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Nghĩa là bạn cần bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thậm chí
ngay cả một lượng lớn tài ngun máy tính cũng có thể được cung cấp chỉ trong vài
phút. Như vậy bạn sẽ không cần phải quá áp lực trong việc lên kế hoạch tính tốn cơng
suất cho phù hợp nữa. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bình thường, khi cần có thể bổ
sung ngay tức thì chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Năng suất
Lợi ích thứ sáu là vấn đề về năng suất. Đối với Cloud Computing, bạn sẽ không
phải dành chi phí cũng như cắt cử nhân viên cho các tác vụ quản lý, bảo dưỡng và duy
trì hệ thống cơng nghệ thơng tin. Như vậy bạn có thể tập trung đội ngũ cho những việc
chun mơn phục vụ cho kinh doanh của mình nhiều hơn.
Độ tin cậy
Lợi ích cuối cùng là tính tin cậy của hệ thống. Các đơn vị trung gian chuyên cung
cấp các dịch vụ về Cloud, Máy chủ, … như Viettel IDC luôn có các biện pháp giúp
người dùng sao lưu và bảo vệ dữ liệu. Thậm chí họ cịn có các trung tâm DC/DR giúp
khôi phục dữ liệu khi bị tấn công mạng và duy trì hoạt động liên tục của hệ thống. Đây
là những thứ mà trong phạm vi nhỏ như một cơng ty đơn lẻ sẽ khó có thể đáp ứng
được.
Các dạng Cloud Computing
Không phải tất cả các hệ thống Cloud Computing đều giống nhau. Và đương nhiên
cũng không phải có một loại điện tốn đám mây có thể phù hợp với tất cả mọi người,
mọi nhu cầu. Dựa trên nhu cầu của người sử dụng các nhà phát triển Cloud Computing
đã đưa ra một số mơ hình, loại và dịch vụ khác nhau.
Để giải quyết được nhu cầu của bạn, trước tiên bạn cần xác định kiểu triển khai
hoặc kiến trúc mà các dịch vụ của bạn sẽ được triển khai trên đó. Dưới đây là ba cách
khác nhau để triển khai các dịch vụ đám mây. Cụ thể:
Public Cloud
Public Cloud là loại hình được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ trung
gian. Họ cung cấp tài nguyên điện toán của họ, như máy chủ và bộ nhớ hồn tồn
thơng qua Internet. Viettel IDC là một ví dụ về loại hình Public Cloud này.
Với Public Cloud, tất cả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác đều do
nhà cung cấp như Viettel IDC sở hữu và quản lý. Bạn sẽ có thể truy cập các dịch vụ
này và quản lý tài khoản của mình thơng qua các trình duyệt web.
Private Cloud
Private Cloud là một dạng tài nguyên được sử dụng riêng cho một tổ chức hoặc
doanh nghiệp nào đó. Lúc này các tài nguyên của hệ thống công nghệ thông tin trong
doanh nghiệp đều được chia sẻ về hệ thống máy chủ tính tốn, giúp doanh nghiệp tận
dụng được các tài nguyên này một cách hiệu quả và bảo mật nhất, cũng như tối ưu
được nguồn tài chính, giảm thiểu rủi ro đầu tư cho chi phí cố định.
Hybrid Cloud
Hiểu đơn giản đây là sự kết hợp giữa giữa cả hai hình thức trên. Đương nhiên chúng
sẽ được rằng buộc với nhau bằng công nghệ để đảm bảo sự riêng tư giữa chúng. Lựa
chọn này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có nhiều lựa chọn hơn, giúp tối ưu hố cơ
sở hạ tầng hiện tại của bạn.
Kết luận
Cloud Computing dường như là một bước tiến mới của cơng nghệ thơng tin và
Internet. Nó biến những thứ phức tạp mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày trở nên
đơn giản và dễ vận hành hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, Cloud Computing cũng có những nhược điểm
nhất định của nó. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào một hay nhiều hạ tầng nào đó sẽ khiến
bạn trở nên thụ động hơn trước các tình huống xấu có thể xảy ra. Do đó tuỳ vào nhu
cầu của mình bạn có thể lên một kế hoạch sử dụng cho hợp lý và hiệu quả.
Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến Cloud
như Cloud Server; Private Cloud, … Viettel IDC tự tin về việc chúng tơi có thể đáp
ứng mọi nhu cầu cần thiết của bạn. Tại Viettel IDC, chúng tơi áp dụng chuẩn An tồn
thơng tin ISO 27017:2015 trong việc bảo vệ ứng dụng và dữ liệu của bạn khỏi các
cuộc tấn công mạng.
Nano technology
Nanotechnology là gì?
Nanotechnology là gì? – Cơng nghệ nano, là cơng nghệ sử dụng vật liệu ở kích
thước nanomet, có quy mơ ngun tử, phân tử và đại phân tử để tạo ra các cấu trúc,
thiết bị, hệ thống có ít nhất một đặc tính mới vượt trội.
Khi vật liệu được chuyển từ thể khối sang kích thước nano đã xảy ra sự thay đổi
rất lớn các tính chất hóa lý của vật liệu. Làm xuất hiện các tính chất mới đặc sắc mà
vật liệu khối khơng có.
Cơng nghệ nano được giới thiệu lần đầu bởi nhà Vật lý Richard Feynman vào năm
1959. Tuy nhiên, khi đó cơng nghệ này vẫn chưa được gọi tên là “Công nghệ nano”
đến hơn một thập kỷ sau. Mãi cho đến năm 1981, công nghệ nano mới thực sự phát
triển và được nghiên cứu rộng rãi hơn trên mọi lĩnh vực.
Nanotechnology được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực khoa học bao gồm y học,
hóa học, sinh học, vật lý học, khoa học vật liệu và kỹ thuật.
Công nghệ nano nhỏ như thế nào?
Theo quy ước, vật liệu có kích thước từ 1 đến 100 nm được gọi là vật liệu nano.
Thật khó để tưởng tượng vật liệu nano nhỏ cỡ nào. Một nanomet là một phần tỷ
của mét, hay 10-9 mét. Dưới đây là một vài so sánh để bạn có thể dễ hình dung:
•
Một tờ báo dày khoảng 100.000 nanomet.
•
Chiều rộng của một sợi tóc người là 50.000 đến 100.000 nanomet.
•
Nếu một chiếc lá có kích thước là nanomet, thì lúc đó mắt người có thể thấy được
cả tế bào lá, nhân tế bào hay nhân nhiễm sắc.
Nếu một viên bi có kích thước là nanomet, thì một mét sẽ là kích thước của trái
•
đất.
Bản chất của cơng nghệ nano liên quan đến khả năng nhìn thấy và điều khiển các
nguyên tử và phân tử riêng lẻ. Mọi thứ trên trái đất đều được tạo thành từ các nguyên
tử như thức ăn chúng ta ăn, quần áo chúng ta mặc, nhà chúng ta sống hay cũng chính
là cơ thể của chúng ta.
Thực tế, mắt người khơng thể nhìn thấy một thứ nhỏ như nguyên tử. Ngay cả khi
sử dụng kính hiển vi thường trong trường học cũng khơng thể nhìn thấy. Chỉ 2 loại
kính hiển vi được sử dụng để nhìn những thứ ở kích thước nano đó là kính hiển vi quét
đường hầm (STM) và kính hiển vi lực nguyên tử (ATM).
Phương pháp chế tạo trong công nghệ nano
Phương pháp chế tạo từ trên xuống: sử dụng kỹ thuật nghiền hoặc biến dạng để
đưa vật liệu ở thể khối về kích thước nanomet. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền,
hiệu quả và đa dạng với nhiều loại vật liệu khác nhau.
Phương pháp chế tạo từ dưới lên: hình thành vật liệu nano từ các nguyên tử hoặc
ion. Đây là phương pháp khá linh hoạt và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Có 3 kỹ
thuật để điều chế vật liệu nano:
•
Kỹ thuật vật lý.
•
Kỹ thuật hóa học.
•
Kỹ thuật vật lý kết hợp hóa học.
Ứng dụng của cơng nghệ nano
Cơng nghệ nano đang ngày càng được mở rộng nghiên cứu và ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực hơn. Một số ứng dụng to lớn của cơng nghệ này như:
Y sinh học:
•
Giúp sớm phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể người, điều trị và tiêu diệt các tế
bào ung thư.
•
Dẫn truyền thuốc đúng đích trong cơ thể người.
•
Phân tách và chọn lọc tế bào trong các xét nghiệm lâm sàng.
•
Nano từ làm chất cản quang hiệu quả trong chụp MRI.
Điện tử:
•
Phủ lớp nano kháng khuẩn trên các thiết bị điện tử.
•
Chế tạo chip, ổ cứng máy tính.
May măc:
•
Cơng nghệ nano bạc có khả năng diệt khuẩn, khử mùi hơi khó chịu trong quần áo
như trang phục thể thao, quần lót.
Nơng nghiệp:
•
Sản xuất phân bón lá và thuốc trừ nấm bệnh.
Các nhà khoa học và nghiên cứu ngày nay vẫn đang nghiên cứu thêm nhiều loại
vật liệu nano khác nhau để tận dụng các đặc tính nâng cao của chúng như độ bền cao
hơn, trọng lượng nhẹ hơn và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hơn nữa.
Các kỹ thuật then chốt của mạng di động 5G
5G sẽ sử dụng sóng milimét (Millimetre wave). Sóng milimét đại diện cho phổ tín
hiệu RF giữa các tần số 20GHz và 300GHz với bước sóng từ 1~15mm, nhưng xét về
khía cạnh mạng vơ tuyến và các thiết bị thơng tin, tên gọi sóng milimét tương ứng với
các dải tần 24GHz, 38GHz, 60GHz và gần đây, các dải tần 70GHz, 80 GHz cũng đã
được sử dụng cơng cộng cho mục đích thiết lập mạng và truyền thông vô tuyến.
Những dải tần này được tận dụng thì có thể cải thiện rất nhiều tốc độ và băng thơng
khơng dây.
Hiện thời, gần như khơng có dữ liệu nào truyền trên mốc 24GHz, bởi những bước
sóng này có xu hướng sử dụng ở tầm gần, hoạt động với khoảng cách ngắn hơn. Ví dụ,
mạng 4G LTE của AT & T hiện thời hoạt động ở dải tần 700MHz, 850MHz, 1,9GHz
và 2,1GHz.
Thay vì những trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng bởi mạng 2G, 3G và
4G, có thể mạng 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS (High Altitude Stratospheric Platform
Stations). Về cơ bản, các trạm HAPS là những chiếc máy bay treo lơ lửng ở một vị trí
cố định trong khoảng cách từ 17km~22km so với mặt đất và hoạt động như một vệ
tinh. Cách này sẽ giúp đường tín hiệu được thẳng hơn và giảm tình trạng bị cản trở bởi
những kiến trúc cao tầng.
Ngồi ra, nhờ độ cao, trạm cơ sở có khả năng bao phủ diện tích rộng lớn; do đó
làm giảm, nếu khơng nói là loại bỏ những vấn đề về diện tích vùng phủ sóng. Thậm
chí trên biển, nơi các trạm phát sóng trên đất liền khơng thể phủ sóng, người ta cũng
có thể bắt được tín hiệu 5G.
Một số tiêu chuẩn của mạng 5G
Tại thời điểm hiện tại, một số tham số đã được xác định làm tiêu chuẩn cho
chuẩn IMT-2020 là:
- Tốc độ dữ liệu đỉnh 20Gbit/s, tốc độ người sử dụng 100 Mbit/s
- Dung lượng theo mật độ là 10 Mbits/s/km2
- Số kết nối 106 thiết bị/1km2
- Tốc độ di chuyển 500 km/h
- Độ trễ 1ms
- Hiệu quả sử dụng phổ tần gấp 3 lần 4G
- Hiệu quả sử dụng năng lượng gấp 100 lần
Các đặc trưng của mạng thế hệ thứ 5
5G và hệ thống mạng tương lai
Sử dụng kết nối không dây tốc độ cao với điện toán đám mây và các dịch vụ dữ
liệu, và các thiết bị kết nối khác, mạng 5G sẽ tạo ra những cải cách mới như xe hơi tự
lái với khả năng dị đường thơng minh, các thành phố thơng minh, các cải tiến chăm
sóc sức khỏe và nhiều phát minh khác. Để đáp ứng thách thức về dung lượng và hiệu
suất của mạng 5G đòi hỏi phải có các giải pháp nối mạng và thiết kế thiết bị mới.
5G và hội tụ giữa điện toán và truyền thông
5G không chỉ đơn giản là tăng tốc độ và dung lượng mà cịn là trí thơng minh nhân
tạo trong toàn bộ mạng lưới cho phép các thiết bị và hệ thống mạng liên lạc với nhau
hiệu quả hơn, truyền dữ liệu và các thơng tin âm thanh, hình ảnh nhanh hơn và có thể
chia sẻ tài nguyên điện toán. Các thiết bị và hệ thống mạng cần phải hoạt động cùng
nhau để tạo ra trí tuệ phục vụ thông minh.
Thiết bị và các bộ cảm biến sẽ càng ngày càng nhỏ và thông minh hơn
Các thiết bị sẽ thay đổi về kích thước, hình dáng, chức năng và khả năng điện tốn
trên con đường tiến đến cơng nghệ mạng 5G. Các hệ thống mạng và thiết bị cần phải
xử lý các kết nối một cách thông minh khi người dùng di chuyển trong, ngoài và giữa
các vùng phủ sóng, cũng phải có khả năng hạn chế các tín hiệu gây nhiễu từ các điện
thoại di động ngay bên cạnh.
Hệ thống mạng và thiết bị sẽ đảm nhận vai trị to lớn hơn trong việc chia sẻ các
thơng tin về ngữ cảnh, tạo ra cơ hội và phát triển các ứng dụng thế hệ mới trong video,
lướt web, chơi game và các ứng dụng tích hợp trên nền tảng đám mây.
5G và việc xây dựng một hệ thống mạng cho tương lai
Hệ thống mạng càng ngày phải càng linh hoạt, hiệu quả và có khả năng mở rộng
để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng và chủng loại của các thiết bị
kết nối mạng trong thời đại Internet của vạn vật (Internet of Things), kể cả các thiết
bị công nghệ đeo trên người và các dịch vụ đem lại cho người dùng trải nghiệm 3D
như thật. Điều này địi hỏi một mạng lưới khơng dây rộng lớn và hiệu quả cao hơn.
Kỹ thuật đa antern MIMO
Đa anten là tên chung cho cho tập hợp những kỹ thuật dựa trên việc sử dụng
nhiều anten ở phía thu/phía phát, và ít nhiều kết hợp với kỹ thuật xử lý tín hiệu,
thường được gọi là MIMO.
Kỹ thuật đa anten (MIMO) có thể được sử dụng để nâng cao hiệu năng hệ thống,
bao gồm làm tăng dung lượng hệ thống (số người dùng trong một ô tăng) và tăng
vùng phủ (mở rộng ô) cũng như là làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ.
Lợi ích:
•
Nhiều anten phát/ thu có thể được sử dụng để phân tập, chống lại fading kênh vơ
tuyến.
•
Nhiều anten phát/thu có thể được sử dụng để ‘định hình’ cho búp sóng anten tổng
(búp sóng phía phát và búp sóng phía thu) theo một cách nào đó. (*Búp sóng là độ
rộng của tia tín hiệu RF mà anten phát ra. Búp sóng dọc được đo theo độ và vng
góc với mặt đất, cịn búp sóng ngang cũng được đo theo độ và song song với mặt
đất. Ứng với mỗi kiểu anten khác nhau sẽ có búp sóng khác nhau.*)
•
Độ khả dụng của đa anten phát và thu có thể được sử dụng để tạo ra nhiều kênh
truyền song song thông qua giao diên vô tuyến.
Công nghệ sống milimet
Với số lượng người dùng tăng lên không ngừng - từ các trung tâm dữ liệu cấp độ
doanh nghiệp cho tới những người sử dụng smartphone - thì nhu cầu băng thơng
ngày càng cao hơn và nhu cầu về công nghệ mới để cung cấp các tốc độ truyền dữ
liệu tốt hơn ngày càng khẩn cấp.
Nhiều công nghệ mới đã xuất hiện nhằm hỗ trợ cung cấp tốc độ truyền dẫn hữu ích
(throughput - thơng lượng) cao hơn, trong đó cáp quang được xem như tiêu chuẩn
cao nhất. Tuy nhiên, công nghệ cáp quang chưa phải là tối ưu khi xét đến yếu tố chi
phí thi cơng dây cáp. Cơng nghệ vơ tuyến sóng millimeter được xem như một tiềm
năng tương đương cáp quang về mặt cung cấp băng thơng, song lại khơng có những
hạn chế về vận chuyển và tài chính khi triển khai.
Sóng Millimetre đại diện cho phổ tín hiệu RF giữa các tần số 20GHz và 300GHz
với bước sóng từ 1 - 15mm, nhưng xét về khía cạnh mạng vơ tuyến và các thiết bị
thơng tin, tên gọi Sóng Millimetre tương ứng với một số dãi tần 24GHz, 38GHz,
60GHz và gần đây, các dãi tần 70GHz, 80 GHz cũng đã được sử dụng c ơng cộng
cho mục đích thiết lập mạng và truyền thông vô tuyến.
Truyền thông hợp tác
Truyền thông hợp tác (Cooperative Communication) là sự cộng tác của một hay
nhiều nút trung gian trên đường truyền để truyền tín hiệu từ nút nguồn đến nút đích.
Do q trình truyền dẫn giữa nút nguồn và đích được hỗ trợ bởi các nút trung gian
nên tạo thành các đường tín hiệu khác nhau về phía thu.